Banner background

Hoạt động đọc hợp tác cho người hướng ngoại trong luyện đọc tiếng Anh

Kỹ năng đọc là kỹ năng cần sự tập trung cao, đặc biệt trong bài thi IELTS. Với người đọc hướng ngoại, việc luyện tập Reading có thể gây khó khăn do kỹ năng này cần sự tập trung và đọc hiểu cao. Bài viết giới thiệu một phương pháp học thúc đẩy tinh thần học, tăng sự tập trung và hiệu quả cho kỹ năng Đọc hiểu.
hoat dong doc hop tac cho nguoi huong ngoai trong luyen doc tieng anh

Key takeaways

  • Định nghĩa người hướng ngoại, đọc hiểu, và phương pháp học hợp tác.

  • Sự khác biệt giữa người học hướng ngoại và hướng nội trong việc học tiếng Anh: Người hướng ngoại kỹ năng đọc kém hơn người hướng nội, ưa thích các hoạt động học với người khác.

  • Hiệu quả của việc đọc hợp tác: giúp người học được chia sẻ ý kiến, tập trung vào bài đọc và có tinh thần hơn khi đọc. Ngoài ra, theo các nghiên cứu, kết quả của nhóm học sinh với hoạt động đọc hợp tác có kết quả cao hơn.

  • Hoạt động đọc cho người mới bắt đầu: Đoán nội dung, Đóng vai.

  • Hoạt động đọc cho người trình độ trung cấp: 20 câu hỏi, Mốc thời gian.

  • Hoạt động đọc cho người trình độ nâng cao: Ghép câu và tóm tắt, Mảnh ghép câu chuyện.

Định nghĩa

Theo từ điển Cambridge, người hướng ngoại (extrovert) là “một người rất tự tin và thích ở cùng người khác”. Theo Fitri Mauliddiyah Hayati (2021), “Tính cách hướng ngoại cũng không thích những hoạt động đòi hỏi sự tập trung và chính xác cao” (tr.362)

Theo Klingner (2007), đọc hiểu là “quá trình xây dựng ý nghĩa bằng cách phối hợp một số quy trình phức tạp bao gồm đọc từ, kiến ​​thức thế giới và sự trôi chảy."

Theo The Education Endowment Foundation (EEF), “Phương pháp học tập hợp tác yêu cầu người học cùng nhau thực hiện các hoạt động hoặc nhiệm vụ học tập trong một nhóm đủ nhỏ để đảm bảo rằng mọi người đều tham gia. Mỗi người trong nhóm có thể làm những nhiệm vụ riêng biệt để tạo nên kết quả chung hoặc cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ”.

Sự khác biệt giữa người học hướng ngoại và hướng nội trong việc học Tiếng Anh

Trong việc học tiếng Anh, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người hướng nội giỏi một số kỹ năng. Học sinh càng hướng nội thì khả năng đọc hiểu càng tốt (Husain và Ibrahim, 2019)

Theo kết quả nghiên cứu của Fitri Mauliddiyah Hayati (2021), “Mặt khác, những học sinh hướng ngoại lại yếu hơn ở kỹ năng đọc. Những học sinh hướng ngoại trong bài kiểm tra đọc chỉ làm được 2 trong 5 câu hỏi. Họ có thể giải thích tóm tắt chung của câu chuyện và bối cảnh của câu chuyện. Tuy nhiên, đối với những câu hỏi chi tiết hơn về câu chuyện, họ hiểu ít hơn.” (tr.358)

Theo nhận định của Fitri Mauliddiyah Hayati (2021), “Những học sinh hướng ngoại lại rất giỏi trong làm việc với những người khác. Họ tích cực trong các cuộc thảo luận nhóm. Họ thích đám đông và tương tác với nhiều người.” (tr.363).

Theo Aisyatul Vidyah Qori’ah và cộng sự (2019), phương pháp học của những sinh viên hướng ngoại là họ sẽ phù hợp với học tập hợp tác, trong khi sinh viên hướng nội sẽ thích giải quyết với việc học tập mang tính cá nhân và cạnh tranh lẫn nhau mà không liên quan đến làm việc với nhiều người.

Hiệu quả của hoạt động đọc hợp tác

Với sự phù hợp với phương pháp học hợp tác của người hướng ngoại

Theo nhận định của Fitri Mauliddiyah Hayati (2021), “Những học sinh hướng ngoại lại rất giỏi trong làm việc với những người khác. Họ tích cực trong các cuộc thảo luận nhóm. Họ thích đám đông và tương tác với nhiều người.” (tr.363). Do vậy, việc hợp tác trong kỹ năng đọc phù hợp với xu hướng học tập của người hướng ngoại, phát huy sở trường của người học và đáp ứng nhu cầu học tập.

Việc hợp tác trong kỹ năng đọc cho thấy sự hiệu quả đối với người hướng ngoại. Theo nghiên cứu của Ornprapat Suwantharathip (2015), “Học tập hợp tác cho phép họ thấy được sự hữu ích chia sẻ ý kiến, giúp hoàn thành nhiệm vụ chính xác và hiệu quả hơn.”(tr.93).

Với sự phức tạp và tính tập trung của kỹ năng đọc

Zakaria (2009) nhận thấy rằng trong hoạt động đọc, khả năng đọc của người học được cải thiện đáng kể nhờ việc sử dụng phương pháp cộng tác. Việc hợp tác và chia sẻ ý kiến giúp chia nhỏ độ khó của bài đọc hiểu, giảm áp lực của người học khi làm bài tập cũng như tăng tỷ lệ chính xác của bài làm.

Larsen-freeman (2014) xác nhận rằng việc hợp tác trong học tập là một phương pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động học tập theo nhóm nhỏ để thúc đẩy kỹ năng xã hội của người học, tăng cường động lực của người học và phát huy trách nhiệm của người học đối với việc học của mình. Việc hoạt động theo nhóm trong kỹ năng đọc giúp người học có thêm động lực học tập và đảm bảo sự kỷ luật khi luyện tập do có người đồng hành.

Theo các nghiên cứu và nhận định trên, việc đọc hợp tác là một hoạt động vô cùng hiệu quả dành cho người học, đặc biệt là người đọc hướng ngoại trong quá trình luyện đọc tiếng Anh. Dưới đây là một số hoạt động hợp tác gợi ý cho luyện đọc.

Một số hoạt động đọc hợp tác

Hoạt động đọc hợp tác cho người mới bắt đầu

Đoán nội dung

  • Trước hoạt động:

    Dụng cụ cần chuẩn bị: một tấm bảng hoặc một tờ giấy.

    Hoạt động thích hợp cho những câu chuyện có mạch truyện nối tiếp. Hoạt động có thể điều chỉnh độ khó dựa trên mức độ phức tạp của bài đọc hoặc câu chuyện.

  • Trong hoạt động:

    Quản trò (có thể là giáo viên) sẽ chia chuyện thành nhiều phần. Sau đó, đọc phần đầu tiên của văn bản. Nhiệm vụ của người tham gia là cùng nhau đoán nội dung tiếp theo của văn bản. Quản trò ghi lại các ý kiến của từng người.

    Ví dụ: “Lily loved her cat, Muffin. Every morning, she woke up early to feed Muffin. One day, Muffin went missing. Lily looked everywhere in the house but couldn't find her. She asked her mom, who suggested checking the garden. Lily ran outside and saw Muffin stuck in a tree.” What happened next?

    • She climbed the tree to save Muffin.

    • She asked for help.

Đoán nội dung

Tiếp theo, quản trò tiếp tục phần sau của chuyện. Người nào có dự đoán gần nhất với phần đó sẽ ghi 1 điểm. Tiếp tục cho đến hết trò chơi, người ghi được điểm cao nhất là người chiến thắng.

  • Sau hoạt động:

    Tất cả những người tham gia cùng đọc lại văn bản hoàn chỉnh

Đóng vai

  • Trước hoạt động:

Hoạt động này thích hợp với những văn bản mang tính tường thuật. Người tham gia sẽ tự đọc trước văn bản.

  • Trong hoạt động:

Sau khi tự đọc văn bản để nắm được từ vựng và nội dung, mỗi thành viên phải tự phân công và đóng vai để luyện tập cuộc hội thoại. Để có thể tăng tính hiệu quả, người học có thể tự sáng tạo đoạn hội thoại dựa trên bài hội thoại gốc.

  • Sau hoạt động:

Những người tham gia sẽ cùng nhau xem lại các từ vựng mới, ghi lại từ mới và kết thúc hoạt động đọc.

Đóng vai

Hoạt động đọc hợp tác cho người trình độ trung cấp

20 câu hỏi

  • Trước hoạt động:

Hoạt động này có thể được áp dụng cho bất kỳ loại văn bản nào. Các thành viên sẽ đọc trước văn bản một lượt.

  • Trong hoạt động:

Sau khi đọc văn bản, thành viên trong nhóm lần lượt hỏi người học cùng những câu hỏi liên quan đến văn bản. Một người quản trò (có thể là giáo viên) sẽ ghi lại các câu hỏi cho đến khi được 20 câu.

Loại trò chơi này có thể áp dụng trong việc luyện tập IELTS Reading, khi người học cần đọc hiểu văn bản. Một số loại câu hỏi có thể áp dụng đó là : Dạng câu hỏi trả lời ngắn (Short answer question), Dạng câu hỏi Đúng hay Sai, Dạng câu hỏi điền từ.

Ví dụ đưa ra với dạng câu hỏi trả lời ngắn:

Văn bản: “Animal rights emphasize the importance of treating animals ethically and refraining from exploiting them for human purposes. Advocates argue that animals, as sentient beings capable of experiencing pain and pleasure, should be protected from practices such as factory farming, animal testing, and entertainment industries that cause them harm. They believe that animals deserve legal protection to ensure their humane treatment. Critics, however, worry that granting rights to animals might conflict with human interests and hinder economic development. This debate prompts a re-evaluation of how humans interact with other species and the moral responsibilities we hold towards them.”

Câu hỏi:

What is the main emphasis of animal rights? →The importance of treating animals ethically.

Which practices do animal rights proponents want to stop? → Factory farming, animal testing, and entertainment industries.

  • Sau hoạt động:

Người học làm các bài tập liên quan đến bài đọc. Đồng thời, ghi lại các từ vựng mới trong bài đọc.

Xem thêm: Cách học từ vựng thông qua bài đọc IELTS Reading

Mốc thời gian

  • Trước hoạt động:

Dụng cụ cần chuẩn bị: bảng trắng, hoặc giấy để viết.

Hoạt động này có thể áp dụng trong các văn bản đọc có yếu tố thời gian.

  • Trong hoạt động:

Người học trong nhóm sẽ cùng nhau thực hiện vẽ sơ đồ thời gian các sự kiện xảy ra theo thứ tự được nêu trong bài đọc.

Hoạt động này có thể áp dụng trong bài IELTS Reading.

Ví dụ với bài đọc sau:

“The evolution of animal rights has progressed significantly over the past century. In the early 20th century, the first laws addressing animal welfare were introduced, focusing primarily on preventing cruelty. By the 1960s, the rise of the animal rights movement began, emphasizing the ethical treatment of all animals. The 1980s saw the establishment of influential organizations like PETA, which brought widespread attention to the cause. In the early 2000s, numerous countries implemented stricter regulations on animal testing and factory farming. Nowadays, the debate continues to evolve, with growing support for recognizing animals' intrinsic value and expanding their legal protections.”

Với hoạt động nêu trên, người học có thể làm nhóm để đưa ra được minh họa mốc thời gian như sau:

Mốc thời gian

  • Sau hoạt động:

Người đọc cùng nhau làm các bài tập liên quan đến văn bản. Ghi lại từ vựng mới.

Hoạt động đọc hợp tác cho người trình độ nâng cao

Ghép câu và tóm tắt

  • Trước hoạt động:

Dụng cụ cần chuẩn bị: giấy viết, kéo cắt giấy.

Đối với hoạt động này, cần chia văn bản thành nhiều đoạn nhỏ. Sau đó, viết phần tóm tắt hoặc kết luận của từng đoạn văn trên một mảnh giấy và cắt chúng ra thành từng từ và xáo trộn lên (không xáo trộn giữa các câu, mà chỉ xáo các từ trong một câu ban đầu.)

  • Trong hoạt động:

Sau đó, sau khi đọc văn bản, người học sẽ ghép các mảnh giấy chứa từ đơn lẻ sao cho thành một câu hoàn chỉnh. Sau khi có được câu hoàn chỉnh, nhiệm vụ tiếp theo sẽ là làm việc nhóm để ghép câu tóm tắt hoặc câu kết luận với đoạn văn tương ứng trong văn bản.

Ví dụ: “Protecting the environment is crucial for ensuring the health and sustainability of our planet. One of the most effective ways to do this is by reducing our carbon footprint through lifestyle changes such as using public transportation, recycling, and supporting renewable energy sources. Governments and corporations also play a significant role by enforcing regulations that limit pollution and investing in green technologies. Additionally, raising awareness about environmental issues and educating the public on conservation practices can lead to more collective action. By making conscious choices and advocating for stronger environmental policies, we can significantly mitigate the impacts of climate change.”

Các mảnh giấy được giao: advocating/ policies/ are/ to/ essential/ our/ planet/ environmental/ protect/ for/ and/ footprint/ carbon/ reducing.

Reducing our carbon footprint and advocating for environmental policies are essential to protect our planet.

Ghép câu và tóm tắt

  • Sau hoạt động:

Người học đọc lại bài văn hoàn chỉnh. Ghi lại từ vựng mới.

Mảnh ghép câu chuyện

  • Trước hoạt động:

Chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ sẽ chịu trách nhiệm đọc một phần của văn bản và trả lời các câu hỏi đọc hiểu liên quan đến phần được giao.

  • Trong hoạt động:

Khi tất cả các nhóm đã hoàn thành đọc hiểu và trả lời các câu hỏi, chia lại nhóm lớn thành các nhóm nhỏ mới. Cụ thể, mỗi nhóm mới sẽ có một người từ một nhóm văn bản ban đầu. Mỗi nhóm mới sẽ có nhiệm vụ lắp ghép toàn bộ văn bản đọc.

Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ phần văn bản họ được đọc và đáp án phần đọc của họ.

  • Sau hoạt động:

Khi kết thúc hoạt động, các thành viên sẽ nhóm theo cặp và hỏi nhau các câu hỏi mà họ được học. Ghi lại từ vựng mới trong bài.

Xem thêm:

Tổng kết

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động học hợp tác tăng hiệu quả và kết quả học tập của người hướng ngoại, điều này đúng với kỹ năng Đọc. Với mục tiêu nâng cao sự tập trung và hiệu quả với kỹ năng này, bài viết đã đề xuất một số hoạt động cho từng trình độ người học hướng ngoại. Với một số hoạt động này, hy vọng sẽ giúp người học tiến bộ hơn trên hành trình chinh phục tiếng Anh.


Tài liệu tham khảo

  • Fitri Mauliddiyah Hayati (2021), A Study on the Distinction Between Extrovert and

    Introvert in Learning English

  • Subaikhah (2019), IOSR Journal of Research & Method in Education, Volume 9, Jigsaw Technique to Enhance Students’ Reading Comprehension

    Ability on Extrovert and Introvert Students

  • The Education Endowment Foundation (EEF), Collaborative learning approaches

  • Husain, Balqis, and Ibrahim Ibrahim, 2019, “Perbedaan Prestasi Belajar Bahasa

    Inggris Siswa Ditinjau Dari Tipe Kepribadian Introvert Dan Extrovert.”

  • Ammang Latifa (2021), Collaborative Learning as A Strategy to Improve the English Reading

    Comprehension of Indonesian Learners in The Agribusiness Department at

    Muhammadiyah University of Parepare

  • Diane Larsen-Freeman (2014), An Introduction to Second Language Acquisition Research

  • Zakaria, Ahmad. (2009), Improving Students Reading Skill in Teaching and Learning

    activities. Yogyakarta: UniversitasNegeri Yogyakarta.

  • Krzl Light Nuñes (2023), 12 Fun ESL Reading Comprehension Activities for All Levels!

  • Aisyatul Vidyah Qori’ah, Cucu Sutarsyah, Feni Munifatullah (2019), Reading comprehension achievements of extrovert and

    introvert students taught through Jigsaw and SQ4R

  • Klingner, J. K., Vaughn, S., & Boardman, A. (2007). Teaching Reading Comprehension to Students with Learning Difficulties. New York, NY: The Guilford Press.

  • Ornprapat Suwantharathip (2015), Implementing Reading Strategies Based on Collaborative Learning Approach in an English Class.

Tác giả: Nguyễn Hải Anh

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...