Banner background

Câu bị động (Passive Voice) là gì? Công thức, cách dùng và bài tập

Việc nắm và vận dụng thành thạo Câu bị động (Passive Voice) sẽ giúp người học cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ này. Trong bài viết, tác giả sẽ giới thiệu về cấu trúc câu bị động, cách chuyển đổi câu bị động từ câu chủ động và những lưu ý quan trọng khi sử dụng trong các bài thi học thuật hoặc giao tiếp hàng ngày.
cau bi dong passive voice la gi cong thuc cach dung va bai tap

Câu bị động là gì?

Câu bị động (Passive Voice) được dùng với mục đích nhấn mạnh vào hành động xảy ra và đối tượng chịu tác động của hành động đó. Ngược lại, đối tượng hay tác nhân thực hiện hành động lúc này chưa được xác định rõ hoặc không còn quan trọng và do vậy có thể bị lược bỏ.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: My sister drew this picture 2 years ago. (Em gái tôi đã vẽ bức tranh này 2 năm trước.)

  • Câu bị động: This picture was drawn by my sister 2 years ago. (Bức tranh này được vẽ bởi em gái tôi vào 2 năm trước)

Ví dụ minh hoạ Passive Voice

Ví dụ: An expensive ring was stolen. (Một chiếc nhẫn đắt tiền đã bị đánh cắp.)

Trong câu trên, sự việc chiếc nhẫn bị đánh cắp được nhấn mạnh, còn đối tượng đánh cắp nó là ai thì không rõ hoặc không quan trọng.

Xem thêm video hướng dẫn về câu bị động:

Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Nhìn chung, việc chuyển đổi câu từ chủ động sang câu bị động có thể được thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Xác định các thành phần tân ngữ trong câu và đưa về đầu làm chủ ngữ.

  • Bước 2: Xác định thì của câu thông qua dạng thức của động từ chính.

  • Bước 3: Chuyển đổi động từ về dạng bị động “tobe + PP” theo thì của câu gốc (như bảng ở dưới).

  • Bước 4: Chuyển đổi chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ, đưa về cuối câu và thêm “by” phía trước.

Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

Ở thể bị động, động từ (verb) luôn được đưa về ở dạng phân từ 2 (quá khứ phân từ), động từ tobe được chia theo thì của động từ chính ở câu chủ động.

Dưới đây là cách chuyển đổi câu bị động theo các thì trong tiếng Anh:

Câu bị động trong thì hiện tại

Cấu trúc câu chủ động

Cấu trúc câu bị động

Thì hiện tại đơn

S + V(s/es) + O

Ví dụ: The City Council organizes the festival annually (Hội đồng thành phố tổ chức lễ hội hàng năm)

S + is/ am/ are + PP (by + O)

Ví dụ: The festival is organized annually by the City Council. (Lễ hội được tổ chức hàng năm bởi hội đồng thành phố)

Thì hiện tại tiếp diễn

S + is/ am/ are + V_ing + O

Ví dụ: She is drawing a picture. (Cô ấy đang vẽ một bức tranh)

S + is/ am/ are BEING + PP (by + O)

Ví dụ: A picture is being drawn by her. (Một bức tranh đang được vẽ bởi cô ấy)

Thì hiện tại hoàn thành

S + have/ has + PP + O

Ví dụ: They have built this house for 3 years. (Họ đã xây dựng ngôi nhà này được 3 năm.)

S + have/ has BEEN + PP (by + O)

Ví dụ: This house has been built for 3 years by them. (Ngôi nhà này đã được xây dựng được 3 năm bởi họ.)

Xem thêm: Câu bị động thì hiện tại đơn.

Công thức câu bị động ở thì quá khứ

Cấu trúc câu chủ động

Cấu trúc câu bị động

Thì quá khứ đơn

S + V2/ ed + O

Ví dụ: She cooked this dish yesterday. (Hôm qua cô ấy đã nấu món ăn này.)

S + was/ were + PP (by + O)

Ví dụ: This dish was cooked yesterday by her. (Món ăn này đã được nấu hôm qua bởi cô ấy.)

Thì quá khứ tiếp diễn

S + was/ were + V_ing + O

Ví dụ: At this time yesterday, my dad was fixing the fridge. (Vào giờ này ngày hôm qua, bố tôi đang sửa tủ lạnh.)

S + was/ were BEING + PP (by + O)

Ví dụ: At this time yesterday, the fridge was being fixed by my dad. (Vào giờ này ngày hôm qua, tủ lạnh đang được sửa bởi bố tôi.)

Thì quá khứ hoàn thành

S + had + PP + O

Ví dụ: I had done all of my homework by 8PM yesterday. (Tôi đã hoàn thành tất cả các bài tập về nhà của mình trước 8h tối hôm qua.)

S + had BEEN + PP (by + O)

Ví dụ: All of my homework had been done by me by 8PM yesterday. (Tất cả bài tập về nhà của tôi đã được hoàn thành trước 8h tối hôm qua.)

Câu bị động ở thì tương lai

Cấu trúc câu chủ động

Cấu trúc câu bị động

Thì tương lai đơn

S + will + V inf + O

Ví dụ: I will finish this project tomorrow. (Tôi sẽ hoàn thành dự án này vào ngày mai.)

S + will be + PP (by + O)

Ví dụ: This project will be finished tomorrow by me. (Dự án này sẽ được hoàn thành vào ngày mai bởi tôi.)

Tương lai gần

S + is/ am/ are going to + V inf + O

Ví dụ: We are going to hold a party this year. (Chúng tôi định sẽ tổ chức một bữa tiệc trong năm nay.)

S + is/ am/ are going to be + V inf (by O)

Ví dụ: A party is going to be held this year by us. (Một bữa tiệc sẽ được tổ chức trong năm nay bởi chúng tôi.)

Ngoài ra, đối với một số động từ mà theo sau đó là 1 động từ bổ trợ khác ở dạng thức “To V” hoặc “V-ing”, khi đưa về thể bị động sẽ được chia lần lượt là “to be V3/PP” và “being V3/ PP”.

Ví dụ:

Câu chủ động

Câu bị động

Want to V

Want to be PP

Need to V

Need to be PP

Ví dụ:

  • I want to be taken care of by my mom.

  • This car needs to be repaired.

Câu chủ động

Câu bị động

Avoid V-ing

Avoid being PP

Prevent … from V-ing

Prevent … from being PP

Ví dụ:

  • She avoid being complained by customers.

  • The government should prevent animals from being killed.

Ghi chú:

  • S: Subject (chủ ngữ)

  • V: Verb (động từ)

  • O: Object (tân ngữ)

  • PP: Past participle (quá khứ phân từ)

  • V2/ ed: động từ ở cột 2 hoặc thêm “ED”

  • V_ing: động từ thêm “ING”

  • V inf (infinitive): Động từ nguyên mẫu không chia

  • Động từ khiếm khuyết (modal verb): can/ could/ may/ should/ have to/ must.

Ngoài ra, người học cũng cần đảm bảo sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ tobe:

Chủ ngữ

Động từ tobe ở hiện tại

Động từ tobe ở quá khứ

I

am

was

You, we, they, danh từ số nhiều

am

were

He, she, it, danh từ số ít

is

was

Chuyển đổi giữa đại từ chủ ngữ và đại từ tân ngữ:

Đại từ chủ ngữ

Đại từ tân ngữ

I

me

He 

Him 

She 

Her 

We 

Us 

They 

Them 

Cách chuyển câu bị động ở dạng câu hỏi: 

Câu hỏi dạng Yes/No

Be + chủ ngữ + động từ phân từ +by + tân ngữ?

Câu hỏi có từ để hỏi

Từ để hỏi (what/why/how/when/where) + be + chủ ngữ + động từ phân từ + by + tân ngữ?

Lưu ý: Who + be + động từ phân từ + by + tân ngữ?

Ví dụ: 

Câu chủ động: Does she carry her own laptop?

→ Câu bị động: Is her laptop carried?

Cấu trúc câu bị động với động từ khuyết thiếu

Một số động từ khuyết thiếu bao gồm: must, can, could, may, might, should, have to có thể được sử dụng trong câu bị động bằng cách thêm “be + động từ phân từ” sau chúng.

Câu chủ động

Chủ ngữ + động từ khuyết thiếu + động từ nguyên thể + tân ngữ

Câu bị động 

Chủ ngữ + động từ khuyết thiếu + be + động từ phân từ + by + tân ngữ 

Ví dụ:

  • Câu chủ động: City residents should plant trees in their neighborhood.
    → Câu bị động: Trees should be planted in their neighborhood by city residents.

  • Câu chủ động: Human beings can damage the environment through industrial activitie.
    → Câu bị động: The environment can be damaged through industrial activities by human beings.

Lưu ý: Với động từ “need” có hai dạng bị động như sau:

Trường hợp 1

Need + to + be + động từ phân từ (dùng với chủ ngữ chỉ người hoặc vật)

Ví dụ:

  • The windows need to be replaced. (Cửa sổ cần được thay.)

  • She needs to be sent to the hospital immediately. (Cô ấy cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.)

Trường hợp 2

Need + V-ing (dùng với chủ ngữ chỉ vật)

Ví dụ: The windows need replacing. (Cửa sổ cần được thay.)

Xem chi tiết: Câu bị động với modal verb.

Các dạng câu bị động

Cấu trúc câu bị động có nhiều hơn một tân ngữ.

Một số động từ thường theo sau bởi hai tân ngữ (tân ngữ chỉ người và tân ngữ chỉ vật): send, give, bring, buy, provide,…

Câu chủ động

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ 1 + tân ngữ 2

Câu bị động

1) Chuyển tân ngữ chỉ người thành chủ ngữ

Chủ ngữ + be + động từ phân từ + tân ngữ chỉ vật + by + tân ngữ

2) Chuyển tân ngữ chỉ vật thành chủ ngữ (bắt buộc có giới từ kèm theo)

Chủ ngữ + be + động từ phân từ + to/for + tân ngữ chỉ người + by + tân ngữ

Công thức câu bị động của các động từ tường thuật.

Câu chủ động

Chủ ngữ 1 + động từ tường thuật + that + mệnh đề

Câu bị động

1) It + be + động từ phân từ (động từ tường thuật) + that + mệnh đề

2) Chủ ngữ 2 + be + động từ phân từ (động từ tường thuật) + to + động từ nguyên thể /to + have + động từ phân từ + tân ngữ

Cấu trúc câu bị động với have/get.

Động từ have và get có thể được dùng để biểu đạt ý nghĩa nhờ hoặc thuê ai làm gì. Khi được sử dụng với cấu trúc bị động, câu sử dụng động từ have get sẽ tuân theo cấu trúc sau:

Câu chủ động 

1) Chủ ngữ + have+ tân ngữ (chỉ người) + động từ nguyên thể+ tân ngữ chỉ vật. 

2) Chủ ngữ + get + tân ngữ chỉ người + to + động từ nguyên thể + tân ngữ chỉ vật. 

Câu bị động

Chủ ngữ + have/get + tân ngữ chỉ vật + động từ phân từ + by + tân ngữ chỉ người.

Cấu trúc bị động với đại từ bất định.

Những đại từ bất định như nobody, noone, và anything thường không đứng sau by trong câu bị động:

Câu chủ động

1) Nobody/No one + động từ + tân ngữ.

2) Chủ ngữ + động từ + anything.

Câu bị động

1) Chủ ngữ + be + not + động từ phân từ.

2) Nothing + be + động từ phân từ.

Một số lưu ý khi dùng câu bị động (Passive voice)

Nội động từ và ngoại động từ

Người học cần lưu ý chỉ các câu có ngoại động từ (là các động từ bắt buộc có tân ngữ theo sau) mới có thể được chuyển sang câu bị động. Ngược lại, nội động từ (không cần tân ngữ theo sau) chỉ được sử dụng ở dạng thức chủ động.

Ví dụ:

  • Ngoại động từ (transitive verbs): buy, use, watch,…

Chủ ngữ

Động từ

Tân ngữ

My mother 

bought

a new smartphone

She 

is watching

a famous TV series 

  • Các câu trên có thể được chuyển về câu bị động như sau:

S

Tobe V3/pp

By O

A new smartphone

was bought

by my mom 

A famous TV series

is being watched 

by my sister

  • Nội động từ (intransitive verbs): rain, appear, arrive,…

  • It’s raining outside.

  • She arrives at the airport at 7 A.M. 

Ở 2 ví dụ trên, động từ “rain” và “arrive” không cần tân ngữ nào theo sau mà nghĩa câu văn vẫn hoàn chỉnh. Và các câu này chỉ có dạng thức chủ động, không đưa về câu bị động được.

Rút gọn chủ ngữ trong câu bị động

Khi tân ngữ trong chủ động là một đại từ bất định như anyone, someone, somebody,… hoặc một danh từ chung chưa được xác định cụ thể như people, woman,…  thì khi chuyển qua thể bị động, cụm tân ngữ “by + O” có thể được rút gọn.

Ví dụ:

  • My friend stole my father watch from me.


    → My father’s watch was stolen from me. (Đồng hồ của cha tôi đã bị tôi đánh cắp.)

  • The woman organizes the birthday party every year.


    →  The birthday party is organized every year.

Câu có hai tân ngữ

Một số động từ trong tiếng Anh có thể được theo sau bởi hai tân ngữ (chỉ người và chỉ vật) ở dạng thức: “V + someone + something”. Các câu có chứa những động từ này có thể được chuyển sang câu bị động theo hai cách khác nhau, bằng việc đưa từ tân ngữ ra đầu câu làm chủ ngữ. 

Ví dụ:

Send (gửi)

He sent me a letter yesterday. (Anh ấy gửi cho tôi một lá thư vào ngày hôm qua.)

→ Cách 1: I was sent a letter by him yesterday.

→ Cách 2: A letter was sent to me by him yesterday.

Give (cho, tặng)

My aunt gave me a new bike last year. (Cô tôi tặng tôi một chiếc xa đạp mới vào năm ngoái.)

→ Cách 1: I was given a new bike by my aunt last year.

→ Cách 2: A new bike was given to me by my aunt last year.

Lend (cho mượn)

My classmate lent me 5 dollars this morning. (Bạn cùng lớp cho tôi mượn 5 đô la vào sáng nay.)

→ Cách 1: I was lent 5 dollars by my classmate this morning.

→ Cách 2: 5 dollar were lent to me by my classmate this morning.

Vị trí các trạng từ trong câu bị động

Người dùng khi chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động cũng cần chú ý về vị trí của các loại trạng từ khác nhau, cụ thể:

1. Các trạng từ tần suất (usually, always, often, sometimes, rarely, never, regularly) và trạng từ chỉ cách thức (quickly, beautifully, slowly, …) được đặt giữa động từ tobe và quá khứ phân từ.

Ví dụ: 

  • The kid is usually bullied by his friend. (Đứa trẻ thường bị bạn của mình bắt nạt.)

  • Water is quickly frozen by the temperature in the refrigerator. (Nước nhanh chóng bị đóng đá bởi nhiệt độ trong chiếc tủ lạnh.)

2. Các trạng từ chỉ thời gian (yesterday, two years ago, at 7 A.M, last year, …): đặt sau “by + O”.

Ví dụ:

  • The show was opened to public by the organizer 2 days ago and now there are no tickets left now. (Buổi biểu diễn đã được ban tổ chức mở cửa cho công chúng cách đây 2 ngày và hiện nay không còn 1 chiếc vé nào.)

  • The album was released free online by the composer yesterday and people love it. (Album ca nhạc được phát hành trực tuyến miễn phí bởi nhà soạn nhạc ngày hôm qua và được mọi người yêu thích.)

3. Các trạng từ chỉ nơi chốn (in the park, at school, in the garden, …): đặt trước “by + O”.

Ví dụ:

  • The park was constructed on the old school, which was destroyed by the storm last, by the workers. (Công viên được xây dựng trên ngôi trường cũ, nơi đã bị phá hủy bởi cơn bão vừa qua, bởi các công nhân.)

  • The Intercontinetial hotel was built on the West Lake by an Italian architecture. (Khách sạn Intercontinetal được xây dựng bên Hồ Tây theo kiến ​​trúc Ý.)

Xem thêm: Câu bị động kép - Double pasive voice.

Một số tình huống không dùng bị động 

1. Tân ngữ là đại từ phản thân hoặc tính từ sở hữu trùng với chủ thể hành động ở chủ ngữ.

Ví dụ: He talks to himself.

Không thể nói: Himself is talked to by him. 

Trong ví dụ này, tân ngữ là “himself”: đại từ phản thân nên sẽ không dùng bị động cho câu này. Một số đại từ phản thân khác bao gồm: myself, herself, themselves, ourselves.

2. Một số động từ bao gồm: have (mang nghĩa “có” - sở hữu), belong to, lack, resemble, appear, seem, look, be.

Ví dụ: I have a cat.

Câu trên không có dạng bị động sau: A cat is had by me. 

3. Câu có động từ chính là nội động từ.

Các động từ chỉ tồn tại dưới dạng nội động từ như exist, appear, live  không thể được dùng trong câu bị động.

Ví dụ: He lives on this street. 

Trong câu trên “lives” là nội động từ - không có tân ngữ theo sau nên câu này không được sử dụng ở bị động. 

Bài tập câu bị động (Passive voice)

Bài 1: Tìm dạng đúng của các động từ sau trong câu ở thể bị động: 

  1. The room (clean) …….everyday. 

  2. Yesterday, the meeting (cancel) ....... due to a sudden fire. 

  3. This bridges (build) ……….for nearly twenty years. 

  4. Children should (reward) ……… when they help others. 

  5. I got (school) …… after that experience. 

  6. English (speak) …… all over the world. 

  7. On Teacher’s day every year, my mother (send) ……… beautiful flowers by her students.

  8. Have you had your computer (repair) ……. yet? 

  9. We ( not allow) …... to enter this building. 

  10. Where can she (find).......? 

Bài 2: Tìm lỗi sai trong các câu sau (nếu có):

  1. Five thieves were caught by the police.

  2. He ordered by the doctor to take some days off.

  3. An English class  was begin last month.

  4. He was found in the forest by some local people. 

  5. A house is going to been painted at the end of this year.

  6. The number of students studying abroad has been increased recently.

  7. I am now lived in HCM city, but I were been born in Hanoi. 

  8. During the Covid 19 pandemic, many shops were close. 

  9. The price of some products have risen because they are advertised. 

  10. City dwellers encourage to classify waste. 

Bài 3: Chuyển đổi các câu chủ động sang thành câu bị động:

  1. The government is upgrading the public transport system in big cities.

  2. This company has employed more than one million employees for two years. 

  3. Scientists invented computers several years ago. 

  4. Why do young people prefer jeans? 

  5. My team is going to launch a new campaign next weekend. 

  6. Do introverts often use social media to communicate with others? 

  7. The younger generation should maintain traditional values in a particular culture. 

  8. Some men have chosen golf as their hobby. 

  9. Where do people see many wild animals?

  10. Who wrote this book? 

Bài 4: Chuyển đổi các câu chủ động sau sang câu bị động (có thể viết theo 2 cách):

  1. Teachers should teach students curiosity and creativity. 

  2. People believe that everyone should follow vegetarian diets. 

  3. Nobody has eaten this dish before. 

  4. They expect her to solve that serious problem. 

  5.  People deny that the traditional teaching method was not as effective as this new one.

  6. Experts give the public some useful information about the disease. 

  7. The men had someone break into his garage last night. 

  8. He wants the police to protect him. 

  9. I got my clothes tailored by my mom when I was young. 

  10. Celebrities hate paparazzi following them. 

Đáp án và giải thích

Bài 1:

1. is cleaned

Giải thích: Vì có trạng từ “everyday” do vậy động từ sử dụng ở thì hiện tại đơn và chủ ngữ là “the room”: số ít nên dùng động từ “is”.

  1. was canceled

Giải thích: Vì có trạng từ “yesterday” do vậy động từ sử dụng ở thì quá khứ đơn và chủ ngữ là “the meeting”: số ít nên dùng động từ “was”.

  1. have been built

Giải thích: Vì có “for nearly twenty years” – dấu hiệu của thì hiện tại hoàn thành và chủ ngữ là danh từ số nhiều “the bridges” nên dùng động từ “have”.

  1. be rewarded

Giải thích: Sử dụng cấu trúc bị động của động từ khuyết thiếu “should”.

  1. schooled

Giải thích: Sử dụng cấu trúc bị động của động từ “get”: get + động từ phân từ.

  1. is spoken

Giải thích: Câu diễn tả sự thật do vậy sử dụng thì hiện tại đơn và chủ ngữ là “English” – danh từ số ít chỉ một loại ngôn ngữ nên dùng động từ “is”.

  1. is sent

Giải thích: Vì có trạng từ “every year” nên sử dụng động từ ở hiện tại đơn và chủ ngữ là “my mother”, một danh từ số ít nên sử dụng động từ “is”.

  1. repaired

Giải thích: Sử dụng cấu trúc bị động của động từ “have”: have something + động từ phân từ.

  1. are not allowed

Giải thích: Vì chủ ngữ là “we” nên sử dụng động từ “are”.

  1. be found

Giải thích: Sử dụng cấu trúc bị động của động từ khuyết thiếu “can”.

Bài 2:

  1. Không có lỗi sai

  2. Lỗi sai: ordered

Giải thích: Do câu có “by the doctor”, đồng thời “order” là ngoại động từ: cần có tân ngữ theo sau. Trường hợp này sau “order” không có tân ngữ do đó đây là câu bị động.

Sửa lại: He was ordered by the doctor to take some days off.

  1. Lỗi sai: was begin

Giải thích: Động từ “begin” trong câu này là nội động từ do đó nó không thể được sử dụng trong câu bị động. (Động từ “begin” là ngoại động từ thường có chủ ngữ là danh từ chỉ người.)

Sửa lại: An English class began last month.

  1. Không có lỗi sai.

  2. Lỗi sai: been

Giải thích: Theo cấu trúc bị động của thì tương lai gần: be + going to be + động từ phân từ.

Sửa lại: A house is going to be painted at the end of this year.

  1. Lỗi sai: has been increased

Giải thích: Động từ “increase” trong trường hợp này là nội động từ do vậy không thể dùng trong câu bị động.

Sửa lại:  The number of students studying abroad has increased recently.

  1. Lỗi sai: lived và were been

Giải thích: Động từ “live” là nội động từ nên không thể dùng bị động; động từ “were” chưa chính xác vì chủ ngữ là “I” và không có cấu trúc “were been”.

Sửa lại: I am now living in HCM city, but I was born in Hanoi.

  1. Lỗi sai: close

Giải thích: “close” hiện sử dụng là tính từ: gần; câu này cần sử dụng một động từ ở bị động.

Sửa lại: During the Covid 19 pandemic, many shops were closed.

  1. Không có lỗi sai

  2. Lỗi sai: encourage

Giải thích: Vì động từ “encourage” là ngoại động từ, luôn có tân ngữ theo sau nên câu này cần sử dụng ở bị động.

Sửa lại: City dwellers are encouraged to classify waste.

Bài 3:

  1. Áp dụng cấu trúc bị động thì hiện tại tiếp diễn

The public transport system in big cities is being upgraded by the government.

  1. Áp dụng cấu trúc bị động thì hiện tại hoàn thành

More than one million employees have been employed by this company for two years.

Chú ý: Trạng từ thời gian theo sau “by + tân ngữ”.

  1. Áp dụng cấu trúc bị động thì quá khứ đơn

Computers were invented by scientists several years ago.

  1. Áp dụng cấu trúc bị động thì hiện tại đơn cho câu hỏi.

Why are jeans preferred by young people?

  1. Áp dụng cấu trúc bị động thì tương lai gần

A new campaign is going to be launched by my team next weekend.

  1. Áp dụng cấu trúc bị động thì hiện tại đơn cho câu hỏi

Is social media used to communicate with others by introverts?

  1. Áp dụng cấu trúc bị động với động từ khuyết thiếu

Traditional values in a particular culture should be maintained by the younger generation.

  1. Áp dụng cấu trúc bị động với thì hiện tại hoàn thành

Golf has been chosen as their hobby by some men.

Chú ý: vì “their hobby” trong câu trên chưa rõ – đây là điều khác với câu chủ động: khi “their hobby” được hiểu là “men’s hobby”, do vậy nên chuyển thành câu như sau:

Golf has been chosen as a men's hobby.

  1. Áp dụng cấu trúc bị động với thì hiện tại đơn cho câu hỏi

Where are wild animals seen?

  1. Áp dụng cấu trúc bị động với thì quá khứ cho câu hỏi

By whom was this book written?

Bài 4:

  1. Câu bị động có hai tân ngữ

Cách 1: Students should be taught curiosity and creativity by teachers.

Cách 2: Curiosity and creativity should be taught to students by teachers.

  1. Câu bị động với động từ tường thuật

Cách 1: It is believed that everyone should follow vegetarian diets.

Cách 2: Everyone is believed to follow vegetarian diets.

  1. Câu bị động với chủ ngữ là đại từ bất định

This dish has not been eaten before.

  1. She is expected to solve that serious problem.

  2. Câu bị động với động từ tường thuật

Cách 1: It is denied that the traditional teaching method was not as effective as this new one.

Cách 2: The traditional teaching method is denied not to have been as effective as this new one.

  1. Câu bị động với hai tân ngữ

Cách 1: The public is given some useful information about the disease by experts.

Cách 2: Some useful information about the disease is given to the public by experts.

  1. Câu bị động với động từ “have”

The man had his garage broken into last night.

  1. Câu bị động với động từ nguyên thể

He wants to be protected by the police.

  1. Câu bị động với động từ “get”

I got my mom to tailor my clothes when I was young.

  1. Câu bị động với danh động từ

Celebrities hate being followed by paparazzi.

Làm thêm: Bài tập câu bị động

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, tác giả hy vọng giúp người học biết câu bị động là gì và có thể sử dụng thành thạo câu bị động trong tiếng Anh ở nhiều mục đích khác nhau và tránh gặp phải những lỗi không mong muốn. Bên cạnh đó, người học cũng cần dành thời gian luyện tập để có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai thể câu Active Voice và Passive Voice.

Xem thêm:

Tham vấn chuyên môn
TRẦN HOÀNG THẮNGTRẦN HOÀNG THẮNG
GV
Học là hành trình tích lũy kiến thức lâu dài và bền bỉ. Điều quan trọng là tìm thấy động lực và niềm vui từ việc học. Phương pháp giảng dạy tâm đắc: Lấy người học làm trung tâm, đi từ nhận diện vấn đề đến định hướng người học tìm hiểu và tự giải quyết vấn đề.

Đánh giá

4.2 / 5 (5 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...