Inductive và Deductive Learning là gì? Đối tượng nào phù hợp?

Trong quá trình học tập và vận dụng ngôn ngữ, có hai cách tiếp cận ngôn ngữ theo hai hướng trái ngược nhau: quy nạp (inductive) và diễn dịch (deductive). Đây là hai trường phái học thuật được áp dụng phổ biến không những trong việc học tiếng Anh mà còn được dùng cho việc thực hành các loại ngôn ngữ khác.
author
Vũ Hà Mi
23/02/2023
inductive va deductive learning la gi doi tuong nao phu hop

Tuy nhiên, những thắc mắc về sự hiệu quả và đối tượng áp dụng cho hai cách học trên vẫn còn là ẩn số với nhiều người. Vì vậy, ngoài nêu ra định nghĩa cụ thể, bài viết này sẽ đưa ra những đánh giá khách quan nhất về hai trường phái học thuật trên và giải đáp những khúc mắc về các đối tượng phù hợp cho từng phương pháp.

Key takeaways

  • Khái niệm: Inductive learning việc người học đi từ cái cụ thể để tư duy ra cái tổng quát. Deductive learning hướng người học từ những điều chung nhất để suy ra những trường hợp khái quát của vấn đề.

  • Ưu điểm của Inductive learning: Người học sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động hơn, người học được rèn luyện tư duy phản biện (critical thinking), người học hiểu được các khái niệm được lâu hơn.

  • Khuyết điểm của Inductive learning: Gặp khó khăn khi muốn hiểu bản chất vấn đề một cách tường tận, Dễ dẫn đến những khái niệm sai lầm nếu thiếu phương pháp luận đúng đắn.

  • Ưu điểm của Deductive learning: Thời gian học chỉ dành để nghiên cứu các khái niệm chung, nguồn tài liệu dồi dào dành cho việc ôn luyện, rút ngắn thời gian học tập để đạt được mục đích.

  • Khuyết điểm của Deductive learning: Không khai thác toàn diện năng lực của học viên, kiến thức được truyền tải một cách máy móc, thiếu thú vị

  • Đối tượng phù hợp dựa trên đặc điểm phù hợp của từng cá nhân, mục đích sử dụng ngôn ngữ, môi trường giao tiếp của người học.

Khái niệm Inductive và Deductive Learning

Inductive learning

Inductive learning approach (hay phương pháp học quy nạp) là cách học tập trung vào sự khám phá, phát hiện của người học về các ví dụ, các trường hợp áp dụng cụ thể của ngôn ngữ, từ đó đưa ra cách hiểu hay cách nhận định mang tính chủ quan về cách sử dụng ngôn ngữ.

Ví dụ cho trường hợp này đó chính là cách trẻ em học nói. Khi còn ở giai đoạn bập bẹ nói, trẻ con thường dựa vào cách người lớn giao tiếp, ngữ cảnh, các sắc thái cảm xúc để từ đó hình thành nên các quy luật chủ quan trong tiềm thức và từ đó diễn đạt thông tin qua lời nói.

Deductive learning

Ngược lại, deductive learning approach (hay phương pháp học diễn dịch) chú trọng hơn vào vai trò của giáo viên vì ở trường phái này, những người thầy, người cô sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các khái niệm, những điểm lý thuyết quan trọng để người học từ đó áp dụng để lập nên các ví dụ cụ thể.

Chẳng hạn như trường hợp giáo viên trình bày một công thức tổng quát về cách sử dụng một thì trong tiếng Anh. Sau khi nắm rõ vấn đề, học sinh sẽ làm những bài tập áp dụng từ kiến thức vừa học để giải quyết những vấn đề cụ thể.

Nói ngắn gọn, inductive learning việc người học đi từ cái cụ thể để tư duy ra cái tổng quát. Ngược lại, deductive learning hướng người học từ những điều chung nhất để suy ra những trường hợp khái quát của vấn đề.

Xem thêm: Lý luận diễn dịch trong IELTS Writing Task 2

khai-niem-inductive-va-deductive-learning

Inductive và Deductive Learning: Ưu điểm và khuyết điểm

Inductive learning

Ưu điểm

  • Người học sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động hơn.

Vì đặc điểm của hình thức học tập này là chú trọng vào người học nên học viên  có được sự chủ động trong đi tìm tri thức. Nhờ vậy mà hiệu quả học tập được nâng cao rõ rệt. 

  • Người học được rèn luyện tư duy phản biện (critical thinking).

Trong quá trình hình thành các nhận định cá nhân về một sự vật, hiện tượng cụ thể, người học dựa vào các nền tảng có sẵn để lập luận và tư duy thành các kiến thức chủ quan. Do đó, khả năng tư duy phản biện được cải thiện tốt hơn.

  • Người học hiểu được các khái niệm được lâu hơn

Các khái niệm tổng quát được đúc kết dưới góc nhìn chủ quan nên người học sẽ cảm thấy việc ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Nhược điểm

  • Gặp khó khăn khi muốn hiểu bản chất vấn đề một cách tường tận.

Khi quá trình học lấy việc “trial and error” (sai và sửa) và cách nhìn nhận chủ quan để hiểu vấn đề làm gốc, người học sẽ bị giới hạn bởi chính bản thân và không thể tiếp nhận các thông tin mang tính phổ quát hơn. Từ đó, dẫn đến việc hiểu rộng nhưng không sâu.

  • Dễ dẫn đến những khái niệm sai lầm nếu thiếu phương pháp luận đúng đắn.

Nếu học bằng phương pháp này mà không có người định hướng đúng đắn, người học sẽ lâm vào trạng thái hiểu sai bản chất vấn đề, từ đó dẫn đến việc vận dụng sai hướng.

Deductive learning

Ưu điểm

  • Thời gian học chỉ dành để nghiên cứu các khái niệm chung.

Vì người học không phải trải qua giai đoạn tiếp xúc và làm quen để hiểu rõ những vấn đề cụ thể, nên hầu hết thời gian sẽ được tập trung để giới thiệu các kiến thức tổng quát và thực hành các kiến thức ấy vào các trường hợp cụ thể.

  • Nguồn tài liệu dồi dào dành cho việc ôn luyện.

Đa số các sách giới thiệu cho người học chủ yếu chú trọng vào cách học diễn dịch nên học viên sẽ không gặp nhiều khó khăn khi muốn củng cố và vận dụng các kiến thức được học.

  • Rút ngắn thời gian học tập để đạt được mục đích.

Với đặc điểm tối ưu hóa thời gian học tập, phương thức học này phù hợp với các cá nhân muốn học một ngôn ngữ hiệu quả trong một thời gian ngắn.

Khuyết điểm

  • Không khai thác toàn diện năng lực của học viên.

Vì trường phái học này người học sẽ nghiên cứu kiến thức một cách thụ động, do đó, người dạy sẽ không thể khai thác tối đa các năng lực trong việc nhìn nhận vấn đề của người học.

  • Kiến thức được truyền tải một cách máy móc, thiếu thú vị.

Khác hẳn với phương thức học quy nạp, trường phái này dễ gây nhàm chán với người học vì bản chất của khái niệm thường thiếu sự sinh động vốn có như của các trường hợp thực tiễn cụ thể.

Qua sự phân tích trên về hai trường phái học thuật, có thể nhận định rằng không có phương thức nào vượt trội hơn cái còn lại trong việc học một ngôn ngữ thứ hai mà cần phải suy xét về các đối tượng thích hợp dựa trên các phương diện khác nhau.

deductive-learning

Inductive và Deductive Learning: Đối tượng thích hợp

Dựa trên đặc điểm phù hợp của từng cá nhân

Với những người học tiếng Anh có khả năng nhận định và hình thành sự hiểu biết nhanh chóng về các quy luật chung của một đoạn hội thoại, một đoạn văn bằng tiếng Anh thì inductive learning là phương pháp học thích hợp.

Đối với các cá nhân đã quen với việc ghi nhớ các công thức, khái niệm chung và sử dụng chúng một cách có hệ thống vào việc diễn đạt ngôn ngữ thì deductive learning là lựa chọn hiệu quả.

Dựa trên mục đích sử dụng ngôn ngữ

Người học làm việc ở môi trường quốc tế phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, thuyết trình, báo cáo,... nếu muốn cải thiện trình độ giao tiếp tiếng Anh có thể áp dụng phương pháp học quy nạp để nhận biết quy luật, giao tiếp để tăng sự tự tin và sử dụng “trial and error” để nhận biết các lỗi sai.

Đối với các bạn học sinh, sinh viên hay các học viên trình độ cơ bản muốn làm quen với tiếng Anh, việc học theo phương thức diễn dịch sẽ đạt hiệu quả cao hơn vì phương pháp này tạo dựng một nền tảng cơ bản với các khái niệm tổng quát, do đó người học sẽ dễ dàng áp dụng hơn.

Ngoài ra, trường phái này còn phù hợp với các đối tượng muốn hiểu rõ bản chất của các cấu trúc ngữ pháp, từ vựng trong câu hay với các học viên muốn chinh phục một ngôn ngữ mới trong thời gian ngắn.

Xem thêm: 7 phương pháp lập luận và cách vận dụng vào IELTS Writing Task 2

Dựa trên môi trường giao tiếp của người học

Khi một ngôn ngữ mà người học muốn sử dụng thành thục xuất hiện với tần suất dày đặc trong sinh hoạt hằng ngày, việc học chủ động bằng inductive learning sẽ phát huy hiệu quả tối đa.

Tổng kết

Bài viết trên đã sơ lược về khái niệm cũng như đưa ra những đánh giá tổng quan về hai trường phái học thuật inductive learning và deductive learning. Hy vọng qua bài viết bài, học viên sẽ có một cái nhìn tổng quát để chọn ra cho mình một phương pháp học phù hợp.

Xem thêm

Kỹ thuật Feynman – 4 bước đơn giản giúp ghi nhớ mọi kiến thức

Cải thiện tiếng Anh thông qua phương pháp học thụ động 

Tham khảo

Oxford University Press ELT. “Inductive and Deductive Grammar Teaching: What Is It, and Does It Work?” Oxford University Press, 8 Aug. 2017, oupeltglobalblog.com/2015/04/24/inductive-and-deductive-grammar-teaching.

Inductive and Deductive Approach in TESOL. www.tefl.com.mx/inductive-and-deductive.

Tham khảo thêm khoá học tiếng anh giao tiếp cấp tốc tại ZIM, giúp học viên phát triển kỹ năng tiếng Anh và tự tin trong các tình huống giao tiếp thực tế trong thời gian ngắn.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu