Banner background

3 bước cơ bản để miêu tả biểu đồ đường (Line Graph) trong IELTS Writing Task 1

Bài viết dưới đây dành cho những thí sinh mới tiếp cận với IELTS Writing Task 1, hướng dẫn các thí sinh đạt được tiêu chí cơ bản của dạng biểu đồ đường (Line Graph) đó là miêu tả được thông tin nhìn thấy trên bài.
3 buoc co ban de mieu ta bieu do duong line graph trong ielts writing task 1

Trong phần thi của kỹ năng Writing bao gồm 2 phần là Task 1 và Task 2, trong đó Task 1 sẽ đưa ra một biểu đồ, bảng,... và yêu cầu thí sinh phải tóm tắt lại các thông tin, dữ liệu cũng như làm công tác đánh giá và so sánh. Với nhiều thí sinh khi mới bước chân trên con đường chinh phục kỳ thi IELTS hẳn sẽ thấy bỡ ngỡ với dạng bài như vậy. Bài viết dưới đây dành cho những thí sinh mới tiếp cận với IELTS Writing Task 1, hướng dẫn các thí sinh đạt được tiêu chí cơ bản của dạng biểu đồ đường (Line Graph) đó là miêu tả được thông tin nhìn thấy trên bài.

KEY TAKEAWAYS

1. Dạng Line Graph trong Writing Task 1 là một trong những dạng phổ biến nhất. Với dạng này, thí sinh sẽ được cung cấp một biểu đồ đường, thể hiện sự thay đổi của các số liệu theo thời gian.

2. Có 3 bước cơ bản giúp thí sinh viết được một câu hoàn chỉnh để mô tả thông tin trong dạng Line Graph: đưa ra thông tin, thêm số liệu, thêm trạng từ.

Dạng biểu đồ đường (Line Graph) trong IELTS Writing Task 1

Line Graph là dạng phổ biến và cơ bản nhất trong phần thi Writing Task 1, đây thường là dạng đầu tiên các thí sinh được học khi bắt đầu tiếp cận với Writing IELTS.

Line Graph, hay còn gọi là biểu đồ đường, được dùng để miêu tả sự thay đổi của các số liệu trong một khoảng thời gian nhất định.

Biểu đồ sẽ có 2 trục là trục tung và trục hoành, trong đó trục hoành thường chỉ khoảng thời gian và trục tung chỉ đơn vị đo lường của dữ liệu trong bài.

Dạng này tập trung vào mục đích duy nhất là mô tả xu hướng thay đổi (lên, xuống, giữ nguyên…) trong số liệu của đối tượng được xét tới.

Ví dụ: The graph below shows how elderly people in the United States spent their free time between 1980 and 2010.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

image-alt

Các bước miêu tả dữ liệu cơ bản với dạng Line Graph

Trong Task 1 thí sinh sẽ cần đạt được 2 yêu cầu sau để bài làm được kết quả tốt:

  • Miêu tả được các thông tin có trên bài

  • Đưa ra các đánh giá, so sánh về thông tin trong bài

Yêu cầu thứ nhất là yêu cầu cơ bản nhất, cũng là yêu cầu các thí sinh ở cấp độ mới bắt đầu cần chú trọng đạt được. Dưới đây sẽ là 3 bước để các thí sinh miêu tả được thông tin theo yêu cầu này.

Bước 1: Đưa ra thông tin 

Ở bước này các thí sinh sẽ đơn giản mô tả lại đúng những gì bản thân nhìn thấy từ biểu đồ. Các thông tin ở đây sẽ là sự thay đổi của đối tượng được xét tới, cụ thể là sự tăng lên, giảm xuống hay giữ nguyên của các dữ liệu. 

Ví dụ: The graph below shows the consumption of 3 spreads from 1981 to 2007.

image-alt

Trong trường hợp này, đối tượng được xét tới là các loại sản phẩm dùng để ăn kèm với các loại bánh (bơ, mứt, sốt…) và thông tin cần được quan sát là sự thay đổi về lượng tiêu thụ trong khoảng thời gian từ 1981 tới 2007. Từ biểu đồ đường bên trên, ta có thể thấy được một thông tin tiêu biểu là: lượng tiêu thụ sản phẩm Bơ liên tục giảm mạnh từ sau năm 1986 từ 160 gram xuống còn 50 gram.

Với ví dụ bên trên, thông tin ở đây chính là: lượng tiêu thụ sản phẩm Bơ giảm từ sau năm 1986.

Chúng ta sẽ sử dụng các ngôn ngữ để biến câu văn này thành tiếng Anh:

  • Số lượng tiêu thụ: the consumption of…

  • Giảm xuống: decrease, fall, drop…

  • Khoảng thời gian: from … to …, during a …-year period, in the year of… 

Từ đó ta sẽ viết được câu văn miêu tả thông tin như sau: The consumption of butter started falling after the year of 1986.

Bước 2: Thêm số liệu

Tại sao cần thêm số liệu?

Ở bước này nguyên lý sẽ dựa trên quy tắc bất thành văn “nói có sách, mách có chứng”. Để đạt được sự thuyết phục trong bài viết thì dù ở Task 1 hay Task 2 các thí sinh đều cần có dẫn chứng kèm theo.

Đặc biệt với Task 1 dạng Graph là dạng bài có số liệu cụ thể và rõ ràng thì việc cung cấp số liệu cho bài viết là không thể thiếu.

Các cách thêm số liệu

Việc thêm số liệu cụ thể trong các câu mô tả thông tin là cần thiết, tuy nhiên các thí sinh không nên đơn thuần đưa trực tiếp số vào cuối mỗi câu mà thay vào đó cần có cách thức dẫn dắt phù hợp. Dưới đây là một số cách cơ bản để thí sinh đưa số liệu vào câu:

Khi dùng hai giới từ trên, thí sinh lưu ý cần thêm dấu phẩy đằng trước. Hai giới từ này sẽ đứng một mình và không phụ thuộc vào danh từ đi đằng trước.

Ví dụ: Water consumption per person in Brazil, at 359m³, was much higher than that in the Congo, at only 8m³.

The figures for industrial consumption are the same in San Diego and the rest of the world, with 23% of water being used.

  • Dấu ngoặc đơn

Trường hợp thí sinh sử dụng dấu ngoặc đơn thì sẽ không cần tới dấu phẩy, thay vào đó thí sinh đưa số liệu vào trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ: Theft, of which there are 94 cases per 10 000 people, is slightly more common than violence (65 cases).

  • Giới từ “to”, “of” và “by”

Khác với “at” và “with”, trường hợp sử dụng ba giới từ này phụ thuộc vào danh từ/động từ đi liền trước đó.

Với giới từ “to”, các thí sinh sử dụng với động từ thể hiện xu hướng tăng, giảm với ý nghĩa: tăng lên/giảm xuống tới mức nào. Một số động từ mô tả sự tăng/giảm: increase, decrease, fall, drop, grow, rise…

Ví dụ: The number of students increased to 10,000 after 2 years.

Với giới từ “of”, các thí sinh sử dụng kèm danh từ thể hiện xu hướng tăng, giảm với ý nghĩa: sự tăng/giảm bao nhiêu. Một số danh từ mô tả sự tăng/giảm: increase, decrease, growth, fall…

Ví dụ: There was an increase of 2,000 in the number of students after 2 years.

Với giới từ “by”, các thí sinh sử dụng với động từ thể hiện xu hướng tăng, giảm với ý nghĩa: tăng thêm/giảm đi bao nhiêu. Các động từ đi với “by” sẽ tương tự với giới từ “to”.

Ví dụ: The number of students increased by 2,000 after 2 years. 

Lưu ý khi thêm số liệu

Một lưu ý thí sinh cần để tâm khi đưa số liệu chính là số liệu được thêm vào đó có phải số liệu chính xác không, hay nói một cách đơn giản, con số đó là khoảng ước lượng hay chính xác từng đơn vị.

Thông thường, các bài trong Task 1 là những biểu đồ với số liệu khá thực tế, các con số sẽ khó mà chuẩn xác từng đơn vị mà thường chỉ là ước chừng. Trong trường hợp đó thí sinh cần thêm các ngôn ngữ chỉ sự ước lượng để tránh bị đánh giá là mô tả sai thông tin bài. 

Một số ngôn ngữ chỉ sự ước lượng: about, around, nearly, approximately, roughly…

Ví dụ: The percentage of households owning one car increased from about 35% to 50% between 1961 and 1981.

Bước 3: Thêm trạng từ

Tại sao cần thêm trạng từ?

Khi viết các câu văn mô tả thông tin trong Task 1, bước này là bước các thí sinh thường bỏ quên nhiều nhất. Thí sinh thường chỉ dừng lại ở việc miêu tả lại bản chất của sự thay đổi (tăng, giảm, giữ nguyên…) mà bỏ qua việc miêu tả về tính chất của sự thay đổi đó (ổn định, đáng kể, vừa phải…). Vậy nhưng bước này lại rất quan trọng, nó thể hiện rằng thí sinh nắm rõ thông tin trong bài và thực sự hiểu chứ không chỉ mô tả một cách máy móc.

Một số trạng từ thông dụng

Dưới đây là một số trạng từ được sử dụng với mỗi mức độ thay đổi khác nhau của dữ liệu:

Mức độ thay đổi

Trạng từ

Ví dụ

Rất đáng kể

sharply, dramatically, enormously, tremendously, steeply, strikingly…

The currency had been enormously inflated: the paper dollar was worth only 34 cents; gold was at $280/ounce.

Đáng kể

remarkably, considerably, significantly, substantially, relatively…

House prices have risen substantially over the last six months.

Vừa phải

noticeably, markedly, moderately…

The figures for sales in 1978 have risen markedly.

Không đáng kể

slightly, partly, hardly, minimally, barely, scarcely, marginally…

The pound rose slightly against the dollar, then settled at $1.53.

Ví dụ: Trong ví dụ ở bước 1, có thể quan sát thấy sự suy giảm của lượng tiêu thụ sản phẩm Bơ là đáng kể từ sau năm 1986. Như vậy, thí sinh có thể sử dụng một trong những trạng từ sau: significantly, considerably…

Ta sẽ có câu văn miêu tả như sau: The consumption of butter started falling significantly after the year of 1986.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Dịch các câu văn miêu tả dữ liệu từ tiếng Việt sang tiếng Anh

1. Trong năm 2006, số phần trăm nữ giới độc thân ở Việt Nam là khoảng 12.6%.

2. Nhiều người dự báo rằng số phần trăm nữ giới độc thân tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên 20% vào năm 2025.

3. Hoạt động đi rạp chiếu phim đã sụt giảm mạnh từ 50% xuống 30%.

4. Số lượng sách đọc bởi phái nam đã tăng một cách ổn định trong khoảng năm 2011 tới 2012, từ 3000 lên tới 4000.

5. Trong khoảng 2011 tới 2012, đã có sự gia tăng 3000 cuốn về số lượng sách được đọc bởi nữ giới.

Đáp án tham khảo:

1. In 2006, the percentage of single females in Vietnam was about 12.6%.

2. (Many) people predict (that) the percentage of single females in Vietnam will continue increasing to 20% in 2025.

3. The figures for going to the theatre activity declined steeply from 50% to 30%.

4. The number of books read by men increased steadily between 2011 and 2012, from about 3000 to 4000.

5. Between 2011 and 2012, there was an increase of 3000 in the number of books read by women.

Bài 2: Áp dụng các bước trên để miêu tả thông tin cho một bài graph task 1

The graph below shows population figures for India and China since the year 2000 and predicted population growth up until 2050.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

image-alt

Bài tham khảo: (Complete IELTS bands 5-6.5 Student's Book with Answers with CD-ROM)

The graph shows how the populations of India and China have changed since 2000 and how they will change in the future.

In 2000, there were more people living in China than in India. The number of Chinese was 1.25 billion, while India's population was about 1 billion. Between 2000 and 2010, there has been a 0.2 billion rise in the number of Indian citizens. Over the same period, China's population has increased by 0.1 billion to reach over 1.35 billion.

According to the graph, the population in India will increase more quickly than in China, and experts say that by 2030, both countries will have the same population of 1.45 billion. After this, China's population is likely to fall slightly to 1.4 billion in 2050, while India's population will probably increase and reach 1.6 billion.

Thus, over the 50-year period, India is going to experience steady growth in its population and it will overtake China. On the other hand, China's population will peak in 2030 and then begin to fall.

(173 words)

Tổng kết

Khi mới đặt chân trên con đường chinh phục kỳ thi IELTS, phần thi Writing Task 1 hẳn sẽ khiến phần lớn thí sinh thấy bỡ ngỡ nhất do chưa từng có kinh nghiệm trước đó. Tuy nhiên, khó khăn nào cũng có phương án giải quyết của nó. Các thí sinh chỉ cần thực hiện theo 3 bước đơn giản: đưa ra thông tin quan sát được, thêm số liệu và thêm trạng từ. Như vậy, thí sinh đã không còn gặp vấn đề trong việc viết được một câu văn mô tả thông tin hoàn chỉnh, từ đó bước đầu đạt được tiêu chí miêu tả lại được thông tin trong bài.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...