Cách chinh phục dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening
Một trong những khó khăn lớn nhất trong bài thi IELTS Listening mà các thí sinh gặp phải đó chính là dạng bài Multiple choice. Đây là dạng bài được đánh giá là tương đối khó, thường xuất hiện trong phần 2 hoặc phần 3, và gần đây có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở cả hai phần, chiếm phần lớn số lượng câu hỏi của toàn bộ bài thi nghe. Các thí sinh đa số gặp khó khăn đối với dạng này vì lượng thông tin trong câu hỏi quá nhiều dẫn đến việc không đọc kịp câu hỏi trước khi nghe dẫn đến tâm lý hoang mang không xác định được trọng tâm câu hỏi và kết quả là không đưa ra được câu trả lời chính xác. Vậy làm thế nào để cải thiện điểm số trong dạng câu hỏi với quá nhiều thông tin như thế này? Trong bài viết này tác giả sẽ chia sẻ bí quyết cũng như chiến thuật làm bài hiệu quả để Multiple choice không còn là nổi ám ảnh của thí sinh Ielts và giúp thí sinh tự tin hơn khi gặp phải quá nhiều dạng câu hỏi này dưới áp lực phòng thi.
Key takeaways
1. Khó khăn và lỗi sai thường gặp:
Không đọc kịp câu hỏi
Quá phụ thuộc vào từ khóa: nghe tìm từ khóa thay vì nghe hiểu
Không xác định được trọng tâm câu hỏi: câu hỏi hỏi quá khứ nhưng trả lời hiện tại
Không phân biệt được người nói: không biết giọng đọc đó là của tên nào trong câu hỏi
Chưa nghe được paraphrase: đáp án trong câu hỏi thường được paraphrase khác với nội dung trong bài nghe
Không xác định được thái độ, quan điểm của người nói
2. Bí quyết làm bài
2.1 Làm sao để đọc kịp câu hỏi?
Thí sinh ưu tiên đọc câu hỏi trước, xác định trọng tâm câu hỏi và từ khóa để hình dung được đoạn hội thoại, nếu còn thời gian đọc nhanh các lựa chọn A, B, C.
2.2 Có nên take note trong khi nghe?
Điểm mạnh: khả thi hơn khi thi giấy và khi thí sinh có kĩ năng note taking tốt, giúp tăng khả năng hiểu, tăng độ chính xác câu trả lời, ít rơi vào bẫy của người ra đề khi thí sinh không thể đọc kịp các lựa chọn trong câu hỏi.
Điểm yếu: hơi khó khi thì trên máy tính vì thí sinh có rất ít thời gian chọn câu trả lời sau khi nghe xong, dễ bỏ sót thông tin quan trọng để trả lời câu hỏi hoặc không theo kịp tốc độ người nói, dễ phân tâm khi vừa nghe vừa viết.
2.3 Làm thế nào để đạt được tiến bộ rõ rệt sau mỗi lần làm bài?
Không làm quá nhiều đề mà không phân tích lỗi sai.
Thống kê số câu đúng/ sai mỗi lần làm bài.
Phân tích nguyên nhân lỗi sai và tìm giải pháp khắc phục.
Tạo bảng paraphrase từ trong câu hỏi và từ trong bài nghe.
Tra và học từ mới, nghe đi nghe lại bài nghe để rèn kĩ năng nghe hiểu.
Những khó khăn và lỗi sai thường gặp
Không đọc kịp câu hỏi
Dạng bài này được xây dựng nhằm kiếm tra khả năng nghe hiểu và nghe chi tiết của thí sinh, trong đó người nghe sẽ có ba đáp án A, B, C để lựa chọn một đáp án đúng để trả lời cho câu hỏi phía trên.
Thông thường, thí sinh chỉ có khoảng 20 đến 30 giây để đọc câu hỏi (tùy vào số lượng câu hỏi) và các lựa chọn, nên hầu như các thí sinh không thể đọc kịp, dẫn đến tâm lý bối rối, vừa nghe vừa đọc nên dễ mất tập trung, không đưa ra được đáp án đúng hoặc nghiêm trọng hơn là không biết bài nghe đang nói đến câu hỏi nào.
Quá phụ thuộc vào từ khóa
Ở đa số các câu hỏi, các lựa chọn A, B, C đều được đề cập không theo thứ tự A, B, C trong bài nghe như trong câu hỏi hoặc có một lựa chọn không được đề cập, thí sinh phải nghe hiểu từng chi tiết để xem các lựa chọn nào được nhắc theo thứ tự nào, nội dung là gì và căn cứ vào đó để tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi. Dạng bài này cũng giống như dạng True/ False/ Not given, yêu cầu thí sinh nghe và xác định lựa chọn nào là đúng, sai hoặc không được đề cập. Đối với các thí sinh có kĩ năng nghe chưa tốt hoặc gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, các thí sinh này thường có xu hướng dựa vào từ khóa trong các lựa chọn A, B và C để tìm câu trả lời. Khi đó, thi sinh chỉ tập trung vào việc tìm từ khóa trong bài nghe thay vì nghe hiểu và dễ rơi vào bẫy của giám khảo ra đề. Hãy cùng nhau xem qua ví dụ sau:
Trong ví dụ trên, thông thường thí sinh sẽ gạch chân lần lượt từ khóa trong câu hỏi và các lựa chọn. Trong khi nghe, thí sinh chú ý nghe và tìm các từ khóa đã được gạch chân để chọn đáp án, cụ thể trong câu hỏi trên thí sinh nghe được cụm “low-calorie items” và cho đây là đáp án của câu hỏi. Đây là một sai lầm thường mắc phải của nhiều thí sinh, đặc biệt đối với các thí sinh có kĩ năng nghe chưa tốt, việc nghe tìm từ khóa thay vì nghe hiểu sẽ dẫn đến việc chọn câu trả lời không chính xác vì trong dạng bài này, người ra đề muốn kiểm tra khả năng nghe hiểu thông tin chi tiết và xác định quan điểm của người nói của thí sinh. Thường thì đáp án chính xác trong các lựa chọn sẽ không giống 100% những gì mà thí sinh nghe được, vì đã được người ra đề paraphrase, ví dụ: “organized in a particular way= put the low-calorie items at the beginning and end of the menu”. Những cụm từ được nhắc lại chính xác như trong bài nghe như “low-calorie foods” thường sẽ là distractor, đáp án gây nhiễu khiến thí sinh rơi vào bẫy nếu như không chú trọng vào việc nghe hiểu.
Không xác định được trọng tâm câu hỏi
Như tác giả đã đề cặp, ba lựa chọn thường sẽ được nhắc đến trong bài nghe, ví dụ như ở câu hỏi dưới đây cả ba lĩnh lực mà công ty này sản xuất hàng hóa cho đều sẽ được người nói nhắc đến, trong đó chỉ có một lựa chọn là đáp án chính xác cho câu hỏi. Vì vậy, thí sinh cần xác định được trọng tâm câu hỏi ở đây chính là originally (ban đầu) và các lựa chọn còn lại có thể là các lĩnh vực mà công ty dự định thực hiện nhưng thất bại hoặc là dự định trong tương lai. Bằng cách xác định đâu là trọng tâm câu hỏi, thí sinh có thể giảm thiểu rủi ro bị bỏ mất thông tin quan trọng để trả lời câu hỏi chính xác hoặc trả lời sai câu hỏi.
Đáp án C và B chỉ là kế hoạch dài hạn của Stevenson’s, vì vậy không phải là đáp án chính xác. Khi biết được trọng tâm câu hỏi là lĩnh vực mà công ty tập trung cung cấp hàng hóa trong những năm đầu tiên, thí sinh hoàn toàn có thể loại trừ lựa chọn B và C, sau đó thí sinh tiếp tục nghe để chắc chắn rằng A là đáp án chính xác. Khi đọc câu hỏi thí sinh cần nhận biết được đâu là trọng tâm câu hỏi, câu hỏi đang hỏi về quá khứ, hiện tại hay tương lai, câu hỏi đang hỏi về quan điểm của người nói nào hoặc đối tượng nào vì trong phần 3 bài thi nghe sẽ có ít nhất hai người nói bàn về chủ đề nhất định hoặc người nói có thể liên hệ nhiều đối tượng khác nhau (khóa học năm ngoái, khóa học đang học, khóa học sẽ học) nhưng câu hỏi chỉ hỏi về một mốc thời gian cụ thể.
Không phân biệt được người nói
Phần thứ ba của bài thi nghe đa số sẽ có 2 hoặc đôi khi 3 người thảo luận về một vấn đề mang tính học thuật như việc chuẩn bị cho bài nghiên cứu hay thuyết trình. Một số thí sinh vì muốn tận dụng thời gian để đọc hết toàn bộ câu hỏi và các đáp án nên đã bỏ qua phần đầu tiên có phần giới thiệu tên người nói. Tuy nhiên, đây là điều không nên vì trong dạng bài Multiple choice, sẽ có câu hỏi liên quan đến nội dung thảo luận của một người nói cụ thể nào đó. Nếu như thí sinh bỏ qua phần đầu, rất có thể thí sinh không thể phân biệt giọng của các người nói, dẫn đến hậu quả không xác định trọng tâm của câu hỏi về quan điểm của người nói cụ thể nào. Thí sinh cũng nên lưu ý, đa số các tên trong bài nghe thường khó phân biệt về giới tính nên thí sinh không thể dựa vào hiểu biết cá nhân để đưa ra phán đoán mà nên dựa vào phần giới thiệu đầu bài nghe. Ngoài ra, việc tập trung nghe phần giới thiệu đầu tiên, thí sinh sẽ nắm bắt được nội dung chính mà người nói xoay quanh từ đó giúp thí sinh nghe hiểu tốt hơn.
Chưa nghe được các cụm từ đã được paraphrase
Ở đa số các câu hỏi trong dạng này, câu trả lời hầu như luôn được paraphrase và những cụm từ trong các lựa chọn A, B, C nếu được đề cặp giống y trong bài nghe thường là bẫy của người ra đề (xem ví dụ đầu tiên). Vì vậy, thí sinh cần không ngừng nâng cao vốn từ vựng và đặc biệt là kĩ năng nghe được paraphrase để cải thiện điểm số.
Không xác định được thái độ, quan điểm của người nói
Phần ba thường sẽ có ít nhất 1 câu hỏi về “what do the speakers agree about ….?”, trong đó người nói sẽ thảo luận về một vấn đề nào đó. Trong khi thảo luận, họ sẽ thảo luận cả ba lựa chọn A, B, C trong đó chỉ có một lựa chọn họ đồng ý với nhau. Vì vậy, trong phần này, thí sinh cần lắng nghe thật kĩ những từ/ cụm từ thể hiện sự đồng ý/ không đồng ý của các người nói để có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Qua ví dụ trên, thí sinh có thể nhận thấy rằng người nghe sẽ có rất nhiều cách để thể hiện sự đồng ý với nhau thay vì chỉ nói yes/ no hoặc I agree/ I disagree. Vì vậy, để làm tốt được câu hỏi dạng quan điểm này, thí sinh cần chú ý nghe từng chi tiết và xác định được ngôn ngữ thể hiện sự đồng ý của người nói. Đôi khi, họ có thể đề cập hai lựa chọn sau đó bác bỏ vì họ không đồng ý rồi sau đó mới đồng ý ở lựa chon cuối cùng hoặc họ có thể thảo luận xong cả ba lựa chọn nhưng vẫn thấy chưa có lựa chọn nào tối ưu hơn nên đã quay lại đồng ý ở lựa chọn đầu tiên. Tóm lại, độ chính xác khi làm bài của thí sinh phần lớn phụ thuộc vào kĩ năng nghe của thí sinh và khả năng xác định những cụm từ thể hiện sự đồng ý/ không đồng ý. Bảng sau đây là một số cách thể hiện sự đồng ý/ không đồng ý được tác giả trích từ sách The Official Cambridge Guide to Ielts:
(Cullen et al.)
Bí quyết làm bài
Làm thế nào để đọc kịp câu hỏi và các lựa chọn?
Tùy theo độ dài câu hỏi, nếu như nội dung của các lựa chọn A, B, C quá dài thì việc đọc câu hết câu hỏi cũng như các lựa chọn trước khi nghe dường như rất khó, kể cả đối với người bản xứ. Do vậy, nếu câu hỏi quá dài, thí sinh chỉ nên đọc từng câu hỏi xác định trong tâm câu hỏi bằng các khoanh tròn (câu hỏi hỏi về người nói nào, câu hỏi có hỏi về quan điểm mà các người nói đồng ý với nhau hay không?) và các từ khóa (thường là danh từ, cụm động từ hay tính từ). Trong quá trình này, thí sinh có thể dựa vào từ khóa để tưởng tượng ra ngữ cảnh:
Cụ thể, dựa vào các từ khóa, thí sinh có thể hình dung ra được đây là cuộc hội thoại của Adam và Rosie bàn về nội dung của bài thuyết trình sắp tới của họ trong đó họ sẽ thảo luận về vấn đề thức đơn của các nhà hàng, mức độ tập thể dục ở Anh, phần bài tập tham khảo cũng như họ sẽ làm gì tiếp theo. Như vậy câu 25, thí cần tập trung nghe phần đề xuất của Adam, câu 27 tập trung phần thảo luận của Rosie, câu 26 và 29 tập trung xác định quan điểm của cả hai người nói và cách họ đi đến kết luận cuối cùng như thế nào, câu 28 tập trung vào Adam và xác định mục đích của ví dụ minh họa. Tương tự, câu 30 nói về hoạt đồng tiếp theo họ sẽ làm, các hoạt đồng đều sẽ được đề cập tuy nhiên hoạt động đầu tiên mới là đáp án chính xác.
Quan trọng hơn hết, thí sinh cần luyện tập thành thạo kĩ năng này để nó trở thành thói quen của thí sinh dưới áp lực phòng thi. Việc sử dụng trí tưởng tượng sẽ giúp thí sinh hiểu đoạn hội thoại dễ hơn và đưa ra được đáp án chính xác hơn. Tuy vậy, chìa khóa ở đây vẫn nằm ở việc luyện tập để thí sinh có thể thực hiện chiến thuật trên một cách nhanh nhất.
Sau đó, nếu còn thời gian, thí sinh tiếp tục đọc nhanh các lựa chọn A, B, C và gạch chân từ khóa quan trọng nhất nói lên sự khác biệt giữa ba đáp án. Tuy nhiên, thí sinh cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lí là sẽ không thể đọc hết các lựa chọn, và cứ bình tĩnh tập trung làm bài vì thí sinh cơ bản đã biết trọng tâm câu hỏi để trả lời là ở đâu.
Trước khi làm bài, nếu thí sính có thể lướt sơ qua phần 3 xem có phần Multiple choice có quá nhiều thông tin hay không. Nếu có, thí sinh có thể tận dụng khoảng thời gian kiểm tra tra đáp án sau mỗi phần để đọc trước các câu hỏi dài ở dạng này nếu thí sinh đã chắc chắn đáp án trong các phần trước đó đã chính xác và không bị lỗi chính tả. Nếu có câu hỏi multiple choice, nhưng các lựa chọn không quá dài, thí sinh vẫn có thể đọc kịp câu hỏi và không cần phải đọc trước.
Lưu ý: Trong các bài thi nghe IELTS hiện nay, phần ví dụ ở phần 1 đã bị lược bỏ. Vì vậy, nếu thí sinh vẫn còn dùng khoảng thời gian này để đọc trước câu hỏi, thí sinh nên bỏ qua bước này khi luyện tập ở nhà.
Có nên take note hay không?
Việc có nên take note trong bài thi nghe, đặc biệt là các dạng câu hỏi dài như Multiple choice đã là nỗi băn khoăn của nhiều thí sinh. Tuy nhiên, câu trả lời nằm ở thí sinh vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cá nhân của thí sinh ví dụ như kĩ năng nghe hiểu, khả năng ghi chú nhanh mà vẫn đọc được,v.v. Dưới đây là một ví dụ minh họa của phần note cho câu hỏi 25:
Để trả lời cho câu hỏi về note-taking, tác giả sẽ chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của kĩ năng này, từ đó thí sinh áp dụng vào thực hành để đánh giá xem nó có hiệu quả với thí sinh hay không.
Điểm mạnh | Điểm yếu |
|
|
Dựa vào phần phân tích trên, thí sinh nên tự đánh giá để đưa ra lựa chọn phù hợp bằng cách thực hành dưới áp lực phòng thi, ghi lại số câu đúng và so sánh với kết quả làm bài khi không take note.
Làm thế nào để đạt được tiến bộ rõ rệt sau mỗi lần làm bài?
Nhiều thí sinh có quan niêm rằng, chỉ cần làm thật nhiều bài nghe thì sẽ cải thiện được điểm số. Tuy nhiên, việc luyện nhiều đề sẽ chưa thực sự hiệu quả khi thí sinh chỉ làm đề sau đó kiểm tra số câu đúng và chuyển sang đề tiếp theo mà không tự đánh giá lại bài làm và lỗi sai của mình. Vì vậy, để đạt tiến bộ nhanh nhất, thí sinh nên thực hiện các bước sau đây:
Lập bảng kiểm tra sự tiến bộ:
Phân tích lỗi sai của câu hỏi mà thí sinh trả lời sai bằng cách nghe lại đến khi thí sinh nhận ra được nguyên nhân tại sao sai rồi sau đó mới xem phần lời thoại.
Note lại nguyên nhân làm sai trong bảng để lần sau rút kinh nghiệm.
Xem kĩ phần lời thoại của bài nghe và tra từ vựng mới và học thuộc.
Name of test | Incorrect question number | Question type | Reasons why it is incorrect | Correct answer | Solutions |
Cambridge Ielts 16, test 1 | 8 | Note completion | Thiếu s | Wednesdays | Dự đoán loại từ trước khi làm bài nếu là danh từ thì chú ý nghe âm cuối để xem có số nhiều hay không |
11 | Multiple choice | Người nói đề cập quá nhiều năm, không biết năm nào đúng | 1923: left school 1926: finish his apprenticeship and set up the company 1924: started making plans Câu hỏi: when the company was founded → đáp án đúng: 1924 | Xác định trọng tâm câu hỏi, nghe từng chi và loại trừ để tìm được đáp án đúng | |
18 |
|
|
|
| |
23 |
|
|
|
|
Tạo bảng paraphrase bao gồm từ trong câu hỏi và từ trong bài nghe.
Kĩ năng paraphrase là chìa khóa quan trọng giúp thí sinh cải thiện điểm số của mình, vì vậy bước lập bảng paraphrase này là vô cùng quan trọng, không những giúp thí sinh gia tăng vốn từ mà còn giải cải thiện kĩ năng paraphrase của thí sinh khi làm bài thi writing, speaking, đặc biệt là xóa đi nỗi sợ không tìm được câu trả lời trong bài thi IELTS Listening.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên, tác giả hi vọng thí sinh có thể có cái nhìn toàn diện hơn về dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening. Bằng việc ý thức được những lỗi sai và khó khăn thường gặp trong dạng bài này, thí sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi làm bài và có thể cải thiện điểm số của mình nhanh hơn. Tuy nhiên, những chia sẻ trong bài viết chỉ là công cụ để giúp thí sinh tối đa hóa hiệu quả của quá trình luyện tập, thí sinh nên đọc kĩ các bí quyết trong bài viết và áp dụng thực hành thật nhiều và không ngừng trao dồi vốn từ, kĩ năng nghe hiểu tiếng anh nói chung để rút ngắn hành trình chinh phục điểm số mong ước của thi sinh
Bình luận - Hỏi đáp