Banner background

Phương pháp học ngữ pháp IELTS nâng cao dành cho người học có tư duy phân tích

Bài viết này giới thiệu phương pháp học ngữ pháp dựa trên góc nhìn constituency grammar để làm chủ được những câu văn có cấu trúc ngữ pháp nâng cao đặc biệt đối với kỹ năng đọc và viết.
phuong phap hoc ngu phap ielts nang cao danh cho nguoi hoc co tu duy phan tich

Giới thiệu

Ngữ pháp là một trong những phạm trù cơ bản và thiết yếu của việc học ngôn ngữ và đóng vai trò quan trọng trong cả khả năng đọc hiểu và kỹ năng viết của người học.

Nhiều học viên có thể thấy khó khăn khi đọc những đoạn văn bài dài hoặc khi tham khảo Writing và thấy những mẫu câu dài với nhiều thành phần. Vậy làm thế nào để hiểu những câu văn dài như vậy? 

Bài viết này giới thiệu phương pháp học ngữ pháp dựa trên góc nhìn constituency grammar để làm chủ được những câu văn có cấu trúc ngữ pháp nâng cao đặc biệt đối với kỹ năng đọc và viết.

Key Takeaways

Trong phương pháp học ngữ pháp theo hướng constituency grammar và syntactic grammar này, người học sẽ cần học và hiểu rõ 2 nhóm kiến thức lần lượt là các kiến thức ngữ pháp về thành tốkiến thức về các thành phần câu

Kiến thức ngữ pháp về thành tố là kiến thức về các thành phần nhỏ hơn, xây dựng lên các thành phần câu và sẽ bao gồm:

  • Từ - Loại từ (Word level)

  • Các cụm từ (Phrases)

  • Các mệnh đề (Clauses)

Kiến thức về các thành phần câu sẽ bao gồm: 

  • Subject

  • Verb

  • Object

  • Complement

  • Adjunct

  • Dependent clause

  • Các cấu trúc câu đơn

  • Câu ghép - Câu phức ghép

Kiến thức về ngữ pháp thành tố sẽ giúp người học nắm vững hầu hết các thành phần câu khi chúng kết hợp nhau để tạo ra các câu đơn hay câu phức phức tạp. 

Nền tảng lý thuyết

Tác giả này rất khuyến khích việc áp dụng phương pháp cú pháp để giải quyết các vấn đề ngữ pháp này. Khuyến nghị này dựa trên một số yếu tố, cụ thể là nguyên nhân chính, hiệu quả đã được chứng minh, và sự phù hợp với phương pháp giảng dạy của chúng tôi, tất cả sẽ được mở rộng đầy đủ ở phía dưới.

Kiến thức cú pháp, liên quan đến việc hiểu cấu trúc của câu, đã được chứng minh là có khả năng giảm thiểu lỗi ngữ pháp. Có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu khác nhau ủng hộ cho lập luận này, vì nó nâng cao sự hiểu biết và sử dụng đúng các cấu trúc ngôn ngữ. Nó cũng được cho là cải thiện đáng kể khả năng đọc hiểu và kỹ năng viết của người học, cùng với một số lợi ích khác.

Quan trọng nhất, tác giả này tin rằng giải pháp được đề xuất sẽ phản ánh hướng giáo dục học tập cá nhân hóa (Personalized Learning) và học tập có khái niệm (Conceptual Learning).

Bằng cách cung cấp cách học ngữ pháp giúp học viên phân tích tốt cấu trúc câu, bài viết hướng đến cách học ngữ pháp một cách rõ ràng và phù hợp với học viên thích sự rõ ràng trong cấu trúc và có khả năng phân tích tốt.

Hơn nữa, bằng cách nhấn mạnh việc giảng dạy các khái niệm cơ bản, như các lớp từ, cụm từ, và sự tương tác của chúng để tạo thành mệnh đề và câu, giải pháp được đề xuất thể hiện sự học tập có khái niệm. Sự tập trung vào các nguyên tắc cơ bản không chỉ giúp hiểu các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà còn khuyến khích người học phát triển một khung khái niệm sâu sắc hơn cho việc tiếp thu ngôn ngữ.

Vì vậy, việc áp dụng phương pháp cú pháp hứa hẹn không chỉ khắc phục các lỗi ngữ pháp phổ biến mà còn nuôi dưỡng một môi trường học tập bao gồm, hiểu biết và giàu khái niệm. Thông qua phương pháp này, học viên không chỉ thành thạo ngữ pháp mà còn được trang bị các kỹ năng tư duy phân tích và phục vụ họ tốt hơn ngoài việc chỉ cố gắng thực hiện tốt bài thi.

Phương pháp học tập

Trong phương pháp học ngữ pháp theo hướng constituency grammar và syntactic grammar này, người học sẽ cần học và hiểu rõ 2 nhóm kiến thức lần lượt là các kiến thức ngữ pháp về thành tốkiến thức về các thành phần câu.

Kiến thức ngữ pháp về thành tố là kiến thức về các thành phần nhỏ hơn, xây dựng lên các thành phần câu và sẽ bao gồm:

  • Từ - Loại từ (Word level)

  • Các cụm từ (Phrases)

  • Các mệnh đề (Clauses)

Kiến thức về các thành phần câu sẽ bao gồm: 

  • Subject

  • Verb

  • Object

  • Complement

  • Adjunct

  • Dependent clause

  • Các cấu trúc câu đơn

  • Câu ghép - Câu phức ghép

Trong cách học ngữ pháp này, người học cần hình dung, mỗi câu văn về cơ bản sẽ có một “bộ khung” cụ thể và được quy định bởi động từ. Điều này là bởi động từ quyết định có bao nhiêu thành phần (factor) xuất hiện trong hành động chính của câu văn.

Ví dụ, động từ sleep cần một thành phần là người thực hiện việc ngủ, câu văn sẽ có hai thành phần chính S V (làm “bộ khung”) và có thể có thêm thông tin phụ. Trái lại động từ “give” sẽ có 3 thành phần (3 factors) xuất hiện và lần lượt là người thực hiện việc cho, người nhận và thứ được cho.

Bộ khung hình thành cho câu văn có động từ give sẽ là (S V O O). Vậy với kiến thức tốt về động từ và các cấu trúc câu, người học sẽ sơ bộ hình dung được bộ khung của câu văn. 

Tiếp theo đó, người học sẽ cần dựa vào kiến thức thành tố để hiểu hoặc để viết được những câu văn có cấu trúc phức tạp bởi mỗi thành phần nói trên có thể do 1-2 từ xây dựng nên nhưng cũng có thể cho cả một cụm từ dài tạo thành. Ví dụ:

  • Sentence 1: I (S) give (V) my mother (O) a nice dress (O) every Tet (A).

  • Sentence 2: The ability to mine information on the internet over a pretty short amount of time (S) gives (V) researchers and data analysts (O) the capability to derive nuanced insights and predictive models from vast, heterogeneous datasets (O).

Có thể thấy, câu văn 1 và 2 có cùng bộ khung nhưng khác biệt lớn về độ phức tạp và khi nhìn vào câu văn 2 với động từ là give, người học có thể nhận ra bộ khung cơ bản là SVOO nhưng vẫn sẽ cần kiến thức về ngữ pháp thành tố để hiểu thứ đã hình thành lên Subject, Object 1, và Object 2 và từ đó mới hiểu được câu văn phức tạp này. 

Phần tiếp theo sẽ liệt kê chi tiết những mảng kiến thức mà người học cần biết để xây dựng lộ trình học ngữ pháp của mình.

image-alt

Kiến thức ngữ pháp về thành tố

Từ - loại từ

Đầu tiên, người học cần học về các loại từ cơ bản: bao gồm danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, và giới từ. Không nắm vững kiến thức về các loại từ khác nhau và dạng của chúng sẽ ngăn cản người học trong việc hiểu những cấu trúc phức tạp hơn là cụm từ và gián tiếp là hiểu câu văn. Kiến thức về một số loại từ phức tạp hơn người học có thể bổ sung sau hoặc 

Các cụm từ (Phrases)

Khi đã có được kiến thức cơ bản về từ loại, người học cần lên kế hoạch học và hiểu các cụm từ trong tiếng Anh, bao gồm:

  • Cụm danh từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, Cấu tạo của cụm danh từ, các thành phần trong một cụm danh từ (head noun, determiner, article, pre-modifiers, post-modifiers, adjective, noun modifier…)

  • Cụm động từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, Cấu tạo của một cụm động từ, các thành phần trong một cụm động từ (auxiliary, modal verbs, phrasal verbs, …)

  • Cụm tính từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, Cấu tạo của cụm tính từ, các thành phần trong một cụm tính từ

  • Cụm giới từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, Cấu tạo của cụm giới từ, các thành phần trong một cụm giới từ

  • Cụm trạng từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, Cấu tạo của cụm trạng từ, các thành phần trong một cụm trạng từ

  • Cụm phân từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, Cấu tạo của cụm phân từ, các thành phần trong một cụm phân từ

Vì cụm từ (phrases) mà một cụm bao gồm các từ khác nhau, chúng đòi hỏi người học phải hiểu và nắm chắc kiến thức về loại từ để thực sự hiểu các cụm từ khi có nhiều thành phần xuất hiện trong đó.

Lấy ví dụ về một cụm danh từ đang đóng vai trò chủ ngữ trong một câu văn từ một bài đọc IELTS: “His recently published research”, cụm từ này vừa có trạng từ (recently), vừa có động từ (published - ở dạng V3), vừa có danh từ (research) vừa có determiner (his) và vì vậy có thể gây khó khăn nếu người học thiếu kiến thức về loại từ và ngay cả khi nắm rõ loại từ cũng sẽ cần kiến thức về cụm danh từ.

Cách mệnh đề

Khi đã nắm được các cụm từ, người học sẽ cần bổ sung kiến thức về mệnh đề, bao gồm:

  • Mệnh đề danh từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, cấu trúc, cách nhận diện và cách dùng

  • Mệnh đề tính từ: Chức năng ngữ pháp trong câu, cấu trúc, cách nhận diện và cách dùng

  • Mệnh đề trạng ngữ: Chức năng ngữ pháp trong câu, cấu trúc, cách nhận diện và cách dùng

Kiến thức về mệnh đề sẽ giúp người học nắm vững hầu hết các câu đơn khi kết hợp với kiến thức về cách thành phần câu dưới đây.

Xem thêm:

Kiến thức về các thành phần câu

Khi đã nắm được kiến thức ngữ pháp để hiểu cách xây dựng các thành phần câu, người học cần học về:

Subject/ Verb/ Object/ Complement/ Adjunct

  • Subject: Khái niệm, những thành phần ngữ pháp có thể làm chủ ngữ (ví dụ Noun phrase, hoặc cụm phân từ)

  • Verb: Khái niệm, những thành phần ngữ pháp có thể làm động từ (ví dụ Verb phrase)

  • Object: Khái niệm, những thành phần ngữ pháp có thể làm tân ngữ (ví dụ Noun phrase, hoặc cụm phân từ)

  • Complement: Khái niệm, những thành phần ngữ pháp có thể làm bổ ngữ (ví dụ Noun phrase)

  • Adjuncts: Khái niệm, những thành phần ngữ pháp có thể làm trạng ngữ (ví dụ Adverb phrase)

Dependent clause

  • Dependent clause: Khái niệm, những thành phần ngữ pháp có thể làm mệnh đề phụ (ví dụ Adverbial Clause, hoặc cụm phân từ)

Cấu trúc câu đơn

  • SV(A)

  • SVO(A)

  • SVC(A)

  • SVOC (A)

  • SVOO (A)

Lấy ví dụ về một câu đơn từ một bài đọc IELTS: “They deliver humankind the capacity to live in a way that nobody could have once imagined,’ he adds.”

Để hiểu câu này người học đầu tiên dựa vào động từ và xác định bộ khung của câu hay cấu trúc câu của nó là SVOO (deliver-V sb-O sth-O), và dựa vào kiến thức về các cụm danh từ để nhận ra: 

  • S = They 

  • V = deliver

  • O = humankind

  • O = the capacity to live in a way that nobody could have once imagined”.

Trong đó, direct Object là một cụm danh từ dài có head noun là capacity (khả năng) và post-modifier là cụm to-inf phrase: to live in a way that nobody could have once imagined. Tất cả những kiến thức này người học đã hiểu từ giai đoạn học về kiến thức ngữ pháp thành tố. (cụm danh từ)

Ảnh: Sự phối hợp giữa kiến thức về cấu trúc câu và ngữ pháp thành tố trong việc phân tích và hiểu một câu văn.image-alt

Cấu trúc câu ghép

  • Câu phức

  • Câu ghép

Ứng dụng

Phần cuối cùng của bài viết sẽ ứng dụng kiến thức của bài viết để phân tích cấu trúc ngữ pháp của một số câu văn được xem là phức tạp từ sách Cambridge IELTS 13. 

Phân tích câu từ bài viết về suy thoái đất:

Câu gốc:

"For one thing, there is no agreed international system for classifying soil, and in an attempt to unify the different approaches, the UN has created the Global Soil Map project, which involves researchers from nine countries working together to create a map linked to a database that can be fed measurements from field surveys, drone surveys, satellite imagery, lab analyses, and so on to provide real-time data on the state of the soil."

Cấu trúc: Mệnh đề 1 (SVAA) and Mệnh đề 2 (SVOA).

  • A (Adverbial - Trạng ngữ) “For one thing,” (cụm giới từ đóng vai trò trạng ngữ)

  • S (Subject - Chủ ngữ): "no agreed international system for classifying soil" (Không có hệ thống quốc tế )

  • V (Verb - Động từ): "is" (có)

  • A (Adjunct - Trạng ngữ) “There” (cấu trúc đảo ngữ)

  • CONJ (Conjunction - Liên từ): and (và)

  • S (Subject - Chủ ngữ): "the UN" (Liên Hợp Quốc)

  • V (Verb - Động từ): "has created" (đã tạo ra)

  • O (Object - Tân ngữ): "the Global Soil Map project" (dự án Bản đồ Đất Toàn cầu) + Relative clause (Mệnh đề quan hệ): "which involves researchers from nine countries working together to create a map linked to a database" +  that can be fed measurements from field surveys, drone surveys, satellite imagery, lab analyses, and so on (có thể nhận các số liệu từ khảo sát thực địa, khảo sát bằng drone, hình ảnh vệ tinh, phân tích phòng thí nghiệm, v.v.)

  • A (Adjunct - Trạng ngữ): to provide real-time data on the state of the soil (cung cấp dữ liệu thời gian thực về tình trạng đất) (To-inf phrase để chỉ mục đích)

Dịch nghĩa: Để thống nhất các phương pháp khác nhau, Liên Hợp Quốc đã tạo ra dự án Bản đồ Đất Toàn cầu, bao gồm các nhà nghiên cứu từ chín quốc gia cùng làm việc để tạo ra bản đồ liên kết với cơ sở dữ liệu có thể nhận các số liệu từ khảo sát thực địa, khảo sát bằng drone, hình ảnh vệ tinh, phân tích phòng thí nghiệm, v.v. để cung cấp dữ liệu thời gian thực về tình trạng đất.

Phân tích câu từ bài viết về oxytocin:

Câu gốc:

"Bartz has recently shown that in almost half of the existing research results, oxytocin influenced only certain individuals or in certain circumstances, propelling investigations down new lines to understand its nuanced effects better."

Cấu trúc: Mệnh đề 1 (SVOA).

  • S (Subject - Chủ ngữ): "Bartz"

  • V (Verb - Động từ): "has shown"

  • O (Object - Tân ngữ - that clause): "that in almost half of the existing research results, oxytocin influenced only certain individuals or in certain circumstances" - Tân ngữ được cấu thành bởi mệnh đề danh từ that-clause (That + S + V)

  • A (Adjunct - Phân từ - Cụm từ phân từ): "propelling investigations down new lines to understand its nuanced effects better" (thúc đẩy các cuộc điều tra theo hướng mới để hiểu rõ hơn các tác động tinh tế của nó)

Dịch nghĩa: Bartz đã cho thấy trong gần một nửa các kết quả nghiên cứu hiện có, oxytocin chỉ ảnh hưởng đến một số cá nhân hoặc trong một số hoàn cảnh nhất định, thúc đẩy các cuộc điều tra theo hướng mới để hiểu rõ hơn các tác động tinh tế của nó.

Phân tích câu từ bài viết về môi trường đô thị ảnh hưởng đến động vật:

Câu gốc:

"Recent research has indicated that urban animals are adapting with unusual speed, which was previously thought to be unlikely, and researchers like Emilie Snell-Rood and Jonathan Atwell have studied changes in brain size and hormonal responses in urbanized mammals and birds respectively."

Cấu trúc: Mệnh đề 1 (SVO) and Mệnh đề 2 (SVO).

  • S (Subject - Chủ ngữ): "Recent research" (Nghiên cứu gần đây)

  • V (Verb - Động từ): "has indicated" (đã chỉ ra)

  • O (Object - Tân ngữ): "that urban animals are adapting with unusual speed" +

    Relative clause (Mệnh đề quan hệ): "which was previously thought to be unlikely" (điều này trước đây được cho là khó xảy ra)

  • CONJ (Conjunction - Liên từ): and (và)

  • S (Subject - Chủ ngữ): "researchers like Emilie Snell-Rood and Jonathan Atwell" (các nhà nghiên cứu như Emilie Snell-Rood và Jonathan Atwell)

  • V (Verb - Động từ): "have studied " (đã nghiên cứu)

  • O (Object - Tân ngữ): "changes in brain size and hormonal responses in urbanized mammals and birds respectively" (các thay đổi về kích thước não và phản ứng hormone ở động vật có vú và chim ở đô thị tương ứng)

Dịch nghĩa: Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng động vật đô thị đang thích nghi với tốc độ bất thường, điều này trước đây được cho là khó xảy ra, và các nhà nghiên cứu như Emilie Snell-Rood và Jonathan Atwell đã nghiên cứu các thay đổi về kích thước não và phản ứng hormone ở động vật có vú và chim ở đô thị tương ứng.

Có thể thấy, việc hiểu và ứng dụng tốt kiến thức về ngữ pháp thành tố và cấu trúc câu và mệnh đề sẽ giúp người học nắm bắt được bản chất và hiểu nghĩa các câu văn trong tiếng Anh.

Tổng kết

Bài viết này đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách thức áp dụng constituency grammar và syntactic grammar để hiểu và sử dụng ngữ pháp một cách hiệu quả hơn. Cách tiếp cận này giúp người học phân tích và hiểu rõ cấu trúc của câu từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời nâng cao khả năng phân tích và ứng dụng ngữ pháp trong cả đọc và viết.

Sử dụng ngữ pháp tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả không chỉ giúp cải thiện điểm số IELTS mà còn củng cố kỹ năng giao tiếp tổng thể. Việc hiểu và áp dụng các kiến thức về từ loại, cụm từ, mệnh đề và thành phần câu một cách chắc chắn sẽ mở rộng khả năng ngôn ngữ và giúp người học xây dựng các câu phức tạp một cách tự tin, từ đó nâng cao hiệu quả trong giao tiếp và các bài kiểm tra.


Trích dẫn

  • Cain, Kate. (2007). Syntactic awareness and reading ability: Is there any evidence for a special relationship?. Applied Psycholinguistics. 28. 679 - 694. 10.1017/S0142716407070361. 

  • Cambridge IELTS 13 Academic Student's Book with Answers: Authentic Examination Papers. Cambridge English, 2018.

  • Straw, S. B., & Schreiner, R. (1982). The effect of sentence manipulation on subsequent measures of reading and listening comprehension. Reading Research Quarterly, 17(3), 339–352. https://doi.org/10.2307/747523

  • Indefrey, P et al. “Syntactic processing in left prefrontal cortex is independent of lexical meaning.” NeuroImage vol. 14,3 (2001): 546-55. doi:10.1006/nimg.2001.0867

  • Uddén, J., Folia, V., Forkstam, C., Ingvar, M., Fernandez, G., Overeem, S., van Elswijk, G., Hagoort, P., & Petersson, K. M. (2008). The inferior frontal cortex in artificial syntax processing: An rTMS study. Brain Research, 1224, 69–78. https://doi.org/10.1016/j.brainres.2008.05.070

  • Kaivanpanah, Shiva & Alavi, Mohammad. (2008). The role of linguistic knowledge in word-meaning inferencing. System. 36. 172-195. 10.1016/j.system.2007.10.006. 

  • Bowey, J. A. (1986). Syntactic awareness in relation to reading skill and ongoing reading comprehension monitoring. Journal of Experimental Child Psychology, 41(2), 282–299. https://doi.org/10.1016/0022-0965(86)90041-X

  • Müller, Amanda, and Weifeng Han. "IELTS Writing band scores 5.5-7.5: Grammatical error rates, stakeholder perceptions, and risk." ielts.org, IELTS Research Reports Online Series, Jan. 2022, s3.eu-west-2.amazonaws.com/ielts-web-static/production/Research/grammatical-error-rates-stakeholder-perceptions-and-risk-muller-et-al-2022.pdf. Accessed 4 Feb. 2024.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
GV
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...