Banner background

Quy tắc thêm đuôi ed vào sau động từ và các cách phát âm đuôi -ed

Bài viết trình bày các quy tắc thêm -ed vào sau động từ, giúp người học có thể áp dụng những quy tắc này một cách tối ưu khi chia động từ.
quy tac them duoi ed vao sau dong tu va cac cach phat am duoi ed

Key takeaways

  • Cần xem xét cách viết và cách phát âm (cụ thể là cách nhấn âm) của động từ có quy tắc để sử dụng quy tắc thêm -ed tương ứng.

  • Cần xem xét âm tiết kết thúc của động từ có quy tắc để biết được cách phát âm đuôi -ed của động từ.

Trong tiếng Anh, các động từ có quy tắc thường phải thêm -ed khi ở dạng quá khứ hay quá khứ phân từ. Trên thực tế, không phải động từ nào cũng đều được thêm -ed khi chia thì quá khứ hay sử dụng ở dạng quá khứ phân từ. Trong bài viết này, tác giả sẽ chia sẻ những quy tắc thêm -ed và các trường hợp đặc biệt khi cần thêm -ed vào sau động từ có quy tắc, đồng thời trình bày quy tắc đọc đuôi -ed một cách chính xác.

Khi nào thêm đuôi -ed vào sau động từ có quy tắc?

Trong tiếng Anh quy định người học phải thêm đuôi -ed vào sau các động từ có quy tắc khi người học muốn sử dụng các thì quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành hay quá khứ hoàn thành tiếp diễn và khi người học cần sử dụng dạng quá khứ phân từ (past participle) của các động từ có quy tắc. 

Ví dụ: 

  • walk (đi bộ) -> walked

  • learn (học tập) -> learned

  • start (bắt đầu) -> started

  • work (đi làm) -> worked

Cách thêm -ed vào sau động từ có quy tắc

Việc thêm đuôi -ed vào sau động từ có quy tắc phụ thuộc nhiều vào cách viết và cách phát âm của từ đó. Theo quy tắc chung, chỉ thêm đuôi -ed vào sau động từ có quy tắc để thành lập dạng quá khứ hay quá khứ phân từ.

Ví dụ:

  • wait ( chờ đợi) -> waited

  • open (mở ra) -> opened

  • watch (xem) -> watched

  • clean (lau dọn) -> cleaned

Tuy nhiên, người học cần lưu ý các trường hợp đặc biệt sau đây khi quy tắc thêm đuôi -ed vào sau động từ phụ thuộc vào cách viết và phát âm của từ:

Trường hợp 1: Những động từ kết thúc bằng “e”(âm câm) hoặc “ee”

Với trường hợp này chỉ việc thêm “d” vào cuối động từ đó.

Ví dụ:

  • smile (cười) → smiled

  • change (thay đổi) → changed

  • advise (lời khuyên) → advised

  • love (yêu thích) → loved

  • live (sống) → Lived

  • dance (nhảy)  → danced

  • type (đánh máy)  → typed

Trường hợp 2: Động từ 1 âm tiết, nhưng kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm

Với trường hợp này người học nhân đôi phụ âm rồi mới thêm đuôi -ed vào.

Ví dụ:

  • stop (dừng lại) → stopped

  • hug (ôm) → hugged

  • rub (chà) → rubbed

  • fit ( phù hợp) → fitted

  • grab (vồ lấy) → grabbed 

Lưu ý: Với động từ kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm (h, w, y, x), người học chỉ thêm đuôi -ed mà không cần gấp đôi phụ âm.

Ví dụ:

  • stay (ở lại) → stayed

  • play (chơi đùa) → played

  • mix (trộn) → mixed

  • bow (cúi chào) → bowed

Trường hợp 3: Với động từ có nhiều âm tiết, tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và có trọng âm ở âm tiết cuối

Với trường hợp này người học cần gấp đôi phụ âm trước khi thêm đuôi -ed.

Ví dụ:

  • prefer (thích cái gì hơn) → preferred

  • regret (hối tiếc) → regretted

  • refer (tham khảo) → referred

Lưu ý: Động từ 2 âm tiết kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm mà trọng âm ở âm tiết đầu (không phải âm tiết cuối như trường hợp trên), thì người học chỉ thêm đuôi -ed vào cuối động từ mà không cần gấp đôi phụ âm.

Ví dụ:

  • enter ( đi vào) → entered

  • listen (lắng nghe) → listened

  • offer (đề xuất) → offered 

  • wonder (tự hỏi) → wondered

Trường hợp 4: Với động từ tận cùng bằng 2 nguyên âm + 1 phụ âm hay bằng 2 phụ âm

Với trường hợp này thì người học chỉ thêm đuôi -ed.

Ví dụ:

  • look ( nhìn)  → looked

  • treat (đối xử)  → treated

  • pour ( đổ)  → poured

  • boil (luộc) → boiled

  • complain (phàn nàn) → complained 

  • hack ( xâm nhập dữ liệu máy tính bất hợp pháp) → hacked

  • burn ( đốt) → burned

Trường hợp 5: Với những động từ tận cùng bằng “y”, trước “y” là một phụ âm

Với trường hợp này thì người học phải đổi “y” thành “i” , và thêm đuôi -ed vào cuối động từ.

Ví dụ: 

  • try (cố gắng) → tried

  • deny (phủ nhận) → denied

  • hurry (vội vàng) → hurried

  • study (học tập) → Studied

  • marry (kết hôn) → Married

  • reply (trả lời)  → replied

  • apply (ứng dụng)  → applied

Lưu ý: nếu trước “y” là một nguyên âm thì ta chỉ thêm đuôi -ed như bình thường mà không thay đổi “y”.

Ví dụ:

  • obey (vâng lời) → obeyed

  • play (chơi đùa) → played

  • enjoy (tận hưởng) → enjoyed

  • replay (chơi lại)  → replayed

  • deploy (thực hiện)  → deployed

Trường hợp 6: Với động từ tận cùng bằng “c”

Với trường hợp này thì người học thêm “k” sau “c” trước khi thêm đuôi -ed vào sau động từ.

Ví dụ:

  • traffic (buôn bán bất hợp pháp) → trafficked

  • mimic (bắt chước) → mimicked

Quy tắc phát âm đuôi -ed

Đuôi -ed khi được thêm vào động từ có quy tắc sẽ có ba cách đọc khác nhau. Cách phát âm đuôi -ed của một động từ cụ thể sẽ tùy thuộc vào âm tiết cuối cùng của động từ đó.

Quy tắc 1: Đuôi -ed được phát âm là /id/ khi phát âm kết thúc của động từ là /t/ hoặc /d/

Ví dụ:

  • Want /ˈwɑːnt/ (muốn) → wanted /ˈwɑːntɪd/

  • Add /æd/ (thêm vào) → added /ædid/ 

  • flood /flʌd/ (ngập) → flooded /flʌdɪd/ 

  • admit /ədˈmɪt/ (thừa nhận) → admitted /ədˈmɪtɪd/ 

  • invite /ɪnˈvaɪt/ (mời) → invited /ɪnˈvaɪtid/

  • visit /ˈvɪz.ɪt/ (ghé thăm) → visited /ˈvɪz.ɪtid/

  • Need /niːd/ (cần) → needed /ˈniː.dɪd/

Lưu ý: Khi một động từ đuôi -ed được sử dụng như một tính từ, bất kể âm tiết cuối cùng được phát âm như thế nào, đuôi -ed của từ này đều được phát âm là /id/ 

Ví dụ:

  • naked /ˈneɪ.kɪd/ – trần trụi: âm tiết kết thúc là /k/ nhưng đuôi -ed được phát âm là /id/

  • scared /ˈseɪ.krɪd/ – sợ hãi: âm tiết kết thúc bằng /r/ nhưng đuôi -ed có phát âm là /id/

  • Blessed /ˈbles.ɪd/ – ban phước: âm tiết kết thúc là /s/ nhưng đuôi -ed có phát âm là /id/

Quy tắc 2: Đuôi -ed được phát âm là /t/ Khi phát âm kết thúc của động từ là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/

Ví dụ:

  • Hope /hoʊp/ (hy vọng) → hoped /hoʊpt/

  • Ask /æsk/ (hỏi) → asked /æskt/

  • Fix /fɪks/ (sửa chữa) → fixed /fɪkst/ 

  • Wash /wɔːʃt/ (rửa) → washed /wɔːʃt/

  • stop /stɒp/ (dừng lại) → stopped /stɒpt/

  • miss /mɪs/ (nhớ) → missed /mɪst/

  • watch /wɒtʃ/ (xem) → watched /wɒtʃt/

Quy tắc 3: Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ khi phát âm kết thúc của động từ là các âm còn lại ngoài các âm đã đề cập trong hai quy tắc trên.

Ví dụ:

  • improve /ɪmˈpruːv/ (cải thiện) → improved /ɪmˈpruːvd/ 

  • enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/ (tận hưởng) → enjoyed /ɪnˈdʒɔɪd/ 

  • climb /klaɪm/ (leo trèo) → climbed /klaɪmd/ 

  • agree /əˈɡriː/ (đồng ý) → agree /əˈɡriːd/

  • allow /əˈlaʊ/ (cho phép) → allowed /əˈlaʊ:d/

  • return /rɪˈtɜːn/ (trở lại) → returned /rɪˈtɜːnd/

  • judge /dʒʌdʒ/ (đánh giá) → judged /dʒʌdʒd/

Xem thêm: Quy tắc thêm đuôi ing

Luyện tập

Bài 1: Điền cách phát âm đuôi -ed của mỗi từ dưới đây 

Từ 

Cách phát âm đuôi -ed 

cooked

listened

answered

acted

cried

helped

beloved

Bài 2: Chuyển những động từ dưới đây sang hình thức động từ đuôi -ed tương ứng với nó:

Động từ nguyên mẫu

Động từ đuôi -ed

close

knit

vomit

cough

worry

delay

permit

tax

plan

admit

Đáp án

Bài 1:

Từ 

Cách phát âm đuôi -ed 

cooked

/t/

listened

/d/

answered

/d/

acted

/id/

cried

/d/

helped

/t/

beloved

/id/

Bài 2:

Động từ nguyên mẫu

Động từ đuôi -ed

close

closed

knit

knitted

vomit

vomited

cough

coughed

worry

worried

delay

delayed

permit

permitted

tax

taxed

plan

planned

admit

admitted

Tổng kết

Như vậy, bài viết đã cung cấp các quy tắc thêm -ed vào sau động từ có quy tắc và cách phát âm đuôi -ed như thế nào. Tác giả hy vọng người học có thể có được những kiến thức hữu ích từ bài viết và đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ người học trong quá trình học tập.

Nếu bạn đang trên con đường luyện tập để thành thạo tiếng Anh giao tiếp hãy để ZIM Academy cùng đồng hành! Khóa học Tiếng Anh giao tiếp tại ZIM được thiết kế chuyên sâu, tập trung phát triển khả năng nghe, nói và phản xạ tự nhiên. Học với giảng viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hiện đại, và môi trường thực hành thực tế ngay!

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...