10 cấu trúc câu bị động đặc biệt (Special passive voice)
Trong tiếng Anh, câu bị động là câu mà chủ ngữ là đối tượng chịu tác động của hành động thay vì là chủ thể thực hiện hành động đó.
Ví dụ:
This book has been written by some famous authors.
Cuốn sách này được viết bởi rất nhiều tác giả nổi tiếng.
No one likes being compared with others.
Không ai thích bị so sánh với người khác.
Trong hai ví dụ trên, danh từ quyển sách (book) và không ai (no one) được tác động bởi các động từ viết và so sánh. Những động từ này được viết dưới dạng “ be + past participle (động từ phân từ)”: be written và be compared - c. Các câu có dạng động từ như vậy được gọi là câu bị động (passive sentences) trong tiếng Anh hoặc có một số câu bị động đặc biệt.
Các cụm động từ này khi dịch sang tiếng Việt được bổ sung thêm các từ như “bị/được” trước động từ.
Ví dụ:
Chiếc xe này được sản xuất bởi Honda.
Tôi đã bị phạt bởi giáo viên của tôi.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt, loại câu này ít được sử dụng hơn và không phải bất cứ khi nào câu tiếng Việt chứa “bị/được” đều đóng vai trò câu bị động trong tiếng Anh.
Ví dụ:
Tôi đã được đến Mỹ rồi.
Câu sai: I have been gone to the US.
Câu đúng: I have been to the US.
Để khắc phục hiểu lầm này, người học cần hiểu rõ cách dùng của câu bị động trong tiếng Anh.
Định nghĩa
Theo Wikipedia, câu trong tiếng Việt là “đơn vị lời nói nhỏ nhất diễn đạt một ý trọn vẹn. Xét về ngữ pháp thì câu có chủ ngữ và vị ngữ, có thể có trạng ngữ. Xét về nghĩa thì 1 câu phải có nghĩa rõ ràng.” Định nghĩa này cũng chính xác với khái niệm câu trong tiếng Anh.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản câu bao gồm:
Chủ ngữ + Vị ngữ (động từ + thành phần khác)
Ví dụ:
Yesterday, I cleaned my house.(
Hôm qua, tôi đã dọn dẹp nhà cửa.)
Chúng ta có thể phân tích câu trên thành các phần sau:
Chủ ngữ | I |
Vị ngữ | cleaned my house |
Trạng ngữ | Yesterday |
Trong câu này, chủ ngữ I là chủ thể thực hiện động từ cleaned. Những câu như vậy trong tiếng anh được gọi là câu chủ động (active sentences) với động từ không ở dạng “be + động từ phân từ (past participle)”.
Các cấu trúc câu bị động đặc biệt
Lưu ý: Tất cả các câu bị động khi chuyển sang câu bị động đều tuân theo nguyên tắc chung trong sơ đồ ở mục b).
Các câu bị động đặc biệt có thể kể đến như sau:
Cấu trúc bị động đặc biệt có nhiều hơn một tân ngữ
Một số động từ thường theo sau bởi hai tân ngữ (tân ngữ chỉ người và tân ngữ chỉ vật): send, give, bring, buy, provide,....
Câu chủ động | Chủ ngữ + động từ + tân ngữ 1 + tân ngữ 2 |
---|---|
Câu bị động | 1) Chuyển tân ngữ chỉ người thành chủ ngữ Chủ ngữ + be + động từ phân từ + tân ngữ chỉ vật + by + tân ngữ 2) Chuyển tân ngữ chỉ vật thành chủ ngữ (bắt buộc có giới từ kèm theo) Chủ ngữ + be + động từ phân từ + to/for + tân ngữ chỉ người + by + tân ngữ |
Ví dụ:
Câu chủ động: Teachers should give students homework.
Câu bị động:
Chuyển tân ngữ chỉ người thành chủ ngữ
Students should be given homework by teachers.
Chuyển tân ngữ chỉ vật thành chủ ngữ (bắt buộc có giới từ kèm theo)
Homework should be given to students.
Lưu ý: Giới từ trong trong hợp này là giới từ đi chung với những động từ cụ thể như give to, talk to, share with (người học nên kiểm tra trong từ điển để đảm bảo tính chính xác.)
Cấu trúc câu bị động của các động từ tường thuật: think, say, report, rumor, believe,.....
Câu chủ động | Chủ ngữ 1 + động từ tường thuật + that + mệnh đề |
---|---|
Câu bị động | 1) It + be + động từ phân từ (động từ tường thuật) + that + mệnh đề 2) Chủ ngữ 2 + be + động từ phân từ (động từ tường thuật) + to + động từ nguyên thể /to + have + động từ phân từ + tân ngữ |
Lưu ý: cách dùng của to V và to have + động từ phân từ:
To V: Khi hành động ở động từ tường thuật và mệnh đề tường thuật xảy ra cùng thời hiện tại hoặc quá khứ.
To have + động từ phân từ: Khi hành động ở động từ 2 xảy ra trước hành động ở động từ tường thuật.
Ví dụ:
Câu chủ động: People believe that he is a famous doctor.
Câu bị động:
It is believed that he is a famous doctor.
He is believed to be a famous doctor.
Câu chủ động: People rumor that he lost all his money.
Câu bị động:
It is rumored that he lost all his money.
He is rumored to have lost all his money.
Cấu trúc câu bị động đặc biệt với have/get
Động từ have và get có thể được dùng để biểu đạt ý nghĩa nhờ hoặc thuê ai làm gì. Khi được sử dụng với cấu trúc bị động, câu sử dụng động từ have và get sẽ tuân theo cấu trúc sau:
Câu chủ động | 1) Chủ ngữ + have+ tân ngữ (chỉ người) + động từ nguyên thể+ tân ngữ chỉ vật. 2) Chủ ngữ + get + tân ngữ chỉ người + to + động từ nguyên thể + tân ngữ chỉ vật. |
---|---|
Câu bị động | Chủ ngữ + have/get + tân ngữ chỉ vật + động từ phân từ + by + tân ngữ chỉ người. |
Ví dụ:
Câu chủ động: I have him fix my car.
Câu bị động: I have my car fixed by him.
Câu chủ động: I get my mom to pick up my phone.
Câu bị động: I get my phone picked up by my mom.
Ngoài ra, động từ “get” có thể dùng ở dạng bị động như sau: get + động từ phân từ
Ví dụ:
I got invited to her wedding next week. (
Tôi được mời tới đám cưới của cô ấy vào tuần tới.)
She got promoted last month. (
Cô ấy đã được thăng chức vào tháng trước.)
Xem thêm cấu trúc câu cảm thán tiếng anh
Cấu trúc bị động đặc biệt với đại từ bất định
Ở cấu trúc câu bị động đặc biệt thứ tư.
Những đại từ bất định như nobody, noone, và anything thường không đứng sau by trong câu bị động:
Câu chủ động | 1) Nobody/No one + động từ + tân ngữ. 2) Chủ ngữ + động từ + anything. |
---|---|
Câu bị động | 1) Chủ ngữ + be + not + động từ phân từ. 2) Nothing + be + động từ phân từ. |
Ví dụ:
Câu chủ động: Nobody has received the email from the manager yet.
Câu bị động: The email from the manager has not been received yet.
Câu chủ động: We cannot do anything to help her.
Câu bị động: Nothing can be done to help her.
Cấu trúc bị động với danh động từ và động từ nguyên thể (chủ ngữ thường là danh từ chỉ người)
Các danh động từ và động từ nguyên thể được đứng sau being và to be khi được sử dụng dưới dạng bị động trong câu:
Danh động từ | Chủ ngữ + động từ + being + động từ phân từ + by + tân ngữ |
---|---|
Động từ nguyên thể | Chủ ngữ + động từ + to + be + động từ phân từ + by + tân ngữ |
Ví dụ:
Women do not like being asked about their age.
Phụ nữ không thích bị hỏi về tuổi tác.
Some emerging talents expect to be known by the public.
Một vài tài năng mới nổi hy vọng được biết đến bởi công chúng.
Câu bị động đặc biệt của các động từ được theo sau bởi Ving
Khi trong câu chủ động có sự xuất hiện của các động từ (V*) được theo sau bởi những động từ khác dưới dạng Ving như: enjoy, love, hate, like, deny, admit, dislike, mind… thì khi chuyển sang hình thức bị động sẽ phải áp dụng công thức sau đây:
Câu chủ động: S + V* + somebody + Ving
Câu bị động: S + V* + somebody/something + being + V3/ed
Ví dụ 1:
Câu chủ động: She doesn’t mind Peter using her laptop. (Cô ấy không bận tâm việc Peter sử dụng máy tính của cô ấy.)
Câu bị động: She doesn’t mind her laptop being used by Peter. (Cô ấy không bận tâm việc máy tính của mình được sử dụng bởi Peter.)
Ví dụ 2:
Câu chủ động: I like my father wearing this shirt on my birthday. (Tôi thích cha tôi mặc chiếc áo này vào ngày sinh nhật của tôi.)
Câu bị động: I like this shirt being worn by my father on my birthday. (Tôi thích chiếc áo này được mặc bởi cha tôi vào ngày sinh của tôi.)
Xem thêm quy tắc thêm ing
Câu bị động đặc biệt với động từ tri giác
Khi trong câu chủ động có chứa các động từ chỉ tri giác (V*) như: see, look, notice, hear,watch…thì khi chuyển sang dạng bị động sẽ được áp dụng theo công thức sau đây:
Câu chủ động: S + V* + somebody + Ving/ to Vo
Câu bị động: S + be + V3/ed* + Ving/ to Vo
Ví dụ 1:
Câu chủ động: I saw your mother going shopping with your sister yesterday. (Tôi thấy mẹ bạn đi mua sắm với em gái bạn vào ngày hôm qua.)
Câu bị động: Your mother was seen going shopping with your sister yesterday. (Mẹ bạn được bắt gặp đang đi mua sắm với em gái bạn ngày hôm qua.)
Ví dụ 2:
Câu chủ động: My manager noticed me come to the office in 15 minutes. (Quản lý thông báo tôi để đến văn phòng trong vòng 15 phút.)
Câu bị động: I was noticed to come to the office in 15 minutes by my manager. (Tôi được thông báo để đến văn phòng trong vòng 15 phút bởi quản lý.)
Câu bị động đặc biệt dưới dạng mệnh lệnh
Khi câu chủ động là câu mệnh lệnh, người học đặt Let đầu câu rồi mang Object đặt sau Let, sau đó thêm be hoặc not be và đổi động từ đầu câu sang V3/ed theo công thức dưới đây:
Câu chủ động: (Don’t) + Vo + O
Câu bị động: (Don’t) + let + O + be + V3/ed
Ví dụ:
Câu chủ động: Write down your address. (Hãy viết địa chỉ của bạn.)
Câu bị động: Let your address be written down. (Hãy để địa chỉ của bạn được viết xuống.)
Trường hợp câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “It’s” thì khi đổi sang dạng bị động sẽ áp dụng các công thức sau đây:
Câu chủ động: It’s one’s duty + to Vo
Câu bị động: S + be supposed to + Vo
Ví dụ:
Câu chủ động: It’s your duty to do your homework. (Nhiệm vụ của bạn là làm bài tập về nhà.)
Câu bị động: You are supposed to do your homework. (Bạn có nhiệm vụ làm bài tập về nhà.)
Câu chủ động: It’s necessary to + Vo
Câu bị động: S + should/must + be V3/ed
Ví dụ:
Câu chủ động: It’s necessary to learn a new language. (Thật cần thiết để học một ngôn ngữ mới.)
Câu bị động: A new language should be learnt. (Một ngôn ngữ mới nên được học.)
Câu bị động đặc biệt với động từ Make và Let
Khi trong câu chủ động có chứa 2 động từ là Make và Let thì khi chuyển sang hình thức bị động sẽ được áp dụng theo các công thức như sau:
Câu chủ động: S+ make + sb + Vo
Câu bị động: S + be + made + to Vo
Ví dụ:
Câu chủ động: My teacher makes us do all our homework in 3 days. (Giáo viên bắt chúng tôi làm hết bài tập về nhà trong 3 ngày.)
Câu bị động: We are made to do all our homework in 3 days. (Chúng tôi bị bắt làm hết bài tập về nhà trong 3 ngày.)
Câu chủ động: S + let + sb + Vo
Câu bị động: Let + sb/st + be V3-ed/ be allowed to Vo
Ví dụ:
Câu chủ động: My parents let me play video games 1 hour per day. (Cha mẹ cho tôi chơi game một giờ mỗi ngày.)
Câu bị động : I am let to play video games 1 hour per day / I am allowed to play video games 1 hour per day. (Tôi được phép chơi game 1 giờ một ngày.)
Câu bị động đặc biệt với 7 động từ đặc biệt
Khi trong câu chủ động có sự xuất hiện của 7 động từ bao gồm: suggest , require, request, order, demand, insist và recommend thì dạng bị động của câu sẽ được biến đổi theo công thức sau:
Câu chủ động: S + suggest/ require/ request/order/demand/insist/recommend + that + Clause
Câu bị động: It + be + V3-ed (of 7 verbs) + that + something + to be V3/ed
Ví dụ:
Câu chủ động: People suggest that juvenile crimes should be responsible for their illegal acts in the same way as mature ones. (Mọi người đề xuất rằng tội phạm vị thành niên phải chịu trách nhiệm về các hành vi phạm pháp giống như người đã trưởng thành.)
Câu bị động: It is suggested that juvenile crimes to be responsible for their illegal acts in the same way as mature ones./ It is suggested that juvenile crimes should be responsible for their illegal acts in the same way as mature ones.
Câu bị động đặc biệt với chủ ngữ giả It
Với những câu chủ động có chủ ngữ giả là “It” thì khi chuyển sang dạng bị động sẽ được áp dụng theo công thức như sau:
Câu chủ động: It + be + adj + for somebody + to Vo
Câu bị động: It + be + adj + for something + to be V3/ed
Ví dụ:
Câu chủ động: It’s impossible for Jenny to complete the report this week. (Jenny không thể hoàn thành bản báo cáo trong tuần này được.)
Câu bị động: It’s impossible for the report to be completed by Jenny this week. (Bản báo cáo không thể nào được hoàn thành bởi Jenny trong tuần này được.)
Một số tình huống không dùng bị động
Tân ngữ là đại từ phản thân hoặc tính từ sở hữu trùng với chủ thể hành động ở chủ ngữ
Ví dụ: He talks to himself.
Không thể nói: Himself is talked to by him.
Trong ví dụ này, tân ngữ là “himself”: đại từ phản thân nên sẽ không dùng bị động cho câu này. Một số đại từ phản thân khác bao gồm: myself, herself, themselves, ourselves.
Một số động từ: have (mang nghĩa “có” - sở hữu), belong to, lack, resemble, appear, seem, look, be
Ví dụ: I have a cat.
Câu trên không có dạng bị động sau: A cat is had by me.
Câu có động từ chính là nội động từ
Các động từ chỉ tồn tại dưới dạng nội động từ như exist, appear, live không thể được dùng trong câu bị động.
Ví dụ: He lives on this street.
Trong câu trên “lives” là nội động từ - không có tân ngữ theo sau nên câu này không được sử dụng ở bị động.
Tham khảo thêm: Bài tập câu bị động đặc biệt: Tóm tắt lý thuyết & bài tập vận dụng.
Tổng kết
Trên là cấu trúc câu bị động đặc biệt, với độ khó được cho là cao hơn cấu trúc câu bị động thông thường, người học cần luyện tập thường xuyên để có thể sử dụng các cấu trúc câu một cách thuần thục.
Tham khảo:
“Instrasitive”, Oxford Learner’s Dictionaries, 7/2022 www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/intransitive
Bình luận - Hỏi đáp