Cách xác định quan điểm tác giả để làm dạng Yes/ No/ Not given

Bài viết hướng dẫn cách xác định thái độ/ quan điểm của tác giả để áp dụng làm dạng Yes/ No/ Not Given trong bài đọc IELTS Reading.
cach xac dinh quan diem tac gia de lam dang yes no not given

Bài viết hướng dẫn cách xác định thái độ/ quan điểm của tác giả để áp dụng làm dạng Yes/ No/ Not Given trong bài đọc IELTS Reading.

Tính cần thiết và cách đọc hiểu quan điểm và thái độ đề cập trong bài đọc  

Dạng bài đọc IELTS Reading thể hiện quan điểm/ thái độ của tác giả

Trong IELTS Reading, có những bài đọc thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó. Những bài đọc này được phân loại là các bài đọc mang tính chất phân tích (analytical passage). Cách nhận biết dạng bài đọc này bao gồm:

  1. Về hình thức: trong bài đọc có các động từ để nêu quan điểm: claim, argue, opine, state, say, note, comment, mention; hoặc các cụm từ giới thiệu quan điểm: according to this author, to me, as for me;

  2. Về nội dung: bài đọc thể hiện quan điểm của một cá nhân duy nhất và người tác giả này đưa ra các luận cứ, luận chứng để chứng minh cho một luận điểm của mình liên quan đến một chủ đề cụ thể.

Dạng câu hỏi Yes/ No/ Not given được xây dựng dựa trên các dạng bài đọc này bởi nội dung câu hỏi xoay quanh các luồng ý kiến được đề cập trong bài đọc.  

Các bước xác định quan điểm/ thái độ của tác giả

xac-dinh-quan-diem-tac-giaCác bước tiến hành đọc hiểu quan điểm/ thái độ của tác giả

Nhìn chung, các bài đọc IELTS Reading sẽ thể hiện hoặc một trong hai luồng quan điểm và thái độ chính đối với một vấn đề: 

  1. Đồng tình: thể hiện thái độ tích cực, sự ủng hộ. 

  2. Bất đồng: thể hiện thái độ tiêu cực, sự phản đối.  

Người học cần đọc hiểu và xác định các danh từ/ động từ/ tính từ thể hiện một trong hai luồng quan điểm này. Từ đó, dự đoán được phương hướng phát triển các luận điểm của tác giả. 

  1. Nếu bài đọc thể hiện sự đồng tình và thái độ ủng hộ, các đoạn văn phía sau sẽ giới thiệu các tác động tích cực, hay mang tính ca ngợi.  

  2. Nếu bài đọc thể hiện sự bất đồng và thái độ phản đối, các đoạn văn phía sau sẽ giới thiệu các tác động tiêu cực, hay mang tính chỉ trích.  

Quan điểm và thái độ của người viết thường được đề cập ở phần đầu của bài đọc. Do đó, thí sinh cần lưu ý đọc kỹ nội dung tương ứng với vị trí này.

Đọc tiêu đề và đoạn đầu tiên của bài đọc

Trích từ IELTS Cambridge 1, Test 1, Reading Passage 2.

ZOO CONSERVATIVE PROGRAMMES 

One of London Zoo’s recent advertisements caused me some irritation, so patently did it distort reality. Headlined “Without zoos you might as well tell these animals to get stuffed”, it was bordered with illustrations of several endangered species and went on to extol the myth that without zoos like London Zoo these animals “will almost certainly disappear forever”. With the zoo world’s rather mediocrerecord on conservation, one might be forgiven for being slightly sceptical about such an advertisement.

CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN TRONG SỞ THÚ

Một trong những quảng cáo gần đây của Sở thú London đã khiến tôi phát cáu và một cách hiển nhiên là nó cũng đã xuyên tạc sự thật. Tiêu đề “Không có sở thú, bạn sẽ không thể nói là những con thú này có phải là nhồi bông hay không” được đặt cạnh ảnh minh hoạ vài loài động vật đang bị đe dọa và quảng cáo đó chuyển qua tán dương một thần thoại rằng việc không có những sở thú như Sở Thú London thì những động vật đó “sẽ gần như biến mất mãi mãi”. Với những ghi chép khá hời hợtcủa sở thú trên thế giới về bảo tồn, một người có thể được tha thứ cho việc chỉ hơi nghi ngờ về những quảng cáo như vậy. 

  1. Tiêu đề bài viết nêu lên chủ đề trọng tâm là vấn đề bảo tồn động vật trong sở thú.

  2. Đoạn văn đầu tiên của bài đọc cho thấy đây là bài đọc mang tính chất phân tích khi mà người viết thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề bảo tồn động vật trong sở thú. Thái độ và quan điểm của người tác giả là không đồng tình và thể hiện sự chỉ trích (dùng các từ mang tính chất lên án: irritation / distort reality / mediocre). Dự đoán rằng phần sau của bài viết sẽ nêu ra các phân tích, lập luận nhằm lên án các chương trình bảo tồn động vật trong sở thú.  

Đọc lướt các đoạn còn lại trong bài đọc

Các đoạn tiếp theo trong bài đọc này có nội dung như sau:

Zoos were originally created as places of entertainment, and their suggested involvement with conservation didn’t seriously arise until about 30 years ago, when the Zoological Society of London held the first formal international meeting on the subject. Eight years later, a series of world conferences took place, entitled “The Breeding of Endangered Species”, and from this point onwards conservation became the zoo community’s buzzword. This commitment has now been clearly defined in The World Zoo Conservation Strategy (WZCS, September 1993), which although an important and welcome document does seem to be based on an unrealistic optimismabout the nature of the zoo industry.

Tạm dịch là:

Sở thú ban đầu được tạo ra như là nơi cho giải trí và sự liên quan đến việc bảo tồn không nghiêm túc xuất hiện cho đến tận 30 năm trước khi mà Hiệp Hội Sở Thú London tổ chức một cuộc họp chính thức quy mô quốc tế về chủ đề này. Tám năm sau, một chuỗi các hội nghị thế giới diễn ra với tiêu đề “Gây Giống các loài bị đe dọa” và từ thời điểm này trở đi bảo tồn trở thành từ khoá của cộng đồng sở thú. Cam kết này bây giờ đã được định hình rõ trong Chiến lược bảo tồn sở thú thế giới (The World Zoo Conservation Strategy – WZCS, tháng 9/1993), mà mặc dù một văn kiện quan trọng và được hoan nghênh dường như dựa trên sự lạc quan không tưởng về bản chất của ngành công nghiệp sở thú

The WZCS estimates that there are about 10,000 zoos in the world, of which around 1,000 represent a core of quality collections capable of participating in coordinated conservation programmes. This is probably the document’s first failing, as I believe that 10,000 is a serious underestimate of the total number of places masquerading as zoological establishments. Of course, it is difficult to get accurate data but, to put the issue into perspective, I have found that, in a year of working in Eastern Europe, I discover fresh zoos on almost a weekly basis.

WZCS ước tính có khoảng 10,000 sở thú trên thế giới, mà trong đó khoảng 1,000 đại diện có một bộ sưu tập chất lượng cốt lõi có khả năng tham gia vào các chương trình bảo tồn phối hợp. Đây có lẽ là thất bại đầu tiên của tài liệu, vì tôi tin rằng 10,000 là một sự đánh giá thấp nghiêm trọng tổng số những nơi giả danhlà cơ sở động vật học. Tất nhiên, rất khó có được dữ liệu chính xác, nhưng đặt vấn đề này vào bối cảnh chính xác, tôi đã nhận ra rằng trong một năm làm việc ở Đông Âu, cứ mỗi tuần là tôi khám phá ra các vườn thú mới. 

The second flaw in the reasoning of the WZCS document is the naive faith it places in its 1,000 core zoos. One would assume that the calibre of these institutions would have been carefully examined, but it appears that the criterion for inclusion on this select list might merely be that the zoo is a member of a zoo federation or association. This might be a good starting point, working on the premise that members must meet certain standards, but again the facts don’t support the theory. The greatly respected American Association of Zoological Parks and Aquariums (AAZPA) has had extremely dubious members, and in the UK the Federation of Zoological Gardens of Great Britain and Ireland has occasionally had members that have been roundly censured in the national press. These include Robin Hill Adventure Park on the Isle of Wight, which many considered the most notorious collection of animals in the country. This establishment, which for years was protected by the Isle’s local council (which viewed it as a tourist amenity), was finally closed down following a damning report by a veterinary inspector appointed under the terms of the Zoo Licensing Act 1981. As it was always a collection of dubious repute, one is obliged to reflect upon the standards that the Zoo Federation sets when granting membership. The situation is even worse in developing countries where little money is available for redevelopment and it is hard to see a way of incorporating collections into the overall scheme of the WZCS.

Thiếu sót thứ haitrong lập luận của tài liệu WZCS là niềm tin ngây thơ đặt vào 1,000 sở thú trọng điểm. Một người sẽ cho rằng tầm cỡ của những cơ sở này cần phải được kiểm duyệt một cách cẩn thận, nhưng có vẻ tiêu chí để vào danh sách tuyển chọn này có thể đơn giản chỉ là sở thú là một thành viên của một liên hiệp hoặc hiệp hội sở thú. Đây có thể là một điểm khởi đầu tốt dựa trên tiền đề là các thành viên phải thoả được một số tiêu chuẩn nhất định, nhưng một lần nữa sự thật lại không ủng hộ giả thuyết này. Hiệp hội các vườn thú và Thủy sinh cung Hoa Kỳ (AAZPA) có rất nhiều thành viên đáng ngờ, và tại Anh, Liên hiệp các sở thú Anh và Ireland đã từng có những thành viên đã bị tố cáo một cách mạnh mẽ trên truyền thông quốc gia. Các thành viên này bao gồm Công viên hoang dã Robin Hill trên quần đảo Wight, nơi được xem là có bộ sưu tập động vật khét tiếng nhất trong nước.Cơ sở này, mà trong nhiều năm được bảo vệ bởi hội đồng địa phương của đảo (xem nó như một tiện nghi phục vụ du lịch), cuối cùng đã bị đóng cửa do một báo cáo kết tội của thanh tra thú y căn cứ trên các quy định của Đạo luật cấp phép sở thú năm 1981. Vì nó luôn là một bộ sưu tập có danh tiếng không minh bạch, người ta bắt buộc phải phản ánh các tiêu chuẩn mà Liên hiệp các sở thú đặt ra khi cấp tư cách thành viên. Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn ở các quốc gia đang phát triển nơi mà ít tiền dành cho tái phát triển và rất khó để thấy các nỗ lực hợp tác chung theo như chương trình chung của WZCS.

Các đoạn văn tiếp theo trình bày sự phân tích của tác giả hướng đến chỉ trích các chương trình bảo tồn động vật trong sở thú. Tác giả nêu các khiếm khuyết bằng những danh từ/ động từ/ tính từ hướng đến các sự tiêu cực như: an unrealistic optimism (sự lạc quan không tưởng), first falling (thất bại đầu tiên), the second flaw (thiếu sót thú hai), masquerading (giả danh), a serious underestimate (sự đánh giá thấp nghiêm trong). 

Nhìn chung, toàn bộ bài đọc thể hiện sự phân tích của tác giả nhằm chứng minh cho quan điểm và thái độ lên án hoặc chỉ trích các chương trình bảo tồn động vật trong sở thú. 

Tìm hiểu thêm: Cách làm dạng bài Yes/No/Not Given trong IELTS Reading

Xác định quan điểm tác giả để làm dạng câu hỏi Yes/ No/ Not Given 

Dạng câu hỏi Yes/ No/ Not Given xoay quanh việc đối chiếu quan điểm được nêu trong câu hỏi có trùng khớp hay bất đồng hay không được đề cập so với quan điểm được nêu trong bài đọc. Những trọng điểm mà người học cần làm khi xử lý một câu hỏi Yes/ No/ Not Given là:

  1. Xác định đối tượng cụ thể nào đang được đề cập trong câu hỏi nhằm khoanh vùng vị trí thông tin trong bài đọc.

  2. Xác định thái độ hay quan điểm về đối tượng đó mà được nêu trong câu hỏi đó.

  3. Đối chiếu với quan điểm và thái độ của người tác giả mà thể hiện trong bài đọc. Nếu thái độ và quan điểm của câu hỏi đối lập với bài đọc, đáp án có khả năng là No hoặc là Not Given

  4. Nếu thái độ và quan điểm của câu hỏi trùng khớp với bài đọc, đáp án chưa hoàn toàn là Yes, cần phải đọc kỹ và đối chiếu tiếp với bài đọc. 

Ví dụ, sau đây là danh sách các câu hỏi dạng Yes/ No/ Not Given của bài đọc trên:

Câu hỏi 1. London Zoo’s advertisements aredishonest.

Các quảng cáo của sở thú London là không trung thực.

  1. Đối tượng của câu hỏi: các quảng cáo của Sở Thú London. Vị trí khoanh vùng: đoạn đầu tiên của bài đọc.

  2. Thái độ trong câu hỏi: mang tính chất chỉ trích khi dùng tính từ ‘dishonest’ vốn mang tính tiêu cực để mô tả các quảng cáo của sở thú London. Thái độ này trùng khớp với thái độ của tác giả thể hiện trong toàn bộ bài viết.   

Đối chiếu với quan điểm của tác giả về các quảng cáo của sở thú London thể hiện trong bài đọc:

One of London Zoo’s recent advertisements caused me some irritation, so patently did it distort reality.

Một trong những quảng cáo gần đây của Sở thú London đã khiến tôi phát cáu và một cách hiển nhiên là nó cũng đã xuyên tạc sự thật.

Tác giả thể hiện quan điểm là các quảng cáo này xuyên tạc sự thật, tức là phản ánh sự thật không chính xác. Thái độ của người tác giả là chỉ trích và lên án. 

Các cụm từ mang nghĩa tương đương nhau trong trường hợp này là ‘dishonest ‘ và ‘distort reality’ 

→ ĐÁP ÁN: ‘YES’

Câu hỏi 2. Zoosmade an insignificant contribution to conservation up until 30 years ago.

Các sở thú đã thực hiện một đóng góp không đáng kể vào bảo tồn vào tận 30 năm trước.

  1. Đối tượng của câu hỏi: các sở thú của thời điểm 30 năm trước. Vị trí khoanh vùng: đoạn thứ hai, phần đề cập sự kiện hội nghị quốc tế về bảo tồn 30 năm trước.

  2. Thái độ trong câu hỏi: nhấn mạnh vào việc 30 trước các sở thú không đóng góp đáng kể vào vào việc bảo tồn, có phần chỉ trích. Thái độ này tuy có phần trùng khớp với thái độ của tác giả nhưng cần đối chiếu kiểm tra với nội dung trên bài đọc. 

Đối chiếu với quan điểm của tác giả về đóng góp đáng kể cho việc bảo tồn của các sở thú thể hiện trong bài đọc:

Zoos were originally created as places of entertainment, and their suggested involvement with conservation didn’t seriously arise until about 30 years ago, when the Zoological Society of London held the first formal international meeting on the subject.

Sở thú ban đầu được tạo ra như là nơi cho giải trí và sự liên quan đến việc bảo tồn không nghiêm túc xuất hiệncho đến tận30 năm trước khi mà Hiệp Hội Sở Thú London tổ chức một cuộc họp chính thức quy mô quốc tế về chủ đề này. 

Tác giả thể hiện quan điểm là 30 năm trước đây, các sở thú mới bắt đầu chuyển hướng sang việc nghiêm túc bảo tồn bằng động thái tổ chức một cuộc họp chính thức tầm quốc tế. Thái độ của người tác giả khi nói đến cuộc họp này là tích cực khi dùng từ ‘seriously’

Các cụm từ mang nghĩa đối lập nhau trong trường hợp này là ‘insignificant‘ và ‘seriously’ 

→ ĐÁP ÁN: ‘NO’

Câu hỏi 3. The WZCS document is not known in Eastern Europe. 

Các tài liệu WZCS không được biết đến ở Đông Âu.

  1. Đối tượng của câu hỏi: tài liệu WZCS đối với khu vực Đông Âu. Vị trí khoanh vùng: đoạn thứ ba, phần đề cập đến Đông Âu. 

  2. Thái độ trong câu hỏi: không thể hiện thái độ rõ nhưng đề cập rằng tài liệu WZCS là không phổ biến hay được biết đến rộng rãi ở khu vực nêu trên.

Đối chiếu với quan điểm của tác giả về khu vực Đông Âu thể hiện trong bài đọc:

I have found that, in a year of working in Eastern Europe, I discover fresh zoos on almost a weekly basis.

Tôi đã nhận ra rằng trong một năm làm việc ở Đông Âu, cứ mỗi tuần là tôi khám phá ra các vườn thú mới. 

Người tác giả đề cập đến Đông Âu vì ý muốn nói đến thời gian và địa điểm người này làm việc trong một năm. Bài viết không đề cập đến mối quan hệ giữa khu vực Đông Âu và tài liệu WZCS.

→ ĐÁP ÁN: ‘NOT GIVEN’

Câu hỏi 4. Zoos in the WZCS select list were carefully inspected.

Các sở thú trong danh sách tuyển chọn của WZCS đã được điều tra cẩn thận.

  1. Đối tượng của câu hỏi: các sở thú trong danh sách tuyển chọn của WZCS. Vị trí khoanh vùng: đoạn thứ tư, phần đề cập đến 1,000 sở thú trọng điểm. 

  2. Thái độ trong câu hỏi: mang tính chất tích cực khi nói rằng các sở thú trong danh sách tuyển chọn WZCS được điều tra kỹ lưỡng. Điều này tương phản với thái độ của người tác giả khi nói đến danh sách sở thú tuyển chọn của WZCS. 

Đối chiếu với quan điểm của tác giả về các sở thú trong danh sách tuyển chọn của WZCS thể hiện trong bài đọc:

The second flaw in the reasoning of the WZCS document is the naive faith it places in its 1,000 core zoos. One would assume that the calibre of these institutions would have been carefully examined,butit appears that the criterion for inclusion on this select list might merely be that the zoo is a member of a zoo federation or association.

Thiếu sót thứ hai trong lập luận của tài liệu WZCS là niềm tin ngây thơ đặt vào 1,000 sở thú trọng điểm. Một người sẽ cho rằng tầm cỡ của những cơ sở này cần phải được kiểm duyệt một cách cẩn thận, nhưng có vẻ tiêu chí để vào danh sách tuyển chọn này có thể đơn giản chỉ là sở thú là một thành viên của một liên hiệp hoặc hiệp hội sở thú. 

Tác giả thể hiện quan điểm là các tiêu chí tuyển chọn sở thú vào danh sách chọn lọc khá lỏng lẻo và đơn giản chỉ là sở thú đó là thành viên của một hiệp hội nào đó, trái với sự phỏng đoán thông thường là các sở thú thường được xem xét kỹ lưỡng. Cần chú ý từ ‘but’ (nhưng) vì từ này nhấn mạnh sự tương phản giữa hai ý ở hai mệnh đề. Ý ở mệnh đề thứ hai mới chính là quan điểm của tác giả khi đang thể hiện thái độ lên án danh sách tuyển chọn của WZCS. 

→ ĐÁP ÁN: ‘NO’

Câu hỏi 5. No-one knew how the animals were being treated at Robin Hill Adventure Park.

Không ai biết những động vật đã được đối xử như thế nào trong Công viên Hoang dã Robin Hill. 

  1. Đối tượng của câu hỏi: sự đối xử với động vật tại công viên hoang dã Robin Hill. Vị trí khoanh vùng: cuối đoạn thứ tư, phần đề cập đến địadanhnày.

  2. Thái độ trong câu hỏi: không thể hiện thái độ rõ nhưng đề cập ý là không ai biết về cách động vật được đối xử ở địa danh trên. 

Đối chiếu với quan điểm của tác giả vềcách những động vật đã được đối xử trong công viên hoang dã Robin Hill thể hiện trong bài đọc:

These include Robin Hill Adventure Park on the Isle of Wight, which many considered the most notorious collection of animals in the country. This establishment, which for years was protected by the Isle’s local council (which viewed it as a tourist amenity), was finally closed down following a damning report by a veterinary inspector appointed under the terms of the Zoo Licensing Act 1981

Các thành viên này bao gồm Công viên hoang dã Robin Hilltrên quần đảo Wight, nơi được xem là có bộ sưu tập động vật khét tiếng nhất trong nước.Cơ sở này, mà trong nhiều năm được bảo vệ bởi hội đồng địa phương của đảo (xem nó như một tiện nghi phục vụ du lịch), cuối cùng đã bị đóng cửa do một cáo trạng của thanh tra thú y căn cứ trên các quy định của Đạo luật cấp phép sở thú năm 1981

Tác giả phân tích rằng công viên hoang dã Robin Hill bị đóng cửa do một cáo trạng thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc là cơ quan chức năng biết rõ cách mà cơ sở này đối xử với động vật nên đưa ra cáo trạng nhằm buộc nơi này phải ngưng hoạt động. Vậy nên việc không ai biết nơi này đổi xử với động vật như thế nào là bất khả thi.

→ ĐÁP ÁN: ‘NO’

Lưu ý

Các dạng bài đọc mang tính thảo luận hoặc phân tích sẽ thể hiện một hay nhiều quan điểm; thái độ và quan điểm của tác giả được thể hiện ở phần đầu của bài viết. Khi tiếp cận bài đọc: Cần xác định quan điểm đang theo hướng ủng hộ/ đồng tình hay bất đồng/ phản đối bằng cách đọc hiểu các danh từ/ động từ/ tính từ được sử dụng trong bài đọc.

Khi tiếp cận câu hỏi: Cần xác định đối tượng và thái độ/ quan điểm trình bày trong câu hỏi đó nhằm khoanh vùng vị trí nội dung trong bài đọc và đối chiếu với quan điểm của tác giả. Nếu thái độ và quan điểm của câu hỏi đối lập với bài đọc, đáp án có khả năng là No hoặc là Not Given. Nếu thái độ và quan điểm của câu hỏi trùng khớp với bài đọc, đáp án chưa hoàn toàn là Yes, cần phải đọc kỹ và đối chiếu tiếp với bài đọc.

Tổng kết

Việc đọc hiểu thái độ hay quan điểm của tác giả trong bài đọc là một trong những kỹ thuật giúp thí sinh dự đoán xu hướng phát triển nội dung bài đọc và được áp dụng để giải dạng câu hỏi Yes/ No/ Not Given. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này, người học có thể cải thiện kỹ năng đọc hiểu và áp dụng vào việc trả lời dạng câu hỏi Yes/ No/ Not given trong bài đọc IELTS Reading.

Đào Ngọc Minh Thi

Người học muốn đạt điểm IELTS nhanh chóng trong thời gian ngắn. Tham khảo khóa ôn luyện IELTS cấp tốc tại ZIM, giúp học viên tăng tốc nhanh kiến thức và kỹ năng làm bài, cam kết kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu