Chiến lược Reverse Thinking trong IELTS Writing Task 2

Người học IELTS Writing Task 2 ở trình độ cơ bản - trung cấp còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình brainstorming ý tưởng cho bài viết. Đó có lẽ là vì người học chưa trang bị một chiến lược chuẩn bị ý tưởng hiệu quả trước khi viết bài. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách ứng dụng chiến lược Reverse Thinking (Tư duy nghịch đảo) vào việc brainstorming trong IELTS Writing Task 2.
author
Phùng Thị Kim Liên
07/06/2024
chien luoc reverse thinking trong ielts writing task 2

Key Takeways

  1. Reverse Thinking là một phương pháp giải quyết một vấn đề bằng cách đi ngược lại với cách tiếp cận thông thường hoặc tuyến tính.

  2. Thay vì bắt đầu từ kết quả mong muốn hoặc tình huống hiện tại, người học sẽ bắt đầu từ tình huống xấu nhất hoặc tình huống ngược lại với những gì họ muốn và sau đó nhìn ngược lại.

  3. Các dạng bài Writing Task 2 thích hợp để ứng dụng chiến lược Reverse Thinking bao gồm:

    • Causes and Solutions (Nguyên nhân và Giải pháp).

    • Problems and Solutions (Vấn đề và Giải pháp).

  4. Có 4 bước để áp dụng phương pháp Reverse Thinking vào quá trình Brainstorming cho IELTS Writing Task 2.

    • Bước 1: Xác định chủ đề cần Brainstorming.

    • Bước 2: Vẽ sơ đồ Reverse Thinking.

    • Bước 3: Brainstorming các yếu tố theo Reverse Thinking.

    • Bước 4: Đưa ra các giải pháp dựa trên các yếu tố.

  5. Cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng hoặc phụ thuộc quá nhiều vào chiến lược Reverse Thinking ở các dạng bài IELTS Writing Task 2 khác (không phải dạng tìm ra Solutions) vì có thể những ý tưởng đó đôi khi sẽ bị làm quá hoặc đi quá xa so với vấn đề cần hướng tới.

Reverse Thinking là gì?

Reverse Thinking (hay còn gọi là "Tư duy nghịch đảo”, “Suy nghĩ ngược") là một phương pháp tư duy trong đó người học cố gắng giải quyết một vấn đề hoặc tìm ra một giải pháp bằng cách đi ngược lại với cách tiếp cận thông thường hoặc tuyến tính.

Thay vì bắt đầu từ kết quả mong muốn hoặc tình huống hiện tại, người học sẽ bắt đầu từ tình huống xấu nhất hoặc tình huống ngược lại với những gì họ muốn và sau đó nhìn ngược lại. Điều này có thể giúp người học khám phá những giả định, thành kiến, lỗ hổng và cơ hội tiềm ẩn.

Reverse Thinking có thể giúp người học tạo ra các giải pháp mới hoặc tránh những cạm bẫy tiềm ẩn bằng cách buộc phải suy nghĩ khác biệt và sáng tạo. Bằng cách tưởng tượng ra kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra hoặc ngược lại với những gì họ mong muốn, người học có thể xác định các yếu tố có thể dẫn đến thất bại hoặc không hài lòng, sau đó nghĩ ra cách ngăn chặn hoặc giảm thiểu chúng.

Bằng cách tưởng tượng ra kết quả tốt nhất có thể hoặc ngược lại với những gì mong đợi, người học có thể khám phá những khả năng và quan điểm mới có thể nâng cao hoặc biến đổi kết quả.

Ví dụ: Nếu người học muốn đạt được mục tiêu, hãy tự hỏi bản thân điều gì có thể ngăn cản bạn đạt được mục tiêu đó, từ đó tìm ra cách tránh hoặc vượt qua những trở ngại đó.

Reverse Thinking là gì?Tham khảo thêm:

Khi nào nên ứng dụng Reverse Thinking Technique ?

Trong IELTS Writing Task 2, người học hoàn toàn có thể tận dụng chiến lược Reverse Thinking để Brainstorming các ý tưởng, nhằm tối ưu hóa thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo chất lượng nội dung bài viết. Các dạng bài Writing Task 2 thích hợp để ứng dụng chiến lược Reverse Thinking bao gồm:

Bước 1: Xác định chủ đề cần Brainstorming

Đầu tiên, việc xác định đúng chủ đề là yếu tố then chốt quyết định sự nhất quán của tất cả các ý tưởng về sau, bởi vì việc Brainstorm sẽ hoàn toàn được dựa trên thông tin mà chủ đề đưa ra. Chính vì vậy, ở bước đầu tiên, người học cần tìm ra chủ đề cốt lõi mà đề bài đang nhắm tới và cả mục đích câu hỏi muốn yêu cầu.

Cách thức: Xác định từ khóa, từ đó rút gọn lại chủ đề.

Đề bài: Nowadays many people have access to computers on a wide basis and a large number of children play computer games. What are the negative impacts of playing computer games and what can be done to minimize the bad effects?

  • Chủ đề: Playing computer games.

  • Yêu cầu: Tìm ra Negative impacts (Ảnh hưởng/Vấn đề tiêu cực) và What can be done (Giải pháp).

Lưu ý: Để có thể tối ưu hóa chủ đề, người học cần xác định đúng các từ khóa mang nội dung chính trong đề bài (ví dụ như: danh từ, động từ, tính từ), và nên bỏ qua các từ có chức năng bổ trợ về mặt ngữ pháp (ví dụ như: giới từ, trợ động từ, từ nối).

Bước 2: Vẽ sơ đồ Reverse Thinking

Sau khi xác định xong chủ đề cần phân tích, người học tiến hành vẽ sơ đồ Reverse Thinking để chuẩn bị trước khi Brainstorming, sử dụng giấy, vở, máy tính hay bất cứ công cụ học tập nào thuận tiện cho việc thống kê ý tưởng.

Cách thức: Viết và khoanh tròn lại chủ đề ở giữa, chia chủ đề làm 4 nhánh, 2 nhánh bên trái và 2 nhánh bên phải. Trong đó các nhánh trái và phải sẽ trình bày các yếu tố đối lập nhau (dựa theo Reverse Thinking).

Tham khảo mẫu sơ đồ sau đây:

Vẽ sơ đồ Reverse Thinking

Bước 3: Brainstorming các yếu tố theo Reverse Thinking

Cách thức: Người học hãy đặt và trả lời cho câu hỏi What are the best/worst scenarios of ….? (Đâu là viễn cảnh tốt nhất/tệ nhất của….) sau đó viết các từ khóa vào mỗi ô trống tương ứng với từng tiêu chí, lưu ý vị trí trái - phải tương ứng với sự đối lập tích cực - tiêu cực hoặc ngược lại tuỳ theo chủ đề và yêu cầu.

  • Chủ đề: Playing computer games.

  • Yêu cầu: Tìm ra Negative impacts (Ảnh hưởng/Vấn đề tiêu cực) và What can be done (Giải pháp).

Dựa vào yêu cầu đề bài là tìm ra ảnh hưởng tiêu cực của việc trẻ em chơi trò chơi trên máy tính, thay vì đi tìm thẳng các ảnh hưởng tiêu cực, người học sẽ tưởng tượng ra đâu là ảnh hưởng tích cực của việc này để tìm ra các yếu tố quyết định sự tích cực, từ đó xác định được các ảnh hưởng tiêu cực.

  • What are the best scenarios of children playing computer games? (Những viễn cảnh tốt nhất khi trẻ em chơi trò chơi máy tính là gì?)

    • Online interaction —> Children can team up with other players —> Increase teamwork skills (Tương tác trực tuyến —> Trẻ em có thể làm việc nhóm với những người chơi khác —> Tăng các kỹ năng làm việc nhóm).

    • Mental health —> Children can relax after studying hours —> Balance their lives (Sức khoẻ tinh thần —> Trẻ em có thể thư giãn sau giờ học —> Cân bằng cuộc sống).

  • What are the worst scenarios of children playing computer games? ((Những viễn cảnh tệ nhất khi trẻ em chơi trò chơi máy tính là gì?)

    • Real-world interaction (ngược lại với Online interaction) —> Children may be addicted to computer games and neglect social relationships —> Lack problem-solving skills in real life (Tương tác ở đời thật —> Trẻ em có thể nghiện trò chơi điện tử và ngó lơ các mối quan hệ xã hội —> Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề ở đời thật).

    • Physical health (ngược lại với Mental Health) —> Overuse of computer may lead to eye strain and posture-related issues —> Affect their academic and other performance. (Sức khoẻ vật lý —> Dùng máy tính quá nhiều có thể dẫn tới đau mỏi mắt và các vấn đề về dáng đi, đứng —> Ảnh hưởng kết quả học tập hoặc các biểu hiện khác).

Brainstorming các yếu tố theo Reverse Thinking

Bước 4: Đưa ra các giải pháp dựa trên các yếu tố

Dựa trên các yếu tố được phân tích ra từ 2 góc nhìn đối lập: tích cực nhất và tiêu cực nhất, người học sẽ chọn ra yếu tố mà họ đang nhắm tới, từ đó phát triển ra các giải pháp (solutions) phù hợp.

  • Ảnh hưởng 1: Real-world interaction —> Children may be addicted to computer games and neglect social relationships —> Lack problem-solving skills in real life. (Tương tác ở đời thật —> Trẻ em có thể nghiện trò chơi điện tử và ngó lơ các mối quan hệ xã hội —> Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề ở đời thật).

  • Giải pháp 1: Join physical activities —> Encourage children to engage in outdoor activity --> Build strong relationship with peers. (Tham gia các hoạt động thể chất —> Cổ vũ trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời —> Xây dựng mối quan hệ với đồng trang lứa).

  • Ảnh hưởng 2: Physical health —> Overuse of computer may lead to eye strain and posture-related issues —> Affect their academic and other performance. (Sức khoẻ vật lý —> Dùng máy tính quá nhiều có thể dẫn tới đau mỏi mắt và các vấn đề về dáng đi, đứng —> Ảnh hưởng kết quả học tập hoặc các biểu hiện khác).

  • Giải pháp 2: Limit time online —> Establish clear rules and limits on screen time and gaming sessions --> Creata a balance between studying and playing. (Giảm thời gian dùng máy tính —> Tạo ra các nội quy và hạn chế rõ ràng về thời gian dùng máy tính và chơi game —> Tạo ra một sự cân bằng giữa việc học và chơi).

Bài viết Task 2 tham khảo:Đưa ra các giải pháp dựa trên các yếu tố

It is stated that there has been an increase in the use of computers among individuals of all ages, with children especially engaging in computer games. While excessive or inappropriate gaming habits can lead to negative impacts among children, there are certain measures that can be taken to mitigate these effects.

To begin, computer games can induce two major negative impacts on children, both tangible and intangible. Chief of these is the deficiency in real-world interaction as children may be addicted to computer games, thereby neglecting their social relationships. As a result, these individuals may lack certain social abilities such as problem-solving skills. Although a few of them could improve teamwork skills with partners through games, it remains uncertain that they could actually apply those in real life. Another impact is the damage to physical health as users can face eye strain and posture-related issues after sitting a long time in front of screens. This can ultimately affect their academic and overall performance in the long run, despite the temporary relaxation that gaming may provide.

To counter these effects, parents can implement several measures to facilitate positive changes. The first solution is that they should encourage their children to engage in physical and outdoor activities. This will allow them to build strong relationships with their peers, therefore acquiring essential soft skills at their age. Additionally, parents can set limits on their children’s computers usage by establishing clear rules on screen time and gaming sessions. This can create a balances lifestyle for children, ensuring that they allocate time effectively between studying and leisure activities.

In conclusion, despite an increase in computer use, especially in gaming, poses risks for children's social skills and physical health, parents can counteract these effects by encouraging outdoor activities and setting limits on screen time.

(298 words)

Dich nghĩa:

Được nói rằng đã có sự gia tăng trong việc sử dụng máy tính ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em chơi các trò chơi máy tính. Mặc dù thói quen chơi game quá mức hoặc không phù hợp có thể dẫn đến những tác động tiêu cực ở trẻ em, nhưng có thể thực hiện một số biện pháp nhất định để giảm thiểu những tác động này.

Đầu tiên, trò chơi máy tính có thể gây ra hai tác động tiêu cực lớn, vừa hữu hình và vô hình đối với trẻ em. Tác động chính là sự thiếu hụt trong tương tác với thế giới thực vì trẻ em có thể nghiện trò chơi máy tính, do đó bỏ bê các mối quan hệ xã hội. Kết quả là, những cá nhân này có thể thiếu một số khả năng xã hội nhất định như kỹ năng giải quyết vấn đề. Mặc dù một số người trong số họ có thể cải thiện kỹ năng làm việc nhóm với bạn game thông qua trò chơi, nhưng vẫn chưa chắc chắn rằng họ có thể thực sự áp dụng những điều đó vào cuộc sống ngoài kia hay không. Một tác động khác là gây tổn hại đến sức khỏe thể chất vì người dùng có thể phải đối mặt với tình trạng mỏi mắt và các vấn đề liên quan đến tư thế sau khi ngồi lâu trước màn hình. Điều này về sau cùng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập và tổng thể của họ về lâu dài, bất chấp sự thư giãn tạm thời mà việc chơi game có thể mang lại.

Để chống lại những tác động này, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp tạo điều kiện cho những thay đổi tích cực. Giải pháp đầu tiên là họ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời. Điều này sẽ cho phép các em xây dựng mối quan hệ bền chặt với các bạn cùng lứa tuổi, từ đó có được các kỹ năng mềm cần thiết ở độ tuổi của các em. Ngoài ra, cha mẹ có thể đặt ra giới hạn cho việc sử dụng máy tính của con mình bằng cách thiết lập các quy tắc rõ ràng về thời gian sử dụng thiết bị và thời gian chơi trò chơi. Điều này có thể tạo ra lối sống cân bằng cho trẻ, đảm bảo trẻ phân bổ thời gian hiệu quả giữa học tập và hoạt động giải trí.

Tóm lại, mặc dù việc sử dụng máy tính ngày càng tăng, đặc biệt là chơi game, gây ra rủi ro cho các kỹ năng xã hội và sức khỏe thể chất của trẻ, cha mẹ có thể chống lại những tác động này bằng cách khuyến khích các hoạt động ngoài trời và đặt ra giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị.

Cấu trúc ngữ pháp chiến lược

Bên cạnh việc áp dụng chiến lược Reverse Thinking vào quá trình Brainstorming cho IELTS Writing Task 2, các cấu trúc ngữ pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các luận điểm. Người học có thể ứng dụng các cấu trúc ngữ pháp sau đây để rút ngắn thời gian trình bày nội dung chính của bài viết.

Cấu trúc ngữ pháp chỉ sự nhượng bộ

Although S1 + V1 , S2 + V2: Mặc dù …., nhưng …

  • Ví dụ: Although a few of them could improve teamwork skills with partners through games, it remains uncertain that they could actually apply those in real life.

    (Mặc dù một số người trong số họ có thể cải thiện kỹ năng làm việc nhóm với các người chơi thông qua trò chơi, nhưng vẫn chưa chắc chắn rằng họ có thể thực sự áp dụng những điều đó vào cuộc sống thực hay không.)

S1 + V1, despite/ in spite of + N + that + S2 + V2: …., mặc dù/bất chấp ….

  • Ví dụ: This can ultimately affect their academic and overall performance in the long run, despite the temporary relaxation that gaming may provide.

    (Điều này cuối cùng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập và tổng thể của họ về lâu dài, bất chấp sự thư giãn tạm thời mà việc chơi game có thể mang lại.)

Despite/ In spite of N/ V-ing/ the fact that S1 + V1, S2 + V2: Mặc dù …., nhưng…

  • Ví dụ: In spite of some difficulties in implementing these changes, they are necessary for long-term sustainability.

    (Mặc dù việc thực hiện những thay đổi này có thể khó khăn, nhưng chúng là cần thiết cho tính bền vững lâu dài.)

Even though S1 + V1 , S2 + V2: Mặc dù …., nhưng …

  • Ví dụ: Even though children can unwind themselves by playing games, their eyes can be severely harmed by exposure to blue light.

    (Mặc dù trẻ em có thể thư giãn bằng cách chơi game nhưng mắt của chúng có thể bị tổn hại nghiêm trọng khi tiếp xúc với ánh sáng xanh.)

Cấu trúc ngữ pháp đưa ra hệ quả

S + can lead to + N: Điều gì/Cái gì có thể dẫn tới việc gì đó.

  • Ví dụ: Excessive or inappropriate gaming habits can lead to negative impacts among children. (Thói quen chơi game quá mức hoặc không phù hợp có thể dẫn đến tác động tiêu cực ở trẻ em.)

S + can induce + N: Điều gì/Cái gì có thể gây ra điều gì đó tiêu cực.

  • Ví dụ: Computer games can induce two major negative impacts on children. (Trò chơi máy tính có thể gây ra hai tác động tiêu cực lớn đến trẻ em.)

S1 + V1, thereby/therefore + V-ing: …., từ đó/do đó ….

  • Ví dụ: Children may be addicted to computer games, thereby neglecting their social relationships. (Trẻ em có thể nghiện trò chơi máy tính, từ đó bỏ bê các mối quan hệ xã hội.)

This can ultimately affect + N: Điều này cuối cùng có thể ảnh hưởng tới ai đó/việc gì đó.

  • Ví dụ: This can ultimately affect their academic and overall performance in the long run. (Điều này cuối cùng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập và tổng thể của họ về lâu dài.)

As a result/consequence, S + V: Hệ quả là/Kết quả là, ….

  • Ví dụ: As a result, these individuals may lack certain social abilities such as problem-solving skills. (Kết quả là, những cá nhân này có thể thiếu một số khả năng xã hội nhất định như kỹ năng giải quyết vấn đề.)

Cấu trúc ngữ pháp nêu ra giải pháp

S + can implement several measures to + V: Ai đó có thể tiến hành/thực hiện một số biện pháp để ….

  • Ví dụ: To counter these effects, parents can implement several measures to facilitate positive changes. (Để chống lại những tác động này, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạo điều kiện cho những thay đổi tích cực.)

The first/second solution is that S + V: Giải pháp thứ nhất/ thứ hai là …

  • Ví dụ: The first solution is that parents should encourage their children to engage in physical and outdoor activities. (Giải pháp đầu tiên là cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất, ngoài trời.)

To address/tackle the issue of + N, S + can establish + N: Để giải quyết vấn đề về …., ai đó có thể thiết lập ….

  • Ví dụ: To address the issue of traffic congestion, the city council can establish a new public transportation system. (

    Để giải quyết vấn đề kẹt xe, hội đồng thành phố có thể thiết lập một hệ thống giao thông công cộng mới.)

By/Through + V-ing/N, S + can + V: Bằng việc/Thông qua việc …., ai đó có thể làm gì đó …

  • Ví dụ: By promoting renewable energy, humans can reduce their dependence on fossil fuels and mitigate climate change. (Bằng cách thúc đẩy năng lượng tái tạo, con người có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và làm giảm biến đổi khí hậu.)

If S1 + V1, S2 + will/would + V2: Nếu …., thì …

  • Ví dụ: If the government invests in education, the future workforce will be more skilled and competitive. (Nếu chính phủ đầu tư vào giáo dục, lực lượng lao động trong tương lai sẽ trở nên lành nghề hơn và cạnh tranh hơn.)

Tham khảo thêm: 7 phương pháp lập luận và cách vận dụng vào IELTS Writing Task 2

Tổng kết

Reverse Thinking là một chiến lược tư duy rất tối ưu để ứng dụng trong quá trình brainstorming ý tưởng cho bài viết IELTS Writing Task 2. Người học có thể rút ngắn thời gian lên ý tưởng, sắp xếp dàn ý và tập trung nhiều hơn vào sự nhất quát và logic của các thành phần trong bài viết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng hoặc phụ thuộc quá nhiều vào chiến lược Reverse Thinking ở các dạng bài IELTS Writing Task 2 khác (không phải dạng tìm ra Solutions) vì có thể những ý tưởng đó đôi khi sẽ bị làm quá hoặc đi quá xa so với vấn đề cần hướng tới.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu