Đặc điểm của 4 loại informative speech – Ứng dụng vào các nhóm chủ đề trong IELTS Speaking Part 2.

Bài viết dưới đây sẽ phân loại các dạng Informative Speech dựa trên những đặc điểm nổi bật của chúng và đưa ra một số phương pháp ứng dụng kiến thức về các dạng Informative Speech vào trả lời các chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking Part 2. 
author
ZIM Academy
03/03/2021
dac diem cua 4 loai informative speech ung dung vao cac nhom chu de trong ielts speaking part 2

Phần thi IELTS Speaking Part 2 hay còn được biết đến với tên gọi Individual Long Turn (Phần thi nói cá nhân trong một khoảng thời gian dài). Ở phần thi này, thí sinh có 1 phút chuẩn bị và 2 phút để trình bày bài nói của mình. Nội dung bài nói sẽ được cung cấp bởi giám khảo dưới hình thức Cue Card (thẻ ghi chú), xoay quanh các chủ đề có liên quan trực tiếp tới đến thí sinh. Nhiệm vụ của thí sinh là sử dụng khoảng thời gian cho phép để đưa ra một bài nói cung cấp đầy đủ các thông tin đã được gợi ý trên Cue Card. Dạng bài nói này được xem như một Informative Speech (Bài phát biểu cung cấp thông tin). Bài viết dưới đây sẽ phân loại các dạng Informative Speech dựa trên những đặc điểm nổi bật của chúng và đưa ra một số phương pháp ứng dụng kiến thức về các dạng Informative Speech vào trả lời các chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking Part 2. 

Tổng quan về Informative Speech

Informative Speech là gì?

Informative Speech (Bài phát biểu cung cấp thông tin) được trang Boundless Communications định nghĩa là một dạng bài thuyết trình, nhằm mục đích truyền đạt thông tin xoay quanh một chủ đề cố định của người nói đến với người nghe. 

Mục đích của Informative Speech

Thông thường, đối tượng người nghe của một bài Informative Speech thường không có nhiều thông tin, kiến thức có sẵn về chủ đề đang được trình bày. Mục tiêu chính của loại bài phát biểu này là cung cấp những kiến thức nền tảng, hiểu biết sơ bộ về chủ đề cho người nghe chứ không phải là thuyết phục người nghe đồng ý với quan điểm của người nói. Vì thế, các thông tin, ý chính trong Informative Speech cần được sắp xếp theo trình tự logic, từ ý lớn rồi đến các ý nhỏ hơn và sau đó là dẫn chứng và kết luận để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung của bài nói. Bên cạnh đó, người nói còn có thể dùng các phương tiện hỗ trợ về mặt hình ảnh để làm sinh động cho bài nói của mình. 

Các dạng Informative Speech

Có 4 loại Informative Speech khác nhau bao gồm: Definition Informative Speech (Bài phát biểu định nghĩa thông tin), Explanatory Informative Speech (Bài phát biểu giải thích thông tin), Descriptive Informative Speech (Bài phát biểu mô tả thông tin), và Demonstrative Informative Speech (Bài phát biểu minh hoạ thông tin). 

Definition Informative Speech

Một bài Definition Informative Speech hoàn chỉnh có mục tiêu giải thích tổng quát ý nghĩa, nguyên nhân, tính ứng dụng của một chủ đề mà người nghe hoàn toàn không có bất kì kiến thức nền tảng nào về nó hoặc được biết đến nó từ trước. Ví dụ như giới thiệu một bộ môn thể thao ít được mọi người biết tới, một vĩ nhân trong lịch sử, … Trong phần thi IELTS Speaking, Definition Informative Speech thường có mặt ở nhóm câu hỏi tả người và nhóm câu hỏi tả vật. 

