Lợi ích của việc áp dụng phương pháp học cá nhân hóa vào các bài tập ngữ pháp

Các phương pháp học tập mới như phương pháp học tập cá nhân hóa đang dần thay thế phương pháp học truyền thống vì chúng hiệu quả và thu hút học sinh, đặc biệt đối với các kỹ năng và phần ngôn ngữ phức tạp như viết và ngữ pháp. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những lợi ích của việc sử dụng phương pháp học tập cá nhân hóa đối với các học viên của ZIM Academy trong việc học ngữ pháp.
Lợi ích của việc áp dụng phương pháp học cá nhân hóa vào các bài tập ngữ pháp
Trống
Level: Trống
0 Đầu mục

Key takeaways

  • Phương pháp học tập cá nhân hóa (Personalized learning) là phương pháp học tập linh hoạt lấy học sinh làm trọng tâm, được thiết kế dựa trên nhu cầu, sở thích và khả năng của học sinh. 

  • Lợi ích của học tập cá nhân hóa: cung cấp đủ thời gian cho học sinh luyện tập, học sinh học theo tiến độ của bản thân một cách hiểu quả, hứng thú, tự chủ và tích cực.

  • Ngữ pháp và lợi ích của việc học ngữ pháp 

  • Áp dụng cá nhân hóa vào việc ôn tập ngữ pháp tại ZIM ACADEMY một cách hiệu quả thông qua các bài tập được thiết kế theo nhiều nhóm khác nhau

    • Được thiết kế dựa trên trình độ của người học

    • Được thiết kế dựa trên tính cách của người học

    • Được thiết kế dựa trên chuyên ngành và hứng thú của người học

Phương pháp học tập cá nhân hóa

Phương pháp học tập cá nhân hóa hay còn gọi là Personalized learning là một phương pháp được thiết kế dựa trên nhu cầu học tập, sở thích và khả năng của từng học viên khác nhau. 

Theo Grant và Basye (2014), phương pháp học tập cá nhân hóa được áp dụng thành công có thể bao gồm những yếu tố sau:

  • Sở thích và hứng thú của học sinh được đưa vào trong những hoạt động thực tiễn giúp thúc đẩy việc tiếp thu các kiến thức tiêu chuẩn. 

  • Giáo viên giữ vai trò là người hỗ trợ, giúp đỡ trong lớp thay vì chỉ tập trung vào việc giảng dạy kiến thức.

  • Học sinh kiểm soát và quản lý quá trình học tập của bản thân để đạt được những mục tiêu đã đề ra, xây dựng tính hiệu quả, tư duy phản biện và tính sáng tạo.

  • Công nghệ cho phép học sinh lựa chọn cái bản thân muốn học, cách học và cách thể hiện quá trình học tập của họ

  • Đánh giá thường xuyên qua quá trình học được hỗ trợ bởi các công cụ công nghệ có thể giúp giáo viên và học sinh cải thiện khuyết điểm và rèn luyện điểm mạnh của bản thân.

  • Quá trình phát triển của học sinh được đo bằng kĩ năng và mức độ hiểu bài

  • Công nghệ được áp dụng trong suốt quá trình để hỗ trợ cho việc học của học sinh.  (tr. 4)

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp học tập cá nhân hoá không đặt trọng tâm vào công nghệ mà là ở động lực, sự hăng hái tham gia và tiếng nói của người học trong quá trình học tập của họ. Theo như nhà nghiên cứu Eric Toshalis và Michael Nakkula (2012)

    , trong tài liệu nghiên cứu “Motivation, Engagement, and Student Voice”, “Việc có tiếng nói trong cách thức tổ chức hoạt động và ý nghĩa trong việc xây dựng nên hoạt động đó giúp người học có nhiều động lực để tham gia vào quá trình học tập của bản thân hơn vì họ được phép tạo ra một môi trường khi đồng thời họ cũng khám phá và tạo ra bản thân mình” (tr. 29)

Lợi ích của phương pháp cá nhân hóa

Phương pháp học tập cá nhân hóa là một cách tiếp cận khá hiệu quả vì mang lại nhiều những lợi ích cho học sinh như:

Đối với giáo viên, phương pháp học tập cá nhân hóa giúp đảm bảo cung cấp đủ thời gian cho học sinh làm bài và luyện tập. Điều này tương đối khó khăn đối với các lớp truyền thống khi giáo viên tập trung khá nhiều vào phần lý thuyết giảng dạy. 

Ngoài ra, phương pháp học cá nhân hóa giúp học sinh học theo tốc độ cá nhân của bản thân. Khác với phương pháp học truyền thống khi học sinh phải cùng hoàn thành bài tập trong một khoảng thời gian nhất định và hầu hết tập trung vào lý thuyết, phương pháp cá nhân hóa giúp học sinh điều chỉnh tốc độ học tập phù hợp với bản thân, tập trung vào việc luyện tập cá nhân nhiều hơn.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp học sinh học tập và luyện tập một cách tự chủ hơn. Vì học sinh được tham gia thiết kế quá trình học của bản thân cho phù hợp với sở thích và trình độ hiện tại, học sinh có thể học ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào họ muốn, góp phần làm tăng tính chủ động và tích cực trong học tập.

Một lợi ích không thể không kể đến của phương pháp học cá nhân hóa chính là sự hiệu quả và hài lòng trong quá trình học tập. Vì học sinh có thể học theo cách mà bản thân cảm thấy phù hợp, cùng với những tài liệu phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân, học sinh sẽ cảm thấy có động lực và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn so với việc tuân theo nguyên tắc của các phương pháp học tập truyền thống 

Như có thể thấy, phương pháp học tập truyền thống không chỉ mang lại hiệu quả cho học sinh mà còn giúp cho giáo viên đảm bảo được chất lượng bài dạy khi cung cấp đủ kiến thức và thời gian luyện tập cho học sinh.

Xem thêm:

Ngữ pháp và lợi ích của việc luyện tập ngữ pháp

Ngữ pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học ngôn ngữ và nó cũng được xem như một chất liệu không thể thiếu của bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới. Tuy nhiên, ngữ pháp lại mang đến không ít khó khăn cho người học vì nó bao gồm rất nhiều những cấu trúc câu khác nhau và những quy tắc khá phức tạp đòi hỏi người học cần phải nhớ và luyện tập thường xuyên.

Dẫu vậy, nếu muốn nắm vững được kiến thức và các kỹ năng giao tiếp của một ngôn ngữ, việc học và vận dụng được ngữ pháp là một điều rất cần thiết vì nó không chỉ giúp cho người học tự tin hơn trong giao tiếp khi bản thân có thể nắm vững một ngôn ngữ khác mà còn giúp cho người học hiểu và truyền đạt thông tin một cách chính xác hơn.

Ngữ pháp và lợi ích của việc luyện tập ngữ pháp

Áp dụng phương pháp cá nhân hóa vào việc ôn tập ngữ pháp tại ZIM

Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm và bám sát vào các gạch đầu dòng trong khái niệm phương pháp cá nhân hóa đã được nghiên cứu, học tập cá nhân hóa ở ZIM luôn thúc đẩy người học tự chủ trong học tập và có thể học ở mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều phương tiện khác nhau với sự giúp đỡ của các giáo viên.

Vì thế, trong quá trình ôn tập ở ZIM, đặc biệt đối với những cấu trúc ngữ pháp phức tạp nhưng lại khá phổ biến trong các kì thi học thuật, học viên luôn được hướng dẫn chi tiết cách dùng và luyện tập vận dụng cấu trúc ngữ pháp vào những chủ đề mà bản thân người học cảm thấy hứng thú. 

Môi trường và hệ sinh thái học tập, những bài tập cho từng kỹ năng và dạng bài.

Khi người học có bất kì khuyết điểm nào về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là ngữ pháp, những bài tập bổ trợ ở ZIM được chia thành nhiều chủ đề, chuyên đề ngữ pháp khác nhau sẽ giúp cho học viên có thể lựa chọn tham khảo và luyện tập thêm để cải thiện.

Học viên được chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học, từ đó được hướng dẫn cách cải thiện và cũng như được cung cấp các bài tập liên quan đến phần ngữ pháp mà bản thân còn thiếu sót kèm với các giải thích đáp án cụ thể. Những bài tập ở ZIM được thiết kế dựa trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau:

1. Được thiết kế dựa theo level của người học

Được thiết kế dựa theo level của người học

Những bài tập ở ZIM luôn được thiết kế dựa trên những level khác nhau từ nền tảng thấp nhất là Foundation đến cao nhất là Master. Ở level Foundation, những bài tập ngữ pháp chủ yếu tập trung vào những cấu trúc cơ bản như các thì thông dụng, cách hình thành một câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp.

Ở level cao hơn, khi các học viên ở mức độ làm quen với format đề thi IELTS, những bài tập ngữ pháp chủ yếu tập trung vào các cấu trúc thông dụng được dùng cho writing task 1, task 2 và cho cả speaking.

Ngoài ra, nếu trong quá trình học, học viên có gặp thắc mắc hoặc khó khăn ở bất kỳ điểm ngữ pháp nào, học viên cũng có thể được ôn tập lại thông qua lý thuyết được tổng hợp và những bài tập bổ trợ kèm với giải thích đáp án chi tiết.

Lợi ích của việc thiết kế tuỳ theo level người học:

Vì được thiết kế tuỳ theo trình độ của người học mà việc học ngữ pháp từ khó khăn và xa vời đã trở nên dễ dàng và thực tế hơn, giúp học viên không chỉ áp dụng ngay kiến thức ngữ pháp mình vừa học để tạo ra 1 câu hoặc một đoạn văn hoàn chỉnh mà còn tiếp cận với những trình độ kiến thức từ thấp đến cao, phù hợp với năng lực của bản thân mà không cảm thấy quá khó khăn hay chán nản.

2. Được thiết kế dựa trên tính cách người học

Ở ZIM, bài tập được chia ra làm 2 nhóm tính cách chính là proactive (chủ động) và reactive (thụ động). Đối với tính cách chủ động, học sinh thường sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức và luyện tập. Vì thế, giáo trình sẽ được thiết kế theo hướng gợi mở và vai trò của giáo viên trong trường hợp này sẽ hướng dẫn, gợi ý học viên nhằm kích thích sự tìm hiểu để học viên tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Ngược lại, đối với tính cách thụ động, học viên thường khá rụt rè trong việc chủ động hỏi và học thêm kiến thức. Trong trường hợp đó, giáo trình được thiết kế rõ ràng và chi tiết hơn nhưng vẫn đảm bảo cho học viên đủ lượng kiến thức cần thiết trong một bài. Ngoài ra, giáo viên sẽ hướng dẫn chi tiết và trình bày kiến thức cụ thể và rõ ràng hơn thay vì gợi ý để kích thích sự tìm hiểu cho học viên như giáo trình theo hướng chủ động.

Lợi ích của việc thiết kế tuỳ theo nhóm tính cách người học:

Như vậy, dù học viên ở nhóm tính cách chủ động hay thụ động trong học tập vẫn có thể được đảm bảo tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và phù hợp nhất. Thêm vào đó, học viên có thể tự do tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên sâu và luyện tập nhiều hơn mà vẫn được hỗ trợ một cách nhiệt tình giúp học viên không bị giới hạn bởi một khối lượng kiến thức nhất định hay không cảm thấy bị mất phương hướng vì đã có sự cung cấp và tổng hợp kiến thức từ giáo viên.

3. Được thiết kế dựa trên hứng thú và chuyên ngành của người học

Bám sát vào khái niệm phương pháp học tập cá nhân hoá đã nghiên cứu từ trước, ZIM ACADEMY đã điều chỉnh giáo trình, bài tập phù hợp với các chuyên ngành và hứng thú khác nhau từ công nghệ thông tin đến sức khoẻ và giáo dục.

Những bài tập ngữ pháp, thay vì sử dụng những ví dụ và câu hỏi khá khô khan, nay lại được thiết kế lồng ghép những vấn đề, sự kiện liên quan đến chuyên ngành của người học để người học có hứng thú và dễ hiểu hơn những điểm ngữ pháp phức tạp thường gặp trong tiếng Anh. Thêm vào đó, người học có thể áp dụng những điểm ngữ pháp vừa học vào việc viết bài viết hoàn chỉnh với chủ đề phù hợp với chuyên ngành và hứng thú của bản thân.

Lợi ích của việc thiết kế dựa trên hứng thú và chuyên ngành của người học:

Từ việc lồng ghép chuyên ngành và húng thú của người học vào trong những bài tập ngữ pháp ở ZIM ACADEMY, người học có thể nhớ lâu hơn, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn và có thêm động

lực học vì có thể liên hệ những kiến thức phức tạp trong tiếng Anh với chủ đề mà bản thân hứng thú và quan tâm. Ngoài ra, dưa trên quan sát của giáo viên và học sinh về quá trình học tập ở ZIM, khi thực hiện những hoạt động nhóm trong lớp, người học có thể kết nối thêm nhiều bạn bè cùng chuyên ngành với bản thân, từ đó việc học không chỉ dừng lại ở việc thu nạp kiến thức và còn mở rộng thêm các mối quan hệ xã hội và tạo cơ hội cho học viên chia sẽ và kết bạn với nhưng bạn khác có cung chuyên ngành và sở thích với mình.

image-alt

Như vậy, việc thiết kế những bài tập ngữ pháp theo hướng cá nhân hóa cho từng người học không chỉ giúp người học nắm bắt được các lý thuyết khô khan, khó nhằn của ngôn ngữ một cách nhanh chóng mà còn vận dụng vào để diễn đạt ý tưởng của bản thân một cách chính xác và hiệu quả.

Không chỉ vậy, những bài tập này còn khơi gợi hứng thú của người học với những chủ đề, ví dụ liên quan đến sở thích cá nhân, tạo động lực cho người học chủ động hơn trong quá trình học tập của mình. Ngoài ra, học viên luôn được động viên, hỗ trợ chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, và cách khắc phục phù hợp với trình độ của bản thân để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả mà không cảm thấy chán nản hay mông lung. 

Tổng kết

Ngữ pháp là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ nên việc học ngữ pháp là thiết yếu để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ nói chung và kỹ năng tiếng Anh nói riêng. Kết hợp phương pháp học tập cá nhân hóa trong việc luyện tập ngữ pháp ở phần writing là một cách rất hay và hiệu quả giúp người học hứng thú hơn và dễ dàng tiếp thu hơn với những ví dụ liên quan đến sở thích cá nhân, từ đó áp dụng vào việc triển khai và thể hiện ý tưởng của bản thân một cách tự tin và chính xác hơn.


Nguồn tham khảo

  • Bray, B., & McClaskey, K. (2013). A Step-by-Step guide to personalize learning. Learning and Leading With Technology, 40(7), 12–19. http://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1015153.pdf

  • Grant, P., & Basye, D. (2014). Personalized Learning: A guide for engaging students with technology (1st ed.). International Society for Technology in Education.

  • Herawati, A. (2023). Personalized learning in teaching English as foreign language: Limiting the challenges, increasing its effectiveness. In Advances in Social Science, Education and Humanities Research/Advances in social science, education and humanities research (pp. 3–12). https://doi.org/10.2991/978-2-38476-054-1_2

  • Ly, C. K. (2020). The importance of grammar in language teaching and learning. ResearchGate. https://doi.org/10.5281/zenodo.3947215

  • Scheffler, P., & Cinciała, M. (2011). Explicit grammar rules and L2 acquisition. ELT Journal,

    65(1), 13–23. doi:10.1093/elt/ccq019

  • Toshalis, E., & Nakkula, M. J. (2012, April). Motivation, engagement, and student voice. Retrieved from https://www.howyouthlearn.org/pdf/Motivation%20Engagement%20Student%20Voice_0.pdf

Tham khảo các bài học khác

Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu