Đa dạng các cách nối nhiều câu đơn & mệnh đề lại với nhau trong tiếng Anh (Phần 2)

Tiếp nối Phần 1, bài viết cung cấp các cách nối nhiều câu đơn và mệnh đề lại với nhau để tạo thành những đơn vị ngữ pháp có câu trúc phức tạp hơn kèm bài tập tự luyện.
author
Lê Thị Cẩm Nhung
30/08/2023
da dang cac cach noi nhieu cau don menh de lai voi nhau trong tieng anh phan 2

Key takeaways:

1. Vai trò của việc cần nối các câu đơn và mệnh đề lại với nhau.

2. Các phương pháp nối các câu đơn và mệnh đề.

  • Sử dụng mệnh đề tính ngữ (adjective/relative clause) để kết nối thông tin trong mang ý nghĩa bổ sung: Định nghĩa - Từ nối - Vị trí từ nối - Cấu trúc nối (5 Trường hợp) – Lưu ý (6 lưu ý) - Cấu trúc rút gọn (3 quy tắc)

  • Sử dụng cấu trúc câu cùng với mệnh đề danh từ để đưa ra thông tin bổ sung: Các từ nối – Vị trí ngữ pháp (5 vị trí) – Vị trí từ nối (2 vị trí)

  • Sử dụng dấu chấm phẩy để nối

  • Sử dụng cấu trúc với to-infinitive để nối các phần thông tin mang tính bình luận một hành động gì đó

Kỹ năng ghép nhiều câu đơn và mệnh đề lại với nhau là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt và chuyên nghiệp. Bằng cách sử dụng thành thạo kỹ năng này, người học có thể biến bài nói/ bài viết rõ ràng và logic hơn.

Thay vì chỉ sử dụng câu đơn lẻ, việc nối các câu đơn/ các mệnh đề để tạo thành những câu dài và phức tạp hơn giúp người sử dụng ngôn ngữ có thể trình bày ý kiến và thông tin một cách mạch lạc và dễ hiểu.

Các cách ghép nhiều câu đơn lại với nhau (Phần 2)

Người học có thể xem phần 1 tại đây:

Sử dụng mệnh đề tính ngữ (adjective/relative clause) để kết nối thông tin trong mang ý nghĩa bổ sung

Mệnh đề tính ngữ (còn được gọi là mệnh đề quan hệ) là loại mệnh đề cũng có cấu trúc S+V nhưng nó đóng vai trò như tính từ (bổ nghĩa cho danh từ đứng ngay trước nó) trong một câu đã có mệnh đề chính. Nói cách khác, mệnh đề tính ngữ được sử dụng để nối các câu đơn/ mệnh đề có chung một phần thông tin nào đó như danh từ.

Các từ nối

Ta có các từ dùng để nối trong kiểu mệnh đề này là: who, whom, which, that, whose, why, when, where...

Các từ nối dùng để nối một mệnh đề tính ngữ với một câu đơn/ mệnh đề khác được gọi có thể là đại từ/ trạng từ quan hệ.

Đại từ quan hệ sẽ đứng ngay sau từ mà nó thay thế để bổ sung thêm thông tin cho từ đó mà không cần phải bắt đầu một câu mới.

Trong Tiếng Anh có các đại từ quan hệ sau:

  • Who & Whom (người mà)

  • Which & That (cái mà)

  • Whose & Of which (người mà có..., cái mà có...)

Trạng từ quan hệ có thể được sử dụng thay cho một đại từ quan hệ và giới từ.

Trong Tiếng Anh có các đại từ quan hệ sau:

  • When (khi mà)

  • Where (nơi mà)

  • Why (lý do tại sao mà)

Cấu trúc nối với mệnh đề quan hệ

Trường hợp 1: Hai mệnh đề/ câu đơn cần nối có chung chủ thể

S + từ nối + V + V
Mệnh đề tính ngữ

Trong trường hợp hai mệnh đề/ câu đơn có chung chủ thể, hoàn toàn có thể dùng mệnh đề quan hệ để nối chúng với nhau. Những đại từ quan hệ có thể sử dụng trong trường hợp này (làm chủ ngữ) là:

ĐTQH thay thế cho người: who, that (không thể bị lược bỏ trong câu)

Ví dụ:

Thông tin gốc: That man is laughing. He is my friend. (Chủ ngữ trong cả 2 câu ám chỉ cùng một đối tượng: that man = he)

Thông tin sau khi nối:

The man who is laughing is my friend = The man that is laughing is my friend.

(Người đàn ông đang cười là bạn của tôi.)

ĐTQH thay thế cho danh từ chỉ đồ vật, sự việc, con vật: which, that (không thể bị lược bỏ trong câu)

Ví dụ:

Thông tin gốc: That cat is sleeping. It is our pet. (Chủ ngữ trong cả 2 câu ám chỉ cùng một con vật: that cat = it)

Thông tin sau khi nối:

The cat which is sleeping is our pet = The cat that is sleeping is our pet.

(Con mèo đang ngủ là thú cưng của chúng tôi.)

Trường hợp 2: Hai mệnh đề/ câu đơn cần nối có chung tân ngữ

S + V + O + từ nối + S + V
Mệnh đề tính ngữ

Tương tự, trong trường hợp hai mệnh đề/ câu đơn có chung tân ngữ, hoàn toàn có thể dùng mệnh đề quan hệ để nối chúng với nhau. Những đại từ quan hệ có thể sử dụng trong trường hợp này (làm tân ngữ) là:

ĐTQH thay thế cho người: who, whom, that (có thể bị lược bỏ trong câu)

Ví dụ:

Thông tin gốc: You introduced me to that girl. I like her. (Nhắc đến chung một tân ngữ: cô gái - that girl - her)

Câu sau khi nối:

I liked the girl whom you introduced to me.

= I liked the girl that you introduced to me.

= I liked the girl you introduced to me.

(Tớ thích cô gái mà cậu giới thiệu cho tôi.)

ĐTQH thay thế cho danh từ chỉ đồ vật, sự việc, con vật: which, that (có thể bị lược bỏ trong câu)

Ví dụ:

Thông tin gốc: This is my book. I like it best. (Cùng đối tượng được nhắc đến trong tân ngữ: quyển sách = my book = it)

Câu sau khi nối:

It is the book which I like best.
= It is the book that I like best..
= It is the film I like best.

(Đó là bộ phim mà tôi thích nhất.)

Áp dụng

.............is on the table has four sections.

A. The notebook

B. The notebook which

C. Because the notebook

D. In the notebook.

Ta thấy câu này có hai động từ "is" và "has". Mỗi động từ này cần một chủ ngữ. Phương án duy nhất có hai chủ ngữ là phương án B. Vậy B là đáp án đúng.

Dịch: "Quyển vở mà cậu để trên bàn có bốn phần."

Trường hợp 3: Hai mệnh đề/ câu đơn cùng nhắc đến những đối tượng có quan hệ sở hữu với nhau

S +V + từ nối + N + V
Mệnh đề tính ngữ

Trong trường hợp hai mệnh đề/ câu đơn cùng nhắc đến những đối tượng có quan hệ sở hữu với nhau, hoàn toàn có thể dùng mệnh đề quan hệ để nối chúng với nhau. Những đại từ quan hệ có thể sử dụng trong trường hợp này (chỉ quan hệ sở hữu) là: whose, of which (không thể bị lược bỏ trong câu)

Ví dụ:

Thông tin gốc: I live in a house. Its windows are broken. (Hai đối tượng được nhắc đến giữa hai câu có quan hệ sở hữu: a house - its window)

Thông tin sau khi nối: (Thay tính từ sở hữu bằng đại từ sở hữu làm từ nối)

I live in a house whose windows are broken. (Tôi sống trong một ngôi nhà có những ô cửa sổ đã hỏng.)

Trường hợp 4: Hai mệnh đề/ câu đơn cùng nhắc đến một vị trí

S +V + từ nối + S + V
Mệnh đề tính ngữ

Trong trường hợp hai mệnh đề/ câu đơn cùng nhắc đến một địa điểm/ vị trí/ nơi chốn, hoàn toàn có thể dùng mệnh đề quan hệ để nối chúng với nhau. Những đại từ quan hệ có thể sử dụng trong trường hợp này (chỉ nơi trốn) là: where = at/ on/ in/ ... which

Ví dụ:

People prefer living in the big cities. In the big cities, they can find jobs easily. (Cùng đề cập đến một vị trí: ở những thành phố lớn - in the big cities)

= People prefer big cities where they can find jobs easily.
= People prefer big cities in which they can find jobs easily.

(Mọi người thích các thành phố lớn nơi họ có thể dễ dàng kiếm việc làm.)

TTQH that có thể lược bỏ trong câu và thường đi sau các trạng từ bất định như somewhere, anywhere, ....

Ví dụ:

Let’s find somewhere that we can have a rest = Let’s find somewhere we can have a rest.

(Hãy tìm một nơi nào đó mà chúng ta có thể nghỉ ngơi.)

Trường hợp 5: Hai mệnh đề/ câu đơn cùng nhắc đến một thời gian

S +V + từ nối + S + V
Mệnh đề tính ngữ

Trong trường hợp hai mệnh đề/ câu đơn cùng nhắc đến một thời gian, có thể dùng mệnh đề quan hệ để nối chúng với nhau. Những đại từ quan hệ có thể sử dụng trong trường hợp này (chỉ nơi trốn) là: when = at/ on/ in/ ... which

Ví dụ:

Our most special occasion is Christmas. At Christmas, we spend time with our family. (Cùng đề cập đến 1 thời gian: vào Giáng sinh = Christmas)

= Our most special occasion is Christmas when we spend time with our family.
= Our most special occasion is Christmas at which we spend time with our family.

(Dịp đặc biệt nhất của chúng tôi là lễ Giáng sinh khi mà chúng tôi dành thời gian bên gia đình.)

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp nối bằng đại từ quan hệ

***Lưu ý 1: ĐTQH whose thay thế cho các tính từ sở hữu his, her, their, its. Riêng their, its có thể được thay thế bằng of which.

Ví dụ:

On the way home, we met a man. His car was broken = On the way home, we met a man whose car was broken.(Trên đường về nhà chúng tôi gặp một người đàn ông có chiếc ô tô bị hỏng.)

I live in a small house. Its windows are broken.
= I live in a small house whose windows are broken.
= I live in a small house the windows of which are broken.

(Tôi sống trong một ngôi nhà nhỏ có những ô cửa sổ bị vỡ.)

***Lưu ý 2: What có thể được dùng trong mệnh đề quan hệ what = the thing(s) that.

Ví dụ:

He said exactly what I was thinking about = He said exactly the thing that I was thinking about.

(Anh ấy đã nói chính xác điều mà tôi nghĩ.)

***Lưu ý 3: ĐTQH that không bao giờ đứng sau dấu phẩy hoặc giới từ.

Ví dụ:

Jack, that I told you about before, will be here soon.
Jack, who I told you about before, will be here soon.
(Jack, người mà tôi đã kể với bạn, sẽ đến đây sớm.)

***Lưu ý 4: ĐTQH that thay thế cho các danh từ tập hợp chỉ người và vật.

Ví dụ:

All passengers and the luggage that belong to this flight must be checked carefully.
(Tất cả hành khách và hành lý thuộc về chuyến bay này phải được kiểm tra một cách cẩn thận.)

***Lưu ý 5: ĐTQH that đứng sau các đại từ bất định như something, nothing, anything.

Ví dụ:

Say anything that comes to mind.
(Hãy nói bất điều gì mà bạn nhớ.)

Lưu ý 6: ĐTQH that đứng sau các cách diễn đạt chứa all, little, much, none, ... và so sánh nhất.

Ví dụ:

There is little that I know about him.
(Tôi chỉ biết một chút ít về anh ta.)

That was the best product that I used to use.
(Đó là sản phẩm tốt nhất mà tôi từng sử dụng.)

Rút gọn mệnh đề tính ngữ

Ngoài việc sử dụng dạng thức đầy đủ của mệnh đề tính ngữ, người học hoàn toàn có thể rút gọn bớt một số phần trong các câu chứa mệnh đề tính ngữ sau khi đã nối các câu đơn/ mệnh đề lại với nhau.

Cách rút gọn các câu nối chứa mệnh đề tính ngữ

Quy tắc 1: Bỏ đại từ quan hệ và động từ "to be" của mệnh đề tính ngữ, ta được mệnh đề rút gọn.
Ví dụ:

Thông tin ban đầu:

  • Câu sau khi nối: The letter which was written last week arrived today.

  • Câu đã rút gọn: The letter written last week arrived today. (Bức thư được viết từ tuần trước hôm nay đã tới.)

Quy tắc 2: Nếu không có "to be" thì bỏ đại từ quan hệ, còn động từ chính chuyển sang V-ing.

Ví dụ:

Thông tin ban đầu:

  • Câu sau khi nối: The man who lives next door is a musician.

  • Câu đã rút gọn: The man living next door is a musician. (Người đàn ông sống bên cạnh là một nhạc sỹ.)

Quy tắc 3: Nếu mệnh đề tính ngữ đứng sau dấu phẩy (,) thì khi rút gọn chuyển mệnh đó đề lên đầu câu.

Ví dụ:

Thông tin ban đầu:

  • Câu sau khi nối: Ha Long Bay, which is located in Quang Ninh province, is a popular tourist attraction.

  • Câu đã rút gọn: Located in Quang Ninh province, Ha Long Bay is a popular tourist attraction.
    (Nằm ở tỉnh Quảng Ninh, Vịnh Hạ Long là một điểm du lịch được nhiều người biết đến.)

Lưu ý khi rút gọn mệnh đề tính ngữ

Quy tắc: Chỉ rút gọn mệnh đề tính ngữ khi đại từ quan hệ chính là chủ ngữ của mệnh đề tính ngữ.

Ví dụ: The woman that I just met is my friend's mother. (Không thể rút gọn mệnh đề “I just met” nữa)

(Người phụ nữ mà tôi vừa gặp là mẹ của bạn tôi.)

Sử dụng dấu chấm phẩy (semi-colon)

Nguyên tắc : Dấu chấm phẩy còn được dùng để nối các câu độc lập mà trong đó có sử dụng trạng từ liên kết, đứng sau trạng từ là dấu phẩy.

Khi nối các mệnh đề/ câu đơn với nhau có sử dụng trạng từ liên kết, mệnh đề độc lập (mệnh đề chính) được theo sau bởi dấu chấm phẩy còn trạng từ liên kết thì được theo sau bởi dấu phẩy. Những trạng tù liên kết trong trường hợp này bao gồm: Accordingly, Besides, Consequently, Furthermore, Hence, However, Instead, Moreover, Nevertheless, Otherwise, Therefore Thus.

Ví dụ:

Thông tin ban đầu: Our copy of the central warehouse catalog arrived after the budget deadline. Consequently, our requests are late.

Câu sau khi ghép: Our copy of the central warehouse catalog arrived after the budget deadline; consequently, our requests are late.
(Bản copy danh sách kho hàng trung tâm của chúng ta tới sau hạn chốt ngân sách; kết quả là các yêu cầu của chúng ta bị muộn.)

Sử dụng cấu trúc câu với mệnh đề danh từ để đưa ra thông tin bổ sung

Các loại từ nối thường đi với mệnh đề danh từ: what, where, when, why, how, whatever, whenever, whether, if, that

Các vị trí mệnh đề danh từ có thể đảm nhận

  • Mệnh đề danh từ làm tân ngữ của động từ.

Jeff knows when he will arrive. (Jeff biết lúc nào anh ấy sẽ đến.)

  • Mệnh đề danh từ làm chủ ngữ.

When he arrives is not important. (Lúc nào anh ấy đến không quan trọng.)

  • Làm bổ ngữ của chủ ngữ.

Your problem is that you are too lazy. (Vấn đề của con là con quá lười.)

  • Làm tân ngữ của giới từ.

I am thinking about what you told me. (Tôi đang nghĩ về điều bạn đã nói với tôi.)

  • Làm bổ ngữ cho tính từ (danh từ không đóng vai trò này nhưng mệnh đề danh từ thì có.)

She was sad that she had failed. (Cô ấy buồn vì cô ấy trượt.)

image-alt

Vị trí của từ nối đi với mệnh đề danh từ

  • Khi mệnh đề danh từ làm chủ ngữ: Từ nối + S + V + V

Ví dụ: What you did was wrong. (Việc cậu làm sai rồi.)

  • Khi mệnh đề danh từ không làm chủ ngữ: S + V + từ nối + S + V

Ví dụ: I know what you did. (Tôi biết việc cậu đã làm.)

Sử dụng cấu trúc với to-infinitive để nối các phần thông tin mang tính bình luận một hành động gì đó

Chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc: It + linking verb (thường là động từ 'be') (+ for + O) + adj + to-V, nhằm đưa ra bình luận, nhận xét tính chất của hành động “làm gì đó thì như thế nào” hoặc “ai đó thấy như thế nào khi làm gì”.

Cấu trúc:

It + linking verb (thường là động từ 'be') (+ for + O) + adj + to-V

***Lưu ý:

Chỉ có một số tính từ nhất định được sử dụng trong cấu trúc này, ta không dùng các tính từ miêu tả cảm xúc, phản ứng của con người như glad, happy, lucky, surprised, proud, eager, sorry, pleased, willing... trong cấu trúc này.

Ví dụ:

Don't expect that everybody will understand you. It's unreasonable. (Đừng nghĩ rằng mọi người sẽ hiểu bạn. Đòi hỏi đó là vô lý.)

= It's unreasonable to expect that everybody will understand you. (Thật vô lý khi mong đợi mọi người sẽ hiểu cho bạn.)

Denis received a letter from his mother. He was happy = Denis was happy to receive a letter from his mother.

(Denis nhận được một lá thư từ mẹ. Anh ấy rất hạnh phúc.)

Bài tập vận dụng

Rewrite these sentences in order that it means the same as the given one.

  1. Friendly People is a comedy. It's my favourite programme. (which)

  2. This CD is scratched. I only bought it yesterday. (which)

  3. The people were stopped at the border. They were all from Eastern Europe. (who)

  4. We expect his decision. This decision will help us solve the problem. (which)

  5. This book is really funny. I started reading it last week. (which)

  6. All critics said this film is really boring. I was so interested in it. (nevertheless and semi-comma)

  7. She prepared carefully for the casting. She wasn't chosen. (however and semi-comma)

  8. We can't guess what will happen. It's impossible. (use to-infinitives)

  9. Ann passed the exam. She was so lucky. (use to-infinitives)

Đáp án:

  1. Friendly People, which is a comedy, is my favourite programme.

  2. This CD, which I only bought yesterday, is scratched.

  3. The people who were stopped at the border were all from Eastern Europe.

  4. We expect his decision which will help us/ decision that will help us solve the problem.

  5. This book, which I started reading last week, is really funny.

  6. All critics said this film is really boring; nevertheless, I was so interested in it.

  7. She prepared carefully for the casting; however, she wasn't chosen.

  8. It's impossible (for us) to guess what will happen. (Việc đoán trước điều gì sẽ xảy ra là bất khả thi.)

  9. Ann was so lucky to pass the exam. Dựa vào cấu trúc: S + linking verb + adj + to-V; trong câu trên: adj = lucky, to-V = to pass.

image-alt

Tổng kết

Qua hai phần của bài viết, tác giả đã tóm tắt 6 cách được xem là phổ biến nhất để nối các mệnh đề/ câu đơn lại với nhau. Việc biết sử dụng các cấu trúc để nối câu đơn/ mệnh đề lại với nhau rất quan trọng quá trình học tiếng Anh. Bên cạnh nhận biết và nắm vững được các cấu trúc và nguyên tắc nối, người học cũng cần luyện tập thường xuyên để thành thạo hơn trong quá trình sử dụng ngôn ngữ.


Nguồn tham khảo:

(Greenbaum, Sidney & Quirk, Randolph. A Student's Grammar of the English Language. Hong Kong: Longman Group (FE) Ltd, 1990.)

Tham khảo thêm khóa học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm tại ZIM, giúp học viên tăng cường khả năng phản xạ và xử lý tình huống giao tiếp trong thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu