Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2 – Study & Work, Phần 3 Describe a subject you used to dislike but now have interest in

Tiếp nối chủ đề Study & Work, bài viết cung cấp cho bạn đọc từ vựng và dàn bài chi tiết cho câu hỏi Describe a subject you used to dislike but now have interest in trong IELTS Speaking Part 2.
author
ZIM Academy
25/12/2020
hoc tu vung theo chu de tu bai mau ielts speaking part 2 study work phan 3 describe a subject you used to dislike but now have interest in

Cách sử dụng bài viết 

Để đảm bảo trọng tâm, bài viết chủ yếu chỉ cung cấp nghĩa và cách dùng trong một số ngữ cảnh nổi bật của những từ vựng/cách diễn đạt được sử dụng trong câu chuyện mẫu Describe a subject you used to dislike but now have interest in IELTS Speaking Part 2. Người đọc có thể tham khảo thêm những nguồn tài liệu uy tín (ví dụ dictionary.cambridge.org) nếu muốn hiểu thêm về cách phát âm cũng nhưng những ứng dụng khác của các từ vựng/cách diễn đạt đó.

Độ dài của các câu chuyện luôn dài hơn đáng kể so với một bài nói IELTS Speaking Part 2 thông thường. Đây là chủ đích của người viết nhằm tạo ra một nguồn học từ vựng/ý tưởng đa dạng, có thể vận dụng cho nhiều đề bài IELTS Speaking Part 2 cũng như nhiều đối tượng người học.

Lưu ý: Nội dung bài viết dựa hoàn toàn theo trải nghiệm cá nhân. Người đọc hoàn toàn có thể dựa vào những ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp ở đây để xây dựng câu chuyện cho chính mình theo những hướng đi được gợi ý ở mục Gợi ý về các hướng triển khai câu chuyện khác.

Dàn ý tiếng Việt Describe a subject you used to dislike but now have interest in

Trước tiên, người đọc nên tập trung vào những câu hỏi gợi ý trong đề bài để hiểu rõ những điều mình cần làm:

Describe a subject you used to dislike but now have interest in.

You should say

  1. What it is

  2. Why you disliked it

  3. Why you have interest in it

And how you feel about this subject.

Trước khi viết một câu chuyện IELTS Speaking Part 2 đầy đủ, người viết sẽ mô phỏng quá trình brainstorm mà bản thân đã áp dụng bằng phương pháp chêm từ. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn đọc có thể tham khảo cuốn Understanding Vocab for Speaking được bán trực tiếp tại zim.vn/sach. Sau đây là dàn ý tiếng Việt đi kèm các keywords tiếng Anh được người viết soạn theo sườn bài gợi ý ở đề bài:

What it is

“Tôi muốn nói về Văn – môn học tôi từng thấy tedious, nhưng sau đó lại developed a much keener interest in. Thành thật mà nói, Văn chưa bao giờ là điểm yếu của tôi hồi đi học vì tôi được điểm khá cao so với các bạn cùng lớp. Thậm chí tôi còn từng coi môn này là một pastime. Tôi và ông ngoại từng dành cả buổi chiều thứ 7 bàn luận về một literary work, và thậm chí còn composing our own adaptations. Vậy nên in retrospect, tôi nghĩ rằng mình had nothing against Văn. Cái sự resentment của tôi đối với môn này had little to do với bản chất của nó, mà là do cái cách nó được delivered tới học sinh”.

dan-bai-tieng-viet-ielts-speaking-part-2-describe-a-subject-you-used-to-dislike-but-now-have-interest-in

Why you disliked it

“Nói rõ hơn một chút thì gần như mọi tiết học Văn hồi tôi còn đi học đều play out theo một pattern giống nhau. Giáo viên sẽ analyze một bài thơ hoặc excerpt từ một tiểu thuyết nổi tiếng theo cách “chuẩn”, và kỳ vọng chúng tôi ghi nhớ mọi thứ. Và dù nhiều giáo viên đã cố inject their individuality vào bài giảng để làm nó fascinating hơn, nỗ lực của họ là không đủ để spark chút sáng tạo hay hứng khởi nào vì syllabus không tập trung vào việc khuyến khích chúng tôi interpret một tác phẩm theo cách của riêng mình. Tình hình còn tệ hơn khi chúng tôi gần như không có cơ hội expand our general knowledge, gain a wider perspective hoặc rèn luyện những kỹ năng thiết yếu như reasoning hay critical thinking. Nếu không nhờ đống sách khoa học và tiểu thuyết mà hồi đó tôi đọc thêm, tôi sẽ không đời nào viết nổi một cái thesis trọn vẹn chứ đừng nói tới việc được điểm cao. Với tôi hồi đó, làm Văn thì khá vui, nhưng học Văn thì chán vô cùng.”

Why you have interest in it

“Having said that, không lâu sau đó, tôi nhận ra Văn quan trọng thế nào trong gần như mọi khía cạnh của cuộc sống. Ý tôi là nó ở khắp mọi nơi ấy! Dù bạn có làm nghề gì, việc có thể communicate effectively và get your ideas across là một lợi thế khổng lồ, và những kỹ năng này đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trình độ ngôn ngữ và văn học của bạn. Không có chúng, mọi thứ bạn làm sẽ trở thành một real struggle: viết email cho sếp, negotiating với một potential client, confessing tình cảm với người bạn yêu,… và the list goes on. Trong khi đó, người possess khả năng express themselves clearly có thể biến kĩ năng này thành một deadly weapon, thứ có thể mang lại cho họ countless opportunities cùng với a massive increase về wealth và influence. Đó là lí do vì sao từ lâu tôi đã không chỉ coi Văn là một môn học đơn thuần, và bắt đầu nhìn về nó như là một must-have và must-train skill cho tất cả chúng ta.”

And how you feel about this subject

“Thật ra, đôi lúc tôi có question vai trò thực sự của môn Văn, nhất là ở một thế giới dường như đang được driven và càng lúc càng dominated bởi khoa học & công nghệ. Tuy nhiên, càng trải nghiệm nhiều, tôi càng appreciate Literature’s universal importance. Môn học này, với tôi, không chỉ là thứ mang lại cho chúng ta kiến thức. Nó là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người (*)”.

Bài mẫu IELTS Speaking Part 2 Describe a subject you used to dislike but now have interest in

I’d like to talk about Literature – the subject I once found tedious, but then developed a much keener interest in. Well to be honest, Literature had never been my weakness at schools as I had pretty high scores compared to my classmates. I even took this subject as a pastime once. My grandpa and I used to spend an entire Saturday afternoon discussing a literary work, and even composing our own adaptations. So in retrospect, I’d say I had nothing against Literature itself. My resentment towards this subject had little to do with its nature, but rather with the way it’s delivered to students.

So to make it clear, pretty much every Literature lesson in my school years would play out in the same pattern. The teacher would analyze a poem or an excerpt from a famous novel in a “standard” way, and expect us to memorize everything. And although some teachers did try to inject their individuality into each lesson to make it more fascinating, it’s just not enough to spark any actual creativity or excitement among students since the syllabus didn’t focus on encouraging us to interpret an artwork in our own way. To make things worse, we hardly had any chances to expand our general knowledge, gain a wider perspective or practice essential skills such as reasoning or critical thinking. If it weren’t for some scientific books or novels that I read as a hobby, I couldn’t have written a complete thesis, let alone scoring high for one. For me, Literature was a fun thing to do, but a boring subject to study.

Having said that, it didn’t take long for me to realize how crucial Literature is in almost every aspect of our life. I mean it’s everywhere! No matter what you do, being able to communicate effectively and get your ideas across is a huge advantage, and these skills are directly influenced by your literature as well as language proficiency. Without them, everything you do will be a real struggle: writing an email to your boss, negotiating with a potential client, confessing your feelings to someone you love, …. and the list goes on. Meanwhile, those who possess the ability to express themselves clearly can turn this skill into a deadly weapon, one which might bring them countless opportunities along with a massive increase in their wealth and influence. That’s why I’ve long stopped considering Literature as a mere subject, and started seeing it as a must-have and must-train skill for everyone.

To be honest, sometimes I do question the actual role of Literature, especially in a world that seems to be driven and increasingly dominated by science & technology. However, the more I experience in life, the more I appreciate Literature’s universal importance. This subject, for me, isn’t just something that brings us knowledge. It’s a trait that makes us human.

Từ vựng và cách diễn đạt đáng chú ý trong bài mẫu Describe a subject you used to dislike but now have interest in

1. tedious (adj): nhàm chán (chủ yếu do sự lặp đi lặp lại, thiếu sáng tạo và đa dạng)

2. develop a keen interest (collocation): dần có hứng thú đặc biệt với ai/điều gì

3. pastime (n): thú vui

4. literary work (collocation): tác phẩm văn học

5. compose (v): sáng tác, biên soạn (thường dùng cho thơ ca hoặc âm nhạc)

6. adaptation (n): (văn học) bản họa lại, bản viết lại dựa theo ý gốc

7. in retrospect (phrase): bay giờ nhìn lại thì …

Cụm từ này dùng để đưa ra quan điểm hay nhận xét của người nói về một sự việc trong quá khứ, thường là sau khi bản thân đã suy nghĩ và chiêm nghiệm về nó.

Ví dụ: In retrospect, I really shouldn’t have spent time being with people who don’t appreciate me. (Giờ nghĩ lại, đáng lẽ ra tôi không nên dành thời gian ở bên những người không trân trọng mình.)

8. have nothing against (idiom): không có gì chống lại/thù ghét ai hay điều gì

9. resentment (n): sự bất mãn, sự xa lánh

10. have little to do with (idiom): không liên quan lắm tới ai hay điều gì

11. deliver (v): truyền tải, truyền đạt (thông điệp, kiến thức, etc.)

12. play out (phrasal verb): diễn ra, được thực hiện

13. pattern (n): khuôn mẫu, kiểu cách

14. analyze (v): phân tích

15. excerpt (n): đoạn trích (từ một bài phát biểu, bộ phim hoặc cuốn sách)

16. inject (v): đưa vào, áp dụng thứ gì vào

17. individuality (n): cái tôi

18. fascinating (adj): thú vị, hấp dẫn

19. spark (v): khơi dậy, làm lóe lên (sự sáng tạo, sự phấn khích)

20. syllabus (n): giáo trình

21. interpret (v): cảm thụ, cảm nhận (thông điệp, ý nghĩa, etc.)

22. expand general knowledge (collocation): trau dồi kiến thức chung

23. gain a wider perspective (collocation): mở rộng thế giới quan

24. reasoning (n): khả năng lý lẽ, lập luận

25. critical thinking (collocation): tư duy phản biện

26. thesis (n): bài luận

27. Having said that (phrase): mặc dù vậy, tuy nhiên, “nói đi cũng phải nói lại”

28. communicate effectively (collocation): giao tiếp một cách hiệu quả

29. get sth across (phrasal verb): diễn đạt và làm rõ điều gì để khiến người nghe hiểu hoặc tin vào nó

30. real struggle (collocation): một sự vật lộn

31. negotiate (v): đàm phán, thương lượng

32. potential client (collocation): khách hàng tiềm năng

33. confess (v): thú nhận, bày tỏ

34. the list goes on: “và còn vô số thứ như vậy”

35. possess (v): sở hữu

36. express sb clearly (collocation): diễn đạt suy nghĩ của bản thân một cách rõ ràng

37. deadly weapon (collocation): vũ khí vô cùng lợi hại

38. countless opportunities (n phrase): vô vàn cơ hội

39. massive increase (collocation): sự gia tăng khủng khiếp

40. wealth & influence (n): tài sản và sức ảnh hưởng

41. must-have & must-train (adj): (kĩ năng, phẩm chất,v.v) phải có & phải trui rèn

42. question (v): nghi ngờ, nghi hoặc

43. driven & dominated by: được thúc đẩy và bị thống trị bởi

44. appreciate (v): trân trọng, coi trọng

45. universal importance (collocation): tầm quan trọng ở nhiều lĩnh vực

(*) Câu cuối trong bài – It’s a trait that makes us human – được người viết dịch thoáng thành “Nó là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người”. Câu này theo nghĩa đen có thể hiểu như sau: Đó là phẩm chất khiến chúng ta là “con người” (có cảm xúc, tư duy trừu tượng và lòng trắc ẩn chứ không như động vật hay máy móc).

Đọc thêm: Học từ vựng tiếng Anh bằng phương pháp truy hồi kiến thức.

Gợi ý về những hướng triển khai câu chuyện khác

Trong câu chuyện IELTS Speaking Part 2 của mình, người viết từng không thích môn Văn vì những mặt hạn chế ở cái cách mà môn học được truyền đạt lúc bản thân còn đi học, nhưng sau này đã nhận ra được vai trò & tính ứng dụng của môn học này. Bên cạnh những ý tưởng và từ vựng trong bài mẫu trên, người đọc có thể phát triển câu chuyện của riêng mình bằng cách khai thác những khía cạnh và cách diễn đạt khác. Ví dụ như:

Bản chất môn học (the nature of the subject)

Thích:

  1. Fascinating, intriguing (kỳ thú, lôi cuốn)

  2. Stimulate imagination (kích thích trí tưởng tượng)

  3. Improve logical thinking and problem-solving skill (cải thiện tư duy logic và kĩ năng giải quyết vấn đề)

Không thích:

  1. Impractical, bland (thiếu thực tế, vô vị)

  2. Too physically/ intellectually demanding (đòi hỏi quá nhiều thể lực/trí tuệ)

Cách môn học được truyền tải (the way it is delivered)

Thích

  1. Involve engaging activities and practical assignments (bao gồm các hoạt động hấp dẫn và bài tập thực hành)

  2. User-friendly textbooks with vivid illustrations and logically designed exercises (sách giáo khoa dễ sử dụng với hình minh họa sống động và bài tập được thiết kế một cách logic)

Không thích

  1. Cover too much theoretical knowledge (bao hàm quá nhiều kiến thức lý thuyết)

  2. Outdated materials with major flaws and confusing presentation (tài liệu lỗi thời với những lỗ hổng nghiêm trọng và cách trình bày khó hiểu)

Giáo viên (teacher)

Thích

  1. Fair, tolerant (công bằng, khoan dung)

  2. Knowledgeable, humble (hiểu biết, khiêm nhường)

  3. Adopt novel approaches to encourage independant thinking (áp dụng những cách tiếp cận mới để khuyến khích tư duy độc lập)

Không thích

  1. Biased, judgemental (thiên vị, hay phán xét người khác)

  2. Incompetent, arrogant (kém cỏi, kiêu căng)

  3. Create rigid rules that stifle creativity (tạo ra những khuôn khổ cứng nhắc làm kìm hãm sự sáng tạo)

Bên cạnh đề Describe a subject you used to dislike but now have interest in, người đọc còn có thể sử dụng sườn ý tưởng và ứng dụng keywords vào việc học từ mới cũng như triển khai câu trả lời cho một số đề IELTS Speaking Part 2 khác, ví dụ:

  • Your favorite subject: Người nói vẫn có thể nhắc tới lí do vì sao bản thân từng không thích một môn học nào đó trong quá khứ, nhưng tất nhiên cần dồn trọng tâm câu chuyện vào lí do vì sao bây giờ lại thích môn học này.

  • A subject you dislike: Cách tiếp cận ngược với đề trên

  • A mistake you regret making: Người nói có thể nhắc tới việc bản thân đã không coi trọng một môn học nào đó trong quá khứ, và sau này mới nhận ra sự hữu ích của nó.

  • An experience that changed your perspective towards something: Người nói có thể kể về lần bản thân thất bại ở một lĩnh vực, rồi sau đó nhận ra tầm quan trọng của kĩ năng hay môn học nào đó mà mình đã từng đánh giá thấp.

  • An important skill that you think young people should learn: Cấu trúc tương tự câu chuyện của người viết bài.

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc từ vựng và bài mẫu Describe a subject you used to dislike but now have interest in IELTS Speaking Part 2 chi tiết cho chủ đề Study & Work. Để luyện thi IELTS Speaking hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo khóa IELTS Advanced tại ZIM – khóa học giới thiệu phương pháp cải thiện kỹ năng Speaking, luyện tập 1:1 và được sửa lỗi trực tiếp với giảng viên.

Cao Thế Vũ

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu