Từ vựng mô tả sự yêu thích và năng khiếu/sở trường và cách áp dụng vào IELTS Speaking

Trong bài này sẽ giới thiệu đến từ vựng mô tả sự yêu thích và năng khiếu/sở trường nhằm giúp người học nắm bắt những từ vựng mô tả sự yêu thích và khả năng, sở trường.
author
ZIM Academy
28/04/2022
tu vung mo ta su yeu thich va nang khieuso truong va cach ap dung vao ielts speaking

Bài viết tiếp cận theo hướng cung cấp cho người có nhu cầu ôn thi trong thời gian ngắn nhóm các từ vựng phổ biến, có thể áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau, trải dài trong nhiều chủ đề, từ đó có đủ một vốn từ vựng để thể hiện trước mặt giám khảo trong phòng thi. Trong bài này sẽ giới thiệu đến từ vựng mô tả sự yêu thích và năng khiếu/sở trường nhằm giúp người học nắm bắt những từ vựng mô tả sự yêu thích và khả năng, sở trường.

Key takeaways:

1. Bài viết cung cấp các từ vựng/cụm từ hay, dùng để mô tả sự yêu thích, năng khiếu hay sở trường - nhóm từ vựng mà người học có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau trong bài thi IELTS Speaking.

2. Nhóm từ vựng liên quan đến sự yêu thích được giới thiệu bao gồm:

  • Be keen /kiːn/ on = Be fond /fɑːnd/ of = Be into = Be interested /ˈɪn.trɪ.stɪd/ in ~ take a particular/keen interest in

  • Be crazy about ~ Be addicted to ~ Be enthusiastic about

  • Be a big/huge fan of 

  • Be all-time favorite = Be perennial favorite 

  • Not be sb's cup of tea

  • Go-to

  • Avid

  • Fanatic

  • A taste for 

  • Strike/Tickle one’s fancy 

3. Nhóm từ vựng liên quan đến sở trường/năng khiếu

  • Forte

  • Have a knack for ~ Have an aptitude for ~ Have a good head for 

4. Nhóm từ vựng mở rộng có liên quan: 

  • A big reader 

  • Page-turner

  • A frequent moviegoer/filmgoer

  • A blockbuster

  • A culture vulture

  • Be a slave to fashion

  • A must-have item/object/device

  • Các từ vựng đi kèm hậu tố -holic/-aholic

5. Bài viết gợi ý hướng áp dụng các từ vựng trên vào bài thi IELTS Speaking.

Từ vựng mô tả sự yêu thích

tu-vung-mo-ta-su-yeu-thich-shoes-khai-quat

Be keen /kiːn/ on = Be fond /fɑːnd/ of = Be into = Be interested /ˈɪn.trɪ.stɪd/ in 

Cả 4 tính từ này đều mang nghĩa yêu thích, hứng thú, và là từ đồng nghĩa của động từ “like” hay “love” quen thuộc. 

Ví dụ: 

  • She's keen on (playing) tennis. (Cô ấy thích chơi tennis)

  • She was very fond of horses. (Cô ấy rất thích những chú ngựa)

  • When I was younger, I was heavily into politics. (Khi tôi còn trẻ, tôi đã rất hứng thú với chính trị)

  • He didn't seem very interested in what I was saying. (Anh ấy dường như không hứng thú với những điều tôi nói)

Ngoài ra, thí sinh cũng có thể sử dụng cụm từ “take a particular/keen interest in” với nghĩa tương tự. 

Ví dụ: I take a particular/keen interest in football. (Tôi rất có hứng thú với bóng đá) 

Be crazy about ~ Be addicted to ~ Be enthusiastic about

Cả 3 tính từ này cũng mang nghĩa yêu thích, tuy nhiên các từ này sẽ có sắc thái nghĩa mạnh hơn so với 4 từ ở trên. 

Tính từ “crazy”  /ˈkreɪ.zi/ about có thể sử dụng để chỉ trạng thái yêu thích điên cuồng vì một thứ gì đó. 

Ví dụ: Both my sons are crazy about football. (Cả 2 cậu con trai của tôi đều điên cuồng vì bóng đá)

Tính từ “addicted” dùng để chỉ trạng thái không thế ngừng sử dụng hoặc làm điều gì đó như một thói quen, đặc biệt là những điều có hại (Từ điển Oxford: unable to stop using or doing something as a habit, especially something harmful)

Ví dụ: to become addicted to drugs/gambling/social media (trở nên nghiện thuốc/cờ bạc/mạng xã hội) 

Tính từ “enthusiastic” dùng để chỉ trạng thái say mê, nhiệt huyết, hứng thú về gì đó (Từ điển Oxford: feeling or showing a lot of excitement and interest about somebody/something) 

Ví dụ:  She was still really enthusiastic about going to Spain (Cô ấy vẫn rất hứng thú về chuyến đi Tây Ban Nha)

Be a big/huge fan of 

Danh từ “fan” /fæn/ dùng để chỉ những người hâm mộ hay ủng hộ cho một người, đội,...nào đó. (Từ điển Cambridge: someone who admires and supports a person, sport, sports team, etc.). Bên cạnh đó, “huge” và “big” lại là những tính từ chỉ sự to lớn. Do đó, khi muốn diễn tả một người “fan cứng” - yêu thích ai đó/thứ gì đó rất nhiều, người nói có thể sử dụng cụm từ “a big fan of” hoặc “a huge fan of”. 

Ví dụ: I'm a big fan of his game. (Tôi là một fan “bự” đối với trò chơi của anh ấy)

Be all-time favorite = Be perennial favorite 

Danh từ “Favorite” /ˈfeɪ.vər.ət/ chỉ thứ gì đó được yêu thích nhất. (Từ điển Cambridge: a thing that someone likes best or enjoys most)

Để tăng sắc thái nghĩa cho từ này, người nói có thể sử dụng thêm các tính từ như “all-time” hay “perennial”.

Tính từ “all-time” mang nghĩa chỉ bất cứ mọi lúc. (Từ điển Oxford: ​(used when you are comparing things or saying how good or bad something is) of any time)

Tính từ “perennial”  /pəˈren.i.əl/ chỉ trạng thái kéo dài một thời gian rất dài, hoặc xảy ra lặp đi lặp lại hoặc mọi lúc (Từ điển Cambridge: lasting a very long time, or happening repeatedly or all the time)

Do đó, khi muốn mô tả thứ gì đó là thứ yêu thích mọi lúc, người nói có thể sử dụng hai cụm từ “be all-time favorite” hay “be perennial favorite”.

Ví dụ: 

tu-vung-mo-ta-su-yeu-thich-white-christmas

  • The film "White Christmas" is a perennial favorite. (Bộ phim "White Christmas" là một bộ phim được yêu thích lâu năm.)

  • She is my all-time favorite artist.  (Cô ấy là nghệ sĩ yêu thích nhất mọi thời đại của tôi).

Not be sb's cup of tea

Theo từ điển Cambridge: “If something is not your cup of tea, it is not the type of thing that you like”. Khi muốn nói thứ gì đó không phải thứ yêu thích của mình, người nói có thể sử dụng thành ngữ “not be sb’s cup of tea”. 

Ví dụ: Thanks for inviting me, but ballet isn't really my cup of tea. (Cảm ơn vì đã mời tôi, nhưng ba-lê không phải là thứ tôi thích) 

  • Go-to là tính từ dùng để mô tả người, sự vật hoặc địa điểm tốt nhất cho một mục đích hoặc nhu cầu cụ thể 

Ví dụ: A side of salmon is the perfect go-to dish for a dinner party. (1 phần cá hồi là món ăn hoàn hảo cho một bữa tiệc tối.)

Avid

là tính từ chỉ sự hăng hái, hứng thú về một vấn đề gì đó (Từ điển Cambridge: extremely eager or interested)

Ví dụ: 

an avid football fan (một fan hâm mộ bóng đá)

He took an avid interest in the project. (Anh ấy rất quan tâm đến dự án.)

She hadn't seen him for six months and was avid for news. (Cô đã không gặp anh trong sáu tháng và rất khao khát được biết tin về anh ấy)

Fanatic

/fəˈnæt̬.ɪk/ là danh từ dùng để chỉ một người cực kỳ quan tâm đến điều gì đó, thậm chí ở một mức độ mà một số người thấy không hợp lý

Đây là từ vựng ở cấp độ C2, nhưng mang tính chất informal (thông thường) nên sẽ rất phù hợp trong IELTS Speaking. 

Ví dụ: a fitness/film fanatic (một người cuồng thể dục/cuồng phim ảnh)

A taste for 

Danh từ “taste” mang nghĩa là mùi vị, vị giác. Tuy nhiên, cụm từ “a taste for something” lại là một cụm từ ở cấp độ C2, được dùng để mô tả trạng thái thích thứ gì đó. (Từ điển Cambridge: the fact of liking or enjoying something)

Ví dụ: She came home from Europe with a taste for art and the finer things in life. (Cô ấy trở về nhà từ châu Âu với niềm đam mê nghệ thuật và những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.)

Strike/Tickle one’s fancy 

Danh từ “fancy” /ˈfæn.si/ dùng để mô tả một thứ hay người mà bạn thích. Động từ “strike” /straɪk/ mang nghĩa tấn công, trong khi động từ “tickle” lại mang nghĩa cù lét. Tuy nhiên, khi ghép lại thành “strike one’s fancy” hoặc “tickle one’s fancy” lại mang nghĩa hấp dẫn, thu hút. 

Nói cách khác, khi thứ gì đó “strike/tickle your fancy”, bạn sẽ thích và muốn có thứ đó. (Từ điển Cambridge: If something takes/tickles your fancy, you like it and want to have or do it)

Ví dụ: She has enough money to buy anything that strikes her fancy. (Cô ấy có đủ tiền để mua bất cứ thứ gì khiến cô ấy yêu thích.)

Từ vựng mô tả sở trường/ năng khiếu 

Forte

/ˈfɔːr.teɪ/ là danh từ mang nghĩa sở trường, thế mạnh. (Từ điển Cambridge: a strong ability, something that a person can do well)

Ví dụ: Cooking was not exactly her forte. (Nấu ăn chắc chắn không phải là thế mạnh của cô ấy)

Have a knack for ~ Have an aptitude for ~ Have a good head for 

Danh từ “knack” /næk/ mang nghĩa là một kỹ năng, khả năng có thể thực hiện điều gì đó dễ dàng và tốt (Từ điển Cambridge: a skill or an ability to do something easily and well).

Ví dụ: a knack for remembering faces (có khiếu nhớ mặt) 

Danh từ “aptitude”  /ˈæp.tə.tuːd/ cũng mang nghĩa là một năng khiếu tự nhiên (Từ điển Cambridge: a natural ability or skill)

Ví dụ: My son has no/little aptitude for sport. (Con trai của tôi không có khiếu thể thao)

Tương tự, “have a good head for” là thành ngữ được sử dụng để chỉ việc có năng khiếu tự nhiên trong 1 vấn đề gì đó.

Ví dụ: Kim has a head for numbers. (Kim là người có đầu óc về con số)

tu-vung-mo-ta-su-yeu-thich-shoes-tong-ket

Từ vựng mở rộng liên quan

Ngoài các từ vựng mô tả sự yêu thích, sở trường/năng khiếu nói chung, người viết giới thiệu một số từ vựng mở rộng liên quan trong từng lĩnh vực cụ thể:

A big reader

“Reader” là danh từ chỉ những người đọc sách. Do đó, “a big reader”  là cụm danh từ chỉ những người yêu thích việc đọc sách.

Ví dụ: Have you ever been a big reader of fantasy novels? (Bạn đã bao giờ là một người yêu thích tiểu thuyết giả tưởng?)

Page-turner /ˈpeɪdʒˌtɝː.nɚ/ 

Thành ngữ này ghép từ “page” với từ “turner” có gốc là động từ turn, nghĩa là quay hay lật qua, ý nói cuốn sách khiến ta nóng lòng muốn giở qua trang khác để biết câu chuyện sẽ diễn biến ra sao. Hay nói cách khác, khi muốn mô tả một cuốn sách hấp dẫn, kịch tính, gây hồi hộp cho người đọc, người nói có thể sử dụng danh từ “page-turner” (Từ điển Cambridge: a book that is so exciting that you want to read it quickly)

Ví dụ: Her latest novel is a real page-turner. (Cuốn tiểu thuyết mới nhất của cô là một quyển sách cực kỳ hấp dẫn)

A frequent moviegoer/filmgoer

“Moviegoer/Filmgoer” là danh từ chỉ những người đi xem phim. Do đó, “a frequent moviegoer/filmgoer” được dùng để mô tả những người thường xuyên đi xem phim.

Ví dụ: She is known for being a frequent moviegoer as she goes to the cinema on the weekly basis. (Cô được biết đến là một khán giả thường xuyên đến rạp khi đến rạp chiếu phim hàng tuần.)

A blockbuster 

/ˈblɑːkˌbʌs.tɚ/ là danh từ mang nghĩa chỉ những bộ phim hoặc quyển sách rất thành công. (Từ điển Cambridge: a book or film that is very successful)

Ví dụ: a blockbuster movie/novel (1 bộ phim/cuốn tiểu thuyết bom tấn)

A culture vulture

“Culture” /ˈkʌl.tʃɚ/ là danh từ mang nghĩa là văn hóa. Trong khi đó, “Vulture” /ˈvʌl·tʃər/ được định nghĩa là người luôn mong muốn có được lợi thế từ những khó khăn hoặc điểm yếu của người khác. (Theo từ điển Cambridge: “A vulture is also someone who is eager to get some advantage from other people’s difficulties or weaknesses”.)

“A culture vulture” là cụm danh từ ám chỉ ai đó hứng thú với âm nhạc, nghệ thuật, sân khấu,...- những khía cạnh thuộc về văn hóa.

Ví dụ: If you're a culture vulture, New York has everything you could want - opera, theater, museums, and more. (Nếu bạn là một người mê văn hóa, New York có mọi thứ bạn có thể muốn - opera, nhà hát, viện bảo tàng, v.v.)

Be a slave to fashion

“Be a slave to something” là cụm từ mang nghĩa chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thứ gì đó (Từ điển Cambridge: to be influenced too much by something)

Do đó, khi muốn mô tả một người yêu thích, đam mê, dành nhiều tiền bạc hoặc thời gian vào thời trang, hay còn gọi là “nô lệ” của thời trang, người nói có thể sử dụng cụm từ “be a slave to fashion”

Ví dụ: Jeremy is a total slave to fashion. He can't leave the house without making sure every part of his outfit matches perfectly. (Jeremy hoàn toàn là nô lệ của thời trang. Anh ấy không thể rời khỏi nhà mà không đảm bảo rằng mọi bộ phận trên trang phục của mình đều khớp hoàn hảo.)

A must-have item/object/device

“Must-have” là tính từ dùng để mô tả thứ gì đó mà nhiều người muốn sở hữu (Từ điển Cambridge: A must-have object is something that many people want to own)

Ví dụ: The iPod quickly established itself as a must-have device.

Các từ vựng đi kèm hậu tố -holic/-aholic

Ngoài các từ vựng cụ thể phía trên, hậu tố “-holic” hay “-aholic” còn mang ý nghĩa chỉ việc yêu thích thứ gì đó rất nhiều, đến mức không thể dừng lại được. Trong đó, hậu tố “-aholic” được sử dụng cho những danh từ có đuôi k,o,d,m,c,p,n

Dưới đây là một số từ vựng thông dụng có đi kèm hậu tố -holic để tạo nghĩa: 

  • Shopaholic: Với “shop” là động từ mang nghĩa mua sắm. Do đó, “shopaholic” chỉ những người nghiện mua sắm. 

  • Workaholic: Với “work” là động từ mang nghĩa làm việc. Do đó, “workaholic” chỉ những người nghiện công việc. 

  • Coffeeholic: Với “coffee” là danh từ mang nghĩa là cà phê. Do đó, “coffeeholic” chỉ những người nghiện uống cà phê. 

  • Foodaholic: Với “food” là danh từ mang nghĩa là thức ăn. Do đó, “foodaholic” chỉ những người nghiện ăn uống. 

  • Bookaholic: Với “book” là danh từ mang nghĩa sách. Do đó, “bookaholic” chỉ những người nghiện đọc sách.

  • Filmaholic là danh từ chỉ những người nghiện xem phim.

  • Alcoholic: Với “alcohol” là danh từ chỉ đồ uống có cồn. Do đó, “alcoholic” chỉ những người nghiện rượu, bia. 

Áp dụng vào bài thi IELTS Speaking

Trong IELTS Speaking, người học sẽ bắt gặp rất nhiều tình huống có thể áp dụng các từ vựng liên quan đến sự yêu thích và năng khiếu hay sở trường. Bài viết sẽ đưa ra một số ví dụ gợi ý cách áp dụng các từ vựng ở trên vào từng Part như sau:

IELTS Speaking Part 1

Trong Part 1, các câu hỏi về sở thích cá nhân thường xuất hiện. Do đó, việc nắm bắt và áp dụng các cách diễn đạt về sự yêu thích sẽ là cách để thí sinh thể hiện vốn từ của mình, tránh lặp lại các từ ở câu hỏi. 

Do you like science? 

I think I don’t have a head for/I’m not a big fan of science even though it could help me have a better understanding of the world. By contrast, I am more into art and literature. 

(Tôi nghĩ rằng tôi không phải là người có đầu óc/không phải là người yêu thích khoa học dù nó giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về thế giới. Trái lại, tôi lại hứng thú hơn về nghệ thuật và văn học hơn.)

Do you like buying shoes?

tu-vung-mo-ta-su-yeu-thich-shoes

Frankly, I’m a slave to fashion/shopaholic, especially shoes as I believe they are must-have items for everyone when going out. I usually bought sneakers from my all-time/perennial favorite brands, which are Nike and Adidas as they always bring me a sense of comfort when putting on. 

(Thành thật mà nói, tôi là nô lệ của thời trang/ con nghiện mua sắm, đặc biệt là giày dép vì tôi tin rằng chúng là món đồ cần phải có của mọi người khi ra ngoài. Tôi thường mua giày thể thao từ các thương hiệu yêu thích lâu năm của tôi - Nike và Adidas vì chúng luôn mang lại cho tôi cảm giác thoải mái khi mang vào.)

Do Vietnamese people like barbecue?

Definitely yes! I think Vietnamese people are a big fan of/crazy about barbecue as having a barbecue can be a good way for people to bond with their friends or families.

(Chắc chắn là có! Tôi nghĩ người Việt Nam là một fan cuồng của / cuồng đồ nướng vì tiệc nướng có thể là một cách tốt để mọi người gắn kết với bạn bè hoặc gia đình của họ.) 

Do you often visit museums?

I’m not really a culture vulture, so museums don’t strike/tickle my fancy much/ are not my cup of tea. If I recall, I only paid a visit to the local museum on a field trip organized by my school when I was a little kid. 

(Tôi thực sự không phải là một người quan tâm và yêu thích văn hóa, vì vậy các viện bảo tàng không thực sự khiến tôi cảm thấy hứng thú. Nhớ lại thì tôi chỉ từng đến thăm bảo tàng địa phương trong một chuyến đi thực tế do trường tôi tổ chức khi tôi còn nhỏ.)

IELTS Speaking Part 2

Ở Part 2 thường sẽ có một số chủ đề yêu cầu thí sinh phải mô tả một nơi/thứ gì đó mà mình yêu thích, chẳng hạn: Describe an exciting book that you enjoy reading,  Describe a cafe you like to visit, Describe your favorite film/movie, Describe a famous athlete you know,... 

Đối với những đề bài như vậy, thí sinh có thể mở đầu hoặc đan cài trong bài nói của mình một số dẫn dắt liên quan đến sở thích cá nhân. Ví dụ: 

Well, as a big reader/a coffeeaholic/ a frequent moviegoer/ a football fanatic, it’s such a challenge for me to pick up the most favorite one. However, the first thing that springs to my mind now is …., which has always been my go-to/perennial favorite book/café/film/….

(Chà, với tư cách là một độc giả lớn / một người nghiện cà phê / một người xem phim thường xuyên / một người hâm mộ bóng đá, thật là một thách thức đối với tôi để chọn ra thứ/người mà mình yêu thích nhất. Tuy nhiên, cái tên đầu tiên hiện lên trong đầu tôi là….)

Các từ vựng mở rộng khác như a blockbuster, page-turner cũng có thể được sử dụng trong các bài nói thuộc các chủ đề liên quan. 

IELTS Speaking Part 3 

Việc sử dụng các nhóm từ vựng về sự yêu thích, năng khiếu hay sở trường cũng là một trong các cách để ứng phó với các câu hỏi, chủ đề khó, xa lạ. Chẳng hạn, khi gặp một chủ đề như vậy, thí sinh có thể sử dụng cấu trúc: Something is not my forte, hay I don’t have knack for/an aptitude for/ a head for…

Ví dụ: 

Are there laws about education in Vietnam?

Law is not my forte. But there are two regulations in Vietnamese education that pop up in my mind now. The first is the codes of conduct that govern the behavior of students, teachers, and even parents at school. This Code of Conduct is important because without them, misconduct such as cheating on exams, disrespectful behavior, classroom disruption, and child abuse would be common. Another one is related to the requirement for qualification of teachers, what I’m trying to say here is that they have to possess at least a bachelor’s degree in teaching.

(Luật không phải là sở trường của tôi. Nhưng có hai quy định trong nền giáo dục Việt Nam hiện lên trong đầu tôi. Đầu tiên là các quy tắc ứng xử chi phối hành vi của học sinh, giáo viên, và thậm chí cả phụ huynh ở trường. Quy tắc Ứng xử này rất quan trọng vì nếu không có chúng, các hành vi sai trái như gian lận trong kỳ thi, hành vi thiếu tôn trọng, gây rối trong lớp học và lạm dụng trẻ em sẽ rất phổ biến. Một vấn đề khác liên quan đến yêu cầu về trình độ của giáo viên, điều tôi muốn nói ở đây là họ phải có ít nhất bằng cử nhân về giảng dạy.) 

Tổng kết

Bài viết đã cung cấp cho người học nhóm các từ vựng liên quan đến sự yêu thích và năng khiếu/sở trường - nhóm từ có thể áp dụng trong trong nhiều tình huống khác nhau trong bài thi IELTS Speaking. Trong số các cụm từ này, có một số từ sẽ mang nghĩa và sắc thái tương tự nhau, do đó người học có thể chọn lựa học một số từ mà mình cảm thấy có thể ứng dụng được và cố gắng áp dụng nhiều nhất có thể. 

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS, việc ôn luyện đúng và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Tham khảo khóa học IELTS để đẩy nhanh quá trình học hiệu quả nhất.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu