Banner background

Các cấu trúc so sánh cho dạng Maps so sánh hai đối tượng cùng thời điểm (Comparison Diagrams)

Bài viết này sẽ tập trung phân tích các cấu trúc so sánh nên dùng cho dạng bài Maps so sánh hai đối tượng cùng thời điểm (Comparison Diagrams)
cac cau truc so sanh cho dang maps so sanh hai doi tuong cung thoi diem comparison diagrams

Khi nói về dạng bài Maps trong IELTS Writing Task 1, nhiều học viên không gặp vấn đề đối với các bài Maps về một địa điểm ở hai mốc thời gian nhưng gặp phải khó khăn khi viết một dạng bài Maps khác - đó là dạng bài Maps về hai đối tượng ở cùng một mốc thời gian.

Trong phần đầu tiên, cách làm bài đã được phân tích một cách chi tiết, bao gồm quy trình làm bài, cách chia đoạn và cách viết các phần trong bài viết. Tuy nhiên, cách viết thân bài còn chưa được phân tích kỹ lưỡng và do đó bài viết này sẽ tập trung phân tích các cấu trúc so sánh nên dùng cho dạng bài này, dựa vào đó người học có thể viết được đoạn thân bài một cách tốt hơn.

Key Takeaways

Thể hiện sự khác biệt/tương phản:

- While X (đối tượng 1) has/have.., Y (đối tượng 2) has/have...

- X features..., while Y features...

- A is/are located… in X whereas it is/are.. in Y.

- The main difference between X and Y is…

- What sets Y apart (from X) is A/ is that…

- It is A that sets Y apart (from X).

- Sử dụng tính từ dạng so sánh: Unlike X, Y is …

- Sử dụng cấu trúc so sánh với danh từ: Unlike X, Y has …

Thể hiện sự tương đồng:

- Both X and Y have…

- X and Y are similar in that they both have…

- Just as X has..., Y also has...

- There is a similarity between X and Y in terms of…

- X mirrors Y in the aspect of…

- X corresponds with Y in the case of...

- A common feature of both X and Y is…

- In X, there is/are..., and similarly in Y.

- As for X, there is/are...; the same can be said for Y.

- X is as adjective as Y.

- X and Y are equally adjective.

- X has as many/much noun as Y.

Các cấu trúc so sánh nên dùng

Trong dạng bài bản đồ so sánh hai đối tượng (X và Y) cùng thời điểm, một số cấu trúc nên dùng liên quan đến việc so sánh và làm rõ sự khác biệt giữa hai bản đồ. Dưới đây là các câu trúc để thể hiện điều này.

Thể hiện sự khác biệt/tương phản

Sử dụng liên từ while/whereas để làm tương phản hai bản đồ. Một số mẫu câu có thể sử dụng như sau:

  • While X (đối tượng 1) has/have.., Y (đối tượng 2) has/have...

  • X features..., while Y features...

  • A is/are located… in X whereas it is/are.. in Y.

Ví dụ minh hoạ, xét đề bài dưới đây.

The diagrams illustrate the layouts of a typical Japanese office and an American office.

image-alt

  • While the Typical Japanese Office has centralized seating for its Section Managers, the Typical American Office has them situated at one side. (Trong khi Văn phòng Nhật Bản Điển hình có chỗ ngồi tập trung cho các Giám đốc Bộ phận của mình thì Văn phòng Điển hình của Mỹ lại bố trí họ ở một bên.)

  • The Japanese Office features a single Department Manager's desk at the center, while the American Office features separate, collaborative areas for the several managers. (Văn phòng Nhật Bản có một bàn làm việc duy nhất của Giám đốc Bộ phận ở trung tâm, trong khi Văn phòng Hoa Kỳ có các khu vực riêng biệt, mang tính cộng tác dành cho các giám đốc.)

  • The Department Manager's desk is located at the heart of the Japanese Office whereas it is positioned at the edge in the American Office. (Bàn làm việc của Giám đốc Bộ phận được đặt ở trung tâm của Văn phòng Nhật Bản trong khi nó được đặt ở rìa của Văn phòng Hoa Kỳ.)

Đôi khi người học có thể đặt những câu như dưới đây để nhấn mạnh sự khác biệt mà họ phát hiện:

  • The main difference between X and Y is…

  • What sets Y apart (from X) is A/ is that…

  • It is A that sets Y apart (from X).

Xây dựng tiếp từ ví dụ minh hoạ nói trên:

  • The main difference between the Japanese and American offices is the placement and centralization of the Department and Section Managers' desks. (Sự khác biệt chính giữa các văn phòng Nhật Bản và Mỹ là cách bố trí và tập trung bàn làm việc của các Giám đốc Bộ phận và Phòng ban.)

  • What sets the American Office apart (from the Japanese Office) is the inclusion of various facilities. (Điều khiến Văn phòng Mỹ khác biệt (so với Văn phòng Nhật Bản) là việc bao gồm nhiều trang thiết bị khác nhau.)

  • It is the distinct layout of storage and utility areas at both sides that sets the American Office apart from the Japanese Office. (Chính cách bố trí khác biệt của các khu vực lưu trữ và tiện ích đã khiến Văn phòng Mỹ khác biệt với Văn phòng Nhật Bản.)

image-alt

Trong các cấu trúc trên đây, người học cũng nên phối hợp thêm với các cấu trúc so sánh hơn với danh từ và tính từ. Ngữ pháp về so sánh hơn với tính từ và danh từ có thể được tìm thấy tại đây:

Sử dụng tính từ dạng so sánh

  • Unlike X, Y is … (Ví dụ: Unlike the Japanese Office, the American Office is more spread out in its design.) (Không giống như Văn phòng Nhật Bản, Văn phòng Mỹ có thiết kế dàn trải hơn.) hay Unlike the American Office, the Japanese Office is more connected in terms of manager and clerk positions. (Không giống như Văn phòng Mỹ, Văn phòng Nhật Bản gắn kết chặt chẽ hơn về vị trí quản lý và nhân viên.)

Sử dụng cấu trúc so sánh với danh từ

  • Unlike X, Y has … (Ví dụ: Unlike the Japanese Office, the American Office has a greater variety of utility rooms.) (Không giống như Văn phòng Nhật Bản, Văn phòng Mỹ có nhiều phòng tiện ích hơn.) Hay Unlike the Japanese Office, the American Office has more utility rooms, which spread out at both sides of the room. (Khác với Văn phòng Nhật Bản, Văn phòng Mỹ có nhiều phòng tiện ích hơn, bố trí ở hai bên phòng.)

Thể hiện sự tương đồng

Đôi khi trong dạng bài này, sẽ có những sự tương đồng giữa hai bản đồ mà người học cần làm nổi bật. Dưới đây là một số cấu trúc thể hiện sự tương đồng này.

  • Both X and Y have…

  • X and Y are similar in that they both have…

  • Just as X has..., Y also has...

  • There is a similarity between X and Y in terms of…

  • X mirrors Y in the aspect of…

  • X corresponds with Y in the case of...

  • A common feature of both X and Y is…

  • In X, there is/are..., and similarly in Y.

  • As for X, there is/are...; the same can be said for Y.

Dưới đây là các ví dụ cho các cấu trúc trên

  • Both the Japanese Office and the American Office have a Department Manager section. (Cả Văn phòng Nhật Bản và Văn phòng Mỹ đều có bộ phận Quản lý Bộ phận.)

  • The Japanese and American Offices are similar in that they both have clerk tables in central positions. (Văn phòng Nhật Bản và Mỹ giống nhau ở chỗ đều có bàn nhân viên ở vị trí trung tâm.)

  • Just as the Japanese Office has Section Managers, the American Office also has them. (Giống như Văn phòng Nhật Bản có Giám đốc bộ phận, Văn phòng Mỹ cũng có họ.)

  • There is a similarity between the Japanese and American Offices in terms of having designated spaces for managers. (Có sự tương đồng giữa Văn phòng Nhật Bản và Văn phòng Mỹ về việc có không gian dành riêng cho người quản lý.)

  • The layout of the Department Manager's space in the Japanese Office mirrors that in the American Office in the aspect of its position near the window. (Cách bố trí không gian của Giám đốc Bộ phận tại Văn phòng Nhật Bản cũng tương tự như của Văn phòng Mỹ ở khía cạnh vị trí của nó đều gần cửa sổ.)

  • A common feature of both the Japanese and American Offices is the presence of Section Managers. (Đặc điểm chung của cả Văn phòng Nhật Bản và Văn phòng Mỹ là sự có mặt của các Giám đốc bộ phận.)

  • In the Japanese Office, there are multiple section manager desks, and similarly in the American Office. (Tại Văn phòng Nhật Bản, có nhiều bàn quản lý bộ phận và tương tự như vậy ở Văn phòng Mỹ.)

  • As for the Japanese Office, there is a dedicated space for the Department Manager; the same can be said for the American Office. (Cũng như Văn phòng người Nhật có không gian dành riêng cho Trưởng phòng; điều tương tự cũng có thể được nói đối với Văn phòng Hoa Kỳ.)

  • The placement of windows in the Japanese Office corresponds with that in the American Office in the case of their positioning on one side of the room. (Vị trí của các cửa sổ trong Văn phòng Nhật Bản tương ứng với vị trí của các cửa sổ trong Văn phòng Mỹ trong trường hợp chúng được đặt ở một bên của căn phòng.)

Sử dụng tính từ và danh từ ở dạng so sánh bằng

Dưới đây là một số cấu trúc mẫu cho việc dùng dạng so sánh bằng với tính từ và danh từ.

  • X is as adjective as Y. (Ví dụ: "The Japanese Office is as spacious as the American Office." - Văn phòng Nhật Bản rộng rãi như Văn phòng Mỹ.)

  • X and Y are equally adjective. (Ví dụ: "The Japanese and American Offices are equally spacious." - Văn phòng Nhật Bản và Mỹ đều rộng rãi như nhau.)

  • X has as many/much noun as Y. (Ví dụ: "The Japanese Office has as many manager tables as the American Office." - Văn phòng Nhật Bản có nhiều bảng quản lý như Văn phòng Mỹ.)

Khi so sánh với danh từ, cần lưu ý rằng ta dùng “much” với danh từ không đếm được và “many” với danh từ đếm được.

Luyện tập

Bài 1: Thành lập các câu văn theo gợi ý cho đề bài dưới đây.

image-alt

Thể hiện sự khác biệt/tương phản

  1. - While Plan A has/have ... , Plan B has/have...

  2. - Plan A features..., while Plan B features...

  3. - A is/are located… in Plan A whereas it is/are.. in Plan B.

  4. - The main difference between Plan A and B is…

  5. - What sets Plan B apart (from Plan A) is Noun / is that…

  6. - It is NOUN that sets Plan B apart (from Plan A).

  7. - Sử dụng tính từ dạng so sánh: Unlike Plan A, Plan B is …

  8. - Sử dụng cấu trúc so sánh với danh từ: Unlike Plan A, Plan B has …

Thể hiện sự tương đồng

  1. - Both Plan A and B have…

  2. - Plan A and B are similar in that they both have…

  3. - Just as Plan A has..., Plan B also has...

  4. - There is a similarity between Plan A and B in terms of…

  5. - Plan A mirrors Plan B in the aspect of…

  6. - Plan A corresponds with Plan B in the case of...

  7. - A common feature of both Plan A and B is…

  8. - In Plan A, there is/are..., and similarly in Plan B.

  9. - As for Plan A, there is/are...; the same can be said for Plan B.

  10. - Plan A is as adjective as Plan B.

  11. - Plan A and Plan B are equally adjective.

  12. - Plan A has as many/much noun as Plan B.

Bài tập 2: Viết câu trả lời hoàn chỉnh cho đề bài dưới đây

The maps show two different plans designed for a conference room.

image-alt

Đáp án gợi ý

Bài 1

Thể hiện sự khác biệt/tương phản

  1. While Plan A has the morning tea area at the bottom, Plan B has it near the entrance.

  2. Plan A features a podium positioned towards the left side, while Plan B features it in the center.

  3. The whiteboard is located near the entrance in Plan B whereas it is located towards the center in Plan A.

  4. The main difference between Plan A and Plan B is the location of the morning tea area.

  5. What sets Plan B apart from Plan A is the centralized positioning of the podium.

  6. It is the distinct arrangement of seating that sets Plan A apart from Plan B.

  7. Unlike Plan A, Plan B is more compact in its design.

  8. Unlike Plan A, Plan B has its morning tea area adjacent to the entrance.

Thể hiện sự tương đồng

  1. Both Plan A and Plan B have a designated area for morning tea.

  2. Plan A and Plan B are similar in that they both have a podium and a whiteboard.

  3. Just as Plan A has a distinct area for morning tea, Plan B also has it.

  4. There is a similarity between Plan A and Plan B in terms of having circular seating arrangements.

  5. Plan A mirrors Plan B in the aspect of having a whiteboard for presentations.

  6. The podium in Plan A corresponds with the one in Plan B in terms of being a focal point in the room.

  7. A common feature of both Plan A and Plan B is the presence of a whiteboard.

  8. In Plan A, there are circular seating arrangements, and similarly in Plan B.

  9. As for Plan A, there is a podium positioned towards the left; the same can be said for Plan B, although centrally located.

  10. Plan A is as methodically arranged as Plan B.

  11. Plan A and Plan B are equally structured for accommodating attendees.

  12. Plan A has as many features as Plan B, including seating, a whiteboard, a podium and a morning tea area.

Lưu ý, các câu văn trên đây mang tính chất tham khảo, không phải đáp án đúng duy nhất và có tồn tại những câu khác hoàn toàn đúng.

Bài 2

Lưu ý, bài mẫu dưới đây mang tính chất tham khảo, không phải đáp án đúng duy nhất. Có nhiều cách chia đoạn và tổ chức bài khác vẫn có thể áp dụng cho đề bài này.

The given maps illustrate two alternative layouts, Plan A and Plan B, for a conference room.

Both plans incorporate a whiteboard, podium, and seating arrangements. Notably, Plan A situates the podium to the left of the entrance, adjacent to the whiteboard, whereas in Plan B, the podium takes a central position, with the whiteboard closer to the entrance.

The placement of the morning tea area is distinct in both designs. In Plan A, it's at the room's bottom, beside a row of seats. Conversely, Plan B positions it immediately beside the entrance, offering attendees easy access to refreshments.

In terms of seating, Plan A adopts a traditional layout with seats primarily facing the whiteboard, indicating a centralized attention point. Plan B, however, employs a more collaborative setup with circular seating, fostering group interactions.

Overall, while both layouts cater to the essential features of a conference room, Plan A appears formal, favoring presentations, whereas Plan B encourages interaction. The choice between them would depend on the desired nature of the meetings.

Bản dịch

Các bản đồ đã cho minh họa hai cách bố trí thay thế, Sơ đồ A và Sơ đồ B, cho một phòng hội nghị.

Cả hai kế hoạch đều kết hợp bảng trắng, bục giảng và sắp xếp chỗ ngồi. Đáng chú ý, Phương án A bố trí bục bên trái lối vào, liền kề với bảng trắng, trong khi ở Phương án B, bục phát biểu nằm ở vị trí trung tâm, bảng trắng gần lối vào hơn.

Vị trí của khu vực uống trà buổi sáng có sự khác biệt trong cả hai thiết kế. Ở sơ đồ A, nó ở cuối phòng, cạnh một dãy ghế. Ngược lại, Kế hoạch B đặt nó ngay bên cạnh lối vào, giúp người tham dự dễ dàng tiếp cận đồ uống giải khát.

Về chỗ ngồi, Sơ đồ A áp dụng cách bố trí truyền thống với chỗ ngồi chủ yếu hướng về phía bảng trắng, biểu thị điểm tập trung chú ý. Tuy nhiên, Kế hoạch B sử dụng cách thiết lập mang tính hợp tác hơn với chỗ ngồi hình tròn, thúc đẩy sự tương tác trong nhóm.

Nhìn chung, trong khi cả hai cách bố trí đều đáp ứng các tính năng thiết yếu của phòng hội nghị, Sơ đồ A có vẻ trang trọng, thiên về các bài thuyết trình, trong khi Sơ đồ B khuyến khích sự tương tác. Sự lựa chọn giữa họ sẽ phụ thuộc vào tính chất mong muốn của các cuộc họp.

Các cấu trúc đã được áp dụng:

  • Both...: "Both plans incorporate a whiteboard, podium, and seating arrangements." (Được dùng để chỉ sự tương đồng giữa hai bản đồ)

  • Whereas: "...situates the podium to the left of the entrance, adjacent to the whiteboard, whereas in Plan B..." (Được dùng để làm tương phản giữa hai ý)

  • In terms of: "In terms of seating, Plan A adopts..." (Dùng để chỉ sự so sánh trong một khía cạnh cụ thể)

Các từ vựng hay cần lưu ý:

  • Illustrate: Một từ khác của "show", dùng trong bài viết IELTS để tránh lặp từ.

  • Adjacent: Nghĩa là "bên cạnh" hoặc "liền kề", giúp diễn đạt một cách chi tiết hơn về vị trí.

  • Conversely: Một từ trái nghĩa giúp làm tương phản giữa hai ý.

  • Collaborative setup: Một cụm từ miêu tả việc bố trí nơi làm việc theo hình thức tương tác, hợp tác.

  • Centralized attention point: Mô tả điểm tập trung chính của một không gian hay hoạt động.

  • Fostering: Nghĩa là "khuyến khích" hoặc "thúc đẩy", dùng để mô tả sự kích thích hoặc tạo điều kiện cho một hành động hay tình huống.

Tổng kết

Bài viết đã phân tích các cấu trúc để thể hiện sự tương phản và tương đồng trong dạng bài Maps hai đối tượng tại cùng mốc thời gian này. Hy vọng người học có thể vận dụng các cấu trúc nêu trên để làm đa dạng hoá cách viết của mình hơn trong các bài viết sau này.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...