Neologism là gì và ứng dụng vào từ vựng tiếng Anh chủ đề Covid-19

Giới thiệu về Neologism và ứng dụng vào các các từ vựng về chủ đề Covid-19 đang được sử dụng phổ biến hiện nay, các từ vựng này đã được từ điển Oxford công nhận.
author
Nguyễn Lưu Minh Tâm
21/09/2021
neologism la gi va ung dung vao tu vung tieng anh chu de covid 19

Ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng, góp phần phản ánh mức độ phát triển của văn minh văn hoá nhân loại. Cùng với sự phát triển liên tục của xã hội, ngôn ngữ ngày càng được mở rộng, trở nên phong phú và đa dạng hơn nhằm phục vụ nhu cầu truyền đạt thông tin của con người. Tương tự như tiếng Việt và các ngôn ngữ khác, mỗi năm, hàng nghìn từ vựng mới được hình thành, liên tục cập nhật vào từ điển Anh ngữ và sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Trong ngôn ngữ học, các từ vựng mới này được gọi bằng thuật ngữ “neologism”.

Cuối năm 2019, thế giới ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên do vi-rút corona gây ra. Từ đó đến nay, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, phải đối diện với những hậu quả do căn bệnh này gây nên. Cùng lúc đó, nhằm truyền tải đến công chúng những thông tin cần thiết về diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng tránh cũng như lan toả lối sống tích cực trong cộng đồng, các từ vựng về chủ đề Covid-19 này cũng dần được hình thành và sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như báo chí, internet và mạng xã hội. Nôi dung của bài viết bao gồm:

  1. Khái niệm và 5 cấu tạo chính của "neologism"

  2. Một số neologism được hình thành trong bối cảnh đại dịch COVID-19, kèm theo ý nghĩa và cách dùng của các từ này.

Đọc thêm: Từ vựng IELTS theo chủ đề Health: Đại dịch Covid-19

Giới thiệu về Neologism

Khái niệm Neologism

Neologism là một thuật ngữ, từ hoặc cụm từ mới xuất hiện gần đây và đang được sử dụng phổ biến trong giao tiếp thường ngày, nhưng vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn trong hệ thống ngôn ngữ chính thống. Ngoài ra, khái niệm neologism còn được mở rộng thêm “sự phát triển nét nghĩa mới của một từ đã tồn tại từ trước” (theo từ điển Oxford).


image-alt

Các neologism (tạm gọi là từ mới), bao gồm các từ cả những thuật ngữ mang tính hàn lâm được sử dụng với nghĩa chuyên biệt cho các lĩnh vực khoa học, có thể trở nên phổ biến hơn trong xã hội nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng, qua mạng internet, hoặc truyền miệng, từ đó trở thành một thành phần chính thống của ngôn ngữ. Các neologism được phát minh nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin trong bối cảnh xã hội thay đổi liên tục và ngày một phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá - xã hội và công nghệ. Cụ thể, các từ mới được tạo ra để gọi tên hiện tượng hoặc khái niệm chưa từng tồn tại trước đây, và thường được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định khi một sự kiện nào đó gây ảnh hưởng to lớn đến công chúng. Vì tính chất đương thời và chưa được chuẩn hoá, nhiều từ mới chưa có mặt trong từ điển cho đến khi chúng chứng minh được độ phổ biến và duy trì được tần suất sử dụng trong công chúng.

Sau đây là một ví dụ của neologism. Từ “hashtag” là sự kết hợp giữa từ “hash(dấu thăng #) và “tag(đính kèm). Từ “hashtag” được phát triển dựa trên hai từ đã có sẵn và đã được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Từ “hashtag” lần đầu được sử dụng vào năm 2007 trên mạng xã hội Twitter. Vài năm sau, khi các mạng xã hội như Instagram, Facebook, Reddit, và Youtube được sử dụng rộng rãi hơn, “hashtag” được nhiều người biết đến hơn và vẫn duy trì được mức độ ưa chuộng và tần suất sử dụng bởi người dùng mạng xã hội cho đến nay. Nhờ đó, năm 2014, từ này đã được thêm vào từ điển Oxford với định nghĩa như sau: “a word or phrase with the symbol ‘#’ in front of it, used on social media websites and apps so that you can search for all messages with the same subject”. (một từ hoặc cụm từ với dấu # ở đằng trước, được sử dụng trên các trang web và ứng dụng mạng xã hội, nhờ đó bạn có thể tìm kiếm những thông điệp với cùng chủ đề).

Cấu tạo của Neologism

Dưới đây là một số phương pháp thường được ứng dụng để tạo thành từ mới, hoặc bổ sung thêm nét nghĩa mới cho một từ đã có sẵn, với ví dụ minh hoạ là các từ mới đươc thêm vào từ điển Oxford trong những năm gần đây.

image-alt

  1. Kết hợp hai từ đã có sẵn để tạo thành một cụm danh từ hoặc một cụm tính từ mới (compounding)

Ví dụ: cụm danh từ "Blue Monday"

Cụm danh từ này được tạo ra bằng cách kết hợp tính từ "blue" (buồn bã, ảm đạm) với danh từ "Monday" (thứ hai), tạo nên "Blue Monday" với ý nghĩa "thứ hai khiến người ta cảm thấy chán nản và buồn bực vì phải quay lại công việc sau hai ngày cuối tuần",

Many people find it hard to get over Blue Mondays after a relaxing weekend.

  1. Thêm vào một từ đã có sẵn các tiền tố (prefix) hay hậu tố (suffix) để tạo ra một từ mang những nét nghĩa mới từ các phụ tố đó.

Ví dụ: danh từ "self-care"

Danh từ này được tạo ra bằng cách thêm tiền tố self- (tự thân) vào danh từ care (sự chăm sóc). Từ này được dùng để chỉ "hành động tự chăm sóc bản thân, bằng việc chú ý đến bữa ăn giấc ngủ và tập thể dục để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật".

The elderly should be encouraged to practice self-care.

  1. trộn lẫn hai từ với nhau để tạo thành từ mới (portmanteau)

Ví dụ: danh từ "brunch"

Là sự kết hợp giữa hai từ "breakfast" và "lunch", "brunch" được dùng để chỉ "bữa ăn muộn vào buổi sáng, là sự kết hợp giữa bữa sáng và bữa trưa thông thường".

On the weekends, some people like to sleep in and have brunch.

  1. sử dụng hình thức rút gọn của từ (shortening)

Ví dụ: danh từ "Gen-Z"

Đây là hình thức rút gọn của cụm từ Generation Z, một thuật ngữ chỉ những người có năm sinh trong khoảng thời gian từ giữa thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010.

Gen Z rely heavily on smartphones to manage all aspects of their lives.

  1. sử dụng hình thức viết tắt bằng các chữ cái đầu của một cụm từ (acronymy).

Ví dụ: động từ "DM"

"DM" là viết tắt của "direct message", nghĩa là gửi tin nhắn riêng tư qua mạng xã hội.

I'll DM the link to you.

Neologism trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Từ vựng về chủ đề Covid-19

Từ khi ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc vào cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã bùng phát ở nhiều nước trên thế giới và kéo dài cho đến nay. Sự thay đổi đột ngột trong xã hội và nhu cầu cập nhật thông tin cấp thiết một cách chính xác đến công chúng đã tạo điều kiện cho hàng loạt các từ mới ra đời và lan truyền rộng rãi. Các bài báo và thông tin về chủ đề này xuất hiện với tần suất càng nhiều, các từ mới càng được củng cố về mặt ý nghĩa và độ phổ cập. Hầu hết các từ được tạo thành từ những từ vựng chính thống và đã được sử dụng trước đó, tuy nhiên, hiện nay các từ này xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các kênh thông tin, đồng thời, nghĩa của các từ này cũng được mở rộng thêm các nét nghĩa mới liên quan đến bối cảnh đại dịch hiện nay. Dưới đây là các từ vựng về chủ đề Covid-19 dưới đây đã được công nhận và cập nhật vào từ điển Oxford, tính đến tháng 3 năm 2021.

COVID-19 (danh từ)

COVID-19 là hình thức viết tắt của cụm từ “coronavirus disease 2019”, dùng để chỉ một căn bệnh gây ra bởi vi-rút corona với ca mắc đầu tiên được ghi nhận vào năm 2019 và đã trở thành một đại dịch toàn cầu.

The first case of Covid-19 was reported in China in the year 2019.

Pandemic (danh từ)

Trước đây, khi nhắc đến dịch bệnh nói chung, từ “epidemic” sẽ được nghĩ đến trước tiên. Tuy nhiên, Covid-19 lại được mô tả là một “pandemic”. Trong khi “epidemic” được định nghĩa là “a large number of cases of a particular disease or medical condition happening at the same time in a particular community” (nhiều ca mắc của một căn bệnh hoặc tình trạng sức khoẻ diễn ra ở cùng một khoảng thời gian trong một cộng đồng nhất định), “pandemic” nghĩa là “a disease that spreads over a whole country or the whole world” (một căn bệnh lây lan trên cả một đất nước hoặc trên toàn thế giới). Vì thế, từ “pandemic” đã được chọn để gọi tên dịch Covid-19, thay vì từ “epidemic”.

The corona pandemic has had detrimental effects on the development of the country.

Community spread (danh từ)

“community spread” hay “community transmission” nghĩa là “sự lây lan của một căn bệnh trong một nhóm người, thường không tìm được nguồn gốc lây lan”.

As the country experiences community spread, each citizen should stay home and take precautions to protect themselves and their family.

Face mask/ face covering (danh từ)

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, người dân sinh sống tại các vùng dịch phải đeo "face mask" hay "face covering" (khẩu trang).

 neologism-face-mask

The document includes advice for people to wear face coverings on public transport and in some shops.

Patient zero (danh từ)

“patient zero” là người đầu tiên mắc bệnh, hay có những biểu hiện của bệnh.

The authorities have so far been unable to trace patient zero.

Contact tracing/ contact tracer (danh từ)

“contact tracing” là quá trình xác định những người tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh và có nguy cơ nhiễm bệnh. Nhân viên làm nhiệm vụ "contact tracing" được gọi là "contact tracer".

  1. These days, contact tracing is a key strategy to prevent community transmission.

  2. Thousands of coronavirus contact tracers are being recruited by the government.

Super-spreader (danh từ)

“super-spreader” là bệnh nhân siêu lây nhiễm, tiếp xúc và lây bệnh cho nhiều người.

A super-spreader may not show any symptoms of the disease.

Asymptomatic (tính từ)

“asymptomatic” chỉ tình trạng (bệnh nhân) không biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.

Asymptomatic patients are allowed to stay at home, self-monitor, and follow certain health guidance.

Social distancing (danh từ)

“Social distancing” hay “physical distancing” nghĩa là dãn cách xã hội - hành động giữ khoảng cách an toàn giữa mình và người khác và tụ tập đông người để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các cụm từ này cũng được biến thể thành các tính từ "socially distanced" và "physically distanced".

neologism-social-distancing

  1. Citizens are urged to practice social distancing and work from home if possible.

  2. It is important to wear a mask and stay physically distanced from people who are not in your household.

Shelter in place 

“shelter in place” là cụm động từ mang nghĩa “ở nhà trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ người thân và người khác”.

All the city dwellers have been ordered to shelter in place for at least a month.

Quarantine (danh từ, động từ)

“quarantine” nghĩa là cách ly hoặc khoảng thời gian cách ly.

  1. All the travellers arriving in the country are required to quarantine for 14 days.

  2. Patients must conform to quarantine regulations.

Self-isolate/ self-quarantine (động từ)

“self-isolate” hoặc “self-quarantine” nghĩa là tự cách ly. Các danh từ tương ứng với hai động từ này là "self-isolation" và "self-quarantine".

Those who have shown symptoms of the disease should self-isolate before being tested.

Lockdown (danh từ)

“lockdown” là lệnh đóng cửa các địa điểm công cộng và hạn chế sự di chuyển của người dân hoặc xe cộ trong tình huống nguy hiểm.

The government imposed a nationwide lockdown in response to the rapid spread of the disease.

Flatten the curve

“flatten the curve” có nghĩa đen là “làm phẳng đường cong”. Trong dạng biểu đồ đường, số liệu tăng lên sẽ tạo thành một đường cong hướng lên trên, vì thế việc “làm phẳng đường cong” nghĩa là giữ cho số liệu này không tăng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cụm từ này đã được sử dụng với nghĩa bóng “giữ cho một tỉ lệ hoặc số lượng không tăng lên quá nhiều trong một thời gian ngắn”.

Health officials are making efforts to flatten the curve of new infections.

Key worker/ essential worker (danh từ)

“key worker” hay “essential worker” được định nghĩa ban đầu là nhân viên công tác trong các lĩnh vực thiết yếu như sức khoẻ, giáo dục hoặc an ninh. Trong bối cảnh hiện nay, từ này được dùng để chỉ 3 đối tượng bao gồm đội ngũ nhân viên y tế, các nhà cung cấp nhu yếu phẩm, và các đại diện duy trì các cơ sở hạ tầng thiết yếu.

tu-vung-tieng-anh-chu-de-covid-19-keyworker

All essential workers have worked hard to serve the community during the pandemic.

Từ vựng về chủ đề Covid-19: về văn hoá cách ly

Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng đến các hệ thống vận hành xã hội nói chung, mà còn thay đổi cuộc sống của người dân tại các vùng dịch, buộc mỗi người phải thích nghi với việc sắp xếp lại cuộc sống, làm việc và học tập tại nhà, cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, nhờ có internet và các mạng xã hội, mọi người vẫn có thể kết nối và liên lạc với nhau mặc dù đang trong thời kỳ giãn cách xã hội. Dưới đây là một số từ vựng về văn hoá cách ly và lối sống trong mùa dịch, với sự hỗ trợ của mạng xã hội và các ứng dụng liên lạc trực tuyến.

Quarantine culture (danh từ)

“quarantine culture” được hiểu là văn hoá mùa dịch, thể hiện qua những xu hướng và hoạt động thịnh hành trong mùa cách ly toàn xã hội. 

The continuation of the pandemic has led to the emergence of quarantine culture in which people keep themselves occupied by taking up new hobbies.

Quarantime/ quaranteam (danh từ)

Hai từ “quarantime” và “quaranteam” được tạo thành thông qua phương pháp portmanteau (trộn lẫn từ “quarantine” với một danh từ mới): “quarantime” là khoảng thời gian cách ly” và “quaranteam” là nhóm người cùng cách ly với nhau.

During the quarantime, my quaranteam and I had to stay 6 feet apart from each other, even though we lived under the same roof.

The new normal (danh từ)

Cụm từ "the new normal" là sự kết hợp của hai tính từ trái ngược nhau, "new" (mới mẻ) và "normal" (bình thường). Cụm từ này dùng để chỉ một tình huống trước kia được xem là lạ thường nhưng giờ đây lại trở thành bình thường. Trước đây, trong giao tiếp thường ngày "the new normal" được dùng để ám chỉ những thay đổi lớn trong cuộc sống của một người, ví dụ như việc bắt đầu một công việc mới, hay chuyển đến một nơi khác để sinh sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, cụm từ này dùng để thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng khi nhiều sự kiện chưa từng có tiền lệ xảy ra đã trở thành một phần của cuộc sống như việc dãn cách xã hội, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên hay làm việc tại nhà.

Wearing face masks can be the new normal even after coronavirus pandemic.

Coronacation (danh từ)

Được tạo thành từ hai từ “corona” và “vacation”, “coronacation” dùng để chỉ kỳ nghỉ dài hạn khỏi việc học và làm việc. 

This coronacation is expected to last until next month.

Covideo party (danh từ)

Vì dịch bệnh, mọi người bị hạn chế tụ tập, những cuộc hẹn cũng vì thế mà tạm gác lại. Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ, mọi người có thể thoải mái tổ chức những bữa tiệc từ xa qua những cuộc gọi video hay còn gọi là “covideo party”.

During the pandemic, teenagers tend to hold covideo parties to have fun with their friends.

WFH (danh từ)

WFH là viết tắt của cụm từ “work from home” (làm việc tại nhà). 

tu-vung-tieng-anh-chu-de-covid-19-work-from-home

Due to the pandemic, many companies have implemented WFH policies.

Zoom/ Zoomer (danh từ)

Trước đây, “zoom” thường được hiểu với nghĩa “ống kính máy ảnh cho phép phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh”. Gần đây, khi nhắc tới “zoom”, người ta sẽ liên tưởng đến ứng dụng tạo cuộc họp trực tuyến Zoom, một ứng dụng đang được sử dụng phổ biến trong trường học và cơ quan làm việc. Như vậy, Zoomer là thuật ngữ ám chỉ người dùng ứng dụng Zoom, hay thế hệ gen-Z đã quen với việc tham dự các lớp học hoặc các cuộc họp qua Zoom.

Recently, Zoom has grown in popularity among schools and businesses thanks to its affordability and usability.

Doomscrolling/ doomsurfing (danh từ)

“doomscrolling” hay "doomsurfing" là hành động dành nhiều thời gian cập nhật tin tức trên mạng nhưng tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực. Cụm từ này được nhiều cư dân mạng nhắc đến, khi nhiều tiêu đề báo chí thông báo tin xấu về tình hình dịch bệnh liên tục hiển thị trên màn hình đến mức không thể né tránh.

Doomscrolling has a negative impact on mental health, triggering and worsening anxiety, stress, depression, and panic.

Blursday (danh từ)

Kết hợp giữa từ “blur” (làm cho mờ đi hoặc không rõ ràng) và “day” (ngày) để mô tả tình trạng “không rõ hôm nay là thứ mấy”, một tình trạng thường gặp trong mùa cách ly dài ngày như hiện nay.

It must be Blursdayas I have no idea what day it is today. The pandemic has changed my normal weekly schedule!

Tổng kết

Thông qua bài viết này, người đọc được bổ sung thêm kiến thức về neologism và quá trình phát sinh các từ mới, cùng với một số từ vựng về chủ đề Covid-19. Nhờ có được cái nhìn tổng quan về neologism và biết thêm các từ vựng được liệt kê trong bài viết, người học có thể vận dụng các từ đã học vào giao tiếp thường ngày, vừa cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh thông qua các kênh thông tin Anh ngữ một cách nhanh chóng, vừa mở rộng vốn từ sẵn có của bản thân. Để việc học trở nên tích cực và chủ động hơn, người học không nên xem tiếng Anh là một môn học bắt buộc mà nên biến nó trở thành một kỹ năng cần được trau dồi thường xuyên của người học.

Bạn cần gấp chứng chỉ IELTS để du học, định cư, tốt nghiệp, hay thăng tiến trong sự nghiệp nhanh chóng? Đạt điểm cao trong thời gian ngắn với khóa học luyện thi IELTS cấp tốc hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu