C1 Advanced (CAE) Speaking - Giới thiệu bài thi và cách làm bài
C1 Advanced (CAE) Speaking là một phần trong kỳ thi Cambridge English: C1 Advanced (CAE). Đây là một bài thi trình độ C1, tức là trình độ cao cấp trong khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc tổng quan và cách thức chinh phục bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking một cách hiệu quả.
Key takeaways |
---|
Giới thiệu chung về bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking: Bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking kiểm tra khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của thí sinh. Phần thi này được chia thành 4 phần và kéo dài từ 15 đến 23 phút. Cách tính điểm C1 Advanced (CAE) Speaking: C1 Advanced (CAE) Speaking sẽ được đánh giá theo 5 bậc điểm từ 0 đến 5, theo 5 tiêu chí Grammatical resource, Lexical resource (Từ vựng), Discourse Management (Sắp xếp mạch lạc, chặt chẽ ý tưởng), Pronunciation (Phát âm), Interactive Communication, Global score. Chiến thuật chinh phục bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking:
Gợi ý tài liệu luyện C1 Advanced (CAE) Speaking hiệu quả:
|
Cùng chủ đề: C1 Advanced Writing - Cấu trúc đề thi và chiến lược làm bài.
Giới thiệu chung về bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking
Mục đích bài thi:
Bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking kiểm tra khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của thí sinh. Trong phần thi Speaking, thí sinh sẽ phải thể hiện khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh một cách tự nhiên và linh hoạt thông qua các tình huống thực tế. Phần thi này được chia thành 4 phần: Introduction and Interview, Long Turn, Collaborative Task, và Discussion. Qua đó, giám khảo sẽ đánh giá cách sắp xếp ý tưởng, phát âm, cách sử dụng ngữ pháp và từ vựng của từng thí sinh.
Cách tổ chức bài thi:
Khác với những kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Anh khác, khi thí sinh được kiểm tra 1:1 với giám khảo, thì tại CAE:
Thí sinh được kiểm tra năng lực trực tiếp theo nhóm 2 hoặc nhóm 3 thí sinh.
Nhóm thí sinh được kiểm tra với cùng lúc 2 giám khảo. Trong đó, một giám khảo (GK 1) đóng vai là người đối thoại, đưa câu hỏi và các gợi ý các thí sinh. Người này có thể tham gia qua hình thức trực tuyến. Một giám khảo còn lại (GK 2) chỉ im lặng quan sát, ghi chú và đánh giá. Người này có thể sử dụng điện thoại trong quá trình chấm thi để sử dụng phần mềm chấm điểm. Việc phân vai giám khảo sẽ giúp bài thi thực tế, khách quan và đáng tin hơn.
Tổng thời gian thi:
Như đã đề cập ở trên, thí sinh sẽ được phân theo nhóm 2 hoặc nhóm 3. Do vậy, thời gian của từng nhóm sẽ có sự khác nhau:
Nhóm 2 người: 15 phút
Nhóm 3 người: 23 phút (nhằm mục đích để mỗi thí sinh đều có đủ thời gian để nói)
Cấu trúc bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking
Bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking bao gồm 4 phần. Cụ thể, mỗi phần có cấu trúc và nội dung như sau:
Phần | Thời gian | Format câu hỏi | Kỹ năng đánh giá |
---|---|---|---|
1 | Tổng thời gian là
|
| Phần 1 tập trung đánh giá và tương tác nói chung và các ngôn ngữ xã hội |
2 | Tổng thời gian là
Cụ thể: 1 phút trả lời dài cho từng thí sinh + 30 giây cho từng thí sinh còn lại để trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề |
| Phần 2 cho phép giám khảo đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của thí sinh trong một phần nói dài hơn. |
3 | Tổng thời gian là
|
| Phần 3 tập trung đánh giá khả năng trao đổi ý kiến, bày tỏ và lập luận bảo vệ quan điểm, đồng ý và/hoặc không đồng ý, đề xuất, suy đoán, đánh giá, đi đến quyết định thông qua trao đổi đàm phán, v.v. |
4 | Tổng thời gian là
|
| Phần 4 tập trung đánh giá khả năng thể hiện và bảo vệ cho ý kiến, đồng ý và/hoặc không đồng tình và suy đoán. |
Cách tính điểm C1 Advanced (CAE) Speaking
Bậc điểm C1 Advanced (CAE) Speaking:
C1 Advanced (CAE) Speaking sẽ được đánh giá theo 5 bậc điểm từ 0 đến 5, cụ thể:
Điểm sẽ có thể được đánh lẻ đến 0.5, ví dụ: 0, 1.0, 1.5, 2, 2.5,.....
Điểm đậu với bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking sẽ là 3.0
Tiêu chí đánh giá C1 Advanced (CAE) Speaking:
C1 Advanced (CAE) Speaking được đánh giá trên 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí lại được đánh giá trên 5 bậc điểm từ 0-5 (không có điểm lẻ). 5 tiêu chí này được đánh giá bởi giám khảo 2 (GK 2).
Grammatical resource (Ngữ pháp):
Khả năng kiểm soát việc sử dụng ngữ pháp: Hay mắc lỗi ngữ pháp nào?
Sự đa dạng sử dụng ngữ pháp: Có thể dùng các thì động từ đơn giản tốt không? Những cấu trúc ngữ pháp phức tạp nào đã dùng, dùng tốt ở mức nào?
Lexical resource (Từ vựng):
Khả năng sử dụng từ vựng chính xác: Có sử dụng từ được trong đúng ngữ cảnh không? Có lỗi nào hay mắc không?
Sự đa dạng sử dụng từ vựng các chủ đề: Có đủ từ để nói về các chủ đề quen thuộc không? Khả năng nói về các chủ đề lạ với từ vựng phù hợp ở mức nào?
Discourse Management (Sắp xếp mạch lạc, chặt chẽ ý tưởng):
Khả năng mở rộng câu trả lời ở mức nào, có ấp úng hay gặp khó khăn không?
Những ý tưởng được nói đến có được sắp xếp mạch lạc không? Có bị lạc đề không?
Có sử dụng được đa dạng các từ nối không?
Pronunciation (Phát âm):
Giám khảo có thể dễ dàng hiểu được những gì thí sinh nói không?
Âm và trọng âm: thí sinh có phát âm tất cả các âm chính xác rõ ràng không? Có đánh trọng âm từ và câu đúng không
Ngữ điệu: thí sinh có sử dụng đúng và hiệu quả ngữ điệu không?
Interactive Communication (Cách tương tác, giao tiếp, thảo luận giữa các thí sinh):
Thí sinh có giới thiệu và bàn luận được về một chủ đề mới không?
Thí sinh có thể trả lời, tương tác lại với những quan điểm của thí sinh khác không? Có sự liên kết giữa câu trả lời của mình với của thí sinh khác hay không?
Thí sinh có làm việc nhóm hiệu quả không? Thí sinh có đóng góp để phát triển ý tưởng trong cuộc hội thoại một cách hiệu quả không?
Điểm tổng cuối cùng của C1 Advanced (CAE) Speaking:
Điểm của kỹ năng Speaking sẽ là trung bình cộng của 5 tiêu chí trên cùng với 1 tiêu chí thứ 6 là Global score. Tiêu chí Global score này được đánh giá bởi chính giám khảo 1 (GK 1). Tiêu chí này sẽ đánh giá khả năng giao tiếp trơn tru, và khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác và phù hợp để diễn đạt ý tưởng.
Người học có thể tham khảo chi tiết hơn Assessment Scale tại đây:
Chiến thuật chinh phục bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking
Part 1 - C1 Advanced (CAE) Speaking (Interview)
Đặc điểm dạng bài:
Phần 1 là cuộc trao đổi thông tin ngắn, giúp ứng viên có thời gian ổn định trước khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể hơn trong các phần tiếp theo.
Ở phần này, thí sinh phải cung cấp thông tin cơ bản về các chủ đề cá nhân như sở thích, học tập, nghề nghiệp, kinh nghiệm, kế hoạch cho tương lai, v.v. Giám khảo 1 hỏi thí sinh những thông tin này để biết một số thông tin về bản thân của thí sinh, sau đó giám khảo sẽ mở rộng phạm vi câu hỏi bằng cách hỏi về, ví dụ: hoạt động giải trí, học tập, du lịch và trải nghiệm kỳ nghỉ cũng như cuộc sống hàng ngày.
Các thí sinh sẽ chỉ được trả lời các câu hỏi của giám khảo và lắng nghe những gì các thí sinh khác cùng lượt thi của họ nói. Trong phần thi này, các thí sinh không được nói chuyện hay thảo luận với nhau.
Phương pháp làm bài: Áp dụng cấu trúc AB để trả lời câu hỏi, trong đó:
A (answer) là câu trả lời đúng trọng tâm vào câu hỏi
B (back-up) là câu mở rộng ý tưởng để là rõ ý thêm cho câu A trước đó. Với câu Back-up thí sinh có thể nói về lý do hoặc lấy ví dụ chứng minh.
Ví dụ:
Question: What free time activity do you most enjoy?
Answer: My favorite free time activity is hiking
Back-up: because it allows me to connect with nature, find inner peace, and engage in physical exercise all at once. The sense of tranquility and adventure combined with the health benefits make it an enjoyable and fulfilling pastime for me.
(Hoạt động thời gian rảnh rỗi yêu thích của tôi là đi bộ đường dài vì nó cho phép tôi kết nối với thiên nhiên, tìm thấy sự bình yên nội tâm và tham gia tập thể dục cùng một lúc. Cảm giác yên bình và phiêu lưu kết hợp với những lợi ích sức khỏe khiến nó trở thành một thú vui rất thú vị và thỏa mãn đối với tôi.)
Một số lưu ý chung khi làm bài:
Thí sinh cần có phản xạ trả lời tự nhiên và ngay lập tức với những câu hỏi này bởi vì đây là những câu hỏi liên quan đến cá nhân
Thí sinh cần trả lời đầy đủ cả câu, câu trả lời không cần quá dài
Thí sinh không nên học thuộc câu trả lời trước vì điều này sẽ rất dễ bị phát hiện
Part 2 - C1 Advanced (CAE) Speaking (Long turn)
Đặc điểm dạng bài:
Ở phần 2, mỗi thí sinh được yêu cầu so sánh hai bức ảnh từ ba bức ảnh được chọn và đưa ra phán đoán trả lời câu hỏi liên quan. Các thí sinh còn lại cũng được yêu cầu trả lời 1 câu hỏi về chủ đề của thí sinh vừa trình bày. Tuy nhiên, các thí sinh này không được chen ngang trong khi thí sinh còn lại đang trình bày bài nói 1 phút.
Phương pháp làm bài:
Trước khi trình bày:
Chọn bức tranh mà thí sinh có nhiều vốn từ nhất để trình bày
Trong khi trình bày:
Với bài trình bày dài: Thí sinh có thể áp dụng cấu trúc trình bày chung như sau:
Câu 1: Trình bày rằng mình sẽ chọn 2 bức tranh nào.
Ví dụ: I’m gonna talk about the first and second pictureCâu 2: Miêu tả bức tranh thứ nhất ngắn gọn, có thể trả lời 1-2 trong số câu hỏi What, Where, Who, When, How
Câu 3: Sử dụng phán đoán, trả lời câu hỏi 1 cho bức tranh thứ nhất
Câu 4: Sử dụng phán đoán, trả lời câu hỏi 2 cho bức tranh thứ nhất
Câu 5: Miêu tả bức tranh thứ hai ngắn gọn, có thể trả lời 1-2 trong số câu hỏi What, Where, Who, When, How
Câu 6: Sử dụng phán đoán, trả lời câu hỏi 1 cho bức tranh thứ hai
Câu 7: Sử dụng phán đoán, trả lời câu hỏi 2 cho bức tranh thứ hai
Với câu hỏi ngắn cho thí sinh còn lại: thí sinh có thể áp dụng cấu trúc ABP như sau:
A (answer): trả lời đúng trọng tâm câu hỏi
B (back-up): đưa ra lý do hay ví dụ
P (personal experience): đưa ra trải nghiệm cá nhân với chủ đề đang nói
Một số lưu ý chung khi làm bài:
Thí sinh không nên sa đà vào việc mô tả tranh
Các câu hỏi đưa ra yêu cầu thí sinh phải phán đoán, đa phần là phán đoán về lý do tại sao người trong tranh lại thực hiện hành động đó, họ cảm thấy như thế nào,…
Nếu như câu hỏi yêu cầu thí sinh đưa ra phán đoán về một việc xảy ra trong quá khứ, hãy sử dụng động từ khuyết thiếu quá khứ như “may/ might/ could/ must + have + PII”
Nếu như câu hỏi yêu cầu thí sinh đưa ra phán đoán về một việc xảy ra trong hiện tại, hãy sử dụng động từ khuyết thiếu để đưa ra phán đoán cho hiện tại như “might/ could be + Ving” hoặc sử dụng “look as if + S + Ved”
Part 3 - C1 Advanced (CAE) Speaking (Collaborative task)
Đặc điểm dạng bài:
Ở phần 3, các thí sinh sẽ phải thảo luận một số hoặc tất cả các gợi ý có liên quan đến một câu hỏi, bày tỏ quan điểm và lập luận để bảo vệ cho các ý kiến, đánh giá và suy đoán. Sau đó thí sinh sẽ được hỏi một câu hỏi để họ bàn luận và đưa ra một câu trả lời chung.
Phương pháp làm bài:
Mỗi lượt bàn luận của thí sinh cần bao gồm ba phần chính như sau:
Hướng 1: Đồng ý.
Đưa ra ý kiến đồng ý với quan điểm của đối phương bằng cách diễn đạt lại ý tưởng đó
Đưa ra quan điểm của các nhân mình
Chuyển tiếp đến chủ đề mới
Hướng 2: Phản đối.
Đưa ra ý kiến phản đối với quan điểm của đối phương và giải thích lý do
Đưa ra quan điểm của các nhân mình
Chuyển tiếp đến chủ đề mới
Một số lưu ý chung khi làm bài:
Thí sinh không nên cố gắng bàn luận tất cả những gợi ý mà chỉ nên chọn để nói một số, nhưng phân tích và bàn luận sâu về những gợi ý đã chọn.
Part 4 - C1 Advanced (CAE) Speaking (Discussion)
Đặc điểm dạng bài:
Ở phần 4, thi sinh sẽ được hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung trong Part 3.
Phương pháp làm bài:
Thí sinh có thể áp dụng phương pháp A.R.E.P.R để đưa ra một câu trả lời mạch lạc và súc tích, cụ thể như sau:
Bước 1: Answer: Đưa ra câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi
Bước 2: Reason: Trình bày lý do cho quan điểm của mình
Bước 3: Example: Đưa ra các ví dụ để minh họa cho quan điểm
Bước 4: Partner: Đưa ra câu hỏi để hỏi về ý kiến của thí sinh còn lại
Bước 5: Respond: Đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của thí sinh còn lại
Một số lưu ý chung khi làm bài:
Trong phần này, yếu tố tương tác là rất quan trọng nên thí sinh không được quên việc đặt ra câu hỏi tương tác cho thí sinh còn lại và đưa ra câu trả lời đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đó.
Vì Part 4 là sự mở rộng của Part 3 nên thí sinh có thể sử dụng những ý tưởng ở trong Part 3 để phát triển thêm.
Gợi ý một số tài liệu luyện C1 Advanced (CAE) Speaking hiệu quả
Speaking CAE Ten Practice Tests for the Cambridge C1 Advanced
Cuốn sách này của tác giả Luis Porras Wadley, xuất bản năm 2021. Sách bao gồm 10 bài kiểm tra thực hành hoàn chỉnh cho bài thi. Các bài kiểm tra được mô phỏng lại đề thi chính thức vì vậy thí sinh có thể làm quen với các chủ đề, cấu trúc, thời gian khi tham gia kỳ thi C1
Speaking Success Cambridge Advanced (CAE) 10 Complete Speaking Papers. Practice Tests C1
Cuốn sách này của tác giả Lucy C White, xuất bản năm 2023. Sách cung cấp 10 Bài thi Nói Cambridge C1 thực tế, phần giải thích cấu trúc bài thi rõ ràng, các chiến lược thực hiện bài thi, và ví dụ.
Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc tổng quan và cách thức chinh phục bài thi C1 Advanced (CAE) Speaking hiệu quả. Mong rằng với thông tin trên, người học có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình ôn luyện của mình.
Để trao đổi kiến thức và tương tác với các giáo viên có trình độ chuyên môn hàng đầu tại Anh ngữ ZIM, người đọc có thể truy cập diễn đàn ZIM Helper.
Đọc thêm: C1 Advanced (CAE) Listening - Cấu trúc đề thi và chiến lược làm bài.
Tài liệu tham khảo
C1 Global Achievement Grammatical Resource Lexical ..., www.cambridgeenglish.org/images/167865-cambridge-english-advanced-cae-speaking-assessment-scales.pdf. Accessed 20 Apr. 2024.
C1 Advanced Handbook for Teachers for Exams, www.cambridgeenglish.org/images/167804-c1-advanced-handbook.pdf. Accessed 20 Apr. 2024.
C1 Advanced Information for Candidates, www.cambridgeenglish.org/Images/610342-c1-advanced-information-for-candidates.pdf. Accessed 20 Apr. 2024.
Cambridge English, www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/advanced/exam-format/. Accessed 20 Apr. 2024.
Bình luận - Hỏi đáp