Cách hệ thống ý tưởng IELTS Speaking Part 2 với Mind map

Trong bài viết này tác sẽ hướng dẫn thí sinh cách áp dụng Mind map vào việc hệ thống ý tưởng trong IELTS Speaking Part 2 đối với bài viết của thí sinh và bài mẫu.
author
ZIM Academy
06/04/2022
cach he thong y tuong ielts speaking part 2 voi mind map

Mind map là một công cụ tốt không chỉ đối với việc tổ chức sắp xếp thông tin mà còn đem lại cho thí sinh một cách hệ thống thông tin mới mẻ, khác biệt so với cách ghi chú truyền thống từ đó, thí sinh có thể ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong IELTS Speaking Part 2, việc hệ thống thông tin một cách mạch lạc là một điều quan trọng. Thí sinh cần xây dựng câu trả lời của mình đi theo một lộ trình một nội dung nhất định và có sự chọn lọc dành cho từng nội dung nhỏ để hỗ trợ trả lời cho nội dung trọng tâm mà bản thân muốn truyền tải. Để hệ thống câu trả lời của bản thân một cách rõ ràng cùng như tối ưu việc ghi nhớ câu trả lời IELTS Speaking Part 2, trong bài viết này tác sẽ hướng dẫn thí sinh cách áp dụng Mind map vào việc hệ thống ý tưởng trong IELTS Speaking Part 2 đối với bài viết của thí sinh và bài mẫu. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu cách sử dụng một website tạo Mind map online đơn giản, thông dụng hiện nay - Mindmeister.com.

Key takeaways: 

1 Giới thiệu về bài thi IELTS Speaking Part 2: bài thi với thời gian chuẩn bị 1 phút và 2 phút để trả lời một chủ đề nhất định mà giám khảo đưa ra. Đề bài sẽ bao gồm cue card, các gợi ý để thí sinh phát triển ý tưởng của mình.

2 Mind map (Sơ đồ tư duy) được hình thành bằng việc sử dụng biểu đồ trực quan do người dùng tạo ra với cấu trúc hai chiều với nội dung chính của bài học nằm ở phần trung tâm, xung quanh là các ý hỗ trợ được phân nhánh theo nhiều hướng tuỳ vào phân phối của bài học, tạo thành một tổng thể sinh động và nhất quán.

3 Cách áp dụng Mind map và việc hệ thống ý tưởng trong IELTS Speaking Part 2

3.1 Đối với bài làm của bản thân

  • Bước 1: Đọc và hiểu yêu cầu đề bài

  • Bước 2: Lựa chọn nội dung chính

  • Bước 3: Liệt kê các câu hỏi trả lời yêu cầu đề bài

  • Bước 4: Lên ý tưởng trả lời ngắn gọn các câu trả lời

3.2 Đối với bài IELTS Speaking Part 2 mẫu: 

Bước 1: Đọc và chọn lọc các nội dung chính, đi từ nội dung trọng tâm đến các ý chi tiết

Bước 2: Tạo Mind map đảm bảo trên các yếu tổ của Tony Buzan 

4 Giới thiệu trang web tự tạo Mind map online đơn giản: Mindmeister.com

Giới thiệu về IELTS Speaking Part 2

IELTS Speaking Part 2 là bài thi yêu cầu thí sinh thực hiện một bài nói dài về chủ đề nhất định trong 2 phút (thời gian chuẩn bị: 1 phút) và sử dụng từ ngữ đang dạng phù hợp ngữ cảnh và sắp xếp các ý tưởng một cách mạch lạc theo yêu cầu đã đưa ra.

Quy trình diễn ra bài thi:

Thí sinh nhận một cue card (thẻ chủ đề) từ giám khảo để kể về một chủ đề cụ thể, trong cue card sẽ bao gồm những câu hỏi gợi ý cho thí sinh. Những chủ đề lớn trong IELTS Speaking bao gồm:

  • Describe a person

  • Describe a place

  • Describe a experience

  • Describe a thing.

Thí sinh sẽ được phát giấy, bút và một phút để chuẩn bị cho bài nói của mình. Sau đó thí sinh sẽ bắt đầu bài nói của mình trong vòng 2 phút. 

Việc sử dụng các gợi ý trên cue card và triển khai nội dung tốt trong thời gian chuẩn bị sẽ giúp thí sinh có được những ý tưởng phù hợp và trả lời bài thi IELTS Speaking hiệu quả trong trong 2 phút.

Tổng thời gian cho phần thi IELTS Speaking Part 2 khoảng 3 phút, bao gồm cả thời gian chuẩn bị.

cach-he-thong-y-tuong-ielts-speaking-part-2-voi-mind-map-de-baiẢnh minh hoạ: Cue card của IELTS Speaking Part 2

Mind map là gì?

Mind map hay còn được gọi là sơ đồ tư duy được hình thành bởi Tony Buzan vào năm 1974. Cách hoạt động của Mind Maps sẽ khai thác tiềm năng cả 2 bán cầu não của con người nhờ vào việc lợi dụng hình ảnh và phân tích logic. Từ đó, giúp người dùng  tận dụng được triệt để bộ não của mình.

Hiểu một cách đơn giản, thay vì ghi chép thông tin trên giấy theo cách truyền thống hay gạch đầu dòng các điểm chính, Mind map sẽ thể hiện thông tin bằng biểu đồ trực quan do chính người dùng tạo ra. Những thông tin trên Mind map được sắp xếp theo cấu trúc hai chiều với nội dung chính của bài học nằm ở phần trung tâm, xung quanh là các ý hỗ trợ được phân nhánh theo nhiều hướng tuỳ vào phân phối của bài học, tạo thành một tổng thể sinh động và nhất quán.

cach-he-thong-y-tuong-ielts-speaking-part-2-voi-mind-map-vi-du

Ảnh minh hoạ: Ví dụ về mind map.

Theo “cha đẻ” Tony Buzan, trong quá trình hình thành Mind map, người dùng cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Lựa chọn một chủ đề/tiêu đề/hình ảnh trung tâm để liên kết tất cả các ý tưởng/yếu tố có trong bài học.

  • Chọn lọc một từ khoá nhất định làm tiêu đề cho mỗi nhánh

  • Sắp xếp các nhánh liên kết xung quanh được phát triển từ chủ đề

  • Hệ thống các ý tưởng bao gồm các luận điểm, chi tiết bổ trợ cho đặc điểm của chủ đề.

  • Sử dụng màu sắc khác nhau cho mỗi nhánh trong Mind map

Đọc thêm: Mind Maps giúp cải thiện kĩ năng tư duy như thế nào?

Cách ứng dụng Mind map vào việc hệ thống ý tưởng trong IELTS Speaking Part 2

Đối với bài làm của bản thân

Thí sinh có thể sử dụng Mind map cho việc phát triển ý tưởng của bản thân theo các bước sau:

Bước 1: Đọc và hiểu yêu cầu đề bài

Ví dụ: 

Describe a skill that was difficult for you to learn

  • What you learned it

  • Why you learned it

  • How you learned it

  • How you felt when you learned it

(Dịch: Kể lại một kỹ năng mà khó đối với bạn để học)

Bước 2: Lựa chọn nội dung chính

Đối với đề bài trên, thí sinh cần lựa chọn ra một kỹ năng bản thân cảm thấy khó có thể tiếp thu, đây sẽ là nội dung chính, được đặt ở chính giữa Mind map. 

Đối với đề bài này, tác giả sẽ lựa chọn kỹ năng bơi lội - Swimming để trả lời câu hỏi của mình.

cach-he-thong-y-tuong-ielts-speaking-part-2-voi-mind-map-buoc-1

Bước 3: Liệt kê các câu hỏi trả lời yêu cầu đề bài

Thí sinh có thể dựa vào Cue card để phát triển các ý tưởng của mình. Trong đề bài này, tác giả sẽ phát triển ý tưởng theo các ý why I learn it (Tại sao tôi học nó), when I learn it (Tôi học nó khi nào?), how I learn it (Tôi học nó như thế nào?), difficulties when I learn it (những khó khăn khi tôi học kỹ năng này), feelings when I learn it (những cảm xúc khi tôi học nó). 

Nhằm giúp Mind map tối giản và dễ nhìn, tác giả sẽ ghi tiêu đề các nhánh bằng những chữ cái đầu tiên của câu hỏi. Ví dụ như là: why, when, how, difficulties, feelings. Tác giả sẽ sử dụng những màu sắc khác nhau để làm nổi bật từng nội dung khác nhau trong bài. 

cach-he-thong-y-tuong-ielts-speaking-part-2-voi-mind-map-buoc-2

Bước 4: Lên ý tưởng trả lời ngắn gọn các câu trả lời

Ở bước này, thí sinh có thể lựa chọn trả lời câu hỏi bằng nhiều đáp án khác nhau và sau đó lựa chọn câu trả lời mà bản thân cảm thấy phù hợp nhất. Hoặc kết hợp những câu trả lời lại với nhau thành một đáp án hoàn chỉnh. 

cach-he-thong-y-tuong-ielts-speaking-part-2-voi-mind-map-buoc-4Sau khi hoàn thành ý tưởng trả lời, thí sinh có thể bắt tay vào việc tìm kiếm những từ vựng và cấu trúc câu phù hợp để diễn tả những ý tưởng của bản thân. Dưới đây là một bài mẫu IELTS Speaking được triển khai từ Mind map trên.

Well, to tell you the truth, the first thing that came to mind is swimming. 

From my vague memory, I just learned how to swim when I was at my mother’s knee. At that time, there were some drownings in my hometown so my friends invited me to learn this survival skill that summer. 

Initially, we slowly learned step by step in the first couple of weeks. Afterward, our teacher showed us one of our talented classmates who acquired this skill faster than us. We shamed and changed our mind that we should have put more effort into each lesson, we should not think of it as just a recreational activity in the summer anymore. If my memory serves me right, the most challenging part was swimming in the deep water. It was really strenuous to control my movement in the water, when it came to deeper water, it was a nightmare. I had tried to swim at the level of 2.5 meters high and fell for the first time. In the middle of the pool was an about-to-drown girl - it was me. I was totally frustrated because I could not breathe at that time. However, things changed since I practiced harder and harder to break my limit. After a week, I finally overcame the previous fear of drowning and completed swimming from one bank to another. My teacher also told me that my swimming position improved somehow.

This survival skill has a profound impact on me because I have learned the hard way that if I desire to become skillful in one field, I need to pay by my effort, time and many things. Looking back, I still feel freaked out the day I was about to drown. This is one of the most challenging skills I have learned until now.

Mặc dù xây dựng một Mind map sẽ tốn khá nhiều thời gian của thí sinh, tuy nhiên việc này sẽ giúp cho thí sinh ghi nhớ thông tin lâu hơn. Hơn thế nữa, thí sinh có thể sử dụng Mind map để ôn lại câu trả lời theo phương pháp ghi nhớ Spaced repetition (phương pháp lặp lại ngắt quãng) để ghi nhớ thông tin lâu hơn. 

Đọc thêm: Học từ vựng bằng phương pháp lặp lại ngắt quãng - Spaced Repetition

Để xây dựng một Mind map cho riêng mình, thí sinh có thể chuẩn bị giấy và bút để tuỳ ý sáng tạo phong cách và màu sắc riêng của bản thân. Ngoài ra, có rất nhiều công cụ xây dựng Mind map online. Ở mục 4, tác giả sẽ giới thiệu đến thí sinh một trong những trang web tạo Mind map đơn giản và phổ biến hiện nay. 

Đối với các IELTS Speaking Part 2 Sample

Hành động phổ biến của thí sinh khi tiếp cận một bài IELTS Speaking Part 2 Sample là đọc cả bài và tô đậm (highlight) những ý tưởng hay và từ vựng bổ ích trong bài. Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi bài IELTS Speaking Part 2 thông thường sẽ có một nội dung nhất định là phát triển các ý tưởng theo nội dung chính. Vì vậy nếu chỉ lấy những ý tưởng hay trong bài để tham khảo và áp dụng vào câu trả lời của bản thân, thí sinh có thể gặp tình trạng nội dung đưa vào không phù hợp với hoàn cảnh của câu trả lời. 

Thay vào đó, thí sinh có thể sử dụng Mind map để hệ thống hoá tất cả ý tưởng được tác giả triển khai trong bài để dễ dàng phân tích những nội dung hay kèm theo dễ. Thay vì suy nghĩ về ý tưởng trả lời, thí sinh hãy đọc bài mẫu để xây dựng 1 Mind map hoàn chỉnh từ nội dung trọng tâm cho đến các ý chi tiết. 

Thí sinh nên tạo Mind map dựa trên các nguyên tắc đã được đề cập ở phần “Mind map là gì”, những nguyên tắc đó sẽ như sau:

  • Lựa chọn chủ đề chính của bài mẫu

  • Chọn từ khoá nhất định làm tiêu đề cho mỗi nhánh, nên sử dụng các từ ngắn gọn như what, why, when, how, v.v. Sắp xếp các từ khoá theo trình tự được đề cập đến trong bài

  • Sắp xếp ý tưởng trong bài vào các nhánh liên kết xung quanh một cách phù hợp

  • Sử dụng màu sắc khác nhau cho mỗi nhánh trong Mind map

Điều quan trọng là thí sinh cần xác định những nội dung trọng tâm và cô đọng, không sử dụng viết quá nhiều chữ trong Mind map. 

Việc xây dựng Mind map khi đọc bài thi IELTS Speaking Sample là hiểu rõ ý tưởng của người viết và cách xây dựng ý tưởng một cách mạch lạc từ đó có thể lựa chọn được những ý tưởng phù hợp cho bản thân cũng như hệ thống hoá câu trả lời mẫu để tiết kiệm thời gian khi cần đọc lại ý tưởng của bài mẫu này. 

Thí sinh có thể bắt đầu việc tạo Mind map từ những bài IELTS Speaking mẫu tại bài viết: IELTS Speaking Part 2: Công thức trả lời và bài mẫu các nhóm chủ đề

Giới thiệu trang website tự tạo Mind map online - Mindmeister

Mindmeister là trang web cung cấp dịch vụ tạo Mind map tuyến, thí sinh có sử dụng với rất nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau. Dưới đây sẽ hướng dẫn cách bước đăng ký và sử dụng Mindmeister để tạo Mind map hệ thống ý tưởng IELTS Speaking Part 2 đơn giản và nhanh chóng.

Bước 1: Truy cập vào https://www.mindmeister.com/

Bước 2: Đăng ký tài khoản Mindmeister

cach-he-thong-y-tuong-ielts-speaking-part-2-voi-mind-map-website

  • Cách 1: Thí sinh có thể đăng nhập Mindmeister bằng tài khoản Google bằng cách nhấn vào nút Continue with Google ở giữa màn hình. 

  • Cách 2: Hoặc thí sinh cũng có thể nhấn nút “Sign Up” ở góc trên bên phải để tiến hành đăng ký tài khoản.

Trang webiste đưa ra các điều khoản khi sử dụng và yêu cầu người dùng nhập các thông tin cần thiết để tiến hành đăng nhập.

Bước 3: Sử dụng Mindmeister

Sau khi đăng ký và đăng nhập thành công, thí sinh sẽ được chuyển đến màn tạo Mind map. 

cach-he-thong-y-tuong-ielts-speaking-part-2-voi-mind-map-tao

Lúc này, một Mind map chưa có nội dung sẽ hiện ra để thí sinh bắt đầu sử dụng. Thí sinh nhập nội dung chính ở ô chính giữa và sử dụng dấu cộng “+” để thêm nhánh.

Ở góc bên phải sẽ có thanh công cụ bao gồm 5 hỗ trợ khác nhau dành cho thí sinh:

  • Actions: Bao gồm các thao tác bổ sung thông tin cho Mind map như liên kết phần này với phần khác (connection), bình luận (comment), ghi chú (note), thêm hình ảnh (media), gắn thêm đường dẫn (attachment), giao cho ai đó (assin)

  • Style: chỉnh sửa kiểu chữ, màu chữ của nội dung trong ô

  • Icons: thêm các biểu tượng tuỳ thích

  • Layout: lựa chọn loại mind map phù hợp với nội dung

  • Themes: lựa chọn các thiết kế và màu sắc cho Mind map

Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản là thí sinh đã có thể tạo một sơ đồ tư duy với Mindmeister, qua đó giúp cho công việc của thí sinh được xử lý dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo các website, công cụ tạo Mind map online khác như:

  • Lucid chart (website) – công cụ vẽ, sửa đổi, chỉnh sửa biểu đồ, sơ đồ trực tuyến: XMind vs Lucidchart | Lucidchart

  • Mindomo (phần mềm) - Được phát triển bởi Expert Software Applications cho phép người dùng lập các loại bản đồ tư duy, khái niệm. Truy cập: https://www.mindomo.com

  • Edraw Mindmap (phần mềm) – sử dụng để tạo Mind map miễn phí, tích hợp các template tích hợp sẵn dành cho người dùng.

Tổng kết

Mind Map được xem là trong những một phương pháp vô cùng hiệu quả để hỗ trợ quá trình tư duy, hệ thống kiến thức của. Nhờ vào sự trực quan sinh động của Mind map cùng hệ thống phân nhánh rõ ràng, thí sinh có thể tối ưu hóa tiềm năng tư duy cũng của bản thân như kích thích khả năng ghi nhớ. Mặc dù, việc hoàn thành một Mind Map hoàn chỉnh tốn nhiều thời gian, tuy nhiên những nội dung đã được hệ thống bởi Mind map đều trở nên gần gũi, thân thiện hơn và mang tính cá nhân vô cùng cao. Vì vậy, thí sinh hãy sử dụng Mind map cho quá trình học IELTS nói chung và việc hệ thống ý tưởng IELTS Speaking Part 2 để tối ưu hoá việc học tiếng Anh hiệu quả. Để thành thạo trong việc sử dụng Mind map cho bài thi IELTS Speaking, thí sinh nên sử dụng một cách thường xuyên và thảo sức thể hiện sự sáng tạo của mình khi xây dựng Mind map để có được hứng thú trong quá trình học tập.

Ngoài ra, Mind map còn là một phương pháp để học tiếng Anh, thí sinh có thể tham khảo tại bài viết: Ứng dụng Mind map vào việc học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Đoàn Thị Huyền Trâm

Để có lộ trình học tập hiệu quả cho kỳ thi IELTS, tham khảo trung tâm luyện thi IELTS ZIM Academy cung cấp lộ trình học phù hợp với trình độ và mục tiêu của từng học viên.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu