Ứng dụng cognitive strategies vào việc học nghe

Listening là một kỹ năng quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn đối với người học ngôn ngữ. Bài viết phân tích những khó khăn và giới thiệu một chiến lược được minh chứng sẽ giúp người học tự cải thiện kỹ năng Listening: Cognitive Strategies (Chiến lược nhận thức). Thông qua bài viết, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan và cụ thể về Cognitive Strategies, từ đó sẽ lựa chọn những chiến lược hiệu quả nhất với trình độ và khả năng hiện tại của mình.
author
Võ Châu Quỳnh Thơ
07/12/2023
ung dung cognitive strategies vao viec hoc nghe

Key takeaways

  • Kỹ năng nghe hiểu là quá trình tiếp nhận thông tin dưới dạng âm thanh , lưu trữ, phản hồi lại thông tin đó. Khó khăn trong việc nghe hiểu có thể do nguyên nhân chủ quan ( từ chính người học) học nguyên nhân khách quan (độ khó của bài nghe, từ vựng mới lạ, tốc độ nói nhanh,...)

  • Người học có thể áp dụng Cognitive Strategies (chiến lược nhận thức) để cải thiện kết quả làm bài, hỗ trợ việc xử lý, lưu trữ và nhớ thông tin nghe được, theo Goh (1998).

  • Qua các nghiên cứu chuyên sâu, chọn lọc ra các chiến lược nhận thức gần gũi và dễ áp dụng đối với người đọc: Chiến lược nhận thức suy luận, Chiến lược nhận thức giải thích, Chiến lược nhận thức hình ảnh, Chiến lược nhận thức tóm tắt, chiến lược nhận thức ghi chú (Stella Hurd, Tim Lewis (2008), P.87-89).

  • Áp dụng chiến lược nhận thức làm cái dạng bài Listening IELTS và TOEIC.

Những khó khăn thường gặp trong việc nghe hiểu tiếng Anh

Theo quan điểm của một số nghiên cứu chuyên sâu, nghe hiểu Tiếng anh nói riêng hay bất cứ một ngôn ngữ nào nói chung là một quá trình không đơn giản. Rost (2002) và Hamouda (2013) định nghĩa việc lắng nghe hiểu là một quá trình tương tác trong đó người nghe tham gia vào việc xây dựng ý nghĩa.

Người nghe hiểu được nội dung nói thông qua khả năng phân biệt âm thanh, kiến thức có sẵn của mình, cấu trúc ngữ pháp, trọng âm và ngữ điệu và các manh mối ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ khác. Hầu như người nghe phải áp dụng các chức năng bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn cùng một lúc. Dưới đây là những khó khăn mà người nghe có thể gặp phải:

  • Sự khác biệt về văn hóa: Người học thiếu hiểu biết về văn hóa của ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hiểu của họ. Kiến thức chung về văn hóa, lịch sử có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghe của người học. Vì vậy, nếu được trang bị kiến thức nền về lĩnh vực/ bối cảnh mà mình sắp sửa nghe, người đọc có thể áp dụng chiến lược nhận thức mà bài viết sẽ giới thiệu sau đây, cải thiện đáng kể việc nghe hiểu.

  • Không nhận diện được từ vựng và cấu trúc ngữ pháp: Theo Goh (2000), một nửa số vấn đề về đọc hiểu của học sinh có thể là do nhận dạng từ và thiếu chú ý trong quá trình xử lý tri giác tài liệu. Từ vựng, cú pháp câu là những yếu tố cơ bản cấu thành một ngôn ngữ. Nếu người nghe không thể nhận diện từ và cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là khi chính những từ ngữ và cấu trúc đó mang chức năng truyền tải thông điệp (keywords) , thì tất nhiên họ không thể hiểu ý của người nói. Cũng từ đó, người nghe không biết mình đang nghe điều gì, họ sẽ mất thời gian suy nghĩ về điều đó, dẫn đến việc mất tập trung các phần tiếp theo và hoàn toàn đánh mất ý chí theo đuổi ý nghĩa của bài nói. Ngược lại, khi hiểu được câu từ, có thể khơi dậy sự hứng thú và có thể có tác động tích cực đến khả năng nghe hiểu.

