Bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 ngày 07/04/2025
Key takeaways
Task 1 – Quy trình giấy:
2 giai đoạn: sản xuất & tái chế.
Gỗ → bột → giấy → báo → tái chế lại.
Dùng hiện tại đơn, bị động.
Task 2 – Thực phẩm có hại:
Hại: Gây bệnh, cần kiểm soát.
Phản đối: Mất tự do, ảnh hưởng kinh tế.
Giải pháp: Thuế, nhãn cảnh báo, giáo dục.
Trong quá trình chuẩn bị cho kì thi IELTS, việc nắm vững các kỹ năng viết là điều vô cùng quan trọng đối với mọi thí sinh. Bài mẫu Writing Task 1 và Task 2 ngày 07/04/2025 giúp người học rèn luyện từ phân tích đề, lập dàn ý đến sử dụng từ vựng ghi điểm. Với cấu trúc rõ ràng và ví dụ thực tế, người học sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi.
Bài mẫu IELTS Writing Task 1 ngày 07/04/2025
You have approximately 20 minutes to complete this task.
The diagram below shows the process for producing and recycling paper. Provide an overview of the information by identifying and describing the key details, and include comparisons where appropriate. |
Your report should comprise a minimum of 150 words

Phân tích sơ lược biểu đồ
Dạng biểu đồ: Quy trình (Process diagram).
Đối tượng mô tả: Quy trình sản xuất và tái chế giấy, bao gồm tổng cộng 10 bước chính sau đây:
Bước đầu là đốn cây (Felling).
sau đó loại bỏ vỏ cây (Removing bark).
Gỗ được cắt nhỏ bằng máy băm (Chipping) để tạo thành mảnh gỗ vụn (Wood chippings).
Các mảnh vụn gỗ được chuyển thành bột giấy (Pulping) qua máy nghiền (Refiner).
Bột giấy được đưa vào quá trình ép bột (Pulp pressing),
Bột giấy được cán thành các cuộn giấy (Rolling paper).
Các cuộn giấy cuối cùng được dùng để in báo (Printing newspapers).
Báo đã sử dụng được thu gom lại (Collecting used newspapers).
Tiếp đó là công đoạn loại bỏ mực in (Removing ink) khỏi giấy đã qua sử dụng.
Cuối cùng, giấy được tái chế thông qua bước tạo bột giấy lần nữa (Pulping) để quay trở lại quá trình sản xuất.
Ngữ pháp cần sử dụng trong bài viết:
Hiện tại đơn (Present Simple)
Dùng để diễn tả các bước trong một quy trình sản xuất mang tính chất cố định, lặp đi lặp lại, hoặc là các bước hiển nhiên của quá trình.
Ví dụ:
"Firstly, trees are felled."
Câu bị động (Passive voice)
Được sử dụng rất phổ biến khi mô tả các quy trình nhằm nhấn mạnh vào hành động hơn là người thực hiện.
Ví dụ:
"The bark is removed from the logs."
Đặc điểm tổng quan (Overview)
Main stages (Các giai đoạn chính):
Câu hỏi dẫn dắt: Quy trình được chia thành những giai đoạn chính nào?
Câu trả lời mẫu: Quy trình có hai giai đoạn chính là sản xuất giấy từ gỗ thô và tái chế báo cũ đã qua sử dụng.
Changes in the materials (Sự thay đổi trong nguyên liệu):
Câu hỏi dẫn dắt: Những thay đổi quan trọng về nguyên liệu trong quy trình là gì?
Câu trả lời mẫu: Gỗ được chuyển thành bột giấy, xử lý thành giấy, rồi sau đó được tái chế thành bột giấy mới.
Các điểm nổi bật và cần so sánh (Main Features and Comparisons)

Phần này giúp người học phân tích biểu đồ một cách chi tiết, tập trung vào các yếu tố nổi bật một cách cụ thể và rõ ràng.
BODY PARAGRAPH 1: Giai đoạn sản xuất giấy từ gỗ (Initial production of paper from trees)
Chặt cây và tách vỏ: Giai đoạn đầu tiên là chặt cây và loại bỏ vỏ cây bằng một trống quay. Đây là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị gỗ để biến thành giấy.
Nghiền gỗ thành mảnh nhỏ: Sau khi tách vỏ, các khúc gỗ được đưa vào máy nghiền để làm thành các mảnh gỗ nhỏ, một bước cần thiết để tạo ra bột giấy.
Chế biến thành bột giấy: Những mảnh gỗ nhỏ này sau đó được xử lý thành bột giấy (pulp), một quá trình quan trọng giúp chuyển đổi gỗ thành chất liệu có thể làm giấy.
Ép và tạo giấy: Cuối cùng, bột giấy được ép để loại bỏ độ ẩm và tạo ra tấm giấy phẳng, sau đó được cuộn lại thành giấy hoàn chỉnh.
BODY PARAGRAPH 2: Giai đoạn tái chế giấy (Recycling of used newspapers)
In thành báo và Thu gom báo giấy đã qua sử dụng: Sau khi giấy đã được sử dụng để in báo, các tờ báo được thu gom lại để tái chế.
Tẩy mực: Bước tiếp theo là tẩy mực từ các tờ báo, một quá trình giúp làm sạch giấy và loại bỏ mực in.
Nghiền lại thành bột giấy: Giấy đã được làm sạch sẽ được nghiền lại thành bột giấy (repulping), phục vụ cho việc tái sử dụng.
Tái sử dụng vào quy trình sản xuất: Cuối cùng, bột giấy tái chế được đưa trở lại quy trình sản xuất giấy ban đầu.
Bài mẫu theo hướng phân tích 1
INTRODUCTION | The diagram illustrates how paper is produced and recycled. |
OVERVIEW | Overall, these largely mechanical processes can be divided into two main stages: the initial production of paper from trees and the subsequent recycling of used newspapers. Key transformations occur when wood is converted into pulp, processed into paper, and later repulped during recycling. |
BODY PARAGRAPH 1 | In the manufacturing stage, trees are cut down, and their bark is stripped off using a rotating drum. The debarked logs are then fed into a chipping machine, which reduces them into small wood chips. Thereafter, these chips are processed into pulp, which is then pressed. This step results in flat sheets that are rolled into finished paper. |
BODY PARAGRAPH 2 | The recycling stage begins after the paper has been used to print newspapers. Once read and discarded, the newspapers are collected and go through a de-inking process. Following this, the cleaned paper is repulped, and finally, this material can be reintroduced into the original paper-making process. |
Word count: 156 |
Phân tích ngữ pháp nổi bật
Sau đây là một cấu trúc ngữ pháp ăn điểm được sử dụng trong bài mẫu ở trên, và có thể được áp dụng một cách linh hoạt cho các đề khác có đặc điểm tương tự:
Câu được chọn: “The debarked logs are then fed into a chipping machine, which reduces them into small wood chips.”
Mệnh đề chính (Main Clause): |
📝 Dịch: |
Mệnh đề quan hệ (Relative Clause): |
📝 Dịch: |
Cấu trúc giản lược |
|
Phân tích từ vựng nổi bật
Phần này giúp người học hiểu rõ cách sử dụng từ vựng quan trọng, bao gồm nghĩa, cấu trúc, và cách áp dụng trong ngữ cảnh học thuật. Việc nắm vững các từ vựng này sẽ giúp học sinh cải thiện khả năng diễn đạt và viết bài hiệu quả hơn.
Mechanical processes
Loại từ: Cụm danh từ
Mechanical: Tính từ
Processes: Danh từ số nhiều
Nghĩa tiếng Anh: A process that involves machinery or mechanical means.
Dịch nghĩa: Quy trình cơ học
Ví dụ:
"Paper production is largely a mechanical process with minimal human intervention."
(Quy trình sản xuất giấy chủ yếu là một quy trình cơ học với sự can thiệp của con người ở mức tối thiểu.)
Key transformations
Loại từ: Cụm danh từ
Key: Tính từ
Transformations: Danh từ
Nghĩa tiếng Anh: Major or significant changes that occur in a process.
Dịch nghĩa: Các bước chuyển đổi quan trọng
Ví dụ:
"Key transformations occur when wood is converted into pulp."
(Các bước chuyển đổi quan trọng xảy ra khi gỗ được chuyển thành bột giấy.)
Debarked logs
Loại từ: Cụm danh từ
Debarked: Quá khứ phân từ
Logs: Danh từ
Nghĩa tiếng Anh: Logs from which the bark has been removed.
Dịch nghĩa: Những khúc gỗ đã bị bóc vỏ
Ví dụ:
"The debarked logs are then processed into pulp."
(Những khúc gỗ đã được bóc vỏ sau đó được xử lý thành bột giấy.)
Chipping machine
Loại từ: Cụm danh từ
Chipping: Danh từ hình thành từ động từ
Machine: Danh từ
Nghĩa tiếng Anh: A machine used to break down material into small chips.
Dịch nghĩa: Máy băm gỗ
Ví dụ:
"Logs are fed into a chipping machine."
(Các khúc gỗ được đưa vào máy băm.)
Pressed
Loại từ: Động từ (Quá khứ phân từ)
Nghĩa tiếng Anh: To apply pressure to something in order to change its form.
Dịch nghĩa: Bị ép
Ví dụ:
"The pulp is pressed into sheets."
(Bột giấy được ép thành các tấm giấy.)
Repulped
Loại từ: Động từ (Quá khứ phân từ)
Nghĩa tiếng Anh: To process paper again by turning it into pulp.
Dịch nghĩa: Bị tái nghiền thành bột giấy
Ví dụ:
"The cleaned paper is repulped and reused."
(Giấy đã được làm sạch được tái nghiền thành bột giấy và tái sử dụng.)
De-inking process
Loại từ: Cụm danh từ
De-inking: Danh từ hình thành từ động từ
Process: Danh từ
Nghĩa tiếng Anh: The process of removing ink from paper.
Dịch nghĩa: Quá trình khử mực in
Ví dụ:
"Newspapers undergo a de-inking process before recycling."
(Các tờ báo trải qua quá trình khử mực in trước khi tái chế.)
Lời khuyên cho dạng bài Process
Khi xử lý bài viết mô tả quy trình (process), học viên có thể gặp phải một số khó khăn và thách thức trong quá trình viết. Dưới đây là những gợi ý thiết thực để giúp học viên vượt qua những khó khăn này:
1. Cấu trúc và tổ chức thông tin
Khó khăn: Việc phân chia quy trình thành các giai đoạn và mô tả từng bước một cách mạch lạc là điều không dễ dàng. Nếu không tổ chức tốt, bài viết có thể trở nên lộn xộn và thiếu sự liên kết giữa các giai đoạn.
Gợi ý:
Chia bài viết thành các giai đoạn rõ ràng: Mô tả quy trình theo từng giai đoạn chính (ví dụ: sản xuất giấy từ gỗ, tái chế giấy). Mỗi giai đoạn nên có một đoạn riêng biệt.
Sử dụng từ ngữ kết nối: Dùng các từ như "firstly", "then", "next", "afterwards", "finally" để giúp bài viết có sự liên kết và chuyển tiếp mượt mà giữa các bước.
2. Sử dụng ngữ pháp bị động
Khó khăn: Dạng biểu đồ quy trình thường yêu cầu sử dụng nhiều câu bị động, điều này có thể khiến học viên gặp khó khăn trong việc vận dụng đúng cách.
Gợi ý:
Làm quen với câu bị động: Đối với mỗi bước trong quy trình, học viên nên luyện tập cách sử dụng câu bị động để nhấn mạnh vào hành động hơn là người thực hiện. Ví dụ: "The bark is removed" hoặc "The paper is rolled into sheets."
Thực hành các mẫu câu bị động phổ biến: Ví dụ, “The wood chips are processed into pulp,” hoặc “The newspapers are collected and de-inked.”
3. Đảm bảo sự chính xác về thông tin
Khó khăn: Khi mô tả quy trình, học viên cần đảm bảo tính chính xác trong việc miêu tả từng bước, tránh nhầm lẫn giữa các công đoạn.
Gợi ý:
Đọc kỹ đề bài và tìm hiểu quy trình: Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các bước trong quy trình và cách chúng liên kết với nhau. Nếu cần, tham khảo thêm các tài liệu liên quan để có cái nhìn đầy đủ hơn.
Tạo sơ đồ nhỏ: Trước khi viết, học viên có thể vẽ một sơ đồ nhỏ tóm tắt các bước của quy trình, giúp dễ dàng hình dung và tổ chức thông tin.
4. Sử dụng từ vựng và thuật ngữ chính xác
Khó khăn: Một số từ vựng hoặc thuật ngữ liên quan đến quy trình sản xuất và tái chế có thể khó hiểu hoặc ít được sử dụng.
Gợi ý:
Học từ vựng chuyên ngành: Luyện tập sử dụng các từ vựng liên quan đến quy trình sản xuất và tái chế giấy như “debarked logs”, “pulping process”, “de-inking”, “repulped”, v.v.
Tìm hiểu nghĩa và cách sử dụng: Đảm bảo bạn hiểu đúng nghĩa của các từ vựng và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh quy trình. Ví dụ, "debarked logs" có nghĩa là các khúc gỗ đã được tách vỏ.
Kết luận
Khi thực hiện bài viết mô tả quy trình, học viên cần chú ý tổ chức bài viết mạch lạc, sử dụng ngữ pháp bị động chính xác, học từ vựng chuyên ngành và hiểu rõ các bước trong quy trình. Việc thực hành các bước này thường xuyên sẽ giúp học viên tự tin hơn khi viết bài và dễ dàng đạt được kết quả cao.
Xem thêm: Tổng hợp bài mẫu IELTS Writing 2025.
Bài mẫu IELTS Writing Task 2 ngày 07/04/2025
1. Think: Phân tích câu hỏi
Đề bài:
You have approximately 40 minutes to complete this task.
You need to write an essay addressing the topic below:
Shops should be banned from selling any food or drink that has been scientifically proven to be damaging to public health. Do you agree or disagree with this opinion? |
Explain your viewpoint with reasons and include appropriate examples based on your knowledge or experiences.
Your essay should comprise a minimum of 250 words.
Phân tích từ khoá

Phân loại câu hỏi
Đây là dạng Opinion Essay, yêu cầu:
Trình bày quan điểm cá nhân: hoàn toàn đồng ý, phản đối hoặc cân bằng.
Phân tích lý do ủng hộ hoặc phản đối chính sách cấm bán thực phẩm có hại.
Sử dụng ví dụ thực tế, có thể đề cập đến khía cạnh kinh tế, xã hội và quyền cá nhân.
2. Explore: Mở rộng kiến thức nền
Mục tiêu: Hiểu rõ vấn đề được đề cập từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau để hỗ trợ cho lập luận trong bài viết.
Quan điểm 1: Ủng hộ lệnh cấm thực phẩm có hại
1. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Câu hỏi dẫn dắt:
Vì sao việc tiếp cận thực phẩm có hại nên được hạn chế bằng luật?
Những bệnh nào đang gia tăng vì thực phẩm công nghiệp?
Ví dụ:
WHO đã khuyến nghị loại bỏ trans fat vì gây xơ vữa động mạch.
Mỹ và nhiều nước đã cấm trans fat trong thực phẩm đóng gói.
Singapore cấm quảng cáo nước ngọt hướng đến trẻ em.
📌 Tóm tắt ý:
Lệnh cấm có thể giúp giảm bệnh mãn tính, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và người dễ tổn thương.
2. Chính phủ có vai trò định hướng tiêu dùng an toàn
Câu hỏi dẫn dắt:
Có nên để thị trường tự điều chỉnh hay chính phủ cần can thiệp?
Liệu người dân có đủ kiến thức để đánh giá nguy cơ từ thực phẩm?
Ví dụ:
Chiến dịch "Plastic-Free July" và "Sugar Tax" tạo hiệu ứng lan tỏa hành vi tiêu dùng tốt.
Chile buộc gắn nhãn cảnh báo trên bao bì thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo.
📌 Tóm tắt ý:
Can thiệp bằng luật giúp định hướng hành vi tiêu dùng và thúc đẩy thị trường phát triển sản phẩm lành mạnh.
Quan điểm 2: Phản đối lệnh cấm toàn diện
1. Hạn chế quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng
Câu hỏi dẫn dắt:
Người tiêu dùng có quyền quyết định mình ăn gì, uống gì không?
Có giải pháp nào khác ngoài “cấm” không?
Ví dụ:
Pháp từng vấp phản ứng khi định cấm bán soda cỡ lớn.
Ý kiến cho rằng người tiêu dùng cần được tự chủ với thông tin minh bạch.
📌 Tóm tắt ý:
Cấm toàn diện có thể bị xem là thái quá, xâm phạm quyền cá nhân và dẫn đến sự phản kháng.
2. Gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và việc làm
Câu hỏi dẫn dắt:
Những ngành nào phụ thuộc vào thực phẩm chế biến nhiều đường, muối?
Việc cấm có làm hàng nghìn người mất việc không?
Ví dụ:
Các hãng snack, nước ngọt, đồ ăn nhanh như PepsiCo, KFC có hàng triệu lao động.
Doanh nghiệp nhỏ khó thích nghi nếu không có hỗ trợ.
📌 Tóm tắt ý:
Việc cấm có thể ảnh hưởng đến kinh tế và sinh kế, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và công nhân.
Giải pháp trung hòa
Câu hỏi dẫn dắt:
Có nên cấm theo từng mức độ nguy hại thay vì cấm toàn bộ?
Liệu có thể thay thế lệnh cấm bằng các biện pháp như đánh thuế, giáo dục, cảnh báo?
Ví dụ:
Anh đánh “thuế đường” để giảm tiêu thụ soda mà không cấm bán.
Canada áp dụng hệ thống xếp hạng dinh dưỡng thay vì loại bỏ sản phẩm.
📌 Tóm tắt ý:
Giải pháp mềm dẻo (thuế, nhãn cảnh báo, giới hạn bán theo độ tuổi) có thể hiệu quả hơn và ít gây phản ứng tiêu cực hơn.
✅ Kết luận từ phần EXPLORE:
Ủng hộ lệnh cấm | Phản đối lệnh cấm | Giải pháp thay thế |
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng | Hạn chế quyền lựa chọn cá nhân | Đánh thuế, cảnh báo, hạn chế độ tuổi |
Chính phủ định hướng tiêu dùng | Ảnh hưởng đến việc làm và doanh nghiệp nhỏ | Khuyến khích sản phẩm lành mạnh |
3. Apply: Ứng dụng vào việc lập dàn ý và viết bài
Dàn ý | Nội dung chi tiết |
Introduction | - Paraphrase:
- Thesis statement: Mặc dù đề xuất cấm các sản phẩm không lành mạnh có thể giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tôi cho rằng cách tiếp cận này quá cực đoan và không hiệu quả. Thay vào đó, giáo dục, quản lý và minh bạch thông tin sản phẩm sẽ là các giải pháp phù hợp hơn. |
Body Paragraph 1 | Point: Một số người cho rằng cấm bán thực phẩm gây hại là cách tốt nhất để bảo vệ các nhóm dễ tổn thương. Explanation: Trẻ em, người già hoặc người có nhận thức hạn chế về dinh dưỡng có thể gặp rủi ro nếu không có sự can thiệp từ nhà nước. Example: Việc cấm sử dụng trans fat ở nhiều quốc gia đã giúp giảm đáng kể bệnh tim mạch – minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của biện pháp cấm trong một số trường hợp cụ thể. Link: Trong bối cảnh này, hành động mạnh tay của chính phủ có thể đem lại lợi ích thực sự cho cộng đồng. |
Body Paragraph 2 | Point: Tuy nhiên, việc cấm hoàn toàn tất cả sản phẩm “gây hại” là không thực tế. Explanation: Nhiều thực phẩm như thịt đỏ hay đồ ngọt chỉ gây hại khi tiêu thụ quá mức. Việc cấm đoán hoàn toàn làm giảm quyền tự do lựa chọn và gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và doanh nghiệp nhỏ. Example: Việc loại bỏ toàn bộ các sản phẩm như snack mặn, nước có gas sẽ gây xáo trộn thị trường và không cần thiết nếu người dùng có thể kiểm soát lượng tiêu thụ. Additional Point: Hơn nữa, khoa học không phải lúc nào cũng thống nhất – các kết luận có thể thay đổi theo thời gian. Link: Vì vậy, một chính sách dựa hoàn toàn vào tiêu chí "gây hại theo nghiên cứu hiện tại" có thể gây rối loạn và thiếu linh hoạt. |
Body Paragraph 3 | Point: Có nhiều giải pháp thực tế và hiệu quả hơn thay vì áp dụng lệnh cấm. Explanation: Chính phủ có thể áp thuế lên sản phẩm có hại, yêu cầu cảnh báo rõ ràng, và khuyến khích các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Example:
Link: Những biện pháp này vẫn đảm bảo người tiêu dùng được lựa chọn nhưng khuyến khích hành vi lành mạnh và thúc đẩy trách nhiệm từ phía nhà sản xuất. |
Conclusion | Khẳng định lại quan điểm: Việc cấm bán thực phẩm có hại có thể giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, nhưng tôi tin rằng cách tiếp cận này quá cực đoan và khó thực hiện hiệu quả. Tóm tắt luận điểm chính: Cấm đoán có thể bảo vệ nhóm yếu thế (counterargument), nhưng các biện pháp như thuế, dán nhãn và giáo dục (refutation & giải pháp thay thế) sẽ bền vững và thực tế hơn. |
Bài mẫu hoàn chỉnh
Introduction
In light of rising health concerns, some argue that food and drink items scientifically proven to harm public health should be banned from being sold in shops. While the intention behind this idea is to safeguard consumers, I believe that a complete ban is too extreme and unrealistic. Instead, a more effective approach would involve regulation, education, and transparent product labeling.
Body Paragraph 1
Admittedly, banning harmful food and beverages can be justified in certain contexts. Proponents of this view often emphasize that a ban would protect vulnerable groups such as children, the elderly, or those with limited health awareness. Scientifically dangerous ingredients like trans fats, for example, have already been prohibited in many countries due to their direct link to heart disease. This move has contributed to a decline in cardiovascular illnesses. In such cases, strict governmental intervention can have positive effects on public health.
Body Paragraph 2
However, a blanket ban on all products deemed harmful is impractical and may even backfire. Many food and drink items are only dangerous when consumed excessively, such as red meat, salty snacks, or sugary drinks. Completely removing them from stores would not only limit consumer choice but also disrupt many small businesses and supply chains. Moreover, scientific understanding is constantly evolving; what is considered harmful today may be reconsidered tomorrow. Therefore, banning based solely on scientific evidence at a fixed point in time may lead to overregulation and confusion.
Body Paragraph 3
Rather than relying on prohibition, more balanced solutions are available. Governments can introduce sugar or fat taxes, require manufacturers to include visible health warnings, and launch awareness campaigns to guide healthier decisions. For instance, the UK’s sugar tax pushed many beverage companies to reformulate products without banning them. Similarly, countries like Chile have introduced mandatory warning labels on products high in sugar, salt, or saturated fat. These methods allow consumers to stay informed while respecting their freedom of choice and encouraging manufacturers to improve nutritional quality voluntarily.
Conclusion
In conclusion, although banning unhealthy food and drinks might seem like a direct way to protect public health, I believe such a measure is overly simplistic and difficult to enforce. A more sustainable and effective approach lies in promoting awareness, regulating labeling and advertising, and allowing individuals to make informed choices.
Word count: 370
4. Analyse: Phân tích bài viết
Câu được chọn:
“In conclusion, although banning unhealthy food and drinks might seem like a direct way to protect public health, I believe such a measure is overly simplistic and difficult to enforce.”
1. Mệnh đề phụ (Subordinate Clause):
Cấu trúc: Although + S + V
Chi tiết: Although banning unhealthy food and drinks might seem like a direct way to protect public health
Although: Liên từ chỉ nhượng bộ
Banning unhealthy food and drinks: Gerund phrase – làm chủ ngữ
Might seem: Modal verb + động từ nguyên thể
Like a direct way…: Cụm giới từ bổ nghĩa cho động từ "seem"
Vai trò: Diễn tả sự thừa nhận/nhượng bộ – đồng ý rằng việc cấm nghe có vẻ hiệu quả.
📝 Dịch:
"Mặc dù việc cấm thực phẩm và đồ uống không lành mạnh có thể là cách trực tiếp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng,…"
🔹 2. Mệnh đề chính (Main Clause):
Chủ ngữ: I
Động từ: believe
Tân ngữ: such a measure is overly simplistic and difficult to enforce
Such a measure: Danh từ (một biện pháp như vậy)
Is: Động từ to be
Overly simplistic and difficult to enforce: Hai tính từ nối bằng “and”
Vai trò: Nêu rõ lập trường – phản đối cách làm cực đoan và đơn giản hóa vấn đề.
📝 Dịch:
“… tôi tin rằng một biện pháp như vậy là quá đơn giản hóa và khó có thể thực thi."
✅ Tóm tắt cấu trúc câu:
Although + S + V (nhượng bộ), S + V + O + Complement (quan điểm).
📘 Phân tích từ vựng theo từng phần
🔹 Introduction
Rising health concerns
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Rising (tính từ hiện tại phân từ) + Health concerns (danh từ số nhiều)
Nghĩa: Những mối lo ngại sức khỏe ngày càng tăng
Ví dụ:
"Governments are responding to rising health concerns with stricter food policies."
(Chính phủ đang phản ứng trước các lo ngại sức khỏe ngày càng tăng bằng chính sách thực phẩm nghiêm ngặt hơn.)
Scientifically proven
Loại từ: Cụm tính từ
Thành phần: Scientifically (trạng từ) + Proven (quá khứ phân từ)
Nghĩa: Được chứng minh bởi nghiên cứu khoa học
Ví dụ:
"The harmful effects of trans fats are scientifically proven."
(Tác hại của chất béo chuyển hóa đã được chứng minh về mặt khoa học.)
Transparent labeling
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Transparent (tính từ) + Labeling (danh từ)
Nghĩa: Ghi nhãn minh bạch
Ví dụ:
"Transparent labeling helps consumers make informed choices."
(Ghi nhãn minh bạch giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn sáng suốt.)
🔹 Body Paragraph 1
Vulnerable groups
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Vulnerable (tính từ) + Groups (danh từ)
Nghĩa: Những nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, người già…)
Ví dụ:
"Labeling laws aim to protect vulnerable groups from harmful foods."
(Luật dán nhãn nhằm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương khỏi thực phẩm có hại.)
Trans fats
Loại từ: Cụm danh từ chuyên môn
Thành phần: Trans (tính từ định danh) + Fats (danh từ)
Nghĩa: Chất béo chuyển hóa – một loại chất béo nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch
Ví dụ:
"Many countries have banned trans fats from processed food."
(Nhiều quốc gia đã cấm chất béo chuyển hóa khỏi thực phẩm chế biến sẵn.)
Cardiovascular illnesses
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Cardiovascular (tính từ) + Illnesses (danh từ số nhiều)
Nghĩa: Các bệnh về tim mạch
Ví dụ:
"Reducing trans fats can lower the risk of cardiovascular illnesses."
(Giảm chất béo chuyển hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.)
🔹 Body Paragraph 2
Blanket ban
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Blanket (tính từ – toàn diện) + Ban (danh từ)
Nghĩa: Lệnh cấm toàn diện
Ví dụ:
"A blanket ban on sugary drinks would be impractical."
(Một lệnh cấm toàn diện đối với nước ngọt sẽ không thực tế.)
Consumer choice
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Consumer (danh từ) + Choice (danh từ)
Nghĩa: Quyền lựa chọn của người tiêu dùng
Ví dụ:
"Overregulation may undermine consumer choice."
(Quy định quá mức có thể làm suy giảm quyền lựa chọn của người tiêu dùng.)
Scientific understanding
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Scientific (tính từ) + Understanding (danh từ)
Nghĩa: Kiến thức khoa học
Ví dụ:
"Scientific understanding of food additives evolves over time."
(Hiểu biết khoa học về phụ gia thực phẩm thay đổi theo thời gian.)
🔹 Body Paragraph 3
Health warnings
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Health (danh từ) + Warnings (danh từ số nhiều)
Nghĩa: Cảnh báo về sức khỏe
Ví dụ:
"Mandatory health warnings have been shown to reduce unhealthy purchases."
(Cảnh báo sức khỏe bắt buộc đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm mua sắm không lành mạnh.)
Awareness campaigns
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Awareness (danh từ) + Campaigns (danh từ)
Nghĩa: Các chiến dịch nâng cao nhận thức
Ví dụ:
"Governments should invest more in awareness campaigns about nutrition."
(Chính phủ nên đầu tư nhiều hơn vào các chiến dịch nâng cao nhận thức về dinh dưỡng.)
🔹 Conclusion
Informed choices
Loại từ: Cụm danh từ
Thành phần: Informed (tính từ) + Choices (danh từ số nhiều)
Nghĩa: Những lựa chọn dựa trên hiểu biết đúng đắn
Ví dụ:
"Transparent labeling empowers people to make informed choices."
(Ghi nhãn rõ ràng giúp mọi người đưa ra lựa chọn sáng suốt.)
Overly simplistic
Loại từ: Cụm tính từ
Thành phần: Overly (trạng từ) + Simplistic (tính từ)
Nghĩa: Quá đơn giản hóa
Ví dụ:
"Banning unhealthy food altogether may be overly simplistic."
(Việc cấm toàn bộ thực phẩm không lành mạnh có thể là cách tiếp cận quá đơn giản hóa.)
5. Consolidate: Ứng dụng và mở rộng kiến thức
Ứng dụng vào các dạng bài tương tự
➤ Opinion Essay (To what extent do you agree or disagree?)
Áp dụng tư duy phản biện và phân tích hệ quả của các chính sách mang tính kiểm soát hoặc cấm đoán.
Vận dụng kỹ năng xây dựng counterargument và refutation để thể hiện lập luận sâu sắc hơn.
Có thể tái sử dụng các từ vựng như:
public health risks, consumer rights, targeted regulation, responsible consumption, scientifically proven harmful effects.
➤ Discussion Essay
Có thể áp dụng khi bàn luận về hai bên của vấn đề đạo đức và kinh tế.
Ví dụ đề bài: "Some people believe governments should ban fast food advertisements to reduce obesity. Others think it is an individual’s responsibility to choose a healthy lifestyle. Discuss both views and give your opinion." → Tái sử dụng lập luận về tự do tiêu dùng, giáo dục thay vì cấm đoán, và vai trò trung gian của nhà nước trong việc điều chỉnh hành vi tiêu dùng.
Mở rộng sang các chủ đề liên quan
✦ Chủ đề sức khỏe cộng đồng
Ví dụ câu hỏi: "Should sugary drinks be taxed to improve public health?"
→ Áp dụng ý tưởng từ bài mẫu về biện pháp tài chính (thuế) thay vì cấm hoàn toàn.
✦ Chủ đề bảo vệ người tiêu dùng
Ví dụ câu hỏi: "Do you think governments should regulate advertising to protect children?"
→ Tái sử dụng lập luận về ảnh hưởng của truyền thông và tầm quan trọng của nâng cao nhận thức.
✦ Chủ đề tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội
Ví dụ câu hỏi: "Should people have the freedom to make unhealthy lifestyle choices?"
→ Áp dụng mâu thuẫn giữa quyền cá nhân và lợi ích cộng đồng để phân tích và đề xuất giải pháp cân bằng.
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách phân tích đề và lập dàn bài cho IELTS Writing Task 1 & Task 2 ngày 07/04/2025. Việc nắm vững cấu trúc và cách trình bày giúp người học tự tin hơn khi làm bài. Những từ vựng ghi điểm được giới thiệu cũng góp phần nâng cao hiệu quả viết. Luyện tập thường xuyên và áp dụng đúng cách sẽ giúp người học cải thiện rõ rệt kỹ năng viết tiếng Anh.
Xem ngay: Xây dựng lộ trình học IELTS cá nhân hóa, tiết kiệm đến 80% thời gian học tại ZIM.
Bình luận - Hỏi đáp