Banner background

IELTS Writing Task 1 Dạng Maps so sánh hai đối tượng cùng thời điểm

Trong phần đầu tiên, tác giả sẽ phân tích cách làm dạng bài Maps về hai đối tượng ở cùng một mốc thời gian một cách chi tiết và đầy đủ.
ielts writing task 1 dang maps so sanh hai doi tuong cung thoi diem

Giới thiệu dạng bài

Khi nói về dạng bài Maps trong IELTS Writing Task 1, nhiều học viên không gặp vấn đề đối với các bài Maps về một địa điểm ở hai mốc thời gian nhưng gặp phải khó khăn khi viết một dạng bài Maps khác - đó là dạng bài Maps về hai đối tượng ở cùng một mốc thời gian. 

Ví dụ, so sánh hai văn phòng điển hình ở Mỹ và Nhật như đề bài dưới đây.

Trong phần đầu tiên, tác giả sẽ phân tích cách làm bài một cách chi tiết và đầy đủ. Trong phần thứ hai, bài viết sẽ tập trung phân tích các cấu trúc so sánh nên dùng cho dạng bài này.image-alt

Key Takeaways

Quy trình làm bài:

  • Bước 1. Đọc hiểu sơ bộ đề bài

  • Bước 2. Quan sát tổng quan

  • Bước 3. Phân tích chi tiết từng bản đồ

  • Bước 4. Xây dựng dàn ý

  • Bước 5. Viết bài dựa trên dàn ý

  • Bước 6. Xem xét lại và chỉnh sửa

Cách chia đoạn thân bài:

  • Cách 1: Chia đoạn theo bản đồ

  • Cách 2: Chia đoạn theo đặc điểm chính

  • Cách 3: Chia đoạn theo vị trí hoặc khu vực

Quy trình làm bài đề xuất

Phần đầu tiên, tác giả sẽ giới thiệu với người học một quy trình làm bài dễ áp dụng để có thể tối ưu hoá thời gian dành cho việc làm bài task 1 này một cách hiệu quả. 

Bước 1. Đọc hiểu sơ bộ đề bài:

  • Đọc hiểu câu đề

  • Xác định loại bản đồ (vd: văn phòng, phòng sinh viên, kế hoạch đề xuất).

  • Xác định rõ số lượng và loại bản đồ cần so sánh.

Bước 2. Quan sát tổng quan:

  • Các đặc điểm chung và khác biệt lớn nhất giữa chúng.

Bước 3. Phân tích chi tiết từng bản đồ:

  • Xác định và ghi chú các đặc điểm cụ thể.

  • Đánh dấu những sự khác biệt và giống nhau.

Bước 4. Xây dựng dàn ý:

  • Giới thiệu: Mô tả ngắn gọn về các bản đồ.

  • Nhận xét chung: Tóm tắt những thông tin quan trọng nhất.

  • Phần thân bài chính:

    • Mô tả và so sánh các đặc điểm nổi bật.

    • Đề cập đến sự khác biệt nếu có.

Bước 5. Viết bài dựa trên dàn ý:

  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và chính xác.

  • Sử dụng cấu trúc câu phù hợp để so sánh và mô tả.

Bước 6. Xem xét lại và chỉnh sửa:

  • Kiểm tra ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu.

  • Sử dụng từ vựng nâng cao khi phù hợp.

  • Tránh lặp lại cùng một cấu trúc câu quá nhiều lần.

  • Đảm bảo rằng bài viết dễ đọc, mạch lạc và không có lỗi chính tả.

Khi áp dụng framework các bước cụ thể như đề xuất phía trên này, người học sẽ có một cách tiếp cận hệ thống và hiệu quả cho việc phân tích và viết bài, từ đó góp phần cải thiện tốc độ và kết quả làm bài.

image-alt

Ví dụ minh hoạ

The plans below show a student room for two people and a student room for one person at an Australian university. Summarize the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

image-alt

Dưới đây là áp dụng sơ bộ các bước làm bài.

Bước 1: Đọc hiểu sơ bộ đề bài:

  • Đề bài yêu cầu mô tả và so sánh hai kiểu phòng sinh viên tại một trường đại học ở Australia.

Bước 2: Quan sát tổng quan:

  • Cả hai phòng đều có chiều dài 6 mét nhưng khác nhau về chiều rộng, phòng hai người có diện tích lớn hơn.

  • Phòng đơn có ít đồ đạc hơn và phòng cho hai người có thêm một giường và bàn học.

Bước 3: Phân tích chi tiết từng bản đồ:

  • Cả hai phòng đều có một cửa sổ.

  • Phòng dành cho hai người có hai giường, hai bàn làm việc và một phòng tắm; Phòng dành cho một người chỉ có một giường, một bàn làm việc và một phòng tắm.

  • Phòng dành cho hai người có một thêm số đồ dùng chung như bàn ghế, tủ, tủ sách

Bước 4: Xây dựng dàn ý:

  • Giới thiệu: Mô tả sơ lược về hai bản đồ.

  • Nhận xét chung: So sánh sự khác biệt chính giữa hai phòng.

  • Phần thân bài chính:

    • Mô tả chi tiết về phòng dành cho một người.

    • Mô tả chi tiết về phòng dành cho hai người và làm nổi bật các sự khác biệt giữa hai loại phòng.

Bước 5: Viết bài dựa trên dàn ý:

The presented diagrams provide an insightful look into the layouts of student rooms in an Australian university. One is tailored for a singular occupant, while the other is designed to accommodate a pair.

Overall,  both rooms, despite having similar dimensions, are uniquely designed to suit the requirements of their occupants. Whether a student values privacy or cherishes shared experiences, the Australian university in question seems to have options to fit all preferences.

Diving deeper into the room meant for a solo student, set at a rate of $200 per week, it appears to offer a haven of privacy and simplicity. Central to the room is a solitary bed, flanked by a singular study desk on one side. Adjacent to this academic space is a compact bathroom, ensuring all essential facilities are within arm's reach. A notable feature is the window, which is situated close to the desk, perhaps offering natural lighting ideal for study sessions.

Contrastingly, at $350 weekly, the room intended for two students exudes a vibe of shared camaraderie. It is intriguing to note that both rooms span an identical area of 6 metres in length. The shared bathroom and the side window are also reminiscent of the single room's, but what sets this room apart is the positioning of the furniture, ensuring that despite the shared space, each student has their own distinct area. This room comprises twin beds, each accompanied by its own individual study desk and there exists more shared furniture, namely the bookshelf, cupboard, table and chairs.

Bản dịch

Các sơ đồ được trình bày cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách bố trí các phòng sinh viên tại một trường đại học Úc. Một chiếc được thiết kế riêng cho một người, trong khi chiếc còn lại được thiết kế để chứa một cặp đôi.

Nhìn chung, cả hai phòng, mặc dù có kích thước tương tự nhau, nhưng đều được thiết kế độc đáo để phù hợp với yêu cầu của người ở. Cho dù sinh viên coi trọng sự riêng tư hay trân trọng những trải nghiệm được chia sẻ, trường đại học Úc đang được đề cập dường như đều có những lựa chọn phù hợp với mọi sở thích.

Đi sâu hơn vào căn phòng dành cho sinh viên một mình, với mức giá 200 đô la mỗi tuần, nó dường như mang đến một thiên đường cho sự riêng tư và đơn giản. Trung tâm căn phòng là một chiếc giường đơn, hai bên là một chiếc bàn học đơn độc ở một bên. Liền kề với không gian học tập này là phòng tắm nhỏ gọn, đảm bảo mọi tiện nghi thiết yếu đều nằm trong tầm tay. Một đặc điểm đáng chú ý là cửa sổ nằm gần bàn làm việc, có lẽ cung cấp ánh sáng tự nhiên lý tưởng cho các buổi học tập.

Ngược lại, với mức giá 350 USD/tuần, căn phòng dành cho hai sinh viên lại toát lên bầu không khí của tình bạn thân thiết. Điều thú vị cần lưu ý là cả hai phòng đều trải rộng trên một diện tích giống hệt nhau có chiều dài 6 mét. Phòng tắm chung và cửa sổ bên hông cũng gợi nhớ đến phòng đơn, nhưng điều làm nên sự khác biệt của căn phòng này là cách sắp xếp đồ đạc, đảm bảo rằng mặc dù có không gian chung nhưng mỗi học sinh đều có khu vực riêng biệt. Phòng này có 2 giường đơn, mỗi giường có bàn học riêng và có nhiều đồ dùng chung hơn như giá sách, tủ, bàn ghế.

Bước 6: Xem xét lại và chỉnh sửa:

  • Kiểm tra ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu.

  • Sử dụng từ vựng nâng cao khi phù hợp.

  • Tránh lặp lại cùng một cấu trúc câu quá nhiều lần.

  • Đảm bảo rằng bài viết dễ đọc, mạch lạc và không có lỗi chính tả.

Xem thêm:

Cấu trúc một bài viết 

Trong dạng bài này, cấu trúc bài viết vẫn tương tự như các bài IELTS Task 1 khác, bao gồm 3 phần chính như đã đề cập:

  1. Giới thiệu

  2. Nhận xét chung

  3. Thân bài

Phần nhận xét chung có thể đặt chung vào đoạn giới thiệu, đặt ngay sau đoạn giới thiệu hoặc đặt ở cuối bài viết sau khi viết xong thân bài.

Phần thân bài thường được viết trong 2 đoạn, mỗi đoạn xoay quanh một ý chính. Người viết cần chia phần nội dung của thành hai đoạn thân bài và có một số cách chia đoạn khác nhau mà người học có thể sử dụng.

Cách chia đoạn thân bài

Cách 1: Chia đoạn theo bản đồ

Cách chia đoạn này tương đối đơn giản, người học dành mỗi đoạn thân bài cho mỗi bản đồ. Trong đoạn thân bài thứ hai, người viết sẽ dùng các cấu trúc thể hiện sự tương phản để làm rõ sự khác biệt. 

Bài mẫu nêu trên chính là ví dụ để minh hoạ cách chia đoạn này.

Cách 2: Chia đoạn theo đặc điểm chính

Trong cách chia đoạn này, người học không tách rời hai bản đồ mà viết đề cập đến cả hai trong mỗi đoạn thân bài. Cách viết này sẽ đề cao sự so sánh, và tương đối thích hợp với yêu cầu của một bài IELTS Writing Task 1. 

Để chia đoạn theo cách này, người học dựa vào bản đồ và nắm được các khía cạnh mà hai bản đồ khác nhau. Ví dụ, cũng trong đề bài về hai phòng cho sinh viên nói trên, có thể thấy được sự khác nhau nằm ở ba khía cạnh: kích cỡ, chi phí và nội thất.  Từ đó, có thể rút ra được một dàn ý khả thi như sau 

  • Phần giới thiệu

  • Nhận xét chung

  • Đoạn thân bài 1 - Kích thước và chi phí

  • Đoạn thân bài 2 - Trang thiết bị và nội thất

Trong cách viết này, mỗi đoạn thân bài cần làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa hai bản đồ trên khía cạnh được đề cập. 

Dưới đây là bài mẫu tham khảo cho cách chia đoạn này.

The provided diagrams illustrate two types of student accommodations at an Australian university: one catering to a single individual and the other designed for a pair.

Upon initial observation, there are noticeable variations between the two rooms in terms of space allocation, price, and furnishings.

The two most prominent differences between the two rooms are their size and cost. The room intended for one person spans 6 meters in both length and width and is priced at $200 per week. Conversely, the double occupancy room, while maintaining a similar length, extends an additional 4 meters in width and comes at a higher weekly cost of $350.

In terms of furnishings, the single room is equipped with one bed, a study desk, and a bookshelf. On the other hand, the room for two not only doubles the beds and desks but also incorporates an additional microwave. Nevertheless, both rooms share common amenities like a television, sink, and a dining setup.

Cách 3: Chia đoạn theo vị trí hoặc khu vực

Trong một số đề bài, người học sẽ có thể chia đoạn thân bài theo vị trí hoặc khu vực, ví dụ đoạn thân bài 1 viết về phía đông và đoạn 2 cho phía tây, hoặc phân chia theo nam bắc. Tuy nhiên, đối với đề bài một số đề bài thì cách chia đoạn này không thực sự khả thi. 

Thử áp dụng cách chia đoạn này cho đề bài nói trên, ta có một dàn ý khác như sau:

  • Đoạn 1: Giới thiệu

  • Đoạn 2: Nhận xét chung, nêu lên các sự khác biệt chính

  • Đoạn 3: Đoạn chi tiết 1: so sánh hai bản đồ về các đặc điểm ở phía tây

  • Đoạn 4: Đoạn chi tiết 2: so sánh hai bản đồ về các đặc điểm ở phía đông

Dưới đây là bài mẫu tham khảo cho cách chia đoạn trên.

The diagrams depict two different layouts for student accommodations in an Australian university, one designed for a single student and the other for two occupants.

It is evident that there are distinct contrasts between the layouts in terms of space utilization, the number of amenities, and orientation towards the western and eastern sections of the rooms.

In the western section of both rooms, we observe the presence of a bathroom in both maps. Similarly, the dining set up can also be found in this section of the two rooms although with sightly different arrangements. However, a table and some chairs are present in the double-occupancy room, whereas the single-occupancy room's bathroom does not. 

Moving to the eastern section, the room for a single individual consists of a bed, a study desk, and a TV positioned next to the eastern wall. Such a set-up can also be found in the room for two. However, in this room, the second study desk and bed are placed in the southeast corner, separated from those of the first student by a couple of cupboards. It is also noticeable that there is not a TV, which is present in the room for individual students and has a near-central position.

Dịch:

Các sơ đồ mô tả hai cách bố trí khác nhau về chỗ ở cho sinh viên tại một trường đại học ở Úc, một cách được thiết kế cho một sinh viên và một cho hai người ở.

Rõ ràng là có sự tương phản rõ rệt giữa cách bố trí về mặt sử dụng không gian, số lượng tiện nghi và hướng về phía Tây và phía Đông của các phòng.

Ở phần phía tây của cả hai căn phòng, chúng tôi quan sát thấy sự hiện diện của phòng tắm trên cả hai bản đồ. Tương tự, cách bố trí phòng ăn cũng có thể được tìm thấy ở phần này của hai phòng mặc dù cách sắp xếp trông có vẻ khác nhau. Tuy nhiên, phòng đôi có một cái bàn và một số ghế, trong khi phòng tắm của phòng một người thì không.

Di chuyển sang phần phía đông, phòng dành cho một người bao gồm một chiếc giường, một bàn học và một chiếc TV được đặt cạnh bức tường phía đông. Thiết lập như vậy cũng có thể được tìm thấy trong phòng dành cho hai người. Tuy nhiên, trong căn phòng này, bàn học và giường thứ hai được đặt ở góc Đông Nam, ngăn cách với giường của học sinh thứ nhất bằng một vài chiếc tủ. Điều đáng chú ý là không có TV, được đặt trong phòng dành cho từng học sinh và có vị trí gần trung tâm.

Tuy nhiên, cách chia đoạn này cũng gặp một số vấn đề khi không có vị trí phù hợp để đề cập đến kích cỡ và chi phí, nên do đó sẽ cần thêm một đoạn thân bài nữa đề cập đến nội dung này.

image-alt

Cách viết các phần

Trong phần này, tác giả sẽ giới thiệu ngắn gọn cách viết các phần của một bài task 1 dạng maps so sánh. 

Cách viết mở bài

Trong mở bài, người học đề cập đến nội dung được cho ở đề bài bằng ngôn ngữ riêng của mình. Có hai cách để viết mở bài. Cách đầu tiên là dựa vào bước phân tích đề đã nói ở quy trình làm bài, người học viết lại nội dung mà hai bản đồ đang cố gắng so sánh.

Các cấu trúc có thể dùng để viết mở bài bao gồm: 

  • The provided layouts/maps compare two Ns

  • The provided layouts/maps highlight the differences between two Ns/ between A & B

Ví dụ:

  • The provided layouts compare two student rooms for student in a specific Australian university.

  • The provided layouts highlight the differences between a student room for one student and another one for two students in a specific Australian university.

Cách thứ hai đơn giản là người học paraphrase lại nội dung được cho ở đề bài. Người học thay đổi cấu trúc câu và sử dụng các từ đồng nghĩa để paraphrase lại đề bài để có được đoạn giới thiệu mới.

Ví dụ: The plans below show a student room for two people and a student room for one person at an Australian university. 

Các bước paraphrase có thể thực hiện:

  • Thay đổi cấu trúc: Chủ động → Bị động

  • Từ đồng nghĩa: two people = two students; for one person = single-occupancy room; an Australian university = a university in Australia

Câu sau khi paraphase:

  • The diagrams presented illustrate a two-person student room as well as a single-occupancy student room at a university in Australia.

  • The provided layouts depict both a shared student room for two and a room meant for an individual student at a university in Australia.

  • The given layouts compare rooms at an Australian university, one designed for two students and another for a solitary student.

Cách viết nhận xét chung

Đoạn nhận xét chung (Overview) thường có nhiệm vụ làm nổi bật đặc điểm khác biệt của hai bản đồ này. Do đó, người học dựa vào thông tin đã tìm ra ở bước 2 ở quy trình làm bài để viết ra overview.

Trong đoạn nhận xét chung, hãy làm rõ giữa hai bản đồ có nhiều hay ít khác biệt? điểm khác biệt lớn nhất của hai bản đồ là gì, có đặc điểm gì giống nhau hay không? khu vực nào giống nhau và khu vực nào khác nhau? Khía cạnh nào giống nhau và khía cạnh nào khác nhau?

Tuỳ thuộc vào từng biểu đồ và cách chia đoạn mà người viết muốn dùng, người viết lựa chọn thông tin quan trọng để đề cập vào trong overview. Dưới đây là một số đoạn overview có thể khả thi đối với đề bài trên: 

  • Nhấn mạnh sự khác biệt và điểm giống nhau:

"Overall, comparing the two maps, several distinctions stand out between the student rooms. The most prominent difference lies in the arrangement and number of beds, indicating the room capacity. However, both rooms appear to share similarities in terms of some furnishings."

  • Chú trọng vào khía cạnh giống và khác:

"Upon closely examining the plans, it's evident that while both depict student accommodations, their internal configurations vary significantly. Notably, the bed placements and study areas are distinctly different. However, there are commonalities in terms of room dimensions and the placement of certain amenities, especially towards the western region of the rooms."

  • Kết hợp thông tin về khu vực và khía cạnh:

A side-by-side observation of the two student room maps reveals a mix of similarities and contrasts. While both rooms are designed to cater to students with a fairly consistent western section, housing bathrooms, the eastern section tells a different story. The most striking variance is seen in the sleeping and study arrangements, reflecting the different capacities they are meant for.

Cách viết thân bài

Mỗi đoạn thân bài cần thể hiện rõ cách chia đoạn được chọn và nội dung mà người học muốn nhấn mạnh hoặc làm nổi bật. Người học sắp xếp các ý trong từng đoạn thân bài theo một trình tự hợp lý, có thể từ phía đông sang tây, hoặc từ cửa vào, hoặc theo từng nhóm đặc điểm chung.

Các cấu trúc hay cho dạng bài này sẽ được đề cập một cách chi tiết hơn trong một bài viết khác.

Luyện tập

Áp dụng quy trình làm bài và cách chia đoạn đã học, người học cung cấp câu trả lời hoàn chỉnh cho đề bài sau.

The diagrams illustrate the layouts of a typical Japanese office and an American office.

image-alt

Đáp án tham khảo

Bước 1. Đọc hiểu sơ bộ đề bài:

  • Câu đề: The diagrams illustrate the layouts of a typical Japanese office and an American office.

  • Loại bản đồ: Layouts của văn phòng

  • Số lượng và loại bản đồ: 2 bản đồ cần so sánh: Một bản đồ văn phòng Nhật Bản và một bản đồ văn phòng Mỹ.

Bước 2. Quan sát tổng quan:

  • Đặc điểm chung: Cả hai bản đồ đều hiển thị sắp xếp của các vai trò quản lý và tiện nghi.

  • Khác biệt lớn nhất: Sự sắp xếp và vị trí của các vai trò quản lý và tiện nghi.

Bước 3. Phân tích chi tiết từng bản đồ:

  • Bản đồ Nhật Bản: Có một Department Manager ở gần cửa sổ và ba Section Manager ở trung tâm.

  • Bản đồ Mỹ: Bố trí tiện nghi như máy in, kho lưu trữ và hai phòng họp. Các vai trò quản lý được phân bố ở hai bên của bản đồ.

Bước 4. Xây dựng dàn ý:

  • Giới thiệu: Mô tả hai bản đồ về văn phòng ở Nhật Bản và Mỹ.

  • Nhận xét chung: Sự khác biệt trong cách bố trí và sắp xếp giữa hai văn phòng.

  • Phần thân bài chính:

    • Mô tả văn phòng Nhật Bản

    • Mô tả văn phòng Mỹ

Bước 5. Viết bài dựa trên dàn ý

Bài mẫu tham khảo xem phía dưới

Bước 6. Xem xét lại và chỉnh sửa:

  • Kiểm tra ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu.

  • Sử dụng từ vựng nâng cao khi phù hợp.

  • Tránh lặp lại cùng một cấu trúc câu quá nhiều lần.

  • Đảm bảo rằng bài viết dễ đọc, mạch lạc và không có lỗi chính tả.

Bài mẫu tham khảo

The provided diagrams depict the layouts of a typical Japanese office and a standard American office. Overall, the two office layouts emphasize the spatial positioning of managerial roles and amenities. Both offices demonstrate a clear emphasis on managerial roles, but their arrangements diverge considerably.

The Japanese office showcases a clear hierarchical structure, placing the Department Manager near the windows while the Section Managers are centrally aligned. This arrangement reflects the significance of hierarchy in Japanese workplace culture. In terms of clerk tables, all of them are in a central position and are put under their section manager’s table.

In contrast, the American office portrays a more distributed approach. While managerial roles are also essential, they are scattered across the layout. The presence of facilities such as a printer, copier, storage, and two separate conference rooms, positioned around the managerial spaces, implies an emphasis on accessibility and functionality. With clerk tables occupying all the central positions, the American layout suggests a more collaborative and open office environment compared to its Japanese counterpart.

Bản dịch

Các sơ đồ được cung cấp mô tả cách bố trí của một văn phòng Nhật Bản điển hình và một văn phòng tiêu chuẩn của Mỹ. Nhìn chung, hai cách bố trí văn phòng nhấn mạnh đến việc định vị không gian của vai trò quản lý và tiện nghi. Cả hai văn phòng đều thể hiện sự nhấn mạnh rõ ràng vào vai trò quản lý, nhưng sự sắp xếp của họ có sự khác biệt đáng kể.

Văn phòng Nhật Bản thể hiện một cơ cấu phân cấp rõ ràng, đặt Giám đốc Bộ phận gần cửa sổ trong khi các Giám đốc Bộ phận được sắp xếp tập trung. Sự sắp xếp này phản ánh tầm quan trọng của hệ thống cấp bậc trong văn hóa nơi làm việc của người Nhật. Đối với các bàn thư ký, tất cả đều ở vị trí trung tâm và được đặt dưới bàn quản lý bộ phận của mình.

Ngược lại, văn phòng Mỹ lại thể hiện một cách tiếp cận phân tán hơn. Mặc dù vai trò quản lý cũng rất cần thiết nhưng chúng nằm rải rác trong bố cục. Sự hiện diện của các cơ sở vật chất như máy in, máy photocopy, kho lưu trữ và hai phòng hội nghị riêng biệt, được bố trí xung quanh các không gian quản lý, nhấn mạnh vào khả năng tiếp cận và chức năng. Với các bàn thư ký chiếm toàn bộ vị trí trung tâm, cách bố trí kiểu Mỹ gợi ý một môi trường văn phòng cởi mở và hợp tác hơn so với đối tác Nhật Bản.

Tổng kết

Bài viết đã đề cập đến một dạng bài bản đồ trong đó đề bài tập trung so sánh hai đối tượng trong cùng thời điểm. Hy vọng người học có thể làm quen với dạng bài này và có thể xử lý bài này một cách tốt hơn.

Cải thiện IELTS Writing Task 1 hiệu quả với:


Works Cited

Brook-Hart, Guy, and Vanessa Jakeman. Complete IELTS Bands 5-6.5 Student's Book with Answers with CD-ROM. Cambridge UP, 2012.

Dimond-Bayir, Stephanie. Writing for IELTS with Answer Key: 6.0-7.5. 2014.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...