Banner background

Phân biệt nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Anh

Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày cách phân biệt giữa hai loại động từ trên và chỉ ra một số từ có thể đóng vai trò của cả nội động từ và ngoại động từ.
phan biet noi dong tu va ngoai dong tu trong tieng anh

Khi sử dụng từ điển để tra một động từ mới, học viên ngoài biết được nghĩa của từ và cách phát âm thì sẽ thấy một dòng nhỏ viết rằng đây là ngoại động từ (transitive verbs) hoặc là nội động từ (intransitive verbs) hoặc là cả hai. Ngoài việc xác định nghĩa của động từ, người học cần nắm được đó là nội động từ hay ngoại động từ, để sử dụng một cách chính xác.

Key takeaways

Phân biệt nội động từ và ngoại động từ:

  • Nội động từ (intransitive verb) là động từ chỉ hành động không cần đối tượng, không có đối tượng nhận hành động.

  • Ngoại động từ (transitive verb) là động từ có đối tượng nhận hành động.

Nội động từ là gì?

Nội động từ (Intransitive verbs) là loại động từ không cần đến tân ngữ (object) đằng sau nó nhưng câu vẫn mang đầy đủ ý nghĩa. Nội động từ thường là những động từ chỉ hành động như cry, laugh, sneeze, sit, run, swim,…

Ví dụ: Becky smiled. (trong trường hợp này, “smile” là nội động từ).

Tuy nội động từ có thể được theo sau bởi trạng từ (adverb) hoặc cụm trạng từ (adverbial phrase) nhưng nó không tác động trực tiếp lên đối tượng khác. (UVU Writing Center, n.d).

Ví dụ: The number of students at ZIM rises significantly.

Trong ví dụ trên, động từ là “rises” (tăng) và được bổ nghĩa bởi trạng từ “significantly” (đáng kể, nhiều) và không có đối tượng nào chịu tác động từ “rise”.

Ngoài ra, nội động từ còn có thể được theo sau bởi cụm trạng từ (prepositional phrase).

Ví dụ:

  • He fell off his bike. (“off his bike” là cụm trạng từ)

  • She appeared out of nowhere. (“out of nowhere” là cụm trạng từ)

Ngoại động từ là gì?

Ngoại động từ (Transitive verbs) là loại động từ mà bắt buộc theo sau nó là một tân ngữ (object) – có thể là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ nhằm nêu lên đối tượng bị tác động bởi hành động của ngoại động từ. Câu thiếu tân ngữ sẽ bị xem là sai ngữ pháp.

Ví dụ:

  • They eat a cake.

  • He buys a pen.

Trong hai ví dụ trên, “a cake” và “a pen” đóng vai trò là tân ngữ và chịu tác động từ hành động của “eat” và “buy”.

Lưu ý: Ngoại động từ còn được chia làm hai loại là monotransitive verbs (ngoại động từ với một tân ngữ) và ditransitive verbs (ngoại động từ yêu cầu hai tân ngữ).

Ví dụ về câu chứa monotransitive verbs:

  • The cat bit me.

  • I ate a big cake yesterday.

Ditransitive verbs: yêu cầu hai tân ngữ. Trong đó một tân ngữ đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp– đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi động từ, tân ngữ còn lại là tân ngữ gián tiếp và có vai trò bổ ngữ trong câu. (JES Edu, n.d)

Ví dụ: My mother sent me an email.

Trong ví dụ trên, “me” là tân ngữ gián tiếp, “an email” là tân ngữ trực tiếp và chịu tác động trực tiếp của hành động “send”.

Ngoại động từ là gì

Bảng dưới đây sẽ giới thiệu một số ngoại động từ có 2 tân ngữ thường được sử dụng:

Ngoại động từ

Ví dụ

buy

John bought me a shirt for my birthday.

show

Alex shows his friends the family photos.

offer

Pepsi offered him a well-paid job.

lend

I lend Bob some money.

give

Ben gave Anna a bar of chocolate.

Cách phân biệt ngoại động từ và nội động từ

Cách đơn giản và nhanh chóng nhất để biết rằng động từ đó thuộc loại nào là sử dụng từ điển. Tuy nhiên trong phần này, tác giả muốn giới thiệu đến người đọc một cách nhận biết đơn giản khác không cần sử dụng từ điển. Đó là chú ý đến việc câu đó có thể chuyển thành thể bị động trong tiếng Anh được không. Nếu câu trả lời là có thì đó là ngoại động từ, nếu câu trả lời là không thì đó là nội động từ. Nguyên nhân cho cách thử này là vì chỉ có câu có ngoại động từ thì mới có tân ngữ, và từ đó tạo thành được câu bị động. Trong khi đó, việc chuyển câu chứa nội động từ là bất khả thi bởi câu không chứa tân ngữ.

Ví dụ: He will move in with us next weekend.

“Move” trong trường hợp này là nội động từ do câu không thể chuyển về thể bị động.

Ví dụ:

  • She moves the table to the right corner of the room.

  • Passive: The table is moved to the right corner of the room (by her).

“Move” trong trường hợp này là ngoại động từ do câu có thể chuyển về thể bị động.

Qua hai ví dụ trên, người đọc có thể thấy rằng từ “move” vừa là nội động từ và ngoại động từ tùy vào mục đích sử dụng. Những trường hợp động từ này sẽ được tác giả giải thích kĩ hơn ở phần sau.

Trường hợp vừa là nội động từ và ngoại động từ

Một số động từ có thể làm nội động từ và cả ngoại động từ, và nghĩa của chúng có thể thay đổi.

Ví dụ:

  • Ben used to run a restaurant. (*) (dịch: Ben từng vận hành một nhà hàng)

  • Mary runs every morning. (**) (dịch: Mary chạy bộ mỗi buổi sáng)

Động từ “run” trong (*) là ngoại động từ nhưng đóng vai trò nội động từ trong (**). Bên cạnh đó, nghĩa của từ “run” cũng thay đổi trong (*) và (**).

Ví dụ trường hợp vừa là nội động từ và ngoại động từ

Bảng dưới đây sẽ giới thiệu một vài động từ là nội – ngoại động từ:

Động từ

Ngoại động từ (Transitive)

Nội động từ (Intransitive)

live

I have lived here since the age of 2.

Khoa is living a luxury life.

close

Can you close the window please?

The department store closes at 10 pm.

do

She is doing her homework.

She is doing well in school.

change

The incident has changed her completely.

My school has changed dramatically since I left.

write

Tom wrote an interesting book.

He couldn’t read or write.

Bài tập phân biệt nội động từ và ngoại động từ

Câu 1: Xác định động từ trong các câu sau là nội hay ngoại động từ.

  1. She sings very well.

  2. The dog barked loudly.

  3. They danced all night.

  4. The sun rises in the east.

  5. He studies chemistry and physics.

  6. The wind blows strongly.

  7. We ate dinner at the restaurant.

Câu 2: Điền từ ngoại động từ hoặc nội động từ thích hợp vào chỗ trống.

  1. I (swim) every day to keep fit.

  2. Daniel (write) a novel at the moment.

  3. He (drink) a glass of water before he went to bed.

  4. Sally (cook) dinner for her friends tonight.

  5. John (play) basketball every Saturday with his friends.

  6. She (read) a book before going to sleep.

  7. The kids (draw) pictures in art class yesterday.

  8. My mother (sew) a new dress for me last weekend.

  9. He (catch) the ball in the air.

  10. They (climb) the mountain every summer.

Câu 3: Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau.

1. Câu nào sau đây là động từ ngoại động từ?

A. Sing

B. Watch

C. Cook

D. Go

2. Câu nào sau đây là động từ nội động từ?

A. Speak

B. Write

C. Laugh

D. Drive

3. Từ nào sau đây không phải là động từ ngoại động từ hoặc nội động từ?

A. Happy

B. Sleep

C. Clean

D. Run

Đáp án

Câu 1:

  1. Sings - nội động từ - vì nó đủ thể hiện nghĩa mà không cần tân ngữ đi kèm. Trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ.

  2. Barked - nội động từ - vì trong ngữ cảnh này từ bark là động từ sủa của chú chó nên đã nói rõ ý nghĩa của câu mà không cần tân ngữ phía sau.

  3. Danced - nội động từ - vì nó đủ thể hiện nghĩa mà không cần tân ngữ đi kèm. Trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ.

  4. Rises - nội động từ - vì nó đủ thể hiện nghĩa mà không cần tân ngữ đi kèm. Trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ.

  5. Studies - nội động từ - vì nó đủ thể hiện nghĩa mà không cần tân ngữ đi kèm. Trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ, trong một số trường hợp có thể đi với tân ngữ để chỉ đối tượng được học như: "He studies chemistry and physics at the university."

  6. Blows - vừa có thể dụng nội động từ và ngoại động từ, trong trường hợp này nó là một nội động từ - vì nó đã thể hiện nghĩa của câu nói mà không cần tân ngữ phía sau.

  7. Ate - ngoại động từ - vì nó cần tân ngữ "dinner" để hoàn thành nghĩa của câu. Trong ngữ cảnh này, cần tân ngữ là "dinner".

Câu 2:

  1. Swim - nội động từ - vì không có tân ngữ trong câu văn. Trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ.

  2. Write - ngoại động từ - vì có tân ngữ "a novel" trong câu văn. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ.

  3. Drink - ngoại động từ - vì có tân ngữ "a glass of water" trong câu văn. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ.

  4. Cook - ngoại động từ - vì có tân ngữ "dinner" trong câu văn. Trong ngữ cảnh này, cần tân ngữ là "dinner".

  5. Play - ngoại động từ - vì trong ngữ cảnh này người viết phải bổ sung tân ngữ “basketball” thì người đọc mới có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa của câu.

  6. Read - nội động từ - vì không có tân ngữ trong câu văn. Trong ngữ cảnh này không cần tân ngữ.

  7. Draw - ngoại động từ - vì có tân ngữ "pictures" trong câu văn. Trong ngữ cảnh này, cần tân ngữ là "pictures".

  8. Sew - ngoại động từ - vì có tân ngữ "a new dress" trong câu văn. Trong ngữ cảnh này, cần tân ngữ là "dress".

  9. Catch - ngoại động từ - vì có tân ngữ "the ball" trong câu văn. Trong ngữ cảnh này, cần tân ngữ là "ball".

  10. Climb - ngoại động từ - vì trong ngữ cảnh này từ climb tác động lên tân ngữ đứng sau (the mountain).

Câu 3:

  1. Câu B. Watch là ngoại động từ vì chúng ta có thể thấy "watch something", trong đó "something" là tân ngữ của động từ này.

  2. Câu C. Laugh là nội động từ vì nó diễn tả một hành động không cần đối tượng để thực hiện.

  3. A. Happy vì nó không phải là động từ ngoại động từ hoặc nội động từ. Nó là một tính từ diễn tả trạng thái hoặc tâm trạng.

Tổng kết

Sau bài viết này, tác giả mong rằng người đọc có thể phân biệt được sự khác nhau giữa ngoại động từ và nội động từ, từ đó vận dụng kiến thức đó vào trong bài viết tiếng Anh của mình. Bên cạnh đó, tác giả hi vọng góp phần vào việc nâng cao nhận thức và hướng sự chú ý của người đọc về đặc điểm này của động từ, thay vì chỉ là nghĩa của từ như nhiều người học tiếng Anh vẫn hay quan tâm khi tra từ điển. Để nâng cao khả năng tiếng Anh, người đọc có thể tham gia các khóa học tại ZIM.

Đánh giá

5.0 / 5 (4 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...