Cách làm dạng bài Boundaries trong SAT® Reading and Writing
Key takeaways
Dạng bài Boundaries tập trung vào khả năng nắm bắt và xác định ngữ pháp tiếng Anh tiêu chuẩn của người học.
Các chủ điểm ngữ pháp quan trọng của dạng bài này gồm: liên kết các mệnh đề (linking clauses), thành phần bổ sung (supplements), dấu câu (punctuation).
SAT (Scholastic Assessment Test) là bài thi chuẩn hoá nhằm đánh giá năng lực của học sinh được phát triển và sở hữu bởi College Board - tổ chức giáo dục phi lợi nhuận tại Mỹ. Phần thi Đọc và Viết (Reading and Writing) kéo dài 100 phút, trong đó phần thi Đọc kéo dài 65 phút với tổng cộng 52 câu hỏi. Dạng bài “boundaries SAT Reading and Writing” nằm trong phần “Standard English Conventions” (Quy ước tiếng Anh chuẩn), chiếm khoảng 26% toàn bài thi Đọc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người học lý thuyết và bài tập của dạng bài này.
Tổng quan về dạng bài Boundaries SAT Reading and Writing
Dạng bài Boundaries tập trung vào khả năng nắm bắt và xác định ngữ pháp tiếng Anh tiêu chuẩn của người học. Một cách hiểu đơn giản là dạng bài này kiểm tra người học về cách các từ, mệnh đề, câu hoặc đoạn văn liên kết với nhau trong tiếng Anh. Các chủ điểm ngữ pháp quan trọng của dạng bài này gồm:
Liên kết các mệnh đề (Linking Clauses): Kiểm tra việc sử dụng đúng các liên từ và dấu câu để nối mệnh đề độc lập hoặc phụ thuộc.
Thành phần bổ sung (Supplements): Xác định liệu các cụm bổ sung có được tách biệt đúng cách khỏi phần chính của câu.
Dấu câu (Punctuation): Đảm bảo việc sử dụng dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy, và dấu gạch ngang phù hợp để tạo ra một câu hoàn chỉnh và rõ ràng.
Việc hiểu rõ dạng bài này sẽ giúp người học ôn tập có trọng tâm và tránh được các lỗi thường gặp nhằm nâng cao điểm số trong phần thi Reading and Writing.
Các điểm ngữ pháp quan trọng trong dạng bài Boundaries
Linking clauses
Có hai loại mệnh đề trong tiếng Anh:
Mệnh đề độc lập (independent clause) là mệnh đề có thể đứng một mình như một câu độc lập mà vẫn thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh. Mệnh đề độc lập có thể
kết hợp với các mệnh đề khác để tạo thành các cấu trúc như câu ghép và câu phức.
Mệnh đề phụ thuộc (dependent clause) là mệnh đề được bắt đầu với một liên từ phụ thuộc (subordinator) hoặc một đại từ quan hệ (relative clause). Mệnh đề phụ thuộc không thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh, vì vậy không thể đứng một mình.
Việc nối các mệnh đề (clauses) với nhau trong tiếng Anh cần đảm bảo tính logic giữa các thành phần và sự mạch lạc trong văn bản. Nếu không, người học sẽ mắc các lỗi như:
Run-on sentences: Hai hay nhiều mệnh đề độc lập bị nối với nhau mà không có liên từ hoặc dấu câu phù hợp.
Comma splices: Hai hay nhiều mệnh đề độc lập bị nối với nhau chỉ bằng dấu phẩy mà không có liên từ.
Sentence fragments: là những câu chưa hoàn chỉnh, thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ chính để tạo ý nghĩa hoàn chỉnh.
Để liên kết các mệnh đề với nhau trong tiếng Anh, người học có thể dùng các cách dưới đây:
1. Sử dụng các dấu câu sao cho phù hợp.
Ví dụ:
Sai: She loves reading, she also enjoys painting
Đúng: She loves reading; she also enjoys painting.
Phân tích: Để nối hai mệnh đề độc lập có liên quan về mặt ý nghĩa, người học cần sử dụng dấu chấm phẩy (;) thay vì dấu phẩy (,). Do đó, câu đầu tiên đã mắc phải lỗi run-on sentences và là câu sai.

2. Sử dụng các liên từ kết hợp (coordinating conjunction)
Liên từ kết hợp dùng để nối hai mệnh đề độc lập với nhau.
Có 7 liên từ kết hợp trong tiếng Anh, được biết đến là FANBOYS (for, and, nor, but, or, yet, so)
Ví dụ:
Sai: He was tired, he kept working.
Đúng: He was tired, but/ yet he kept working.
Phân tích: Để nối hai mệnh đề độc lập mang ý nghĩa trái ngược nhau, người học cần sử dụng liên từ “but” hoặc “yet”, thay vì nối với nhau chỉ với một dấu phẩy. Trong câu thứ nhất, người viết đã mắc lỗi comma splices.

3. Sử dụng liên từ phụ thuộc (subordinating conjunction)
Liên từ phụ thuộc dùng để nối mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc
Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng sau mệnh đề độc lập, người học không cần thêm dấu phẩy giữa hai mệnh đề. Ngược lại, nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước, người học cần thêm dấu phẩy giữa hai mệnh đề.
Một số liên từ phụ thuộc thường gặp như: although, because, while, when, after, …
Ví dụ:
Sai: Because it was raining heavily.
Đúng: I stayed at home because it was raining heavily.
Phân tích: Câu đầu tiên là một mệnh đề phụ thuộc, không mang ý nghĩa hoàn chỉnh. Vì vậy, mệnh đề thứ nhất cần được nối với một mệnh đề độc lập để bổ sung ý nghĩa cho câu.

Supplements
Supplement là phần bổ sung trong câu, thường được dùng để cung cấp thêm thông tin nhưng không làm thay đổi ý nghĩa chính của câu. Nếu thành phần bổ sung nằm ở vị trí bắt đầu hoặc kết thúc câu, nó chỉ cần một dấu câu (giữa phần bổ sung và phần còn lại của câu). Nếu thành phần bổ sung nằm ở vị trí giữa câu, nó cần dấu chấm câu ở cả hai bên. Trong trường hợp thành phần bổ sung nằm ở vị trí giữa câu, dấu chấm câu ở cả hai bên phải cùng một loại.
Ví dụ
Sai: The ancient temple—nestled deep within the dense jungle, is a popular site for adventurous tourists.
Đúng: The ancient temple—nestled deep within the dense jungle—is a popular site for adventurous tourists./ The ancient temple, nestled deep within the dense jungle, is a popular site for adventurous tourists.
Punctuation
1. Dấu phẩy (,)
Dùng để phân cách các mục trong danh sách
Ví dụ: I bought apples, oranges, and bananas. (Tôi đã mua táo, cam và chuối.)
Liên kết mệnh đề phụ thuộc với mệnh đề độc lập:
Ví dụ: Although it was raining, we went outside. (Mặc dù trời đang mưa, chúng tôi vẫn đi ra ngoài.)
Liên kết các mệnh đề độc lập với sự trợ giúp của liên từ kết hợp (FANBOYS):
Ví dụ: I like coffee, and he likes wine. (Tôi thích cà phê, và anh ấy thích rượu vang.)
2. Dấu chấm phẩy (;)
Liên kết các mệnh đề độc lập mà không cần liên từ
Ví dụ: Many people enjoy traveling to tropical destinations; the warm weather and beautiful scenery are irresistible attractions. (Nhiều người thích đi du lịch đến các điểm đến nhiệt đới; thời tiết ấm áp và phong cảnh đẹp là những điểm thu hút không thể cưỡng lại.)
3. Dấu hai chấm (:)
Dấu hai chấm chỉ có thể xuất hiện ở cuối mệnh đề độc lập và được sử dụng để:
Giải thích và thông tin bổ sung
Ví dụ: The recipe called for an unusual ingredient: saffron, a spice derived from crocus flowers. (Công thức nấu ăn yêu cầu một nguyên liệu không thường thấy: nhụy hoa nghệ tây, một loại gia vị từ hoa nghệ tây.)
Danh sách Sử dụng dấu hai chấm theo cách khác sẽ tạo ra lỗi.
Ví dụ: She packed everything she needed for the hike: a water bottle, a flashlight, a first-aid kit, and a map. (Cô ấy đã đóng gói mọi thứ cần thiết cho chuyến đi bộ đường dài: một chai nước, một đèn pin, một bộ sơ cứu và một bản đồ.)
4. Dấu gạch ngang (—)
Dấu gạch ngang chỉ được dùng để tách các thành phần bổ sung khỏi phần còn lại của câu.
Ví dụ: The museum's newest exhibit—a collection of ancient artifacts from Mesopotamia—has attracted a record number of visitors. (Triển lãm mới nhất của viện bảo tàng—một bộ sưu tập cổ vật từ vùng Lưỡng Hà—đã thu hút số lượng khách tham quan kỷ lục.)
Chiến lược chinh phục dạng bài Boundaries trong SAT Reading and Writing
Để chinh phục dạng bài Boundaries, người học cần phát triển một chiến lược làm bài hiệu quả. Dưới đây là các bước cụ thể:
Đọc kỹ toàn bộ câu và ngữ cảnh: Bắt đầu bằng việc đọc câu hỏi một cách cẩn thận để hiểu rõ vấn đề cần giải quyết. Xác định xem câu có lỗi về liên kết mệnh đề, bổ sung thông tin, hay dấu câu.
Xác định các mệnh đề và phần bổ sung: Hãy phân tích cấu trúc câu, tìm các mệnh đề độc lập, phụ thuộc, và các yếu tố bổ sung. Điều này giúp thí sinh xác định chính xác loại lỗi.
Áp dụng quy tắc ngữ pháp: Dựa vào kiến thức ngữ pháp, sửa lỗi theo đúng quy tắc. Ví dụ, nếu hai mệnh đề độc lập bị nối sai, hãy dùng dấu chấm, dấu chấm phẩy, hoặc liên từ phù hợp.
Chú ý dấu câu: Kiểm tra kỹ các dấu phẩy, dấu gạch ngang, và dấu chấm phẩy để đảm bảo chúng được sử dụng đúng cách.
Đọc lại câu sau khi sửa: Sau khi chọn đáp án, hãy đọc lại câu để đảm bảo tính mạch lạc và chính xác. Nếu câu trở nên rõ ràng và hợp lý, đó là dấu hiệu cho thấy người học đã chọn đúng.
Luyện tập thường xuyên: Thực hành nhiều câu hỏi mẫu sẽ giúp bạn nhận ra các lỗi thường gặp và cải thiện kỹ năng.
Đọc thêm: Cách làm dạng bài Rhetorical Synthesis trong SAT Reading and Writing & bài tập
Tổng kết
Bài viết đã chỉ ra những chiến lược hiệu quả để giải quyết dạng bài Boundaries SAT Reading and Writing. Những phương pháp được trình bày sẽ hỗ trợ người học nâng cao khả năng làm bài và tự tin hơn khi bước vào kỳ thi.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi SAT của mình, người học có thể tham khảo Khóa học SAT Advanced của Anh ngữ ZIM. Chương trình học bao gồm 30 buổi học với 12 buổi luyện Toán, 6 buổi cải thiện kỹ năng Đọc, 9 buổi phát triển kỹ năng Viết và 3 buổi tập trung vào từ vựng, giúp học sinh tiến bộ vững chắc trên thang điểm 1600. Liên hệ Hotline 1900-2833 (nhánh số 1) để được tư vấn chi tiết.
SAT® is a trademark registered by the College Board, which is not affiliated with, and does not endorse, this website.
Bình luận - Hỏi đáp