IELTS Reading: Áp dụng Mạch lạc và Liên kết trong đọc hiểu văn bản

Bài viết phân tích và xây dựng hiểu biết về tính mạc lạc và liên kết trong IELTS Reading, sau đó đưa ra các ví dụ minh họa và bài tập thực hành.
 ielts reading ap dung mach lac va lien ket trong doc hieu van ban

Trong bài thi IELTS Reading, khả năng hiểu rõ và áp dụng các khái niệm về tính mạch lạc (coherence) và tính liên kết (cohesion) là yếu tố quan trọng giúp thí sinh có thể trả lời chính xác các câu hỏi và đạt điểm cao. Các khái niệm này giúp thí sinh nhận biết cách các ý tưởng được triển khai và liên kết với nhau trong một đoạn văn, từ đó dễ dàng theo dõi và hiểu được ý nghĩa tổng thể của cả bài đọc. Bài viết này sẽ tập trung vào việc giải thích và cung cấp các chiến lược để hiểu và thực hành tính mạch lạc và tính liên kết trong bối cảnh của bài thi IELTS Reading.

Key takeaways

  • Tính mạch lạc (Coherence) là cách các ý tưởng trong đoạn văn được tổ chức và sắp xếp logic, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung.

  • Tính liên kết (Cohesion) là yếu tố giúp các câu và đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau thông qua từ nối, đại từ, từ đồng nghĩa, và cấu trúc ngữ pháp.

  • Chiến lược nhận biết nội dung cần đọc: Tìm kiếm từ nối, xác định ý chính và cách phát triển ý tưởng trong đoạn văn.

Tính mạch lạc trong IELTS Reading

Định nghĩa tính mạch lạc

Tính mạch lạc (coherence) là cách mà các ý tưởng trong một đoạn văn và rộng hơn là cả văn bản được tổ chức và sắp xếp một cách logic và có trình tự (Tannen). Khi các ý tưởng được sắp xếp một cách mạch lạc, người đọc có thể dễ dàng theo dõi mạch thông tin và hiểu rõ nội dung của đoạn văn và cả văn bản.

Tầm quan trọng của tính mạch lạc trong IELTS Reading

Trong bài thi IELTS Reading, các câu hỏi thường yêu cầu thí sinh phải xác định thông tin cụ thể, tóm tắt ý chính hoặc liên kết các ý tưởng trong đoạn văn. Với tính mạch lạc sẵn có của bài IELTS Reading, thí sinh sẽ dễ dàng nhận ra sự liên kết giữa các ý tưởng và tìm được câu trả lời đúng. Cụ thể, một đoạn văn có thể bắt đầu với một ý chính rõ ràng, sau đó được phát triển bằng các câu giải thích và các ví dụ cụ thể (Firbas). Cấu trúc logic này giúp thí sinh dễ dàng phân biệt được ý chính mà tác giả muốn truyền tải cũng như xác định được vai trò của các đối tượng được nhắc đến trong câu hỏi.

Cấu trúc của một đoạn văn cơ bảnVí dụ:
“(1) The popularity of electric vehicles has grown rapidly over the past decade. (2) This surge in demand can be attributed to increasing environmental awareness and government incentives. (3) As more consumers prioritize sustainability, car manufacturers are investing heavily in electric vehicle technology. (4) Consequently, the market for electric vehicles is expected to expand even further in the coming years.”

  • Đoạn văn này bắt đầu bằng câu chủ đề, thiết lập ý chính của đoạn văn là độ phổ biến của xe điện tăng cao.

  • Câu (2) giải thích lý do cho sự tăng trưởng của xe điện, trực tiếp liên kết với câu chủ đề.

  • Câu (3) tiếp tục phát triển ý tưởng bằng cách nêu rõ hành động của các nhà sản xuất xe điện, dẫn dắt từ nguyên nhân (người dùng ưu tiên tính bền vững) sang hệ quả (nhà sản xuất đầu tư vào công nghệ).

  • Cuối cùng, câu (4) tóm tắt và dự đoán xu hướng trong tương lai của ngành này.

Tính liên kết trong IELTS Reading

Định nghĩa tính liên kết

Tính liên kết (cohesion) là yếu tố giúp các câu và các đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau, tạo ra một chuỗi thông tin mạch lạc và dễ hiểu. Tính liên kết thể hiện qua việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như từ nối, đại từ, từ đồng nghĩa, và các cấu trúc ngữ pháp để kết nối các phần khác nhau của văn bản (Halliday and Hasan). Nhờ vào các phương tiện này, thí sinh có thể theo dõi và hiểu được rõ hơn mục đích của từng ý tưởng của văn bản.

Các loại liên kết trong IELTS Reading

Các loại liên kết trong IELTS Reading

Liên kết từ vựng (Lexical Cohesion)

  • Lặp lại từ (Repetition): Việc sử dụng lại cùng một từ hoặc cụm từ để nhấn mạnh hoặc tạo sự liên kết giữa các câu. Ví dụ: "The cat sat on the mat. The cat then jumped off."

  • Từ đồng nghĩa (Synonyms): Sử dụng các từ có nghĩa tương đương để tránh lặp từ và vẫn duy trì sự liên kết. Ví dụ: "Students who passed an exam at 11 went to grammar schools. Pupils who did not do well in the exam went to ‘secondary modern’ schools or technical schools."

  • Trường từ vựng liên quan (Related Vocabulary): Sử dụng các từ thuộc cùng một lĩnh vực hoặc chủ đề để duy trì sự liên kết. Ví dụ: "The doctor examined the patient. After the consultation, the some medication was prescribed."

Liên kết ngữ pháp

  • Đại từ (Pronouns): Sử dụng đại từ để thay thế cho danh từ đã được đề cập trước đó, giúp văn bản tránh lặp từ và duy trì sự liên kết. Ví dụ: "John went to the store. He bought some bread."

  • Liên từ (Conjunctions): Sử dụng các liên từ như "and," "but," "because," "however" để kết nối các mệnh đề và câu. Ví dụ: "She was tired, but she finished her work."

  • Mạo từ (Articles): Sử dụng mạo từ “the” để xác định danh từ đã được nhắc đến trước đó. Ví dụ: "A cat was sitting on the mat. The cat then jumped off."

Liên kết bằng từ nối

Sử dụng các từ nối để kết nối các câu hoặc đoạn văn, thể hiện mối quan hệ logic giữa các ý tưởng. Các từ nối bao gồm: Firstly, In addition, Therefore, On the other hand, Furthermore, However,…

Ví dụ: "Air pollution in big cities poses serious health risks. In particular, it can cause respiratory diseases which are detrimental to children and the elderly. However, it is not easy to solve this problem because the activities polluting the air are essential for economic development."

Trong đoạn văn này, tính liên kết được tạo ra bởi:

  • Sử dụng cụm từ "In particular" để đưa ra một ví dụ minh họa cho ý tưởng vừa được nêu.

  • Sử dụng từ nối “However” để đưa ra ý tưởng tương phản với ý chính trước đó.

Mối liên hệ giữa tính mạch lạc và liên kết trong IELTS Reading

Mối liên hệ giữa tính mạch lạc và liên kết trong IELTS ReadingTính mạch lạc và tính liên kết là hai yếu tố không thể tách rời của một văn bản học thuật, đặc biệt trong ngữ cảnh của bài thi IELTS Reading. Mặc dù mỗi yếu tố có vai trò riêng, nhưng chúng thường hoạt động song song để tạo nên một văn bản rõ ràng và dễ hiểu.

Các bài đọc của IELTS Reading được tổ chức theo yêu cầu cao về tính mạch lạc và liên kết, giúp thí sinh không chỉ hiểu rõ nội dung mà còn dễ dàng xác định các thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi. Khi tính mạch lạc và tính liên kết được kết hợp hiệu quả, văn bản trở nên dễ hiểu hơn, giúp thí sinh không mất nhiều thời gian để phân tích ý nghĩa của từng câu và đoạn văn, từ đó lựa chọn đáp án chính xác và nhanh chóng hơn.

Chiến lược nhận biết tính mạch lạc và liên kết trong IELTS Reading

Chiến lược nhận biết tính mạch lạc và liên kết trong IELTS Reading

Tìm kiếm các từ nối và dấu hiệu liên kết

Khi đọc một đoạn văn trong IELTS Reading, thí sinh nên chú ý đến các từ nối như "moreover," "on the other hand," "as a result",… vì chúng thường báo hiệu sự chuyển đổi hoặc bổ sung ý tưởng, giúp xác định mối quan hệ giữa các phần của văn bản.

Xác định ý chính và cách phát triển ý

Thí sinh nên xác định ý chính của mỗi đoạn văn và chú ý đến cách tác giả phát triển ý tưởng đó. Điều này giúp thí sinh hiểu được cách các ý tưởng được liên kết với nhau một cách mạch lạc. Ý chính có thể được trình bày ở đầu đoạn văn (diễn dịch), cuối đoạn văn (quy nạp) hoặc bị ẩn đi. Trong trường hợp đoạn văn có ý chính bị ẩn đi, thí sinh có thể suy ra ý chính từ các câu giải thích và ví dụ của đoạn văn.

Luyện tập

Bài tập 1: Chọn tiêu đề phù hợp cho đoạn văn sau

Renewable energy sources, such as solar and wind power, have become increasingly popular due to their environmental benefits. These energy sources do not produce harmful emissions, making them a cleaner alternative to fossil fuels. Additionally, advancements in technology have made them more affordable, encouraging wider adoption. As a result, many governments around the world have set ambitious targets to increase the proportion of renewable energy in their energy mix. For example, the European Union aims to derive at least 32% of its total energy from renewable sources by 2030. This shift towards renewable energy is also driven by the need to address climate change and reduce dependency on non-renewable resources. Despite the positive trends, there are still challenges to overcome, such as the need for efficient energy storage solutions and the intermittent nature of some renewable energy sources. However, ongoing research and innovation in the field are likely to address these issues in the coming years.

(i) The role of government policies

(ii) Environmental benefits of renewable energy

(iii) The growth in popularity of renewable energy

Bài tập 2: Đọc đoạn văn và chọn từ thích hợp để điền vào đoạn tóm tắt sau (ONE WORD ONLY)

(a) The rising power of ancient Rome required the Roman Republic to deal with piracy in the Mediterranean. (b) While piracy was a serious issue for the Republic, Rome profited greatly from its existence. (c) Pirate raids provided a steady source of slaves, essential for Rome’s agriculture and mining industries. (d) But this arrangement could work only while the pirates left Roman interests alone. (e) Pirate attacks on grain ships, which were essential to Roman citizens, led to angry voices in the Senate, demanding punishment of the culprits. (f) Rome, however, did nothing, further encouraging piracy. (g) By the 1st century BCE, emboldened pirates kidnapped prominent Roman dignitaries, asking for a large ransom to be paid. (h) Their most famous hostage was none other than Julius Caesar, captured in 75 BCE.

Tóm tắt:

Piracy was an issue ancient Rome had to deal with, but it also brought some benefits for Rome. For example, pirates supplied slaves that were important for Rome’s industries. However, attacks on vessels transporting 1______________ to Rome resulted in calls for 2______________  for the pirates responsible. Nevertheless, piracy continued, with some pirates demanding a 3______________  for the return of the Roman officials they captured.

Đáp án

Bài tập 1:

Tiêu đề cho đoạn văn là (ii) Environmental benefits of renewable energy.

  • Câu chứa ý chính là: "Renewable energy sources, such as solar and wind power, have become increasingly popular due to their environmental benefits."

  • Các câu tiếp theo đều giải thích, đưa ra ví dụ cụ thể cho 2 lợi ích và mở rộng thêm về những khó khăn. Tuy nhiên, ý về khó khăn chỉ chiếm phần nhỏ trong cả đoạn nên không phải là ý chính.

Bài tập 2:

  1. grain

    Giải thích: Câu chứa ô trống có từ nối “however” nhằm thể hiện sự tương phản. Câu trước nói về lợi ích của cướp biển, nên suy ra nội dung cần tìm là về bất lợi. Câu (b) trong bài đọc có từ “profited” liên quan đến lợi ích. Câu (c) giải thích cụ thể lợi ích đó là gì. Câu (d) bắt đầu bằng từ “but” báo hiệu nội dung tiếp theo là về bất lợi. Từ nội dung cần tìm là hàng hóa được vận chuyển, thí sinh xác định được đáp án “grain” ở câu (e) khi bất lợi của cướp biển được giải thích rõ hơn.

  2. punishment

    Giải thích: trước ô trống có cụm từ “resulted in” vậy nên nội dung cần điền là hệ quả của nhược điểm của cướp biển.Câu (e) của bài đọc có nội dung là về nhược điểm, kèm thêm sự xuất hiện của cụm từ “led to” diễn tả hệ quả nên suy ra đáp án cần điền nằm ở sau cụm từ này. Nội dung cần tìm là yêu cầu đối với cướp biển, nên đáp án là “punishment”.

  3. ransom

    Giải thích: Câu chứa ô trống có từ nối “nevertheless” nhằm thể hiện sự tiếp diễn của vấn đề với cướp biển mặc dù có yêu cầu trừng phạt. Câu (f) của bài đọc cũng có từ nối “however” và nội dung trước đó là về yêu cầu trừng phạt, nên thí sinh bắt đầu đọc từ câu này để tìm đáp án. Nội dung cần tìm là yêu cầu của cướp biển sau khi bắt cóc các quan chức La Mã, nên đáp án “ransom” từ câu (g) là phù hợp.

Xem thêm:

Tổng kết

Trong bài thi IELTS Reading, việc hiểu và áp dụng kiến thức về tính mạch lạc và tính liên kết là rất quan trọng để đạt được điểm cao. Những chiến lược và bài tập đã nêu trên sẽ giúp thí sinh cải thiện kỹ năng đọc hiểu một cách toàn diện hơn. Cuối cùng, sự luyện tập đều đặn và có phương pháp phù hợp là chìa khóa để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi IELTS.

Tài liệu tham khảo

  1. Tannen, Deborah. Coherence in Spoken and Written Discourse. Norwood, Ablex Publ, 1984.

  2. Firbas. “On the dynamics of written communication in the light of the theory of functional sentence perspective.” Studying writing: Linguistic approaches, edited by Cooper and Greenbaum, Sage, 1986, pp. 40–71.

  3. Halliday, M A K, and Ruqaiya Hasan. Cohesion in English. London, Longman, 1976, doi.org/10.4324/9781315836010.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu