Banner background

IELTS Reading: Áp dụng kỹ thuật PQRST để cải thiện kỹ năng đọc hiểu

Với phương pháp PQRST, người học sẽ không chỉ hiểu sâu nội dung bài viết mà còn rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho bài IELTS Reading.
ielts reading ap dung ky thuat pqrst de cai thien ky nang doc hieu

Key takeaways

  • Kỹ thuật PQRST bao gồm 5 quá trình: Preview, Question, Read, Summarize và Test.

  • Kỹ thuật PQRST nhấn mạnh vào sự học chủ động với sự ứng dụng của siêu nhận thức, khả năng theo dõi và tự điều chỉnh quá trình học.

  • Chiến lược PQRST đem lại hiệu quả đáng kể cho kỹ năng đọc hiểu. Phương pháp này không chỉ giúp người đọc nắm được nội dung cần đọc mà còn củng cố kiến thức cũng như xác định phần kiến thức còn thiếu.

  • Các lợi ích của kỹ thuật PQRST bao gồm: tăng cường đọc chủ động nâng cao, hiểu biết được cải thiện, cải thiện tư duy phản biện, tăng cường Siêu nhận thức, hình thành kỹ thuật học tập hiệu quả.

Giới thiệu

Bài IELTS Reading thường gây khó dễ cho người học không chỉ vì từ vựng chuyên ngành học thuật, mà còn bởi sự phức tạp trong sắp xếp ý và trình tự câu có thể khiến người đọc khó xác định được nội dung chính. Việc đa dạng hóa các quá trình đọc với các phương pháp thực hành khác nhau, thay vì đọc bình thường sẽ tăng hiệu quả luyện tập cho bài thi này. Rõ ràng là việc đọc mang tính chủ động và vận dụng nhiều kỹ thuật đem lại hiệu quả lớn hơn so với việc chỉ đọc thuần thúy. Việc đọc chủ động sẽ giúp khả năng ghi nhớ cũng như kết quả học tập của người đọc tăng lên đáng kể . Một trong những kỹ thuật có hiệu quả đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu học thuật là PQRST.

Kỹ thuật đọc PQRST là một công cụ hữu ích có thể giúp người học nâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu. Bằng cách áp dụng phương pháp này, người học sẽ không chỉ hiểu sâu nội dung bài viết mà còn rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho quá trình học thuật. Bài viết này sẽ đi sâu vào nền tảng lý thuyết của kỹ thuật PQRST, khám phá những hiệu quả cũng như cách ứng dụng tiềm năng của phương pháp này trong bài Reading IELTS.

Kỹ thuật PQRST là gì?

Kỹ thuật PQRST là một trong những ví dụ tiêu biểu về các phương pháp giúp người đọc tăng tương tác trong quá trình đọc. Kỹ thuật PQRST là một trong những kỹ thuật trí nhớ phổ biến được Robinson giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1970 (Wilson, 2009, 82) [1]. Kỹ thuật này lấy tên từ các chữ cái đầu của các từ Preview/Pre-read, Question, Read, Summarize và Test. Mỗi chữ cái trong tên này, là từ viết tắt, cũng chỉ ra các bước thực hành của kỹ thuật này.

Kỹ thuật PQRST nhấn mạnh vào sự học chủ động với sự ứng dụng của siêu nhận thức, khả năng theo dõi và tự điều chỉnh quá trình học. Bằng cách khuyến khích người học đặt câu hỏi và tóm tắt nội dung đọc, PQRST có thể thúc đẩy các kỹ năng siêu nhận thức, dẫn đến việc học hiệu quả hơn.

Kỹ thuật PQRST có thể được áp dụng cho nhiều loại tài liệu học thuật, từ sách giáo khoa và bài viết đến bài giảng và bài thuyết trình. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích cho những người học gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc ghi nhớ những nội dung của bài đọc. Tuy nhiên, hiệu quả của kỹ thuật này có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như độ phức tạp của tài liệu, kiến ​​thức trước đó của người học và phong cách học tập của từng cá nhân.

Một hạn chế tiềm ẩn của kỹ thuật PQRST là nó có thể đòi hỏi nỗ lực nhận thức đáng kể, đặc biệt là đối với những người học không quen với việc học chủ động. Ngoài ra, kỹ thuật này có thể không hiệu quả đối với tài liệu phức tạp hoặc trừu tượng cần có mức độ hiểu biết sâu hơn.

Kỹ thuật PQRST ưu tiên thông tin được sử dụng trong bài kiểm tra, trong đó có bài thi IELTS Reading. Kỹ thuật này cũng có thể được điều chỉnh để phù hợp với bất kỳ hình thức học tập cụ thể nào trong hầu hết các môn học. Nó cho phép quản lý thời gian làm việc hiệu quả hơn thay vì việc người học phải tự quyết định dành bao nhiêu thời gian cho một chủ đề. Khi áp dụng kỹ thuật PQRST, giáo viên chịu trách nhiệm cho các giai đoạn xem trước và đọc (trong trường hợp các lớp học trên giảng đường) và để lại yếu tố tương tác giữa giáo viên và học sinh cho các giai đoạn đặt câu hỏi và tóm tắt.

Kỹ thuật PQRST là gì

Các bước thực hiện PQRST

Kỹ thuật PQRST hướng đến quá trình phân tích sâu thông qua một loạt các bước được sắp xếp có tổ chức để người đọc có thể nhớ lại và học tốt hơn (Ciaramelli, E., Neri, F., Marini, L. & Braghittoni, D. 2015) [2]. Kỹ thuật này dựa trên ba nguyên tắc cơ bản để tăng cường trí nhớ. Đó là: 1. Tổ chức tài liệu 2. Làm sâu thêm tài liệu 3. Gợi nhớ lại thông tin (Pettersson, 2002, 242) [3]. Các bước thực hành của kỹ thuật PQRST như sau:

Bước 1: Preview (Xem trước)

Giai đoạn 'Xem trước' là bước đầu tiên của phương pháp PQRST. Giai đoạn này bao gồm việc xem lại sơ qua các tài liệu để có được sự hiểu biết bao quát, đồng thời cũng liên kết với những gì người đọc đã biết. Trong giai đoạn này, người đọc nên làm quen với tài liệu bằng cách xem qua các tiêu đề, tóm tắt và bất kỳ yếu tố đồ họa nào như biểu đồ hoặc sơ đồ. Việc thực hiện tổng quan sơ bộ này sẽ đặt nền tảng vững chắc cho việc đọc và đưa ra định hướng rõ ràng về cách cận việc bài đọc.

Để quá trình Preview có hiệu quả, người đọc nên xác định các chủ đề chính và hiểu cách các ý chính được sắp xếp bằng cách xem qua các mục lục, bản đồ có liên quan cũng như xem xét kỹ các tiêu đề chương, tóm tắt và các thuật ngữ thiết yếu. Hơn nữa, việc đọc kỹ cả câu mở đầu và câu kết thúc của các đoạn văn có thể tiết lộ các kết nối logic trong nội dung, do đó cung cấp sự rõ ràng sâu sắc hơn về bản chất của nó. Việc quét ban đầu này không chỉ để chuẩn bị cho sự nghiên cứu chi tiết hơn mà còn đảm bảo rằng các nỗ lực học tập tiếp theo được nhắm mục tiêu hiệu quả.

Trong IELTS Reading, giai đoạn này tương ứng với quá trình scanning (xác định từ khóa) và skimming (đọc lướt tìm nội dung chính). Với hai quá trình này, người đọc chỉ đọc lướt và tìm những thông tin quan trọng để hiểu ý chính thay vì đọc kỹ để hiểu rõ nội dung của bài đọc.

Tham khảo thêm: Skimming và Scanning là gì? Cách ứng dụng trong IELTS Reading

Bước 2: Question (Đặt câu hỏi)

Sau giai đoạn Preview ban đầu, người học tiến hành bước đặt câu hỏi, Question. Trong giai đoạn này, người học đặt câu hỏi về những gì mình muốn biết về văn bản sẽ đọc. Việc đặt những câu hỏi như vậy giúp người đọc có mục đích khi đọc. Các giai đoạn 'P' và 'Q' đóng vai trò hướng dẫn để chuẩn bị cho bộ não về những gì cần đọc (Wormeli, 2005, 132) [4]

Người đọc có thể áp dụng kỹ thuật 5W1H (đặt các câu hỏi với What, When, Where, Who, Why, How) khi gặp khó khăn trong việc chuẩn bị câu hỏi, giúp quá trình chuẩn bị trở nên rõ ràng hơn. Người học có thể sử dụng câu hỏi để giải quyết các điểm quan trọng của văn bản, chẳng hạn như sự việc đã xảy ra như thế nào, ai là người liên quan (Turkington & Harris, 2001, 186) [5].

image-alt

Bước 3: Read (Đọc)

Trong giai đoạn Read - Đọc của phương pháp PQRST, người đọc đào sâu vào tài liệu đọc. Việc đọc ở đây không chỉ là lướt qua mà là đòi hỏi sự chuyên sâu và có mục đích nhằm khám phá câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra trước đó. Việc tìm kiếm câu trả lời trong quá trình đọc chuyên sâu này thúc đẩy sự tương tác lớn hơn với chủ đề.

Tương tác với văn bản bằng cách tìm kiếm câu trả lời giúp tăng cường cả khả năng hiểu và ghi nhớ những gì đã đọc. Nếu gặp khó khăn trong việc nắm bắt hoặc tóm tắt bất kỳ phần nào trong khi tham gia giai đoạn này, người đọc được khuyến khích xem lại phần đó một lần nữa để củng cố sự hiểu biết. Cuối cùng, bằng cách liên kết lại với các câu hỏi ban đầu từ bước Question, người học sẽ được thỏa mãn trí tò mò về mặt trí tuệ và củng cố việc tiếp thu kiến ​​thức liên quan đến bài đọc.

Một số nhà nghiên cứu khuyên rằng nên đọc hai lần nếu có thể bở đọc văn bản hai lần giúp tăng cường khả năng hiểu. Turkington (2000) [6] cho rằng: “Khi đọc văn bản lần đầu tiên, không nên ghi chú hoặc gạch chân. Bởi vì không dễ hiểu những điểm quan trọng trong lần đọc đầu tiên. Nếu đọc lần thứ hai, có thể gạch chân, đánh dấu và ghi chú những điểm chính.”

Bước 4: Summarize (Tóm tắt)

Sau khi đọc kỹ và trả lời các câu hỏi, bước quan trọng tiếp theo là  Summarize - Tóm tắt. Trong giai đoạn này, người đọc củng cố kiến ​​thức trước đó về chủ đề bằng cách diễn đạt lại bằng chính lời văn của mình. Quá trình này rất cần thiết. Nó không chỉ củng cố những gì đã học mà còn xác định những khía cạnh thông tin, kiến thức cần củng cố. Việc chỉ ra sự tương đồng giữa các chủ đề phức tạp và các ý tưởng quen thuộc giúp duy trì khả năng ghi nhớ thông tin. 

Bước Summarize có mục đích để tóm tắt những gì đã đọc, diễn đạt ý chính hoặc chủ đề. Thường có hai loại ý chính/chủ đề ở đây. Loại thứ nhất là ý chính/chủ đề thuộc về tác giả của văn bản và loại thứ hai thuộc về người đọc. Trong kỹ thuật PQRST, thay vì một tiêu đề chung, họ được yêu cầu tìm ý chính/chủ đề cho mỗi tiểu mục/đoạn văn (Wormeli, 2005, 132) [4]. Ở bước này, học sinh có thể tự hỏi những câu hỏi này và có thể trả lời to các câu hỏi chính. Có thể diễn đạt hoặc suy nghĩ to về các điểm quan trọng. Có thể dành một phần thời gian thực hành kỹ thuật PQRST ở bước này (Turkington, 2000, 114).[6]

Đọc thêm: Kỹ thuật tóm tắt bài Reading cho người học nâng cao khi học IELTS Reading.

Bước 5: Test (Kiểm tra)

Giai đoạn cuối cùng trong phương pháp PQRST là Test - Kiểm tra, đóng vai trò là công cụ tự đánh giá để đánh giá chính xác khả năng hiểu của một người và xác định chính xác những phần cần học thêm. Giai đoạn này không nhằm mục đích chấm điểm mà là để phát hiện các phần cần giải thích thêm.

Sau khi thực hiện đánh giá ban đầu, người học được khuyến khích xem lại tài liệu đọc, đặc biệt chú ý đến những phần khó và cân nhắc viết lại ghi chú để củng cố những gì đã học. Việc áp dụng các chiến lược tự kiểm tra không chỉ tạo động lực cho quá trình đọc mà còn mang lại những hiểu biết quan trọng dẫn đến các phương pháp học tập hiệu quả hơn và quản lý thời gian tốt hơn.

Các bước thực hiện PQRST

Lợi ích của việc áp dụng kỹ thuật PQRST trong đọc hiểu

Kỹ thuật PQRST tăng cường đáng kể khả năng nhớ lại tức thời và dài hạn, cũng như khả năng trả lời các câu hỏi về nội dung văn bản. Phương pháp này cũng tăng cường khả năng gợi nhớ thông tin, gợi ý một cách hiệu quả hơn để xử lý và lưu giữ thông tin mới.

Bằng cách khuyến khích người học đọc chủ động, viết ghi chú và tạo ra các câu hỏi để tìm kiếm câu trả lời, chiến lược PQRST đem lại hiệu quả đáng kể cho kỹ năng đọc hiểu. Phương pháp này không chỉ giúp người đọc nắm được nội dung cần đọc mà còn củng cố kiến thức cũng như xác định phần kiến thức còn thiếu.

Nhìn chung, việc sử dụng phương pháp PQRST sẽ tăng cường khả năng nắm bắt nội dung và đảm bảo ghi nhớ thông tin lâu dài thông qua sự tương tác với tài liệu đọc.

Một số lợi ích của phương pháp PQRST bao gồm:

Đọc chủ động nâng cao

PQRST khuyến khích người đọc tích cực tương tác với nội dung đọc, thay vì thụ động tiếp thu thông tin. Nó cũng giúp người học đọc có mục đích hơn. Bằng cách hình thành các câu hỏi trước khi đọc, người đọc có mục đích rõ ràng và có nhiều khả năng tập trung vào thông tin có liên quan.

Hiểu biết được cải thiện

Các giai đoạn xem trước và đặt câu hỏi của PQRST giúp người đọc xác định các chủ đề chính và cấu trúc của văn bản. Khả năng ghi nhớ thông tin cũng được cải thiện ở các giai đoạn tóm tắt và kiểm tra do các quá trình này giúp người học củng cố sự hiểu biết và hỗ trợ ghi nhớ lâu dài.

Cải thiện tư duy phản biện

PQRST thúc đẩy khả năng phân tích và đánh giá thông tin vì người đọc phải xây dựng câu hỏi và đánh giá sự hiểu biết của họ. Điều này giúp phát triển các kỹ năng phân tích khi đọc. Ngoài ra, bằng cách đọc văn bản một cách chủ động, người đọc có thể phát triển tư duy phản biện và đánh giá độ tin cậy của thông tin được trình bày.

Tăng cường Siêu nhận thức

Phương pháp PQRST giúp người đọc nhận thức rõ hơn về các quá trình và chiến lược suy nghĩ của chính mình, cho phép điều chỉnh cách tiếp cận việc đọc khi cần thiết. Bằng cách theo dõi sự hiểu biết của mình và xác định các khía cạnh còn khó khăn, người đọc có thể thực hiện các bước để cải thiện khả năng hiểu của mình.

Kỹ thuật học tập hiệu quả

PQRST có thể giúp người đọc tận dụng tối đa thời gian học tập của mình bằng cách tập trung vào thông tin chính và tránh các chi tiết không cần thiết. Kỹ thuật này cũng có thể được điều chỉnh để chuẩn bị cho các kỳ thi và bài kiểm tra, vì nó giúp người đọc sắp xếp và tóm tắt thông tin.

Bằng cách hiểu được các bằng chứng khoa học về lợi ích của kỹ thuật PQRST, các nhà giáo dục và người học có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc triển khai và sử dụng kỹ thuật này trong nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau.

Lợi ích của việc áp dụng kỹ thuật PQRST trong đọc hiểu

Ví dụ thực tiễn áp dụng PQRST

Có thể sử dụng phương pháp PQRST để giải quyết một bài matching information trong IELTS Reading như sau:

The expansion of bike-sharing systems across the globe

A. The initial concept for urban bike-sharing was conceived in Amsterdam during a summer in 1965. Provo, a Dutch activist group aiming for societal change, proposed the scheme, known as the Witte Fietsenplan. They believed it was a solution to the perceived threats of air pollution and excessive consumerism. In central Amsterdam, they painted a few used bikes white and distributed leaflets highlighting the dangers of cars and encouraging people to use the white bikes. These bikes were left unlocked throughout the city for public use.

B. Luud Schimmelpennink, a Dutch industrial engineer who continues to live and cycle in Amsterdam, played a significant role in the original bike-sharing scheme. He recalls how the scheme successfully garnered attention, especially in terms of publicizing Provo's goals, but faced challenges in its early stages. The police opposed Provo's initiatives, and the white bikes were quickly removed from the city. However, Schimmelpennink and the broader concept of bike-sharing remained undeterred. He viewed the initial Witte Fietsenplan as a symbolic gesture and continued to pursue the idea, eventually gaining a more significant platform as a member of the Amsterdam city council two years later.

C. Schimmelpennink utilized this opportunity to propose a more comprehensive Witte Fietsenplan to the city council. His plan suggested that the Amsterdam municipality distribute 10,000 white bikes throughout the city for public use. After careful calculations, he determined that a white bicycle, per person per kilometer, would cost the municipality only 10% of what they invested in public transport per person per kilometer. Despite the compelling arguments, the city council unanimously rejected the plan. They asserted that bicycles were outdated and they can envision a future dominated by cars. Schimmelpennink, however, remained undeterred by their decision.

E. Theo Molenaar, a system designer involved in the project, recalls working alongside Schimmelpennink. Despite Molenaar's own innovative bike rack designs, the initial system was plagued by vandalism and theft. The disappearance of bikes after weekends was a common occurrence. Molenaar expressed confusion about the fate of these bikes, as they were easily identifiable. A significant setback occurred when Postbank, the bank that developed the chip card used for the system, decided to discontinue it due to financial reasons. The chip card was crucial to the system's operation, and without it, continuing the project would have required establishing a new payment system, which the business partner was no longer interested in pursuing.

F. Schimmelpennink was initially disappointed by the challenges faced in Amsterdam but quickly regained his determination. In 2002, he received a call from JC Decaux, a French advertising company, expressing interest in implementing his bike-sharing concept in Vienna. The Vienna project was a resounding success, leading to further expansions in Lyon and, most notably, Paris. The unexpected popularity of the Parisian bike-sharing program, which now boasts over 20,000 bicycles, inspired cities worldwide to adopt similar models. While Schimmelpennink is pleased with the global impact of his vision, he did not personally profit financially from it due to neglecting to patent his ideas.

G. Amsterdam, renowned as one of the world's most bike-friendly cities alongside Copenhagen, has a high rate of bicycle usage, with 38% of trips made by bike. Despite this, the city has not reintroduced a Witte Fietsenplan. Molenaar suggests that the high rate of personal bike ownership may be a contributing factor. However, Schimmelpennink believes that a bike-sharing scheme can still be valuable for those who rely on public transportation or need additional transportation options. While he finds it surprising that Amsterdam lacks a successful bike-sharing program, Schimmelpennink remains optimistic about the future, noting that public attitudes towards cars have significantly evolved since the 1960s.

Questions 1-3

Reading Passage has nine paragraphs, A-l.

Which paragraph contains the following information?

Write the correct letter, A-l, in boxes 1-3 on your answer sheet.

1. a description of how people misused a bike-sharing scheme

2. an explanation of why a proposed bike-sharing scheme was turned down

3. a reference to a person being unable to profit from their work

Ứng dụng vào bài đọc IELTS

Bước 1: Preview

Dựa vào tiêu đề cũng như các từ khóa xuyên suốt của bài trên, có thể đánh giá là nội dung chính của đoạn sẽ nói về lịch sử và phát triển của mô hình chia sẻ xe đạp đô thị (urban bike-sharing schemes)

Các từ khóa chính: bike-sharing, urban planning, Amsterdam, Luud Schimmelpennink, Witte Fietsenplan, vandalism, theft, chip card.

Bước 2: Question

Sau khi xác định các từ khóa trên, có thể đặt ra một số câu hỏi dẫn dắt trước khi đọc như:

  • Nguồn gốc của mô hình chia sẻ xe đạp là gì?

  • Những nhân vật chủ chốt nào tham gia vào quá trình phát triển ban đầu của mô hình chia sẻ xe đạp?

  • Mô hình chia sẻ xe đạp ban đầu phải đối mặt với những thách thức nào?

  • Mô hình chia sẻ xe đạp đã trở nên phổ biến trên toàn cầu như thế nào?

Bước 3: Read

Đây là bước người học đọc kỹ để hiểu rõ nội dung cũng như mối quan hệ của các chủ thể được xác định trong bước Preview. Đây cũng là bước người đọc sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ở bước Question.

Những ý chính trong bài đọc trên:

Những điểm chính:

  • Mô hình chia sẻ xe đạp bắt nguồn từ Amsterdam vào những năm 1960.

  • Luud Schimmelpennink là một nhân vật chủ chốt trong việc tạo ra mô hình ​​chia sẻ xe đạp ban đầu.

  • Mô hình này ban đầu phải đối mặt với những thách thức như phá hoại, trộm cắp và hạn chế về tài chính.

  • Sự thành công của việc chia sẻ xe đạp ở Paris đã thúc đẩy việc áp dụng trên toàn cầu.

Chi tiết bổ trợ:

  • Vai trò của tổ chức Provo.

  • Những thách thức mà “Witte Fietsenplan” phải đối mặt.

  • Sự kiên trì và đổi mới của Schimmelpennink.

  • Tác động của mô hình chia sẻ xe đạp ở Paris.

Bước 4: Summary

Có thể tóm tắt nội dung của bài đọc trên như sau:

Mô hình chia sẻ xe đạp xuất hiện ở Amsterdam vào những năm 1960 và phải đối mặt với những thách thức ban đầu. Luud Schimmelpennink đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mô hình này. Sự thành công của chia sẻ xe đạp ở Paris đã truyền cảm hứng cho việc áp dụng trên toàn cầu.

Bước 5: Test

Sau khi đã hiểu rõ nội dung của bài đọc, có thể trả lời các câu hỏi phía trên như sau:

1. a description of how people misused a bike-sharing scheme

Thông tin này nằm ở đoạn E. 

Lí do là bởi đoạn văn chứa thông tin: “The system, however, was prone to vandalism and theft. ‘After every weekend there would always be a couple of bikes missing,’”

Mặc dù bài không có nội dung nào trực tiếp paraphrase cho từ “misuse”. Tuy nhiên những thông tin như “vandalism” hay “theft” đều cho thấy mô hình xe đạp này không được sử dụng với mục đích vốn dĩ là để đi, do đó từ “misuse” phù hợp với văn cảnh cảnh. Chưa kể, sau khi tóm tắt nội dung, có thể thấy bài sẽ có một phần nội dung nói về trở ngại của mô hình chia sẻ xe đạp, nhưng trong đó chỉ có một phần nội dung duy nhất nói về trở ngại từ phía người dùng nằm ở đoạn E. Đây là căn cứ để xác nhận đoạn E là đáp án phù hợp.

2. an explanation of why a proposed bike-sharing scheme was turned down

Đáp án là đoạn C, do đoạn này có câu: “Despite the compelling arguments, the city council unanimously rejected the plan. They asserted that bicycles were outdated and they can envision a future dominated by cars.”

Ở đây “reject” chính là paraphrase cho “turn down”. Nhưng đề bài vẫn đang đòi hỏi một nguyên nhân - explanation, và nguyên nhân này chính là phần nội dung trích dẫn lời nói “They asserted that bicycles were outdated and they can envision a future dominated by cars.” Dù câu này không hề nhắc đến từ nguyên nhân, nhưng do nó đứng ngay sau nội dung phía trước, nên có thể suy ra rằng đây là ý mở rộng thêm cho ý phía trước về việc mô hình này bị từ chối.

3. a reference to a person being unable to profit from their work

Đáp án là đoạn F. Trong đoạn này có câu: “While Schimmelpennink is pleased with the global impact of his vision, he did not personally profit financially from it due to neglecting to patent his ideas.”

Kết luận

Kỹ thuật đọc PQRST cung cấp một công cụ có giá trị để nâng cao khả năng hiểu và ghi nhớ trong môi trường học thuật. Bằng cách kết hợp các yếu tố xem trước, đặt câu hỏi, đọc, nêu và kiểm tra, kỹ thuật này phù hợp với các lý thuyết nhận thức và thúc đẩy việc học tập tích cực. Mặc dù cần nghiên cứu thêm để khám phá đầy đủ tiềm năng của nó, nhưng bằng chứng thực nghiệm cho thấy PQRST có thể là một chiến lược có giá trị đối với những người học đang muốn cải thiện kỹ năng Reading trong bài thi IELTS.

Để tìm hiểu cách áp dụng hiệu quả kỹ thuật này cũng như các chiến lược khác trong việc nâng cao điểm số IELTS, hãy tham gia ngay khóa học IELTS của Anh ngữ ZIM!

Tham vấn chuyên môn
Thiều Ái ThiThiều Ái Thi
Giáo viên
“Learning satisfaction matters” không chỉ là phương châm mà còn là nền tảng trong triết lý giáo dục của tôi. Tôi tin chắc rằng bất kỳ môn học khô khan nào cũng có thể trở nên hấp dẫn dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. Việc giảng dạy không chỉ đơn thuần là trình bày thông tin mà còn khiến chúng trở nên dễ hiểu và khơi dậy sự tò mò ở học sinh. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, kết hợp việc tạo ra trải nghiệm tương tác giữa giáo viên và người học, tôi mong muốn có thể biến những khái niệm phức tạp trở nên đơn giản, và truyền tải kiến thức theo những cách phù hợp với nhiều người học khác nhau.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...