Cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh & Lỗi sai cần tránh
Cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh là một bước quan trọng trong quá trình viết CV vì kỹ năng là yếu tố nhà tuyển dụng hiểu rõ kiến thức, năng lực để đánh giá ứng viên đúng đắn nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết kỹ năng trong CV sao cho hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh chi tiết, cung cấp một số bài mẫu cũng như những lưu ý mà sinh viên và người đi làm cần tuân thủ.
Key takeaways |
---|
|
Phần kỹ năng trong CV tiếng Anh quan trọng như thế nào?
Phần kỹ năng trong CV tiếng Anh rất quan trọng vì nó làm nổi bật những khả năng của ứng viên có liên quan trực tiếp đến công việc họ đang ứng tuyển. Phần này cung cấp bản tóm tắt ngắn gọn về chuyên môn của ứng viên, cho phép nhà tuyển dụng nhanh chóng đánh giá liệu ứng viên có đủ năng lực cần thiết hay không. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian sàng lọc CV cho người quản lý tuyển dụng, những người thường sàng lọc nhiều hồ sơ ứng tuyển cũng như những người ứng tuyển. Đây cũng là yếu tố giúp ứng viên có cơ hội toả sáng ở những vòng tiếp theo trong quá trình tuyển dụng.
Từ vựng về kỹ năng trong tiếng Anh
Các kỹ năng mềm
Theo từ điển Cambridge, kỹ năng mềm - soft skill (phiên âm: /ˈsɒft ˌskɪl/), là kỹ năng không phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn cần thiết cho một công việc cụ thể mà là kỹ năng làm việc với đội nhóm, giao tiếp,… Dưới đây là danh sách các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc:
Từ vựng | Từ loại | Phiên âm | Ý nghĩa |
---|---|---|---|
Problem-solving skills | np | /ˈprɒbləm-ˈsɒlvɪŋ skɪlz/ | kỹ năng giải quyết vấn đề |
Creativity skills | np | /ˌkriː.eɪˈtɪv.ə.ti skɪlz/ | kỹ năng sáng tạo |
Interpersonal communication skills | np | /ˌɪntəˈpɜːsənəl kəˌmjuːnɪˈkeɪʃən skɪlz/ | kỹ năng giao tiếp giữa người với người |
Critical thinking skills | np | /ˌkrɪt.ɪ.kəl ˈθɪŋ.kɪŋ skɪlz/ | kỹ năng tư duy phản biện |
Adaptability skills | np | /əˌdæp.təˈbɪl.ə.ti skɪlz/ | kỹ năng thích ứng |
Time management skills | np | /ˈtaɪm ˌmæn.ɪdʒ.mənt skɪlz/ | kỹ năng quản lý thời gian |
Teamwork skills | np | /ˈtiːm.wɜːk skɪlz/ | kỹ năng làm việc nhóm |
Leadership skills | np | /ˈliː.də.ʃɪp skɪlz/ | kỹ năng lãnh đạo |
Flexibility skills | np | /ˌflek.səˈbɪl.ə.ti skɪlz/ | linh hoạt |
Conflict resolution skills | np | /ˈkɒnflɪkt ˌrɛzəˈluːʃən. skɪlz/ | kỹ năng giải quyết xung đột |
Public speaking skills | np | /ˈpʌblɪk ˈspiːkɪŋ skɪlz/ | kỹ năng nói trước đám đông |
Các kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng là những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một công việc. Chúng là những khả năng được học thông qua giáo dục và kinh nghiệm làm việc. Kỹ năng cứng rất quan trọng đối với CV của ứng viên vì các nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng chuyên môn phù hợp với công việc.
Từ vựng | Từ loại | Phiên âm | Ý nghĩa |
---|---|---|---|
Analytical skills | np | /ˌænəˈlɪtɪkəl skɪlz/ | Kỹ năng phân tích (bao gồm kỹ năng tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu, trực quan hoá dữ liệu, …) |
Sales skills | np | /seɪlz skɪlz/ | Kỹ năng bán hàng |
Marketing skills | np. | /ˈmɑːkɪtɪŋ skɪlz/ | Kỹ năng marketing (viết SEO, copywriting, sử dụng mạng xã hội) |
Project management skills | np | /ˈprɒʤɛkt ˈmænɪʤmənt skɪlz/ | Kỹ năng quản trị dự án (lên kế hoạch, phân tích kinh doanh, thiết lập mục tiêu, …) |
Technological skills | np | /ˌtɛknəˈlɒʤɪkᵊl skɪlz. | Kỹ năng công nghệ (sử dụng máy móc, lập trình, ứng dụng công nghệ blockchain, …) |
Language skills | np | /ˈlæŋɡwɪʤ skɪlz/ | Kỹ năng ngôn ngữ (khả năng sử dụng ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, …) |
Design skills | np | /dɪˈzaɪn skɪlz/ | Kỹ năng thiết kế (sử dụng các công cụ thiết kế như Canva, Adobe Illustrator, …) |
Tham khảo thêm: Từ vựng về kỹ năng trong tiếng Anh.
Những lưu ý khi viết kỹ năng trong CV tiếng Anh
Trung thực trong quá trình viết
Sự trung thực là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng cân nhắc có tuyển ứng viên không. Nếu nhà tuyển dụng phát hiện bất kỳ sự khác biệt nào giữa câu trả lời và CV của ứng viên trong quá trình phỏng vấn sẽ làm tổn hại đến uy tín và cơ hội trúng tuyển vào công ty vì ứng viên không đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng có thể so sánh với thông tin mà họ tìm được với thông tin mà ứng viên cung cấp để đối chiếu. Vì vậy, chúng ta không nên viết những kỹ năng không có trong CV.
Trình bày ngắn gọn
Nhà tuyển dụng chỉ có thời gian ngắn lướt qua CV để lọc ứng viên phù hợp, do đó, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua những CV quá dài và quá nhiều nội dung. Ứng viên cần đảm bảo rằng CV của mình, đặc biệt là phần trình bày kỹ năng được viết ngắn gọn, sắp xếp hợp lý, tránh viết dài dòng, từ đó tăng khả năng được chọn vào vòng kế tiếp.
Lựa chọn cỡ chữ và font chữ phù hợp
Font và cỡ chữ cũng góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp của ứng viên. Ứng viên nên chọn cỡ chữ để nhà tuyển dụng dễ đọc (cỡ từ 12 -14). Về font chữ, hãy chọn những font chữ phổ biến, không có những nét uốn lượn hay khó đọc. Một số font chữ mà ứng viên nên dùng bao gồm: Calibri, Times New Roman, Helvetica,…
Sử dụng đúng kỹ năng cần thiết
Nhà tuyển dụng thường sàng lọc nhiều CV một cách nhanh chóng, và nhiều công ty sử dụng hệ thống theo dõi người nộp đơn (ATS - Application Tracking System) để lọc CV. Bằng cách liệt kê các kỹ năng liên quan, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xác định mức độ phù hợp của ứng viên với công việc, tăng khả năng CV của ứng viên được lọt vào shortlist (danh sách sơ tuyển). Hơn nữa, khi liệt kê đúng những kỹ năng cần thiết, điều này cho thấy ứng viên đã tìm hiểu kỹ công việc, từ đó gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kiểm tra lại CV sau khi viết
Kiểm tra lại CV giúp ứng viên loại bỏ các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp không mong muốn, đồng thời chỉnh sửa lại cách diễn đạt, định dạng làm cho phần kỹ năng trở nên rõ ràng và dễ đọc, giúp tăng tính chuyên nghiệp của CV. Nội dung khi được tổ chức tốt và ngắn gọn giúp tạo ấn tượng tích cực với người quản lý tuyển dụng.
Đọc thêm: Cách viết sở thích trong CV tiếng Anh chuyên nghiệp.
Một số ví dụ về cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh
Với ngành marketing, ứng viên có thể liệt kê những kỹ năng như:
Social Media Marketing
Copywriting
Blogging
Video Production (sản xuất video)
Advertising (quảng cáo)
Graphic Design (thiết kế đồ hoạ)
Brand management (quản trị thương hiệu)
Brand Positioning (định vị thương hiệu)
Analytical skills (kỹ năng phân tích)
Với công việc phân tích dữ liệu (data analyst), ứng viên có thể liệt kê những kỹ năng như:
Technical skills (kỹ năng sử dụng các công cụ như Python, R, Power BI, SQL,…)
Data cleaning (làm sạch dữ liệu)
Data Mining (khai phá dữ liệu)
Statistical Analysis (phân tích thống kê)
Machine learning (kỹ năng học máy)
Tổng kết
Qua bài viết trên, người đọc đã học được cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh, cũng như hiểu và tránh những lỗi sai cơ bản mà sinh viên và người đi làm hay mắc phải để viết ra chiếc CV xin việc chỉn chu nhất. Bên cạnh đó, để cải thiện cũng như sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc một cách hiệu quả, người đọc có thể tham khảo khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm của Anh Ngữ ZIM.
Đọc thêm:
Bình luận - Hỏi đáp