  • Ngữ điệu của người bản ngữ:. Theo nghiên cứu của Goh (1999), 66% người học cho rằng ngữ điệu của người nói, bao gồm người bản ngữ và không bản ngữ, là một trong những yếu tố đáng kể nhất ảnh hưởng đến việc nghe hiểu của họ. Buck (2001) chỉ ra rằng khi người nghe phải một ngữ điệu không quen thuộc (ví dụ lần đầu nghe ngữ điệu Anh - Ấn trong khi họ chỉ mới được làm quen với ngữ điệu Anh - Mỹ), họ sẽ gặp phải những khó khăn trầm trọng. Điều này chắc chắn sẽ làm gián đoạn toàn bộ quá trình nghe hiểu, đồng thời giọng lạ khiến người nghe không thể hiểu được.

  • Độ dài và tốc độ của bài nói: Để làm tốt bài nghe, người học phải biết thông tin nào là quan trọng, thông tin nào nên phớt lờ. Nói cách khác, chúng ta chọn lọc thông tin để lắng nghe và hiểu được thông điệp của người nói để trả lời những câu hỏi (Brewster, Ellis & Girard, 2002). Một bài phát biểu dài sẽ dễ làm phân tán sự tập trung, làm cho người nghe khó nhận ra nhận ra các “bước ngoặc” mà ở đó người nói sẽ chuyển nội dung, chuyển chủ đề, chuyển đến câu hỏi mà chúng ta cần lắng nghe. Ngoài ra, tốc độ nói quá nhanh cũng là một điều đáng lo ngại vì nó khiến người nghe không kịp xử lý thông tin mà họ nghe. Có thể ngay tại lúc nghe, người nghe đã hiểu được vấn đề nhưng ngay lập tức họ bị lấp đầy bởi những thông tin mới, và điều này khiến họ lãng quên đi những điều vừa nghe được.

Xem thêm: Liên kết việc học kỹ năng nghe với các lĩnh vực khác - Văn học, lịch sử, văn hoá

Áp dụng Cognitive Strategies trong việc nghe hiểu Tiếng Anh

Cognitive Strategies trong việc học ngôn ngữ là gì?

Chiến lược nhận thức là những hành động mà người học áp dụng một cách có ý thức, một cách có kiểm soát và có chủ đích nhằm tối ưu hóa sự tiếp thu, xây dựng, củng cố và chuyển hóa các kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ. Người học có thể áp dụng các kỹ thuật này để phục vụ cho quá trình xử lý thông tin trong việc nghe: bắt đầu với việc nhận liên tiếp các dữ liệu dạng âm thanh, sau đó là quá trình giải mã và tiếp đến là dùng nó để trả lời câu hỏi của bài tập.

Theo O'Malley và Chamot (1990), loại chiến lược này hoạt động trực tiếp trong việc xử lý thông tin đầu vào theo nhiều cách khác nhau để nâng cao kiến thức, ví dụ như thực hành, tổ chức, suy luận, tổng hợp, diễn dịch, sử dụng hình ảnh trực quan, truyền đạt và giải thích. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những chiến lược dễ áp dụng và gần gũi nhất đến người đọc.

Chiến lược nhận thức

Các chiến lược nhận thức

Chiến lược suy luận (Inferencing)

Khái niệm: Người học sử dụng chiến lược suy luận để sử dụng thông tin trong văn bản hoặc ngữ cảnh giao tiếp để đoán nghĩa của những từ lạ cùng với bài nghe, dự đoán kết quả, hoặc điền thông tin còn thiếu. Có rất nhiều dạng dấu hiệu trong văn bản và ngữ cảnh người học có để áp dụng để đưa ra phán đoán, suy luận. Dựa trên các nghiên cứu tương tự, chúng ta có thể áp dụng chiến lược suy luận dựa trên các yếu tố sau:

Suy luận ngôn ngữ (Linguistic inferencing): Sử dụng từ trong cách diễn đạt/câu/lời nói để đoán nghĩa của từ chưa biết.

Ví dụ: Người nghe nghe được đoạn độc thoại có câu: “I was feeling really exhausted after a long day at work, so I decided to take a siesta before dinner”.

Khi gặp phải câu hỏi: “Người nói đã làm gì trước khi ăn tối”, người nghe có thể dựa vào từ đã biết là exhausted để suy ra từ siesta có thể là ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Suy luận qua tông giọng và yếu tố cận ngôn ngữ (Voice and paralinguistic inferencing):Sử dụng tông giọng, những yếu tố cận ngôn ngữ (âm thanh hoặc hơi thở) để đoán nghĩa từ chưa biết trong bài nói)

Ví dụ: Người nghe được nghe bài đối thoại về các khách hàng gọi món ăn và xác định thái độ người ăn. Có 2 đáp án: (1) Please và (2) Not please. Người nghe có thể suy luận thái độ vui vẻ hay không dựa vào tông giọng cao hay thấp, lời nói dứt khoát hay ngập ngừng. Từ đó chọn được câu trả lời đúng.

Suy luận ngoài ngôn ngữ (Extralinguistic inferencing): Sử dụng âm thanh nền và mối quan hệ giữa người nói trong một đoạn văn nói, tài liệu trên tờ trả lời hoặc tham chiếu đến các bối cảnh cụ thể để đoán nghĩa của các từ không rõ nghĩa.

Ví dụ: Người nghe nghe được đoạn hội thoại sau và được yêu cầu xác định nơi xảy ra cuộc trò chuyện:

A: "Could you please pass me the spatula so that I can lift the pancakes on the pan?"

B: "Sure, here you go."

=> Người nghe có thể biết được đáp án là “kitchen” thông qua các âm thanh của bếp ga, hoặc thức ăn đang sôi trên bếp,....

Ngoài ra khi xét về quan hệ giữa các người nói, ta hiểu được người A và B là những người đang nấu thức ăn (dựa người A đang đưa người B một dụng cụ để làm bánh pancake).

Người nghe cũng có thể sử dụng các thông tin trên phiếu trả lời để tham khảo. Trên phiếu trả lời có thể đưa ra các định nghĩa, giải thích bối cảnh chung…

Suy luận giữa các phần (Between parts inferencing): Sử dụng thông tin vượt quá cấp độ câu cục bộ, tức là dùng ngữ cảnh (co-text) để đoán ý nghĩa

(* Ngữ cảnh (co-text) của một từ là chuỗi từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó đủ để làm cho nó được cụ thể hóa và xác định về nghĩa)

Ví dụ: Người nghe đang nghe cuộc trò chuyện của một nhóm bạn đang xem phim khoa học viễn tưởng và được yêu cầu tìm từ đồng nghĩa với từ “teleportation” trong câu "The protagonist used a teleportation device to escape from the alien spaceship." Có 3 đáp án lựa chọn: (A) An instantaneous movement (B) A telephone message và (C) A Flying sauce

Người nghe có thể xem xét ngữ cảnh của từ để suy đoán:

Từ “teleportation” được dùng trong cụm “a teleportation device”, cho thấy nó là một loại công nghệ hoặc thiết bị. Từ “teleportation” cho người nghe cảm thấy quen thuộc vì họ đã được học từ “transportation” (phương tiện giao thông) và “telecommunication” (giao tiếp từ xa). Xét về mặt ngữ pháp và hậu tố “tion”, ta xác định nó là một danh từ. Vì vậy họ suy ra “teleportation” là một cái gì đó liên quan đến di chuyển và khoảng cách từ xa

→ Từ những suy luận trên, người nghe có thể chọn được đáp án cho câu trả lời.

Suy luận từ ý chính: Người học sử dụng chiến lược này sẽ xác định ý chính trước, sau đó mới suy luận ra từng phần chi tiết. Với ý tưởng chính , người nghe xem nó như một cáo neo để nương vào và diễn giải tốt hơn các chi tiết hỗ trợ.

Ví dụ: Người học đang nghe podcast và Ý chính của tập podcast là “Biến đổi khí hậu đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng”. Bám vào ý chính đó, khi gặp những câu hỏi liên quan đến môi trường sinh thái, họ thể nghĩ ngay đến những trạng thái tiêu cực như “extinct” hay “endangered”.

→ Nhận xét: Nhìn chung, với chiến lược inference này người học phải sử dụng kiến thức trước đó để suy đoán. Người học có đưa ra được suy đoán hay đưa ra suy đoán chính xác hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kinh nghiệm của người học, mức độ chú ý vào chi tiết của văn bản, vốn từ vựng. Từ vựng càng nhiều và để ý càng chi tiết đến văn bản, chúng ta sẽ có nhiều ngữ cảnh và manh mối hơn để từ đó diễn giải các mối quan hệ cụ thể giữa các ý tưởng cũng như bất kỳ từ vựng mới nào có trong đó.image-alt

Chiến lược nhận thức: Giải thích (elaboration)

Khái niệm: Người học sử dụng kiến thức có được ở ngoài ngữ cảnh bài nghe và liên hệ nó với kiến thức thu được trong bài nghe để dự đoán kết quả và điền thông tin vào chỗ trống.

Giải thích dùng trải nghiệm cá nhân: Người học sử dụng những kiến thức, trải nghiệm của bản thân trong đời sống để giải thích.

Ví dụ: Người nghe đang nghe miêu tả về địa điểm du lịch là Hà Nội. Nếu người nghe đã từng có những trải nghiệm cá nhân về thành phố này, họ có thể đưa ra phán đoán khi nghe về địa điểm du lịch, món ăn truyền thống hoặc nét văn hóa liên quan.

Giải thích dùng kiến thức xã hội: Người học sử dụng kiến thức có được từ xã hội, thế giới để giải thích.

Ví dụ:Người học nghe về đoạn văn giới thiệu hệ thống giáo dục ở Úc và họ phải hoàn thành câu văn sau: “Cornerstone of the Australian education system is ………………-centered learning”. Người học đã có kiến thức về hệ thống giáo dục Úc, đây là đất nước đề cao văn hóa tự học, đề cao sự chủ động và tự do của học sinh. Vì vậy có thể suy ra đáp án là “student”.

Giải thích dùng kiến thức học thuật: Người học sử dụng kiến thức từ tình huống, môi trường học thuật để giải thích.

Ví dụ: Người nghe nghe một bài thuyết giảng về chủ đề kinh tế và phải trả lời câu hỏi trắc nghiệm: “According to the speaker, what high inflation will affect customer’s behavior this year”? Kiến thức học thuật có thể giúp người học dự đoán cách người tiêu dùng có thể phản ứng với các xu hướng kinh tế. Ví dụ, họ có thể dự đoán rằng người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu trong thời kỳ lạm phát cao.

Giải thích bằng việc sáng tạo: Người học sáng tạo ra một câu chuyện hoặc áp dụng một quan điểm mới nhưng hợp lý để giải thích.

Ví dụ: Người nghe được nghe một bài giảng. Đề bài yêu cầu người nghe xác định vị trí của người nói trong bài

  1. In a countryside

  2. In an amusement park

  3. In a city

Người nghe chọn câu A vì họ phải tưởng tượng mình là nhân vật trong đoạn audio để tìm ra câu trả lời, đồng thời dựa vào các từ vựng có trong bài như “peaceful”, “quiet”, “fresh air” thì người nghe có thể biết được đây là vùng miền quê.

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu của Goh (2002) tiết lộ rằng một người nghe thành thạo hơn sử dụng cả chiến lược nhận thức: giải thích để đạt được sự diễn giải có ý nghĩa về một văn bản, đồng thời thể hiện khả năng sử dụng kiến ​​thức có sẵn, tín hiệu ngôn ngữ và thông tin theo ngữ cảnh. Mặt khác, người nghe kém thành thạo hơn thường bị phân tâm bởi những từ vựng hoặc cách diễn đạt không quen thuộc và có nhiều chiến lược hạn chế.

image-alt

Chiến lược nhận thức: Hình ảnh

Khái niệm: Người học phải tưởng tượng hình ảnh ảo hoặc sử dụng hình ảnh có từ bài nghe để thể hiện thông tin người nói và đưa ra kết quả, được mã hóa thành một danh mục riêng biệt nhưng được xem như một hình thức của giải thích.

Ví dụ: Người nghe được nghe một cuộc đối thoại giữa 2 người về chủ đề Hỏi đường và Chỉ đường. Người nghe sẽ phải hình dung bản đồ trong đầu hoặc nhìn vào bản đồ có sẵn ở trong bài để hiểu và xác định hướng đi, vị trí mà họ đang nói.

Nhận xét: Theo ông Centre (1999, p251), việc ứng dụng chiến lược nhận thức hình ảnh cải thiện kỹ năng nghe và đọc hiểu cho nhóm người có khả năng hiểu kém.

Chiến lược nhận thức: Tóm tắt

Khái niệm: Người học làm bản tóm tắt trong đầu hoặc bằng văn bản về ngôn ngữ và thông tin trình bày trong bài nghe.

Ví dụ: Đối với bài thi TOEFL iBT, thí sinh sẽ phải nghe 1 bài giảng và hội thoại trong 3-5 phút. Trong thời gian đó, thí sinh phải sử dụng Summary skill để rút ngắn nội dung bài nghe lại và ghi chép nhanh chóng để có thể trả lời các câu hỏi sau khi nghe xong.

“It is undeniable that the large majority of non-native learners of English experience a number of problems in attempting to master the phonetic patterns of the language”

→ “Many learners find English pronunciation difficult.”

Chiến lược nhận thức: Note-taking

Khái niệm: Người học viết ra các từ khóa và khái niệm dưới dạng lời nói, hình ảnh hoặc số viết tắt để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ nghe

Ví dụ: Đối với bài thi TOEFL iBT, thí sinh sẽ phải nghe 1 bài giảng và hội thoại trong 3-5 phút. Trong thời gian đó, thí sinh phải sử dụng Note-taking skill (sử dụng từ viết tắt, kí hiệu, map) để ghi chép nội dung 1 cách nhanh chóng để có thể trả lời các câu hỏi sau khi nghe xong, ví dụ:

“The economy of the USA increases in the first year”

→ “US eco ↗️ 1st yr”

Nhận xét: Phương pháp Note-taking chỉ phù hợp với những thí sinh đã làm quen với phương pháp này và còn nhiều thời gian chuẩn bị trước kỳ thi (ít nhất 1 tháng)

Ứng dụng chiến lược vào bài Listening

Phương pháp Note-taking và Summarisation - dạng bài Multiple Choice (Cam 18 - test 1 - part 3)

Talk on jobs in fashion design.

Câu hỏi 21. What problem did Chantal have at the start of the talk?

  1. Her view of the speaker was blocked

  2. She was unable to find an empty seat

  3. The students next to her were talking.

Trong câu 21, người nói nói:

A: Were the people beside chatting or something?

B: It wasn’t that. I went early so that I’d get a seat and not have to stand, but then this guy sat right in front of me and he was so tall

A: It’s hard to see through people’s heads, isn’t it?

B: Impossible!!

Người nghe sẽ tóm tắt và đưa ra các ký hiệu khi note như:

Chat -> no

Seat -> no stand

Front -> tall -> hard to see

→ chọn câu A. Her view of the speaker was blocked

Phương pháp Note taking và Summarisation - dạng bài Matching Information (Cam 17 - test 2 - part 2)

image-alt

Trong lúc nghe, nội dung người nói chắc chắn sẽ khác với từ vựng có sẵn trong đề bài, nhiệm vụ người nghe sẽ phải tóm tắt nội dung và take note các từ quan trọng

Ở câu 15: “The dairy was where milk from the cows was turned into cheese. It’s now the place to go for lunch, or afternoon tea, or just a cup of coffee and a slice of homemade cake

Lúc này người nghe chỉ cần nắm các keyword quan trọng để ghi chú lại như “lunch”, “tea”, “coffee”, “cake” ngay kế bên câu 15. Sau khi đã ghi chú, người nghe sẽ đối chiếu thông tin đã ghi với các từ vựng trong bảng để chọn câu trả lời tương ứng.

→ Câu trả lời là D. eating and drinking

Phương pháp Imagery - dạng bài Map Completion (Cam 18 - test 2 - part 2)

image-alt

Ở bài này, người nghe phải vừa nghe vừa hình dung địa điểm họ đang đứng và mô tả hướng đi dựa vào Useful Language dựa vào bản đồ cho sẵn

There’ll also be a school for children up to 11 years old. If you look at the South Entrance at the bottom of the map, there’s a road from there that goes right up through the development. The school will be on that road, at the corner of the second turning to the left”

Ở câu hỏi về vị trí của trường học, người nghe cần hình dung vị trí đang đứng của người nói là cổng vào hướng Nam ở đâu, tưởng tượng mình là người tham quan khuôn viên, nghe và xác định hướng đi và nhận dạng vị trí ngôi trường mà người nói nhắc đến trong bài dựa vào useful language như “goes right up”; “at the corner of second turning to the left”. → câu trả lời là G

Phương pháp suy luận ngôn ngữ và suy luận tông giọng cho bài TOEIC listening (Sách ETS 2023, Test 5, Part 3)

Người nghe nghe đoạn hội thoại trả lời 3 câu hỏi:

“W: Hi. I'm flying to Munich. The name's Goldenberg. I have one suitcase.

M: I see your reservation, Ms. Goldenberg. I'll print your boarding pass.

W: Actually, I was wondering if you could change my seat. I'd rather have an aisle one. It's easier if I have to move around.

M: Unfortunately, this flight is full. In fact, it's overbooked. So, if you're interested, I can offer you an aisle seat on tomorrow's flight and upgrade you to business class.

W: Tomorrow? I'm the guest speaker at a conference.

M: OK. We'll ask some other passengers. Here's your boarding pass. Have a good trip!”

  1. Where is the conversation most likely taking place?

    (A) At a bus terminal

    (B) At an airport

    (C) In a hotel lobby

    (D) In a conference hall

  2. What does the woman ask for?

    (A) A different seat

    (B) A name badge

    (C) A room upgrade

    (D) A special menu

  3. Why does the woman say, "I'm the guest speaker at a conference"?

    (A) To confirm her conference attendance

    (B) To introduce herself

    (C) To refuse an offer

    (D) To clarify a misunderstanding

  • Ở câu hỏi đầu tiên, người nói không đề cập trực tiếp họ đang ở đâu, nhưng người nghe có thể suy luận đáp quán qua các từ vựng liên quan đến airport xuất hiện trong bài: Flying to (bay đến), boarding pass (vé lên máy bay)

-> Đáp án B

  • Ở câu hỏi số 2, yêu cầu người phụ nữ thể hiện rất rõ trong lời thoại của cô ấy qua cụm từ “change my seat”. Tuy nhiên, nếu người nghe chậm và mất tập trung,, có thể dựa vào lời thoại tiếp theo để trả lời: unfortunately …..this flight is full,.....overbooked (thật không may cho người phụ nữ, chuyến bay đã được đặt hết chỗ). Từ đó suy ra yêu cầu của người phụ nữ là đổi ghế ngồi → Đáp án A

  • Câu hỏi số 3 hỏi về dụng ý của người phụ nữ khi nói : “I am the guest speaker at a conference”. Vì vậy, người nghe cần nghe lời thoại liền kề trước đó của người đàn ông: I can offer you an aisle seat …. (dụng ý là người đàn ông đề nghị 1 sự giúp đỡ dành cho người phụ nữ). Tuy nhiên lời đáp trả của người phụ nữ khá trầm, và xuống giọng ở cuối câu. Điều đó cho thấy người phụ nữ phản hồi không tích cực với lời đề nghị giúp đỡ đó -> Đáp án C

Phương pháp suy luận ngôn ngữ, suy luận từ ý chính cho bài TOEIC listening (Sách ETS 2023, Test 5, Part 4)

Nghe đoạn hội thoại trả lời 2 câu hỏi sau

Welcome back. I'm Hongwei Shen, back with you live for today's airing of Science Today. From biology to physics, Science Today is your source of accurate science news. We've been talking about the meteor shower that will be visible in the night sky on Saturday and Sunday.”

What is the topic of today's broadcast?

(A) Weather

(B) Astronomy

(C) Gardening

(D) Sports

What can the listeners do this weekend?

(A) Learn to improve their vision

(B) Watch a meteor shower

(C) Go to a musical event

(D) Listen to a special program

  • Câu hỏi số 1, ngay từ đầu người dẫn chương trình không nêu trả cụ thể chủ đề của bài phát thanh là gì, tuy nhiên người nghe có thể dễ dàng nghe được tên của broadcast là Science Today và một số lĩnh vực như biology hay physics, vì vậy chúng ta sẽ loại 3 đáp án không thể xảy ra là A, C và D.

  • Câu hỏi số 2, người nghe bám vào chủ đề chính của hôm nay là “astronomyđưa ra phán đoán những gì người nghe sẽ nhìn thấy sẽ liên quan đến thiên văn học, kết hợp với cụm từ có thể dễ dàng nghe được làvisible in the night sky on Saturday and Sunday”, người đọc có thể suy ra thứ được nhìn thấy chính là meteor (sao băng)

Phương pháp suy luận ngoài ngôn ngữ - suy luận từ mối quan hệ giữa người nói (Sách ETS 2023, Test 3, Part 3)

Nghe hội thoại trả lời câu hỏi

M: I'm afraid it's getting pretty old, though. We may need to replace it.

W: I'll notify Barbara since she has to sign off on all purchases”.

  1. Who most likely is Barbara?

    (A) A technician

    (B) A manager

    (C) A salesperson

    (D) A fitness instructor

Ở câu hỏi này người nói không trực tiếp nói về chức vụ, nghề nghiệp của Barbara. Chúng ta sẽ xét về mối quan hệ giữa người nói và Barbara: Người nói sẽ gọi cho Barbara để được chấp thuận sự mua hàng → Đáp án B

Luyện tập thêm miễn phí với trang Practice test của ZIM ngay!

Tổng kết

Trong bài viết trên, nội dung chính chiến lược nhận thức đã được trình bày, cũng như là từng loại chiến lược nhỏ cụ thể nằm trong chiến lược đó. Hơn nữa, bài viết cũng đã cung cấp cho người học sự phân tích được ưu nhược điểm cho từng đối tượng học và ví dụ minh họa của các phương pháp trên. Chính vì thế, tác giả mong rằng bài viết trên sẽ giúp người học có được cái nhìn khách quan hơn về các chiến lược làm bài IELTS Listening và TOEIC Listening, và từ đó có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả hơn trong khi làm bài tùy thuộc vào từng đối tượng, trình độ người học khác nhau.


Nguồn tham khảo

Tham khảo thêm khoá học tiếng anh giao tiếp online tại ZIM, giúp học viên luyện tập thực hành tiếng Anh một cách hiệu quả trong các tình huống giao tiếp thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu