Cách viết sở thích trong CV tiếng Anh chuyên nghiệp và ấn tượng
Biết cách viết sở thích trong CV là một lợi thế mặc dù đây không phải yếu tố bắt buộc khi viết CV bằng tiếng Anh. Nếu ứng viên biết cách khéo léo đưa những sở thích cá nhân của mình một cách hợp lý sẽ giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển của ứng viên. Bài viết dưới đây cung cấp cách viết sở thích trong CV tiếng Anh, vị trí của chúng trong CV, và những lỗi sai cần tránh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Key takeaways |
---|
|
Khi nào nên trình bày phần sở thích trong CV tiếng Anh?
Ứng viên chỉ nên thêm mục sở thích vào CV khi:
Sở thích liên quan đến công việc.
Nếu sở thích của ứng viên liên quan trực tiếp đến công việc ứng viên đang ứng tuyển, chúng có thể giúp chứng minh kỹ năng và kinh nghiệm liên quan của ứng viên. Ví dụ: nếu ứng viên đang ứng tuyển vào một vị trí thiết kế, việc đề cập đến sở thích như vẽ digital art sẽ là một điểm cộng.
Sở thích làm nổi bật những kỹ năng làm việc.
Một số sở thích có thể làm nổi bật những kỹ năng công việc, ví dụ, tham gia các môn thể thao đồng đội như đá bóng thể hiện kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo của ứng viên, trong khi chơi cờ cho thấy rằng ứng viên là người có tư duy chiến lược.
Vị trí của phần sở thích trong tiếng Anh
Phần sở thích trong CV nên được đặt ở vị trí hợp lý. Thông thường, sở thích được đặt ở cuối CV, sau phần về thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, giúp nhà tuyển dụng có thêm cái nhìn sâu sắc về tính cách của ứng viên. Tuy nhiên, nếu sở thích có liên quan nhiều đến công việc hoặc thể hiện những kỹ năng có giá trị thì chúng nên được đặt ở vị trí nổi bật hơn.
Ví dụ: nếu ứng tuyển vào vị trí media cho phòng ban marketing của một doanh nghiệp, việc thể hiện sở thích chụp ảnh hay quay vlog, các video TikTok sẽ là một điểm cộng của ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng. Tóm lại, điều quan trọng là đảm bảo CV được trình bày một cách hợp lý, tuỳ thuộc vào tính chất công việc cũng như sở thích của ứng viên.
Những lưu ý khi viết sở thích trong CV tiếng Anh
Không viết những sở thích không liên quan đến công việc
Viết những sở thích không liên quan vào CV làm giảm sức nặng của đơn ứng tuyển, gây ra sự sao nhãng trong quá trình duyệt CV của nhà tuyển dụng. Những sở thích không liên quan khiến nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên chưa tìm hiểu kĩ yêu cầu của công việc.
Ngoài ra, việc đề cập đến những sở thích không phù hợp với vị trí công việc làm ứng viên trở nên vẻ kém nghiêm túc và chuyên nghiệp trong mắt HR. Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có sở thích và kỹ năng phù hợp cho công việc; do đó, ứng viên cần chọn lọc ra những sở thích hợp lý.
Không liệt kê nhiều sở thích cùng lúc
Việc thêm quá nhiều sở thích vào CV sẽ khiến HR phân vân và làm mờ học vấn, bằng cấp cũng như kinh nghiệm làm việc của ứng viên dẫn đến sự khó khăn của nhà tuyển dụng khi xác định điểm mạnh và năng lực liên quan của ứng viên nếu chúng bị lu mờ bởi danh sách dài các sở thích.
Ngoài ra, nhà tuyển dũng sẽ cho rằng ứng viên quan tâm đến các hoạt động giải trí nhiều hơn tâm huyết và trách nhiệm với công việc. Vì thế, phần sở thích nên được trình bày ngắn gọn và phù hợp.
Chỉ ra tác động của sở thích cá nhân lên quá trình phát triển bản thân
Bỏ qua tác động của sở thích lên quá trình phát triển bản thân trong CV sẽ bỏ lỡ cơ hội thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Sở thích cá nhân thường phản ánh những phẩm chất như sáng tạo, tinh thần đồng đội và khả năng lãnh đạo - những phẩm chất được đánh giá cao ở nơi làm việc.
Bằng cách thêm những bài học học được thông qua sở thích của ứng viên, nhà tuyển dụng có thêm một góc nhìn mưới để xem xét đầy đủ khả năng phù hợp với công việc của ứng viên.
Ví dụ, việc nêu chi tiết việc tham gia đội đá bóng ngoài giờ đi học đã rèn luyện tinh thần đồng đội và tính kỷ luật của ứng viên như thế nào, hoặc việc chơi một nhạc cụ đã phát triển tính kiên nhẫn và sự chú ý đến những chi tiết của ứng viên như thế nào.
Do đó, việc làm bật tác động tích cực của sở thích cá nhân sẽ giúp CV có thêm sức nặng, đưa ứng viên trở thành ứng viên tiềm năng cho công việc.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách viết Cover Letter tiếng Anh chuyên nghiệp.
Từ vựng về sở thích trong CV tiếng Anh
Sở thích nghệ thuật
Từ vựng | Từ loại | Phiên âm | Nghĩa |
draw | v. | /ˈdrɔːɪŋ/ | vẽ (sử dụng bút chì/ bút bi) |
paint | v. | /ˈpeɪntɪŋ/ | vẽ (sử dụng màu nước) |
sculpt | v. | /skʌlpt/ | điêu khắc |
calligraphy | n. | /kəˈlɪɡ.rə.fi/ | viết thư pháp |
graphic design | n. | /ˌɡræf.ɪk dɪˈzaɪn/ | thiết kế đồ hoạ (thiết kế ảnh cho sách, tạp chí, quảng cáo, …) |
photography | n. | /fəˈtɒɡ.rə.fi/ | nhiếp ảnh |
dance | v. | /dɑːns/ | nhảy |
singing | n. | /ˈsɪŋ.ɪŋ/ | ca hát |
cinematography | n. | /ˌsɪn.ə.məˈtɒɡ.rə.fi/ | quay phim |
playing musical instrument | phr. | /ˈpleɪɪŋ ˈmjuːzɪkᵊl ˈɪnstrəmənts/ | chơi nhạc cụ (đàn piano, guitar, …) |
Sở thích phát triển bản thân
Từ vựng | Từ loại | Phiên âm | Nghĩa |
reading books | phr. | /ˈriːdɪŋ bʊks/ | đọc sách (sách kinh tế, phát triển bản thân, …) |
do yoga | phr. | /də ˈjəʊɡə/ | tập yoga |
learning languages | phr. | /ˈlɜːnɪŋ ˈlæŋɡwɪʤɪz/ | học ngoại ngữ |
volunteer | v. | /ˌvɒl.ənˈtɪər/ | tình nguyện |
cooking | n. | /ˈkʊk.ɪŋ/ | nấu ăn |
travelling | n. | /ˈtræv.əl.ɪŋ/ | du lịch (tìm hiểu văn hoá của các vùng miền) |
programming | n. | /ˈprəʊ.ɡræm.ɪŋ/ | lập trình |
Sở thích thể thao
Từ vựng | Từ loại | Phiên âm | Nghĩa |
playing football | phr | /ˈpleɪɪŋ ˈfʊtbɔːl/ | chơi bóng đá |
playing basketball | phr | /ˈpleɪɪŋ ˈbɑːskɪtbɔːl/ | chơi bóng rổ |
playing chess | phr | /ˈpleɪɪŋ ʧɛs/ | chơi cờ vua |
swimming | n. | /ˈswɪmɪŋ/ | bơi |
martial arts | n. | /ˈmɑːʃᵊl ɑːts/ | võ thuật |
boxing | n. | /ˈbɒksɪŋ/ | quyền Anh |
horse riding | n. | /hɔːs-ˈraɪdɪŋ/ | cưỡi ngựa |
Sở thích về hoạt động ngoài trời
Từ vựng | Từ loại | Phiên âm | Nghĩa |
hiking | n. | /ˈhaɪ.kɪŋ/ | đi bộ đường dài |
camping | n. | /ˈkæm.pɪŋ/ | cắm trại |
gardening | n. | /ˈɡɑː.dən.ɪŋ/ | làm vườn |
fishing | n. | /ˈfɪʃ.ɪŋ/ | câu cá |
Xem thêm: Từ vựng về sở thích thông dụng.
Tổng kết
Qua bài viết trên, người đọc đã học được cách viết sở thích trong CV tiếng Anh, cũng như hiểu và tránh những lỗi sai cơ bản mà ứng viên hay mắc phải để có được chiếc CV xin việc chỉn chu nhất. Bên cạnh đó, để cải thiện cũng như sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc một cách hiệu quả, người đọc có thể tham khảo khoá học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm của Anh ngữ ZIM.
Một số bài viết cùng chủ đề:
Bình luận - Hỏi đáp