Cách viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh & lưu ý (kèm CV mẫu)

Nhân viên kinh doanh là chức vụ quan trọng trong phòng kinh doanh của mỗi công ty, và một chiếc CV chỉn chu là bước tiến đầu tiên trên quá trình chinh phục vị trí này. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng biết cách trình bày CV sao cho chuyên nghiệp nhất. Bài viết dưới đây cung cấp cách viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh, một số CV mẫu và một số lỗi sai mà ứng viên cần tránh trong quá trình viết CV.
Nguyễn Việt Nhân
28/08/2024
cach viet cv nhan vien kinh doanh bang tieng anh luu y kem cv mau

Key takeaways

  1. Bố cục của một CV tiếng Anh cho nhân viên kinh doanh gồm những mục như: personal information, career goal, education, working experiences, certifications & awards, hobbies, references.

  2. Cách viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh:

  • Thông tin cá nhân - personal information

    • Họ và tên: họ và tên cần viết không dấu

    • Ngày tháng năm sinh: ghi chính xác theo chứng minh nhân dân.

    • Email: sử dụng email có tên chuyên nghiệp

    • Ảnh cá nhân: nhìn được khuôn mặt trực diện, không chỉnh sửa quá nhiều hay có những hiệu ứng khác.

  • Mục tiêu nghề nghiệp - career goal: viết ngắn gọn trong khoảng 2 đến 3 câu văn thể hiện tính cách nổi bật và giá trị của bản thân.

  • Kinh nghiệm làm việc - working experiences: ghi hoạt động câu lạc bộ, công việc part-time, full-time có liên quan.

  • Trình độ học vấn - education: ghi chính xác đại học, chuyên ngành theo học, kèm theo chứng chỉ tốt nghiệp.

  • Chứng chỉ và giải thưởng - certifications and awards: liệt kê những giải thưởng cuộc thi, học bổng học tập, những chứng chỉ nghề nghiệp đạt được.

  • Kỹ năng nghề nghiệp - working skills: liệt kê các kỹ năng nổi bật liên quan tới vị trí đang ứng tuyển.

  1. Một số mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp cho nhân viên kinh doanh.

  2. Những lưu ý khi viết CV tiếng Anh của nhân viên kinh doanh: trung thực trong quá trình viết, lựa chọn cỡ chữ và font chữ phù hợp, kiểm tra lại CV sau khi viết.

Bố cục của một CV bằng tiếng Anh cho nhân viên kinh doanh

CV tiếng Anh của nhân viên kinh doanh cần có đầy đủ những mục cần thiết, trình bày khách quan, dễ hiểu. Thông qua đó, nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của ứng viên cũng như đánh giá mức độ phù hộ của ứng viên đối với vị trí này.

Nội dung của một chiếc CV tiếng Anh hoàn chỉnh gồm những mục sau đây:

  • Personal information (thông tin cá nhân): gồm những thông tin cơ bản nhất của ứng viên như họ và tên, sinh nhật, số điện thoại, email cá nhân. Ứng viên có thể thêm tài khoản LinkedIn để tạo sự chuyên nghiệp cho bản thân.

  • Career Goal: là một đoạn văn ngắn gọn thể hiện mục tiêu khi trở thành nhân viên kinh doanh.

  • Education: Ghi bằng đại học, bằng thạc sĩ và tiến sĩ (nếu có) kèm theo chuyên ngành theo học của ứng viên.

  • Working experiences: những kinh nghiệm liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Với vị trí là nhân viên kinh doanh, ứng viên nên ưu tiên liệt kê những công việc từng làm liên quan đến mảng sales, chăm sóc khách hàng, …

  • Certifications and awards: chứng chỉ nghề nghiệp, giải thưởng cuộc thi, thành tựu trong công việc mà ứng viên đạt được.

Ngoài ra ứng viên cũng có thể thêm các mục khác như: Hobbies (sở thích cá nhân) References (người giới thiệu.)

Cách viết CV tiếng Anh cho nhân viên kinh doanh

Thông tin cá nhân – Personal information

Thông tin cá nhân là phần mở đầu, cũng như là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng về ứng viên. Thông tin cá nhân nên bao gồm những thông tin như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, thông tin liên lạc (số điện thoại, email), ảnh chân dung. Ứng viên cũng có thể đính kèm hồ sơ mạng LinkedIn để CV chuyên nghiệp hơn.

Một số lưu ý khi trình bày thông tin cá nhân:

  • Họ và tên: Vì ứng viên đang viết CV bằng tiếng Anh nên học và tên cần viết không có dấu, ví dụ: Nguyen Quang Minh.

  • Ngày tháng năm sinh ghi chính xác theo căn cước công dân của ứng viên.

  • Email: ứng viên nên sử dụng email có tên thể hiện sự chuyên nghiệp, tránh những email thể hiện sự thiếu nghiêm túc như: meocon12345@gmail.com. Một ví dụ về cách đặt tên email chuyên nghiệp: minhnguyen.forwork@gmail.com.

  • Ảnh chân dung cá nhân: nhìn được khuôn mặt trực diện ứng viên, quần áo chỉnh tề, nghiêm túc.

Mục tiêu nghề nghiệp – Career Goal

Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng. Với vị trí nhân viên kinh doanh, ứng viên nên đề cập đến những tính cách nổi bật như:

  • Customer-oriented (hướng đến khách hàng)

  • Ambitous (tham vọng)

Mục tiêu nghề nghiệp nên viết ngắn gọn từ 2 đến 3 câu. Dưới đây là ví dụ để ứng viên tham khảo:

“Ambitious sales professional aiming to drive revenue growth and build strong customer relationships. Seeking to advance to a Sales Manager role within five years, leading a high-performing team and enhancing market presence.”

(Là chuyên gia bán hàng khát khao muốn thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và xây dựng mối quan hệ khách hàng thân thiết. Mong muốn thăng tiến lên vị trí Quản lý kinh doanh trong vòng 5 năm, lãnh đạo một nhóm có hiệu suất cao và tăng cường sự hiện diện trên thị trường.)

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh | Bài mẫu tham khảo

Kinh nghiệm làm việc – Working Experiences

Ứng viên nên liệt kê những công việc có liên quan đến vị trí nhân viên kinh doanh. Các công việc đó có thể là chăm sóc khách hàng, tư vấn viên, môi giới.

Trình độ học vấn – Education

Trong mục này, ứng viên cần ghi chính xác thông tin trên bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ (nếu có). Đây được xem là phần thông tin rất quan trọng vì bởi nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về trình độ chuyên môn, những câu hỏi thực tế để các áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Ứng viên có thể tham khảo mẫu sau:

2016 - 2020: National Economics University (Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

Major: Bachelor in Business Administration (Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh)

GPA (Grade Point Average): 3.6/4.0

Chứng chỉ và giải thưởng – Certifications and awards

Trong mục này, ứng viên liệt kê những giải thưởng cuộc thi về kinh doanh, học bổng xuất sắc học tập của trường, giải thưởng và vinh danh từ những công việc trước như trưởng phòng kinh doanh, best salesperson of month/ year (nhân viên kinh doanh tốt nhất tháng/ năm). Chúng đều làm nổi bật kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên nhằm tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

Kỹ năng nghề nghiệp – Working Skills

Ở mục này, ứng viên hãy liệt kê các kỹ năng nổi bật liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Với nhân viên kinh doanh, những kĩ năng đó có thể là:

  • Communication Skills (kỹ năng giao tiếp)

  • Persuasive Skills (kỹ năng thuyết phục)

  • Problem Solving Skills (kỹ năng giải quyết vấn đề)

  • Networking Skills (kỹ năng tạo mạng lưới quan hệ)

  • Time-management skills (kỹ năng quản lý thời gian)

  • Sales B2C and sales B2B (bán hàng doanh nghiệp cho khách hàng và bán hàng doanh nghiệp cho doanh nghiệp)

Xem thêm: Cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh & Lỗi sai cần tránh

Gợi ý một số mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp dành cho nhân viên kinh doanh

cv nhân viên kinh doanh bằng tiếng anh(mẫu 1)
một số mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp dành cho nhân viên kinh doanh(mẫu 2)

mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp dành cho nhân viên kinh doanh(mẫu 3)

Những lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh

Trung thực trong quá trình viết

Nhà tuyển dụng rất coi trọng sự trung thực của ứng viên. Nếu nhà tuyển dụng phát hiện bất kỳ sự khác biệt nào giữa câu trả lời và thông tin trong CV của ứng viên trong quá trình phỏng vấn sẽ làm tổn hại đến uy tín cá nhân và cơ hội trúng tuyển vào công ty. Vì vậy, ứng viên không nên làm giả thông tin trong CV xin việc của mình.

Lựa chọn cỡ chữ và font chữ phù hợp

CV của nhân viên kinh doanh cần thể hiện được sự chuyên nghiệp và chỉnh chu của ứng viên. Ứng viên nên chọn Font và cỡ chữ phù hợp. Về font chữ, hãy chọn những font chữ phổ biến, không có những nét uốn lượn. Một số font chữ mà ứng viên nên dùng bao gồm: Calibri, Times New Roman, Helvetica, … Cỡ chữ nên để ở cỡ dễ đọc (12-14).

Kiểm tra lại CV sau khi viết

Nhiều ứng viên không có thói quen kiểm tra lại CV sau khi viết. Việc kiểm tra giúp ứng viên loại bỏ các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt không mong muốn, giúp tăng tính chuyên nghiệp của CV.

Xem thêm:

Tổng kết

Qua bài viết trên, người đọc đã học được cách viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, để cải thiện cũng như sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc một cách hiệu quả, người đọc có thể tham khảo thêm khoá học Advanced Level | English for communication at work của Anh Ngữ ZIM.


Nguồn ảnh tham khảo

Tham vấn chuyên môn
authorTrần Hoàng Thắng
Giáo viên
Học là hành trình tích lũy kiến thức lâu dài và bền bỉ. Điều quan trọng là tìm thấy động lực và niềm vui từ việc học. Phương pháp giảng dạy tâm đắc: Lấy người học làm trung tâm, đi từ nhận diện vấn đề đến định hướng người học tìm hiểu và tự giải quyết vấn đề.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu