Cách lên idea bài thi IELTS Writing bằng ứng dụng tư duy phân kỳ
Tư duy phân kỳ là gì
Xét một ví dụ sau.
Khi được hỏi câu hỏi này, hai học sinh đã đưa ra hai câu trả lời như sau:
- Học sinh 1: Người ta dùng viên gạch để xây nhà.
- Học sinh 2: Người ta dùng viên gạch để xây tường, xây sàn, xây mái vòm, lát vỉa hè. Gạch còn có thể dùng để đập vỡ quả dừa, tập thể dục thay cho tạ, và chèn cửa để cửa không sập.
Từ thông tin trên, có thể thấy rằng học sinh 1 đã đưa ra một câu trả lời khá tiêu chuẩn và chỉ dừng lại ở công dụng thường thấy nhất của một viên gạch. Trong khi đó, câu trả lời của học sinh 2 liệt kê tới bảy công dụng, một số nghe có vẻ kỳ lạ và hiếm gặp. Nói cách khác, nếu như học sinh 1 quan tâm nhiều hơn đến độ chính xác của câu trả lời, học sinh 2 lại chú trọng việc đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt nhiều hơn so với việc chỉ đưa ra một câu trả lời đúng nhất.
Thực tế, câu hỏi trong ví dụ trên là một bài kiểm tra sự sáng tạo (creativity test) với tên gọi The Alternative Uses Test (tạm dịch: bài kiểm tra các công dụng khác nhau). Đây là một trong những bài kiểm tra rất thông dụng được dùng để đánh giá tư duy phân kỳ (Divergent Thinking). Trong hai học sinh trên, cách tiếp cận câu hỏi của học sinh 2 chính là một biểu hiện rõ ràng của việc áp dụng kĩ năng tư duy này.
Như vậy, có thể kết luận rằng tư duy phân kỳ là một lối tư duy mở với mục đích tạo ra được nhiều ý tưởng nhất có thể về một chủ đề bằng cách xem xét và nhìn nhận chủ đề này từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trọng tâm của giai đoạn tư duy này sẽ tập trung nhiều hơn vào quá trình nghĩ ra ý tưởng thay vì quá trình lọc ý tưởng (Webb et al., 238).
Trong bài viết này, người viết sẽ giới thiệu hai hướng tư duy phân kỳ để có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng trong quá trình động não (brainstorm) và chia sẻ một số đánh giá chung về cả hai phương pháp này.
Hai hướng tư duy phân kỳ để nghĩ ra nhiều ý tưởng
Bắt đầu quá trình động não từ việc xác định những đối tượng có liên quan đến đối tượng trong chủ đề.
Bước 1: Xác định những đối tượng có liên quan.
Những đối tượng có liên quan đến chủ đề cần bàn có thể thuộc vào một trong hai loại: những đối tượng tạo ra sự ảnh hưởng, và những đối tượng bị ảnh hưởng. Vì vậy, sau khi hiểu rõ chủ đề cần bàn, người học sẽ thực hiện bước này bằng cách trả lời hai câu hỏi dựa trên hai loại đã nêu trên:
- Đối tượng nào có sức ảnh hưởng và trực tiếp liên quan tới nội dung trong đề bài?
- Đối tượng nào chịu sự ảnh hưởng và gián tiếp liên quan tới nội dung trong đề bài?
Xét một câu hỏi đơn giản như sau.
Nội dung chính được đề cập đến ở ví dụ này là ‘effects of environmental pollution’ (ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường). Như vậy, đối với câu hỏi này, người học chỉ cần trả lời một trong hai câu hỏi trên để hoàn thiện bước 1:
- Đối tượng nào chịu sự ảnh hưởng và gián tiếp liên quan tới sự ô nhiễm môi trường?
Một số đáp án gợi ý:
- Con người nói chung (human/ individuals).
- Các loài động thực vật (animals and plants).
- Các doanh nghiệp (businesses).
Bước 2: Định hình (formulate) ý tưởng từ mối quan hệ giữa những đối tượng có liên quan và đối tượng cần bàn trong chủ đề.
Sau khi xác định được một danh sách những đối tượng có liên quan ở bước 1, với bước 2, người học chỉ cần tiến hành làm rõ mối quan hệ giữa những đối tượng đó và chủ đề, từ đó đưa ra những ý tưởng/ câu trả lời cho câu hỏi ban đầu. Ở bước này, hai câu hỏi cần trả lời sẽ là:
- Những đối tượng đó ảnh hưởng và trực tiếp liên quan tới chủ đề cần bàn như thế nào?
- Những đối tượng đó bị ảnh hưởng và gián tiếp liên quan tới chủ đề cần bàn như thế nào?
Tiếp tục với ví dụ trên. Đối với ba đối tượng đã xác định, câu hỏi người học cần trả lời ở đây là:
- Những đối tượng đó bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường như thế nào?
Một số đáp án gợi ý:
- Ô nhiễm môi trường là tác nhân gây ra rất nhiều căn bệnh về sức khỏe cho con người, điển hình như các bệnh về đường hô hấp.
- Các loại động thực vật sẽ dần mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng bởi tình trạng ô nhiễm gia tăng.
- Các doanh nghiệp có thể sẽ phải hứng chịu số lượng nghỉ phép gia tăng từ nhân viên vì họ mắc phải các bệnh gây ra bởi tình trạng ô nhiễm môi trường. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp đó.
Sử dụng Đồng hồ Thảo luận (Discussion Clock).
Một hướng đi thứ hai có sự áp dụng của tư duy phân kỳ để nghĩ ra nhiều ý tưởng là sử dụng Đồng hồ Thảo luận (Discussion Clock). Đây là một công cụ động não hữu hiệu cung cấp sẵn 12 khía cạnh khác nhau để nhìn nhận về một vấn đề (xem hình dưới), giúp người học đưa ra được những ý tưởng từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều liên quan đến một chủ đề chung.
Khi sử dụng Đồng hồ Thảo luận, có ba điều cần lưu ý như sau. Thứ nhất, đối với mỗi chủ đề, người học không nhất thiết phải đề cập tới toàn bộ 12 khía cạnh trong đồng hồ. Thứ hai, bởi vì mỗi vấn đề đều có hai mặt, người học nên cố gắng đưa ra hai hướng tranh luận đối lập nhau cho mỗi khía cạnh trên. Điều này vừa giúp đảm bảo tính khách quan trong bàn luận, vừa giúp người học có được nhiều ý tưởng hơn. Thứ ba, Đồng hồ Thảo luận nên được sử dụng trong quá trình động não ban đầu. Sau khi đưa ra được nhiều ý tưởng nhất có thể nhờ vào công cụ này, người học sẽ có thể quyết định hướng làm bài thuận lợi cho mình (ví dụ: đồng ý hay phản đối, tích cực hay tiêu cực) dễ dàng hơn dựa vào số lượng các ý tưởng, từ đó tiến hành bước đánh giá và chọn lọc.
Xét một đề bài như sau:
Countries should try to produce all food for the population and import as little food as possible. To what extent do you agree or disagree? (Tạm dịch: Các quốc gia nên cố gắng sản xuất toàn bộ thực phẩm được cung cấp cho người dân của họ và nhập khẩu thực phẩm từ các nước khác càng ít càng tốt. Bạn đồng ý hay không đồng ý với ý kiến này đến mức độ nào?) (Đề thi thật IELTS ngày 30/11/2019) |
Dưới đây là một số ý tưởng gợi ý áp dụng các khía cạnh có trong Discussion Clock:
Agree (Đồng ý) |
Disagree (Không đồng ý) |
|
Economic (Kinh tế): tạo áp lực lớn lên nền kinh tế của các nước đang phát triển mà không có đủ khả năng để thực hiện chế độ tự cung tự cấp.
|
Agree (Đồng ý) |
Disagree (Không đồng ý) |
|
|
Tương tự với những lưu ý đã nêu ở trên, ở ví dụ này, người viết chỉ đề cập tới 3 – 4 khía cạnh của Discussion Clock, đồng thời đưa ra các tranh luận từ hai chiều hướng đối lập nhau cho mỗi ý tưởng. Dựa trên quá trình động não này, người viết có thể lựa chọn viết bài luận của mình theo hướng Agree (Đồng ý) do hướng đi này dễ viết và có nhiều ý tưởng chất lượng hơn hướng Disagree (Không đồng ý).
Lời kết
Bài viết này đã chia sẻ hai hướng tư duy để nghĩ ra nhiều ý tưởng có sự áp dụng của tư duy phân kỳ, đồng thời đưa ra một số nhận xét để giúp người học lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Một lưu ý chung khi sử dụng là cả hai hướng tư duy này đều chưa đề cập tới giai đoạn lọc ý tưởng, khiến cho một số ý tưởng đưa ra có thể không thực sự thuyết phục. Vì vậy, người học không nên chỉ dừng lại ở giai đoạn này mà nên thực hiện thao tác đánh giá sau đó để chọn ra ý tưởng tốt nhất.
Bình luận - Hỏi đáp