Banner background

Hướng dẫn cách nhìn vị trí âm tiết trong bảng IPA để phát âm chính xác

Bài viết nhằm giới thiệu đến học sinh bảng phiên âm quốc tế, lý do sắp xếp của bảng và cách dựa vào vị trí sắp xếp của âm tiết trong bảng để đọc chính xác bất kì một âm nào.
huong dan cach nhin vi tri am tiet trong bang ipa de phat am chinh xac

Một sai lầm mà những học sinh có ngôn ngữ mẹ đẻ khác tiếng Anh, vừa mới bắt đầu học tiếng thường gặp phải, đó là “thấy chữ gì đọc chữ đó”. Ví dụ, người Việt khi nhìn thấy một chữ có vần “oo”, người học sẽ có xu hướng đọc giống tiếng mẹ đẻ /o/ hoặc /u/. Thế nhưng, thực tế người bản xứ không đọc vậy, chỉ riêng vần “oo”, người bản xứ đã có đến 3 cách đọc.

  • Boo  /bu:/

  • Blood /blʌd/

  • Book /bʊk/

Và những cách đọc này được thể hiện qua bảng phiên âm quốc tế IPA. Nếu không nắm được cách đọc phiên âm quốc tế, người học sẽ khó đọc đúng được từ đó, gây khó hiểu cho người nghe.

Bài viết nhằm giới thiệu đến học sinh bảng phiên âm quốc tế, lý do sắp xếp của bảng và cách dựa vào vị trí sắp xếp của âm tiết trong bảng để đọc chính xác bất kì một âm nào.

Key takeaways:

1. IPA là kí hiệu ngữ âm quốc tế, rất cần thiết để học sinh tự học tiếng Anh.

2. Bảng IPA gồm 2 thành phần chính:

  • Nguyên âm_ những âm mà luồng khí đi từ trong ra ngoài không bị cản trở

  • Phụ âm_ những âm mà luồng khí đi từ trong ra ngoài bị cản trở bởi răng, môi,…

3. Lý do sắp xếp bảng:

3.1 Nguyên âm được xếp theo: Độ mở rộng của miệng và vị trí đặt lưỡi

  •  Từ trên xuống: theo độ mở rộng của miệng (ngậm miệng, mở hé, mở to)

  • Từ trái qua phải: theo vị trí đặt lưỡi

3.2 Phụ âm được xếp theo:

Theo vị trí ở miệng phụ âm đó được phát âm (place of articulation), theo cách tạo ra âm thanh (manner), theo từng cặp âm (voicing)

4. Cách đọc các âm tiết trong bảng IPA

 

IPA là gì? Lợi ích của việc học bảng IPA:

IPA là gì?

IPA (International Phonetic Alphabet) là một hệ thống các kí hiệu ngữ âm quốc tế, được các nhà ngôn ngữ học tạo ra nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt.

Ví dụ:

Trong tiếng anh, cùng một chữ cái “t”, người ta sẽ không phát âm là t trong mọi trường hợp, mà sẽ phát âm tuỳ theo từng từ ngữ.

Như

  • Fasten /ˈfɑːsən/: siết chặt -> Chữ t đã biến thành âm câm

  • Study /ˈstʌdi/: học hành -> Chữ t được phát âm là /t/

  • Nature /ˈneɪtʃər/: thiên nhiên -> Chữ t được phát âm là /tʃ/

Do các chữ cái có thể được phát âm đa dạng như thế, các nhà ngôn ngữ học thấy việc phát minh ra một hệ thống kí hiệu quốc tế để ghi chú cách phát âm từ ngữ là cần thiết. Từ đó, IPA ra đời.

Lợi ích của việc học IPA?

Việc học IPA quan trọng vì nó giúp người học nhận diện được phiên âm và cách phát âm của các từ, từ đó áp dụng cho những từ có các âm tiết giống nhau.

Giới thiệu các thành phần trong bảng IPA:

Bảng IPA có 2 thành phần chính, đó là nguyên âm và phụ âm. Trong nguyên âm sẽ có nguyên âm đơn (cấu thành bởi một âm), và nguyên âm đôi (cấu thành bởi 2 âm tiết).

Nguyên âm là:

Những âm tiết trong quá trình phát âm, luồng khí trong thanh quản không bị cản trở bởi răng, môi,… đi thằng từ trong họng đến môi rồi thoát ra ngoài. Các bộ phận trong miệng gồm răng, môi, lưỡi (articulators) có tạo thành hình dáng để đẩy luồng khí ra ngoài nhưng tuyệt đối không cản trở hay bẻ cong luồng khí đi ra.

 Các nguyên âm chính gồm /a/, /e/, /o/, /u/, /i/. Học sinh có thể thấy luồng khí không bị cản trở bởi các bộ phận trong miệng:

 Ví dụ: âm /a:/

bang-ipa-va-cach-phat-am-chinh-xac-01

  • Alarm /əˈlɑːm/

  • Bar /bɑːr/

  • Chart /tʃɑːrt/

Để phát âm âm /a:/. Lưỡi hạ thấp chạm xuống miệng, môi mở nhẹ. Học sinh có thể thấy luồng khí đi một cách tự nhiên từ trong thanh quản ra ngoài. (không bị cản trở)

 Ví dụ: âm /u:/

bang-ipa-va-cach-phat-am-chinh-xac-02

  • Who /huː/

  • Shoe /ʃuː/

  • Move /muːv/

 Để phát âm /u:/, phần cuốn lưỡi uốn lên một chút, môi chu lại taọ hình tròn. Học sinh có thể thấy luồng khí đi một cách tự nhiên trong thanh quản ra ngoài. (không bị cản trở)

Phụ âm là: 

Ngược lại, phụ âm là những âm tiết trong quá trình phát âm, luồng khí đi từ trong thanh quản ra ngoài bị cản trở bởi răng, môi, lưỡi,…. Các bộ phận trong miệng gồm răng, môi, lưỡi (articulators) có tạo thành hình dáng để cản trở luồng khí đi ra ngoài

 Ví dụ: âm /b/

bang-ipa-va-cach-phat-am-chinh-xac-03

  • Bye /baɪ/

  • Bike /baɪk/

  • Bus /bʌs/

Để phát âm /b/, hai môi ban đầu mím chặt, học sinh có thể thấy luồng khí trong thanh quản đi từ trong ra ngoài bị cản trở bởi môi. Lúc này, 2 môi đột ngột mở ra, bật luồng khí đi ra ngoài.

Lý do sắp xếp bảng

Nhìn vào bảng IPA có thể thấy, các nguyên âm (vowels) gồm nguyên âm đơn (monophthongs) và nguyên âm đôi (dipthongs) được xếp ở trên cùng, phụ âm (consonants) được xếp ở dưới.

Mỗi hàng, mỗi cột trong IPA đều có ý nghĩa khác nhau. Bằng việc nhìn vào vị trí âm tiết trong bảng, học sinh vẫn có thể biết được cách phát âm âm đó sao cho đúng.

Cách sắp xếp nguyên âm:

Độ mở rộng miệng và vị trí đặt lưỡi.

Từ trên xuống: theo độ mở rộng của miệng.

Để phát âm các âm tiết ở hàng trên cùng, cơ miệng chỉ cần mở ra một chút vừa khe hở để âm thanh đi ra.

Để phát âm hàng tiếp theo, cơ miệng cần phải mở hé hơn một chút so với hàng trên cùng

Và để phát âm hàng dưới, cơ miệng phải mở to ra hết mức.

 Từ trái qua phải là vị trí đặt lưỡi

Để phát âm ở bên ngoài cùng bên trái ở mỗi cột (monophthongs và dipthongs), lưỡi sẽ đặt ở ngoài cùng, chạm vào hàm răng dưới.

Để phát âm các âm ở chính giữa mỗi cột, lưỡi sẽ bị kéo thụt vào trong chính giữa miệng.

Và để phát âm các âm ở bên ngoài cùng bên phải ở mỗi cột, lưỡi sẽ kéo thụt vào trong vị trí sâu nhất của miệng, gần họng.

Học sinh có thể đối chiểu bảng IPA với sơ đồ mô tả vị trí đặt lưỡi (hàng ngang), và độ mở rộng miệng (cột dọc) sau đây.

bang-ipa-do-mo-rong-mieng 

bang-ipa-do-mo-rong-mieng-02 

Cách sắp xếp phụ âm:

Như đã viết ở trên, phụ âm là âm thanh đi từ thanh quản ra ngoài và bị cản trở bởi một trong những bộ phận của miệng.

  • Phụ âm được sắp xếp từ phải sang trái theo vị trí ở miệng, phụ âm đó được phát âm (place of articulation). Từ trái sang phải là vị trí các bộ phận từ ngoài vào trong miệng (môi, răng, lưỡi, họng,…), người đọc dùng để cản trở âm thanh phát ra.

  • Phụ âm được sắp xếp từ trên xuống dưới theo vị trí ở miệng cách tạo ra âm thanh (manner). Âm đó có phải là âm mũi (nasal sound), âm đó có phải âm tắt (stop sound), âm đó có phải âm được kết hợp bởi 2 bộ phận lại với nhau (fricative sound) không?,…

  •  Cuối cùng, phụ âm được sắp xếp kế nhau theo từng cặp có vị trí phát âm (place of articulation) và cách tạo ra âm thanh (manner) giống nhau. Nhưng khác nhau ở chỗ voicing. Âm bên trái cặp âm sẽ chỉ được phát âm ra hơi, âm bên phải sẽ được phát âm ra hơi và đồng thời trong cổ họng sẽ có một chút rung nhẹ. (vibration)

 Học sinh có thể đối chiếu bộ phận trong miệng dùng phát âm (theo các cột dọc), cách tạo ra âm thanh (theo hàng ngang) và các cặp âm đứng kế nhau theo bảng sau:bang-ipa-do-mo-rong-mieng-03

bang-ipa-do-mo-rong-mieng-04

Cách đọc các âm tiết bảng IPA:

Vì mỗi âm tiết trong bảng IPA đều có một vị trí đặc biệt, đặc trưng cho cách phát âm, độ mở rộng của miệng, vị trí đặt lưỡi,…. Do đó, người học có thể dễ dàng nhìn vào đoán cách phát âm của âm tiết đó. Hơn nữa, để ghi nhớ kĩ mỗi âm tiết được phát âm như thế nào, người học nên cố gắng link nó vào những từ thông dụng. Học sinh có thể xem thêm ví dụ này

Ngoài ra, người học cũng có thể đối chiếu vị trí của từng âm tiết với các bảng hệ thống trong các video:

Tổng kết

Một vài ý kiến cho rằng việc học IPA và thực hành dùng IPA để nói tiếng Anh chuẩn vẫn còn nhiều bất cập, tuy vậy, việc học bảng IPA là quan trọng và vô cùng cần thiết trong việc học tiếng Anh, nó sẽ giúp học sinh có khả năng đọc đúng những từ chưa học trong từ điển. Ngoài ra, học IPA còn giúp học viên tự học được từ vựng mới mà không cần phải đến lớp nghe thầy cô giáo đọc. Vì thế, học sinh nên cố gắng trau dồi và tự luyện cách đọc bảng phiên âm quốc tế nhiều hơn.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...