Banner background

Các hình thức ngụy biện thường gặp trong tư duy logic (phần 4)

Trong phần 4 của chuỗi bài giới thiệu về những hình thức ngụy biện thường gặp trong tư duy logic, tác giả sẽ tiếp tục đề cập đến một kiểu ngụy biện khá phổ biến trong đời sống thường ngày. Đó chính là: Ngụy biện tấn công người rơm.
cac hinh thuc nguy bien thuong gap trong tu duy logic phan 4

Trong phần 4 của chuỗi bài giới thiệu về những hình thức ngụy biện thường gặp trong tư duy logic, tác giả sẽ tiếp tục đề cập đến một kiểu ngụy biện khá phổ biến trong đời sống thường ngày. Đó chính là: Ngụy biện tấn công người rơm.

Ngụy biện tấn công người rơm

Ngụy biện tấn công người rơm là gì? 

Đã từng có một dạo trên các trang mạng xã hội chia sẻ rầm rộ một số các câu chuyện cười như sau.

 Ví dụ 1

Nếu bạn mất cây bút = Không có bút

Không có bút = Không chép bài

Không chép bài = Không học

Không học = Thi trượt

Thi trượt = Không có bằng

Không có bằng = Không có công việc

Không có công việc = Không có tiền

Không có tiền = Gầy

Gầy = Xấu

Xấu = Không có tình yêu

Không có tình yêu = Không hôn nhân

Không hôn nhân = Không con cái

Không con cái = Một mình

Một mình = Trầm cảm

Trầm cảm = Bệnh

Bệnh = Chết

Bài học là: Đừng mất bút, mất là chết!

Ví dụ 2

Người con đến gặp người cha và đòi xin cưới vợ. Người cha im lặng, tiến đến vả vào mặt đứa con một cái. Đứa con sửng sốt hỏi tại sao thì người cha yêu câu cậu con: “Xin lỗi đi!”. Người con chưa hiểu chuyện gì thì lại bị tiếp tục giáng một bạt tai nữa và người cha lại yêu cầu anh xin lỗi. Đau quá người con đành nói xin lỗi và thế là người cha vỗ vai con mãn nguyện nói rằng: “Con trai à, bây giờ con mới có thể lấy vợ được rồi đấy!”.

Trong ví dụ về câu chuyện cười thứ nhất, người nói cho rằng việc mất cây bút có thể dẫn đến cái chết qua hành động xâu chuỗi các sự kiện xảy ra liên tiếp sau đó. Ví dụ này minh hoạ cho một lối nguỵ biện phổ biến trong tranh luận hằng ngày trong giao tiếp cũng như trên mạng xã hội: Ngụy biện tấn công người rơm.

Trong lối nguỵ biện này, người nói bóp méo, thậm chí xuyên tạc nội dung luận điểm của đối thủ tranh luận nhằm khiến nó trở nên yếu đi để dễ dàng tấn công và giành phần thắng. Thử đặt câu chuyện cười thứ hai vào một cuộc tranh luận, người bố dùng một chuỗi các lập luận như: “Nếu cưới vợ thì sẽ cãi nhau và con sẽ phải chủ động nhận trách nhiệm. Vì vậy con phải không được lấy vợ nếu chưa sẵn sàng cho việc đó”. Lập luận này nhằm tấn công luận điểm: “Con muốn lấy vợ” hoặc “Con đã sẵn sàng lấy vợ”. Có thể thấy, cách lập luận của người cha đang đi vào hướng bẻ lái thông tin thành “muốn cưới vợ phải chịu đấm mà vẫn xin lỗi” dẫn đến “nếu không làm được thì chưa đủ khả năng để lấy vợ”, điều vốn dĩ chỉ là một yếu tố nhỏ và phụ có thể được suy ra từ luận điểm chính “cưới vợ” của đứa con. Người cha đang mắc phải lối nguỵ biện tấn công người rơm.

Nhận diện ngụy biện tấn công người rơm

Hình thức nguỵ biện nêu trên khá đa dạng về câu chữ và cách thức nhưng tất cả đều nhắm tới mục đích cuối cùng chối bỏ một luận điểm bằng việc tường thuật sai hoặc cắt nghĩa sai luận điểm đó. Để làm rõ hơn, chúng ta hãy cùng điểm qua một số các ví dụ sau đây.

Ví dụ 3

A: Cá nhân tôi thấy cậu “Lâm Tây” (cách gọi cầu thủ bóng đá nổi tiếng ở Việt Nam Đặng Văn Lâm) này bắt bóng khá hơn hẳn cậu Bùi Tiến Dũng nhỉ.

B: Nhưng mà Bùi Tiến Dũng được yêu thích ở mùa giải trước lắm đấy, còn chơi cho cả cúp Châu Á 2019 nữa mà. Với cả nhà cậu ấy hồi trước nghèo lắm, chơi vậy là tốt lắm rồi. Rõ ràng anh chả biết gì về bóng đá.

Ví dụ 4

Giáo sư X: Tôi đề nghị chúng ta nên đầu tư hơn cho mảng giáo dục giới tính ở Việt Nam. Các cháu nên được trang bị kiến thức đầy đủ về vấn đề tình dục để tự bảo vệ bản thân mình.

Người bình luận: Việt Nam ta đó giờ luôn giữ thuần phong mỹ tục đối với những vấn đề nhạy cảm này, hay ho gì lôi mấy việc đấy ra trước mặt mấy đứa nhỏ?!

Trong ví dụ về các cầu thủ bóng đá, người A đưa ra so sánh giữa cậu Đặng Văn Lâm chơi bóng đá ở vị trí thủ cầu tốt hơn Bùi Tiến Dũng chứ không phải là “Bùi Tiến Dũng chơi bóng không hay”. Ngoài lỗi ngụy biện tấn công người rơm. Người A còn mắc lỗi nguỵ biện lợi dụng lòng thương hại bằng cách hướng người A tới vấn đề “nhà cậu ấy rất nghèo”.

Tương tự như vậy, có một bộ phận phụ huynh có xu hướng đánh đồng việc giáo dục giới tính với những việc làm đe doạ “thuần phong mỹ tục của người Việt Nam” để bác bỏ các đề xuất cải tổ môn học này. Hình thức nguỵ biện này còn có thể đi kèm với lập luận quy chụp một luận đề sang một phát biểu mang tính logic để chối bỏ tính chính xác của luận đề đó.

Ví dụ 5

A: Bức tranh này để ở đây không phù hợp lắm với không gian này …

B: Không trang trí nhà cửa một chút thì nhìn cái nhà rõ chán, chả muốn vào ở!

Rõ ràng rằng người B tấn công người A bằng cách nói “không đặt tranh là không trang trí nhà cửa, không trang trí nhà cửa thì nhà không đẹp” trong khi luận điểm của người A nhằm vào tính thiếu hợp lí khi đặt bức tranh ở một vị trí nhất định. Cường điệu hoá một vấn đề cũng có thể khiến chúng ta mắc vào lỗi nguỵ biện người rơm này.

Ví dụ 6

Chính phủ thông qua Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 vào ngày 12/06/2018. Điều này có nghĩa là chúng ta đều sẽ bị theo dõi; rõ ràng đạo luật mới này đang xâm hại quyền riêng tư của mỗi cá nhân, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận. Vì vậy chúng ta không nên chấp nhận nó.

Có thể thấy, bất cứ ai xem qua bộ luật này đều có thể nhận thấy việc “bị theo dõi” là chưa chính xác. Đồng thời, kiểm soát các thông tin truyền bá trên mạng xã hội góp phần rất lớn vào việc xây dựng một không gian mạng trong sạch và lành mạnh. Một minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề này nằm trong bối cảnh đất nước ta đang phải chiến đấu từng ngày với đại dịch COVID-19, nhiều cá nhân lợi dụng các tài khoản xã hội như Facebook hoặc Instagram để tung tin đồn thất thiệt nhằm trục lợi. Điều này gây thiệt hại không những về mặt tài chính, gây hoang moang dư luận mà còn ảnh hưởng công tác chống dịch. Tuy nhiên, nhờ vào Luật An ninh mạng, các đối tượng nêu trên đều được xử lí nghiêm minh và thích đáng theo qui định của pháp luật; đồng thời, các thông tin xuyên tạc đều được gỡ bỏ. Như vậy, việc cường điệu hoá bộ luật này là “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” ngoài mắc lỗi nguỵ biện người rơm còn rơi vào lỗi nguỵ biện lạm dụng chữ nghĩa.

Qua những ví dụ minh hoạt trên, đặc biệt là các mẫu chuyện cười có xen lẫn hình thức nguỵ biện người rơm chính là biểu hiện lối tư duy thiếu logic trong một bộ phận giới trẻ ngày nay. Chính vì vậy để tránh mắc phải lỗi tư duy logic này, bên cạnh việc đọc để giảm căng thẳng và tìm niềm vui, người đọc nên phân rõ ranh giới giữa tính giải trí và tính áp dụng để hạn chế sự ảnh hưởng của chúng lên suy nghĩ logic.

Tài liệu tham khảo

  • Bassham, Irwin, Nardone and Wallace (2011). Critical Thinking (Forth Edition). King’s College, New York. Published by McGraw-Hill

  •  Ngọc Anh (2020). Hiệu quả của Luật An ninh mạng sau hơn 1 năm đi vào cuộc sống. Báo Pháp luật

Ngân Lâm – Giảng viên tại ZIM 

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...