Explanatory Informative Speech

Explanatory Informative Speech giải thích trạng thái tồn tại của chủ đề được bàn luận. Một ví dụ thường thấy của dạng Informative Speech này là các bài phát biểu tổng kết doanh thu cuối năm của các công ty thương mại – dịch vụ; người nói sẽ nói về tình hình doanh thu của công ty tăng hay giảm, có lợi nhuận hay thua lỗ so với mục tiêu đã đề ra đầu năm và giải thích tại sao lại có kết quả như vậy. Thông thường, dạng Informative Speech này sẽ đi kèm theo một bản trình chiếu, video, hình ảnh trực quan, bản biểu, sơ đồ có liên quan đến chủ đề để giải thích các thông tin phức tạp một cách dễ hiểu. Explanatory Informative Speech được ứng dụng trong phần thi IELTS Speaking Part 2 trong nhóm câu hỏi diễn tả thói quen, sở thích, hoạt động hàng ngày. 

Descriptive Informative Speech

Descriptive Informative Speech là bài phát biểu tạo ra cho người nghe những hình ảnh sống động trong tâm trí họ về một sự vật, sự việc, nơi chốn, hành động, … nằm trong nội dung chính của chủ đề. Ví dụ, trong buổi hội thảo về khảo cổ học, các nhà khảo cổ phát hiện ra một nền văn minh chưa bao giờ được biến đến, các nhà khảo cổ sẽ sử dụng Descriptive Informative Speech để thông báo cho người nghe về sự phát hiện của họ; qua đó, giúp người nghe mường tượng được bối cảnh của một nền văn minh mà họ chưa bao giờ biết tới. Trong bài thi IELTS Speaking Part 2, dạng Informative Speech này được ứng dụng nhiều ở nhóm câu hỏi mô tả về người, vật, hoặc địa điểm. 

Demonstrative Informative Speech

Demonstrative Informative Speech được sử dụng khi người nói muốn giải thích trình tự, cách thức thực hiện một hành động, một quá trình cụ thể hình thành nên chủ đề được bàn luận. Tiếp viên hàng không hướng dẫn cách thắt dây an toàn trên máy bay là một trong những ví dụ điển hình nhất của loại Informative Speech này. Trong quá trình trước khi chuyến bay cất cánh, ngoài hướng dẫn các hành khách trên chuyến bay từng bước để thắt dây an toàn, tiếp viên hàng không còn sử dụng ngôn ngữ hình thể đi kèm về cách thức thắt dây, giúp hành khách nhanh nắm bắt được cách thắt dây đúng hơn là chỉ dùng lời nói. Nhóm câu hỏi mô tả hoạt động, sở thích trong IELTS Speaking Part 2 được ứng dụng loại Informative Speech này phổ biến nhất.

Xem thêm: Cách trả lời IELTS Speaking Part 2 với câu hỏi gợi ý “How you know this person”

Cách hình thành dàn bài IELTS Speaking Part 2 dựa trên kiến thức về Informative Speech

Như được giới thiệu ở phần đầu của bài viết, cấu trúc của bài nói trong Part 2 sẽ tương tự như cấu trúc của một bài Informative Speech. Do đó, thí sinh hoàn toàn có thể lập dàn bài cho Part 2 nhanh chóng dựa trên cách viết của một bài Informative Speech. Bảng dưới đây sẽ tóm tắt mối tương quan giữa Informative Speech và IELTS Speaking Part 2, cũng như hướng dẫn thí sinh cách lập dàn ý Part 2 cô đọng, nhưng vẫn đầy đủ các ý. 

Bước 1

Dạng bài Informative Speech: 

Tìm hiểu chủ đề. Qua đó, xác định mục đích của bài phát biểu và lựa chọn loại Informative Speech nào phù hợp nhất. Có 4 loại Informative Speech: 

  • Definition Informative Speech

  • Descriptive Informative Speech

  • Explanatory Informative Speech 

  • Demonstrative Informative Speech 

Dạng bài IELTS Speaking Part 2: 

Xác định yêu cầu của đề bài, nhận diện nhóm câu hỏi để lựa chọn loại Informative Speech phù hợp. Có 5 nhóm câu hỏi có khả năng xuất hiện trong phần thi này: 

  • Nhóm câu hỏi tả người: Definition hoặc Descriptive Informative Speech. 

  • Nhóm câu hỏi tả vật: Definition hoặc Descriptive Informative Speech. 

  • Nhóm câu hỏi tả địa điểm/nơi chốn: Descriptive Informative Speech. 

  • Nhóm câu hỏi tả sự kiện, hoạt động: Demonstrative Informative Speech. 

  • Nhóm câu hỏi tả sở thích: Explanatory Informative Speech. 

Bước 2

Giới thiệu sơ lược về người thuyết trình và chủ đề được bàn luận. Sử dụng những câu hook (câu gợi mở) để làm tăng sự hứng thú cho người nghe. 

Dạng bài IELTS Speaking Part 2: Dùng câu gợi mở để dẫn vào bài nói (nếu có). Sau đó, giới thiệu chủ đề được bàn luận bằng cách diễn đạt lại chủ đề hoặc câu hỏi được giao cho. 

Bước 3

Dạng bài Informative Speech:

Trong phần thân bài, để phát triển ý tưởng, người nói dùng phương pháp Keyword Outline (Dàn ý từ khoá) để ghi chú những từ khóa quan trọng mà mình bắt buộc phải đề cập đến trong bài nói. 

* Keyword Outline (Dàn ý từ khoá) là bước chuẩn bị của người thuyết trình. Người thuyết trình sẽ ghi chú các từ khoá mà họ cho là quan trọng, có liên quan đến chủ đề thuyết trình để tránh quên đi những ý quan trọng trong bài thuyết trình.

Cũng sử dụng phương pháp Keyword Outline để ghi chú những từ khóa cần nói. Với mỗi câu hỏi gợi ý trong Cue Card, thí sinh đưa ra ít nhất 3 từ khoá. Thí sinh không cần phải sử dụng hết tất cả các từ khóa trong lúc nói mà chỉ cần sử dụng những ý hay và quan trọng nhất. 

Dạng bài  IELTS Speaking Part 2:

Ở bài thi IELTS, thí sinh sẽ ứng dụng dàn ý từ khoá để ghi chú những ý chính trong 1 phút chuẩn bị. Ví dụ: đề bài Describe a person you admire. Thí sinh A có Keyword Outline như sau: Bill Gates, Microsolf, a born genius, world richest person, well-respected-inspirational/positive model,..

Bước 4 

Dạng bài Informative Speech:

Đưa ra ví dụ, trải nghiệm thực tế về chủ đề để người nghe có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề được bàn luận. 

Dạng bài  IELTS Speaking Part 2:

Nêu ra một số trải nghiệm cá nhân, lý do thí sinh lại lựa chọn mô tả sự vật này thay vì các sự vật khác trong cùng một chủ đề. 

Bước 5

Dạng bài Informative Speech:

Đưa ra kết luận cho toàn bài phát biểu bằng một câu kết luận về cảm xúc, ý kiến chung của người nói so với chủ đề. 

Dạng bài  IELTS Speaking Part 2:

Kết luận bài nói bằng cảm xúc, ý kiến chung của thí sinh đối với sự vật, sự việc trong bài.  

Ứng dụng của Informative Speech trong IELTS Speaking Part 2

Nhóm câu hỏi tả người (Describe a Person)

Ví dụ: Describe a person you want to enjoy dinner with

You should say:

  •   Who you were with?

  •   When it was?

  •   What you ate?

And explain why you enjoyed it?

Bước 1: Descriptive/Definition Informative Speech

Bước 2: So today I’d like to talk about Serena, a good friend of mine who I really enjoy dining out with.

Bước 3: 

  •   Who you were with? : An old friend – big brown eyes- moved to Singapore

  •   When it was? 2 years ago – blow off some steam – less than two hours to travel by plane

  •   What you ate? A Noodle Story ( a 5-star restaurant) – Singaporean-flavoured ramen – top-notch flavour

Bước 4: Catch up with each other – exchanged our contacts – a wonderful companion

Bước 5: had such a blast – revisit her/Singapore

Nhóm câu hỏi tả hoạt động (Describe an Activity):

Ví dụ: Describe a time when you saw children behaved badly in public

You should say:

  • Where it was

  • What the children were doing

  • How others reacted to it

  • And explain how you felt about it

Bước 1: Demonstrative Informative Speech. 

