Kết hợp Tư duy phân kì và Tư duy hội tụ trong IELTS Writing Task 2 – Phần 2

Trong phần 2 này, tác giả tiếp tục đưa ra các ví dụ để người đọc hình dung rõ hơn cách áp dụng hiệu quả 2 mô hình tư duy trong việc giải quyết các đề bài.
author
ZIM Academy
07/02/2022
ket hop tu duy phan ki va tu duy hoi tu trong ielts writing task 2 phan 2

Ở phần trước của chủ đề này, người viết đã giới thiệu đến bạn đọc các kiến thức về Tư duy hội tụ và Tư duy phân kì cũng như cách áp dụng hai loại hình tư duy này vào việc giải quyết vấn đề nói chung và giải quyết đề bài IELTS Writing task 2 nói riêng. Trong phần 2 này, tác giả tiếp tục đưa ra các ví dụ để người đọc hình dung rõ hơn cách áp dụng hiệu quả 2 mô hình tư duy trong việc giải quyết các đề bài.

Ví dụ

Đề bài: In cities and towns all over the world the high volume of traffic is a problem. What are the causes of this and what actions can be taken to solve this problem? (Đề thi IELTS Writing Task 2 năm 2018)

Thí sinh A áp dụng quá trình kết hợp Tư duy phân kì và Tư duy hội tụ như sau:

Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

Thí sinh A dựa vào những dữ kiện (từ khóa) sau:

In cities and towns all over the world traffic congestion has become a big problem. What are the causes of this and what actions can be taken to solve this problem?

Từ những từ khóa được in đậm trên, thí sinh A xác định được yêu cầu của đề bài:

  •  Câu hỏi 1: Nêu lý do dẫn đến vấn đề ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn.

  • Câu hỏi 2: Nêu giải pháp cho vấn đề ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn.

Bước 2: Sản sinh ý tưởng để trả lời câu hỏi của đề bài

  • Câu hỏi 1: Nêu lý do dẫn đến vấn đề ùn tắc giao thông ở thành phố lớn.

Thí sinh A suy nghĩ nhiều ý tưởng nhất có thể để trả lời câu hỏi của đề bài (Tư duy phân kì). Các ý tưởng sau quá trình Động não (Brainstorming) được trình bày ở dạng sơ đồ tư duy (Mind-mapping) như sau:

tu-duy-phan-ki-va-tu-duy-hoi-tu-mindmapMind-mapping

  • Câu hỏi 2: Nêu giải pháp cho vấn đề ùn tắc giao thông ở thành phố lớn.

Thực hiện tương tự như câu hỏi 1. Các ý tưởng sau quá trình Động não (Brainstorming) được trình bày ở dạng sơ đồ tư duy (Mind-mapping) như sau:

Mind-mappingMind-mapping

Bước 3 & 4: Đánh giá và chọn lọc ý tưởng để viết vào bài

  • Câu hỏi 1: Nêu lý do dẫn đến vấn đề ùn tắc giao thông ở thành phố lớn.

Ý tưởng 1: High population density in big cities (Mật độ dân số lớn ở thành phố)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 1.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng có thể phát triển được bằng cách nêu ra lý do thành phố có mật độ dân số lớn (nhiều tiện nghi, hệ thống giáo dục và sức khỏe tốt hơn…) và bạn A có khả năng diễn đạt các ý phát triển.

Ý tưởng 2: Higher number of cars (Sự tăng trưởng về số lượng ô tô)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 1.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng có thể phát triển được bằng cách nêu ra lý do dẫn đến sự tăng trưởng về số lượng ô tô (giá ô tô giảm, lương người dân ngày càng tăng), đưa ra số liệu (một số gia đình còn sở hữu nhiều hơn 2 ô tô) và bạn A có khả năng diễn đạt các ý phát triển.

Ý tưởng 3: Preference for using private vehicles over public transport among many people (Người dân thích sử dụng phương tiện cá nhân hơn phương tiện công cộng)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 1.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng khó có thể phát triển tiếp vì bạn A không chỉ ra được lí do hay số liệu minh chứng cho điều này.

Ý tưởng 4: Lack of public transport in some places (Thiếu phương tiện công cộng)

  • Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 1.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng có thể phát triển tiếp bằng cách lấy ví dụ (ở một số đất nước, nhiều tuyến đường không có phương tiện công cộng như xe buýt hay tàu điện ngầm) và bạn A có thể diễn đạt các ý phát triển.

Ý tưởng 5: Lack of public infrastructure in some places (Thiếu cơ sở hạ tầng giao thông)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 1.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng có thể phát triển tiếp bằng cách lấy ví dụ (số lượng cầu đường, công trình đường bộ… còn ít ở một số thành phố), tuy nhiên bạn A không thể diễn đạt được các ý này do thiếu từ vựng.

Thí sinh A rút ra được bảng ma trận đánh giá như sau:

Thứ tự ưu tiên

Tiêu chí

Ý tưởng 1

Ý tưởng 2

Ý tưởng 3

Ý tưởng 4

Ý tưởng 5

1

Đáp ứng câu hỏi của đề

2

Tính hợp lí, thuyết phục

3

Tính phát triển

Có thể phát triển tiếp

x

Khả năng diễn đạt ý phát triển của thí sinh

x

Kết luận

x

x

Như vậy, dựa vào ma trận đánh giá trên, thí sinh A chọn được 3 ý tưởng để trả lời cho câu hỏi 1 là: Ý tưởng 1, Ý tưởng 2 và Ý tưởng 4.

  • Câu hỏi 2: Nêu giải pháp cho vấn đề ùn tắc giao thông ở thành phố lớn.

Ý tưởng 1: Encourage the use of public transport (Khuyến khích việc sử dụng phương tiện công cộng)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 2.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng có thể phát triển được bằng cách chỉ ra các cách khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng (giảm phí xe buýt, tăng thuế phương tiện cá nhân) và bạn A có khả năng diễn đạt các ý phát triển.

Ý tưởng 2: Build more infrastructure (Xây dựng thêm cơ sở hạ tầng)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 2.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng có thể phát triển được bằng cách nêu ra ví dụ như xây dựng thêm cầu đường, công trình cho người đi bộ, tuy nhiên bạn A không thể diễn đạt các ý phát triển do thiếu từ vựng.

Ý tưởng 3: Restrict immigration to big cities (Hạn chế sự di cư đến thành phố)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 1.

  • Ý tưởng hợp lí và thuyết phục.

  • Ý tưởng khó có thể phát triển tiếp vì bạn A không chỉ ra được các phương thức cụ thể để hạn chế sự di cư đến thành phố.

Ý tưởng 4: Policy: Odd-even day traffic restriction (Chính sách giới hạn phương tiện lưu thông theo ngày chẵn – lẻ)

Thí sinh A xét ý tưởng này và thấy:

  • Ý tưởng đáp ứng được câu hỏi 2.

  • Ý tưởng chưa hợp lí và thuyết phục bởi chính sách này có rất nhiều điều bất cập.

Thí sinh A rút ra được bảng ma trận đánh giá như sau:

Thứ tự ưu tiên

Tiêu chí

Ý tưởng 1

Ý tưởng 2

Ý tưởng 3

Ý tưởng 4

1

Đáp ứng câu hỏi của đề

2

Tính hợp lí, thuyết phục

x

3

Tính phát triển

Có thể phát triển tiếp

x

Khả năng diễn đạt ý phát triển của thí sinh

x

Kết luận

x

x

Ở đây vì số lượng ý tưởng của thí sinh A không nhiều, nên bạn vẫn sẽ chọn Ý tưởng 2 để đưa vào bài dù gặp vấn đề về từ vựng khi diễn đạt. Như vậy, thí sinh A chọn được 2 ý tưởng để trả lời câu hỏi 2 là: Ý tưởng 1 và Ý tưởng 2.

Vậy thí sinh A đã thành công trong việc áp dụng Tư duy phân kì và Tư duy hội tụ trong việc nảy sinh và chọn lọc ý tưởng cho bài Writing Task 2 của mình.

Tổng kết

Thực tế, phương pháp kết hợp Tư duy phân kì – Tư duy hội tụ là một phương pháp không mới, rất nhiều người học dù chưa hiểu rõ về khái niệm Tư duy phân kì – Tư duy hội tụ, song cũng đã sử dụng hai loại hình tư duy này trong việc giải quyết vấn đề nói chung và trong bài viết IELTS Writing Task 2 nói riêng. Song, đa số người học đều sử dụng đồng thời Tư duy phân kì và Tư duy hội tụ đồng thời (đánh giá ý tưởng ngay sau khi nảy ra ý tưởng) thay vì tách việc tạo danh sách ý tưởng – đánh giá & chọn lọc ý tưởng thành hai bước riêng biệt và độc lập như quá trình giải quyết vấn đề của Guilford (1959). Việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới số lượng các ý tưởng có thể sản sinh bởi khi việc sản sinh – đánh giá ý tưởng xảy ra cùng lúc, người nghĩ sẽ khó có thể nảy ra các ý tưởng một cách tự do, dẫn đến việc thiếu ý tưởng trong bài IELTS Writing Task 2.

Lê Hiền Trang

Tham khảo thêm khóa học IELTS online để được trải nghiệm quá trình học tập theo nhu cầu cá nhân và giải đáp những khó khăn gặp phải.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu