Phát triển câu trả lời IELTS Speaking bằng phương pháp cá nhân hóa – Phần 2
Trong phần trước về phương pháp cá nhân hóa, tác giả đã giới thiệu cách vận dụng phương pháp cá nhân hoá trong việc phát triển các câu trả lời trong IELTS Speaking Part 1 đơn giản nhưng vẫn đảm bảo ghi điểm với các tiêu chí chấm điểm Speaking của IELTS. Trong bài viết này, tác giả sẽ tiếp tục đào sâu hơn vào các khía cạnh của cá nhân hoá và giới thiệu thêm phương pháp cá nhân hoá mới để giúp các câu trả lời trong IELTS Speaking Part 2 chân thực, lôi cuốn và đa dạng hơn.
Tổng quan về bài thi IELTS Speaking Part 2
Trong phần thi IELTS Speaking part 2, thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị trước khi miêu tả một chủ đề nào đó trong vòng 1-2 phút. Bài thi IELTS Speaking part 2 luôn bắt đầu bằng từ “Describe” và thường hỏi về 4 chủ đề chính:
Người (people)
Ví dụ: Describe a person who you are happy to know
Nơi chốn (place)
Ví dụ: Describe a place where you are able to relax
Vật (object)
Ví dụ: Describe an article on health you read in a magazine or on the Internet
Trải nghiệm (experience)/ sự kiện (event)
Ví dụ: Describe a mistake you have made
Cá nhân hoá bài nói IELTS Speaking Part 2 – Dẫn chủ đề về bối cảnh quen thuộc
Làm gì khi gặp những câu hỏi về các chủ đề bản thân không biết/ không quan tâm/ chưa từng trải nghiệm?
Có thể thấy phần thi IELTS Speaking Part 2 tập trung vào trải nghiệm của bản thân thí sinh. Nếu thi sinh biết/ quan tâm/ đã từng trải nghiệm trường hợp mà câu hỏi của giám khảo đang đề cập thì bản thân thí sinh sẽ biết rất rõ những gì mình cần thể hiện trong bài nói. Đây cũng là tiền đề để phương pháp cá nhân hoá thể hiện được tối đa công dụng kéo dài và tăng sực độc đáo cho câu trả lời của thí sinh.
Tuy vậy, nếu như thí sinh không biết/ không quan tâm/ chưa từng trải nghiệm trường hợp mà câu hỏi của giám khảo đang đề cập (Ví dụ: Một thí sinh không bao giờ đọc tin tức hay tìm hiểu về chủ đề sức khoẻ được yêu cầu Miêu tả một bài báo về sức khoẻ – Describe an article on health you read in a magazine or on the Internet) thì thí sinh ấy sẽ phải xử lý ra sao? Để giải quyết vấn đề này, việc sáng tạo ra một câu trả lời mới sẽ không được khuyến khích vì khả năng cao thí sinh sẽ quá tập trung vào việc nghĩ ra ý tưởng mới hoàn toàn cho câu chuyện mà bản thân muốn nói và rất có thể sẽ khó kiểm soát các yếu tố ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp hay độ trôi chảy.
Theo Erick Denaney, một người sở hữu một thứ gì đó phù hợp với bản thân sẽ cảm thấy dễ dàng kiểm soát hơn.
Phân tích quan điểm trên đối với một thí sinh chưa có nhiều trải nghiệm liên quan đến các chủ đề của phần thi IELTS Speaking Part 2, việc kiểm soát tốt hơn bài nói của bản thân cốt lõi nằm ở việc cá nhân hoá chủ đề được hỏi. Nói cách khác, khi gặp một câu hỏi đề cập đến trường hợp mà thí sinh không biết/ không quan tâm/ chưa từng trải nghiệm, điều đầu tiên mà thí sinh cần làm là tạo ra mối liên hệ giữa chủ đề được hỏi với những tình huống có liên quan mà bản thân biết/ quan tâm/ đã từng trải nghiệm hay giả định bản thân trong trường hợp đó sẽ làm gì. Điều này có thể giúp thí sinh kiểm soát tốt hơn bài nói của mình.
Vì vậy, thí sinh không nhất thiết phải 100% đưa ra các ý tưởng (có thể là ý tưởng mới, tự nghĩ ra lúc nói) thoả mãn câu hỏi hay thoả mãn các gợi ý kèm theo của câu hỏi, thay vào đó thí sinh hoàn toàn có thể trình bày thật lòng: “do không biết/ không quá quan tâm đến chủ đề được hỏi trong cuộc sống nên sẽ trình bày về một thứ gì đó tương tự đã từng trải nghiệm” hay “bản thân chưa từng trải nghiệm qua sự việc này nên sẽ tự giả định bản thân trong trường hợp đó sẽ như thế nào”.
Những nội dung nào cần cá nhân hoá?
Phương pháp cá nhân hoá luôn cần được thực hiện ngay từ những câu đầu tiên của bài nói để tạo ra bối cảnh mà bản thân cảm thấy quen thuộc, từ đó giúp người nói kiểm soát những nội dung được đưa ra về sau trong bài nói tốt hơn.
Đối với những thí sinh biết/ quan tâm/ đã từng trải nghiệm chủ đề được hỏi, việc nói trôi chảy từ đầu những thông tin về bản thân sẽ làm cho thí sinh tự tin hơn trong những phần sau.
Còn đối với những thí sinh không biết/ không quan tâm/ chưa từng trải nghiệm chủ đề được hỏi, phương pháp này giúp hạn chế tối đa sự lạ lẫm đối với chủ đề gốc mà thì sinh không biết/ không quan tâm/ chưa từng trải nghiệm.
Vài trò của cá nhân hoá trong IELTS Speaking Part 2
Cùng phân tích ví dụ sau để hiểu rõ hơn về vai trò của phương pháp cá nhân hoá trong IELTS Speaking Part 2:
Describe an article on health you read in a magazine or on the Internet
What the article was
When an where you read it
What you learned from the article
Explain why you think it is a good or bad article
Một thí sinh đã từng có cơ hội bắt gặp một bài viết về các vấn đề sức khoẻ, cách để duy trì sức khoẻ, các loại thuốc chữa bệnh, … trên báo giấy hoặc báo mạng và nếu thí sinh đó là một người đam mê tìm hiểu về sức khoẻ nói chung thì việc triển khai ý tưởng khi nói cho chủ đề này sẽ không phải là vấn đề quá khó khăn.
Xét trên góc độ chuẩn bị trước cho bài nói, ngoài việc trực tiếp sử dụng từ vựng trong các bài báo về sức khoẻ viết bằng tiếng Anh, thí sinh cũng hoàn toàn có thể dịch lại các bài báo được viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ ra tiếng Anh đồng thời phân tích và rút ra một lượng từ nhất định liên quan đến chủ đề sức khoẻ, từ đó việc đảm bảo ngôn ngữ diễn đạt cũng không còn quá nan giải.
Tuy đã từng trải qua và có thể đã có sẵn ý tưởng trong đầu. Thí sinh cũng cần thực hiện phương pháp cá nhân hoá bằng cách giới thiệu về bản thân và trình bày sự liên quan của bản thân đến chủ đề trong phần mở đầu bài nói, qua đó vừa kéo dài được câu trả lời nhằm giảm bớt áp lực về lượng ideas liên quan đến chủ đề cần thể hiện liên tục xuyên suốt 1-2 phút, vừa tạo ra phần mở đầu hấp dẫn để lỗi cuốn sự chú ý của giám khảo.
Các câu mở đầu thông thường và phổ biến trong bài nói Part 2 thường gặp của đa phần thí sinh có thể là: “Today, I’m going to talk about a health article I read last week.”, “I would like to tell you about an article on health I saw on the Internet.”, “Speaking of an article on health, I will share with you one I read when I was a Uni student.”, …
Với các mở đầu ở trên, thông tin được giới trong phạm vi 1 câu và sẽ được trình bày trong không quá 10 giây. Điều này vừa không thể hiện được điểm nổi bật trong bài nói vừa không đóng góp gì vào việc giảm thiểu áp lực thời gian cho nội dung chính tiếp theo trong bài nói.
Giả sử một thí sinh quan tâm về vấn đề sức khoẻ và có thói quen mua báo giấy hoặc đọc báo online hằng ngày về sức khoẻ khi gặp câu hỏi trên sẽ có thể tư duy trả lời như sau: “Actually, I’m not a doctor or a student majoring in healthcare, but I have to say that I’m a person who is really interested in learning about health. I have a habit of buying health magazines and reading online news which concerning health every day so that I can learn more about how to eat heathily, how to avoid diseases or how to improve my mental health. So, I guess today I’m going to talk about a very exciting article I found on the Internet about …”
Có thể thấy, phần mở đầu được cá nhân hoá này có thể được diễn đạt trong khoảng ít nhất là 30 giây, giúp thí sinh giảm áp lực về độ dài của câu chuyện mình sắp kể. Quan trọng hơn, phần mở đầu ở trên hoàn toàn thể hiện lại sở thích và thói quen của thí sinh, giúp gợi mở và đóng góp vào mạch truyện chung một cách liên quan, không lạc đề.
Đối với những thí sinh chưa từng đọc báo giấy hay báo mạng về sức khoẻ hay không am hiểu về chủ đề này, thí sinh hoàn toàn có thể tư duy bài nói một cách thật lòng như sau: “I don’t want to pretend that I know a lot about health, and it’s also true that I don’t have a thing for reading, both magazine or online news. I found updating news or learning knowledge through podcast more interesting as I can multi-task while listening. However, I guess I could tell you about a famous podcast about common health issues. …”
Trong câu trả lời trên, vì thí sinh là một người “không biết nhiều về sức khoẻ” và thích nghe “podcast để học hỏi hay cập nhật tin tức” thay vì “đọc báo giấy hay tin trên mạng” nên sau khi trình bày hết sự việc trên, thí sinh đã chốt lại chủ đề là giới thiệu “một podcast về các vấn đề sức khoẻ thường gặp”.
Xét theo tính logic, cách dẫn vào chủ đề của thí sinh hoàn toàn hợp lý vì đó là con người và thói quen của thí sinh.
Xét theo tính khả thi của việc triển khai bài nói tốt hơn, việc lái chủ đề theo sở thích của thí sinh có thể tạo cho thí cảm giác quen thuộc hơn, từ đó có thể kiểm soát các yếu tố về ý tưởng hay ngôn ngữ trong bài nói. Cụ thể hơn, khi nói về “podcast” thí sính có thể lồng thêm phần miêu tả về các đặc điểm/ tính năng của “podcast” đó và trình bày sơ qua về các vấn đề sức khoẻ thường gặp – “common health issues” trong phần sau mà không cần cụ thể về một khía cạnh nào đó của sức khoẻ được đề cập đến trong một bài trong yêu cầu gốc của đề bài.
Công thức cá nhân hoá câu trả lời IELTS Speaking Part 2
Bước 1: Xác định bối cảnh của chủ đề được hỏi
Bước 2:
Giới thiệu sự liên quan của bản thân với bối cảnh đã nêu
Nêu lên sự thể hiện trong thực tế (biết/ quan tâm/ đã từng trải nghiệm) và/ hoặc nguyên nhân (không biết/ không quan tâm/ chưa từng trải nghiệm)
Từ/ cụm từ/ cách giới thiệu sự liên quan (hay không) của bản thân với bối cảnh của chủ đề:
Biết/ quan tâm/ đã từng trải nghiệm | Không biết/ khôngq quan tâm/ chưa từng trải nghiệm |
Actually, I’m not a …(chuyên gia về chủ đề trong bài nói)…, but I have to say that I’m a person who are interested in … | I don’t want to pretend that I know a lot about …(chủ đề đang nói)…, and it’s also true that I don’t have a thing for … |
I don’t want to sound pretentious, but I would admit that I’m a person who are … | I don’t want to hide the truth, but I have to be honest with you that I’m … |
… | … |
Lưu ý:Thí sinh trong quá trình luyện tập ở nhà có thể tra cứu và sáng tạo thêm các cách giới thiệu khác để vừa tạo sự đa dạng khi thể hiện bài nói ở các chủ đề khác nhau.
Bước 3: Dẫn về lại chủ đề của bài nói
However, I guess I could tell you about …
So, I guess today I’m going to talk about …
Áp dụng công thức cá nhân hoá giải một số đề IELTS Speaking Part 2
Ví dụ 1: Describe a place where you are able to relax
Where it is
How often you go there
How often you go there
And how you feel about this place
Bước 1: Xác định bối cảnh của chủ đề được hỏi
A place
To relax
Bài nói của thí sinh cần đảm bảo trình bày đầy đủ về 2 khía cạnh là một địa điểm và thư giãn. Tức là thí sinh cần nói về một nơi nào đó mà thí sinh đó có thể đến trải nghiệm không gian và thực hiện một số hoạt động để thư giãn.
Có 2 trường hợp có thể xả ra:
Đối với thí sinh biết/ quan tâm/ đã trải nghiệm: người nói hoàn toàn có thể khái quát phần mở đầu bằng việc giới thiệu rằng bản thân là một người thích đi chơi và khám phá những nơi mới (B1), sau đó đưa ra nguyên nhân là do cả tuần bận bịu nên cuối tuần cần tìm một chỗ nào đó yên tĩnh để thư giãn và nạp lại năng lượng (B2), cuối cùng là dẫn về câu chuyện của bản thân là: một quán cà phê hay đến để thư giãn (B3),
I don’t want to sound pretentious, but I would admit that I’m a person who is keen on exploring new places in my free time. I’m always busy with work in the office from Monday to Friday, so at weekends, I really like to find somewhere with a quiet atmosphere to relax and recharge my batteries. So, I guess today I’m going to talk about a small coffee house where I often visit to find relaxing time..
Đối với thí sinh không biết/ không quan tâm/ chưa trải nghiệm: người nói hoàn toàn có thể mở đầu bằng việc giới thiệu rằng bản thân là một người hướng nội (B1), sau đó đưa ra sự thể hiện trong thực tế là luôn về nhà sau giờ làm và khi có thời gian rảnh cũng muốn ở nhà (B2), cuối cùng là dẫn về thói quen của bản thân là: ít khi ra ngoài và luôn thích ở nhà thư giãn (B3),
I don’t want to hide the truth but I have to be honest with you that I’m an introvert person. I always come home after returning from work and most of the time, I like staying at home when I have free time instead of going out. However, I guess I could tell you about how I relax in my house.
Ví dụ 2: Describe a mistake you made
What it is
When you made it
How you made it
How you felt about it
Bước 1: Xác định bối cảnh của chủ đề được hỏi
A mistake
Bài nói của thí sính cần xoay quanh việc trình bày về một lỗi hay sai lầm mà thí sinh đã mắc phải trong quá khứ.
Có 2 trường hợp có thể xả ra đối với thí sinh:
Đối với thí sinh biết/ quan tâm/ đã trải nghiệm: người nói hoàn toàn có thể mở đầu bằng việc giới thiệu rằng bản thân là một người rất cẩn thận khi làm bất cứ việc gì (B1), sau đó đưa ra sự thể hiện trong thưc tế kèm nguyên nhân là do không muốn phải tốn thời gian và công sức giải quyết những vấn đề gây ra bởi sự bất cẩn của bản thân (B2), cuối cùng là dẫn về câu chuyện của bản thân là: một lần họ quên kiểm tra hòm thư điện tử của mình (B3).
I don’t want to sound pretentious but I would admit that I’m a person who are careful when doing everything. This can be seen when I buy something or check my weekly schedule as I never want to waste time and efforts dealing with problems due to my carelessness. So, I guess I could tell you about a minor mistake of mine when I forgot to check my email.
Đối với thí sinh biết/ quan tâm/ đã trải nghiệm: thí sinh hoàn toàn có thể mở đầu bằng việc giới thiệu rằng bản thân là một học sinh ngoan (B1), sau đó đưa ra sự thể hiện trong thực tế là luôn làm đầy đủ bài tập về nhà và chăm chỉ ôn luyện trước mỗi kỳ thi (B2), cuối cùng là dẫn về câu chuyện của bản thân là: một lần bị bố mẹ phạt do không cẩn thận và sai nhiều câu trả lời trong bài kiểm tra cuối kỳ (B3).
I don’t want to sound pretentious, but I’m a good student, for real. I always do my homework and review what I learned before any exams. However, I guess today I’m going to talk about a time I answered the wrong questions in my exam and then I got punished by my parents.
Cách ôn luyện phương pháp cá nhân hoá trong IELTS Speaking Part 2
Qua các ví dụ trên, có thể thấy rằng cho dù có gặp phải một câu hỏi khó liên quan đến chủ đề mà thí sinh đã hay chưa từng trải nghiệm, phương pháp cá nhân hoá trong phần thì IELTS Speaking Part 2 có thể là công cụ giúp thí sinh không những kéo dài câu trả lời, giảm áp lực thời gian mà còn giúp dẫn chủ đề lạ/ không biết/ không quá quan tâm về những bối cảnh quen thuộc để dễ nói hơn.
Điều này không có nghĩa là thí sinh có thể áp dụng xử lý được chủ đề của các câu hỏi ngay lập tức trong phòng thi. Mọi thứ cần có sự làm quen và luyện tập để đạt đến mức thành thạo. Do đó, để có thể thuần thục kỹ năng cá nhân hoá câu trả lời IELTS Speaking Part 2 trong phòng thi, ngay từ giai đoạn chuẩn bị ở nhà, thí sinh cần phải cố gắng tiếp xúc với càng nhiều câu hỏi Part 2 càng tốt, từ đó tập cách tư duy và áp dụng công thức dẫn chủ đề của câu hỏi về bối cảnh quen thuộc hơn với bản thân. Nếu phương pháp rèn luyện này được thực hiện một cách chăm chỉ, thí sinh hoàn toàn có thể phát triển được phản xạ “lái đề về những thứ liên quan mà mình biết/ quan tâm/ đã từng trải nghiệm” một cách tự nhiên với một lượng lớn câu hỏi trong Part 2 của bài thi IELTS Speaking.
Tổng kết phương pháp cá nhân hóa
Phương pháp cá nhân hoá giúp thí sinh giảm bớt áp lực về lượng thông tin cần tự sáng tạo trong lúc nói, và còn giúp thí sinh mở ra câu chuyện mới hoặc có liên quan tới chủ đề gốc theo đúng ý muốn của mình, từ tạo ra sự kiểm soát tốt hơn bài nói của bản thân.
Trong bài viết cuối của series, tác giả sẽ tiếp tục đề cập cách áp dụng phương pháp cá nhân hoá để đưa ra các câu trả lời thuyết phục trong Part 3 của bài thi IELTS Speaking.
Nguyễn Quang Hùng
Người học cần gấp chứng chỉ IELTS để nộp hồ sơ du học, định cư, tốt nghiệp hay việc làm. Bắt đầu ngay khóa học luyện thi IELTS chinh phục điểm cao IELTS hôm nay!
Bình luận - Hỏi đáp