Bước 2: I’ll tell you about the time when I almost yelled at a kid in public. It may sound harsh but what happened was really getting on my nerves.

Bước 3: Thay vì chỉ dựa vào câu hỏi gợi ý trong cue card, thí sinh sẽ trình bày câu trả lời theo trình tự thời gian.

  • When and where it was: 2 years ago – at a coffee shop – to study for an exam

  • What happened (theo trình tự thời gian)

  • A woman and her kid sitting next to me

  • The boy started playing video games -> screaming out of excitement

  • At first – endurable ->the mother remained indifferent -> ran out of patience

  • Complaint to the manager

Bước 4: irritated but tried to remain calm and changed my seat

Bước 5: stay home to study instead

Nhóm câu hỏi tả địa điểm/nơi chốn (Describe a Place)

Ví dụ: Describe a crowded place you have been to

You should say:

  •    When you went there?

  •    Who you went there with?

  •    Why did you go there?

And how you felt about it?

Bước 1: Descriptive Informative Speech. 

Bước 2:  I would like to talk about my recent trip to Ba Den pagoda, which was an experience that I always remember due to the massive amount of visitors.

Bước 3: 

  •    When you went there?: last year- during the Tet holiday – on the cable car- a sacred place

  •    Who you went there with? my family – people with flowers and candles everywhere

  •    Why did you go there? wish for good luck, well-being and happiness

Bước 4: successfully managed to find a way through the crowd – got close to the worshipping place

Bước 5: won’t do that again anytime soon.

Xem thêm: Ứng dụng trình tự thời gian vào triển khai IELTS Speaking Part 2

Nhóm câu hỏi tả sở thích, kĩ năng hay đồ vật ( Describe a skill/ something that…)

Ví dụ: Describe a skill that takes a long time to learn. 

  • What skill it is 

  • How and where you can learn it 

  • Why it takes a long time to learn 

And explain how is it beneficial for the future.

Bước 1: Explanatory Informative Speech. 

Bước 2: I’m going to tell you about a skill that takes a long time to learn, and that is playing a musical instrument, or more specifically, playing the piano.

Bước 3: Kết hợp với cue card, thí sinh sẽ đưa ra mô tả dễ hiểu cho kĩ năng hay sở thích mà mình chọn là gì hoặc chơi như thế nào, sao cho phù hợp với đề bài đưa ra.

  •    How can you learn it :

– Online learning courses/ tutoring lessons at home

– Learn basic music theories including chords, rhythm,…

– Locate the notes on the piano and how to play a specific chord

– Physically play those notes and chords, with rhythm

Bước 4: challenging at first – lose motivation easily -> practice makes perfect

Bước 5: positive effect on our emotions

Xem thêm: Phương pháp phối hợp chủ đề và lên ý tưởng cho IELTS Speaking Part 2

Tổng kết

Khi người học xác định được các dạng Informative Speech, cũng là bước đầu tiên trong phần ứng dụng, việc triển khai nội dung câu trả lời cũng trở nên dễ dàng hơn vì khi đó người học sẽ không bị lệ thuộc hoàn toàn vào câu hỏi gợi ý đến từ cue card mà có thể trả lời dựa vào tính chất của câu hỏi. Bên cạnh đó, ứng dụng trên còn giúp người học đảm bảo câu trả lời của mình mạch lạc và đáp ứng đầy đủ được yêu cầu đề bài.

Bùi Hoàng Phương Uyên

Người học cần làm quen với các thao tác và làm bài thi IELTS trên máy tính để giúp tự tin hơn trước ngày thi chính thức. Đăng ký tham gia thi thử IELTS trên máy tính tại ZIM có ngay kết quả.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu