Xây dựng chi tiết lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu hiệu quả
Key Takeaways: |
---|
- Xây dựng kiến thức nền tảng: từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng đọc, kĩ năng nghe - Làm quen với bài kiểm tra, nâng cao kỹ năng - Ôn luyện và làm đề
- Chuẩn bị kiến thức và chiến lược - Làm bài kiểm tra thử thường xuyên - Phân bổ lịch học một cách hợp lý - Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý |
Cách học TOEIC hiệu quả nhất chính là xây dựng lộ trình học khoa học, hợp lí, phù hợp với khả năng cũng như mục tiêu của bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng lộ trình học TOEIC. Bài viết này sẽ giúp người học cách xác định mục tiêu và xây dựng lộ trình học TOEIC cho mới mới bắt đầu.
Thi thử để biết bản thân đang ở trình độ nào
Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức, trung tâm hỗ trợ thí sinh thi thử TOEIC. Từ đây, người học có thể tự đánh giá được trình độ hiện tại của bản thân và nhờ người thân, bạn bè hoặc tự xác định được lộ trình học phù hợp với cá nhân mình
Hiện nay có rất nhiều trung tâm tiếng Anh tổ chức thi thử TOEIC, trong đó có Anh Ngữ ZIM. Với bài thi thử, thí sinh sẽ đánh giá được chính xác trình độ tiếng Anh hiện tại của bản thân. Lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu so với người đã có kiến thức nền vững chắc hoàn toàn không thể giống nhau.
Với kết quả thu được từ bài thi thử, thi sinh có thể biết được trình độ hiện tại của bản thân, rút ra điểm mạnh/yếu và biết được đâu là kỹ năng cần tập trung cải thiện. Dựa trên kết quả của bài thi thử, người học có thể tự đánh giá được năng lực của bản thân cùng các nhóm kỹ năng cần tập trung cải thiện, để từ đó thiết kế lộ trình học phù hợp nhất với mình.
Xem thêm:
Xác định band điểm TOEIC mục tiêu
Để xây dựng lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu, người học cần xác định trước tiên về mục tiêu của bản thân. Mức điểm càng cao thì thời gian, nỗ lực bỏ ra lại càng lớn và cũng có thể lộ trình học sẽ cũng khác nhau rất nhiều
Thí sinh cần tham khảo các tiêu chí tại từng band điểm TOEIC để có cái nhìn toàn diện nhất và từ đó đưa ra mục tiêu của chính bản thân.
Mô tả trình độ của từng band điểm TOEIC
Số điểm | Mô tả chung |
---|---|
905 - 990 | International Profession Proficiency: Giao tiếp hiệu quả tại bất kỳ tình huống nào |
785 - 900 | Working Proficiency Plus: Có thể thỏa mãn hầu hết tất cả các yêu cầu trong công việc |
605 - 780 | Limited Working Proficiency: Có thể thỏa mãn yêu cầu giao tiếp hàng ngày nhưng yêu cầu công việc thì vẫn có giới hạn |
405 - 600 | Elementary Proficiency Plus: Có thể duy trì các đoạn hội thoại đã đoán trước và có thể giao tiếp nhưng vẫn còn rất giới hạn. |
255 - 400 | Elementary Proficiency: Có thể duy trì các cuộc đối thoại cơ bản với những chủ đề quen thuộc |
10 - 250 | Basic Proficiency: Chỉ thoải mãn yêu cầu cơ bản |
Bảng điểm TOEIC 2 kỹ năng sẽ thể hiện điểm số của từng kĩ năng Listening và Reading, kèm theo tổng điểm 2 phần thi này. Ngoài ra, bảng điểm có thể có phần nhận xét về khả năng đọc, nghe của thí sinh và nhờ vào đây, thí sinh có thể biêt được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Phiếu điểm sẽ dựa vào bài làm của từng thí sinh để phân tích, đánh giá khả năng đọc hiểu, nghe vào những tiêu chí khác nhau. Nếu thí sinh tham gia kỳ thi TOEIC 4 kỹ năng, thí sinh sẽ nhận được bảng điểm TOEIC gồm cả kỹ năng Speaking lần Writing
Lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu
Xây dựng kiến thức nền tảng
Việc đầu tiên trước khi xây dựng lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu chính là xây dựng thói quen ôn luyện hàng ngày. Người học nên dành ra ít nhất từ 30 - 60 phút/ngày để nghe, đọc, ôn luyện tiếng Anh và tập trung hoàn toàn. Sau khi đã luyện được thói quen học hàng ngày, người học sẽ phân chia trọng số để xây dựng gốc tiếng Anh bao gồm ngữ pháp, từ vựng, luyện nghe, luyện đọc.
Từ vựng
Với những người xác định thi TOEIC mới, một số chủ điểm từ vựng nên tập trung ôn luyện: số đếm, các bộ phận trên cơ thể, tính từ miêu tả ngoại hình người, tính từ miêu tả tính cách người, các loại phương tiện giao thông và giao thông, số thứ tự, các loại công việc, nơi làm việc, các hoạt động tại nơi làm việc, tính từ miêu tả tính chất công việc, các môn học và nhà trường, các loại bệnh thường gặp,...
Các chủ đề từ ngữ nêu trên sẽ được liệt kê rất chi tiết trên Google. Tuy nhiên, ZIM cũng đã thống kê những từ vựng theo từng chủ đề khác nhau qua các bài viết, các bạn hãy đón xem tại các bài viết chủ đề tư vựng của ZIM nhé!
Có rất nhiều sách từ vựng như:
600 essential words for TOEIC (Lin Lougheed)
Check your vocabulary for TOEIC (Rawdon Wyatt)
TOEIC Vocabulary Prep (Kaplan)
hoặc học từ mới trên các trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động cũng là một cách hay.
Cần lưu ý rằng học từ mới cần đi đôi với học phát âm. Phát âm là một chìa khóa để giúp nâng cao điểm nghe của bạn. Những người mới bắt đầu học TOEIC cần nắm được IPA (Bảng chữ cái phiên âm quốc tế) để biết cách phát âm chính xác của từ.
Ngữ pháp
Trong thời gian này, người học chưa nên tiếp xúc quá nhiều với các kiến thức ngữ pháp quá nâng cao và tập trung học và hiểu sâu các cấu trúc ngữ pháp cơ bản trước.
Các loại câu cơ bản:
S + V + O S + V + C S + V + O +C |
---|
6 thì cơ bản trong tiếp anh:
Hiện tại đơn
Hiện tại tiếp diễn
Hiện tại hoàn thành
Quá khứ đơn
Tương lai đơn
Tương lai dự định
Các loại từ cơ bản và những cách sử dụng đơn giản:
Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, mạo từ
Người học có thể dễ dàng tìm hiểu về các chủ điểm ngữ pháp trên đây tại nhà. Tuy nhiên, không chỉ chú ý vào lý thuyết, người học nên cần thực hành ôn luyện hàng ngày.
Các bạn mới bắt đầu học TOEIC có thể tham khảo các tài liệu ngữ pháp sau:
- English grammar in use (Raymond Murphy)
- Understanding and Using English Grammar (Betty Schrampfer Azar – Stacy A. Hagen)
- Destination B1
- Longman English Grammar Practice (L.G. Alexander)
Phương pháp học kỹ năng đọc
Ở thời gian đầu, người học nên ôn luyện kỹ năng đọc qua các bài tập ngữ pháp ở dạng câu (Part 5). Part 5 chưa yêu cầu ở người học về khả năng đọc - hiểu, phân tích sâu mà tập trung kiểm tra khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp căn bản của người học tiếng Anh. Tại đây, thí sinh cần xác định thì của động từ, loại từ được sử dụng,...
Các tốt nhất để ôn luyện kĩ năng đọc tại thời điểm này chính là sau khi học xong chủ điểm ngữ pháp nào thì hãy nên tìm bài tập và ôn luyện ngay về chủ điểm ngữ pháp đó. Một “tip” ở đây cho thí sinh là hãy tập trung vào dạng bài điền tư vào chỗ trống, chia động từ.
Phương pháp học kỹ năng nghe
Ở giai đoạn này, thí sinh vẫn chưa cần luyện ngay đề thi thật mà chỉ cần luyện nghe từ các câu đơn giản. Thêm vào đó, khi nghe, thí sinh chưa cần hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu mà nên chỉ lắng nghe để nắm bắt từ khóa và đoán, suy luận nội dung câu. Lưu ý, người học nên vừa nghe, vừa học từ vựng mới cho bản thân. Nếu học theo cách này, người học sẽ nhớ từ lâu hơn và có khả năng nghe và “bắt” được từ khóa.
Làm quen với bài kiểm tra, nâng cao kỹ năng
Ngữ pháp: Sau khi đã hiểu sâu về các chủ điểm ngữ pháp cơ bản trong giai đoạn 1, trong giai đoạn này, người học nên học các chủ đề khó hơn như mệnh đề tương đối, đảo ngữ, liên từ, giới từ và điều kiện. Luyện thi TOEIC Vol 1 & Vol 2 là hai cuốn sách được giới thiệu có thể giúp bạn củng cố nền tảng tiếng Anh cũng như có cái nhìn sâu sắc hơn về dạng bài thi.
Từ vựng: 600 Essential Words for TOEIC của Raymond Murphy không chỉ với các chủ đề tiếng Anh hàng ngày mà còn các chủ đề TOEIC như General business and office problem là cuốn sách gợi ý cho người học TOEIC.
Luyện nghe: Bạn có thể tham khảo Luyện thi TOEIC vì nó cung cấp nhiều dạng câu hỏi khác nhau như hướng dẫn học. Ngoài ra, bạn nên áp dụng 4 bước luyện nghe như đã đề cập ở giai đoạn 1 để đạt được mục tiêu: trả lời đúng 4/6 câu hỏi phần 1, 20/25 câu hỏi phần 2 và 25/39 câu hỏi phần 3.
Người học nên tập trung luyện các phần chuyên sâu như TOEIC Reading Part 6 & 7, đặc biệt là Part 7 từ lâu đã được coi là khó nhất với các đoạn văn dài và số lượng câu hỏi lớn. Để đối phó với phần này, người học cần nắm vững kỹ thuật Diễn giải bao gồm sử dụng từ đồng nghĩa, sử dụng từ trái nghĩa, sử dụng giọng bị động, sử dụng liệt kê và sử dụng họ từ.
Bên cạnh đó, người học nên tập trung vào các phần nghe thử thách như Part 3 và Part 4, đồng thời tham khảo một số sách như ETS 2020, ETS Summer, YBM hay Sparta.
Ôn luyện và làm đề
Sau khi xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc và nâng cao kỹ năng nghe - đọc của bản thân, người học có thể bắt đầu làm quen với không khí trong phòng thì bằng các dạng đề thi khác nhau. Qua các dạng đề, kho từng vựng, cấu trúc ngữ pháp của bạn cũng được nâng cao, cọ xát hơn trong từng bài.
Bằng cách làm bài thi thử, bạn có thể nhận ra lỗi sai của mình, rút kinh nghiệm và từ đó nâng cao điểm số của mình.
Những lưu ý khi tự học TOEIC
Chuẩn bị kiến thức và chiến lược: Chuẩn bị kiến thức và chiến lược cần thiết giúp người học đi được 90% chặng đường để đạt điểm cao trong kỳ thi TOEIC. 10% còn lại phụ thuộc vào sự tự tin và bình tĩnh. Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức cùng một lúc sẽ không hiệu quả vì nó sẽ khiến quá trình học kiến thức mới trở nên khó tiếp thu.
Làm bài kiểm tra thử thường xuyên: Làm bài thi thử thường xuyên là một cách lý tưởng để học từ mới và giúp thí sinh làm quen với dạng bài thi.
Phân bổ lịch học một cách hợp lý: Thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho việc luyện tập một phần. Thay vào đó, thí sinh nên dành thời gian cho việc luyện tập tất cả các phần.
Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý: Sự chuẩn bị về tinh thần sẽ kích thích suy nghĩ. Trước kỳ thi, thay vì học những kiến thức mới, người học nên ôn tập lại những kiến thức đã học. Đừng để lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Để có một tinh thần tốt, nên kết hợp học tập với thư giãn.
Tổng kết
Trên đây là lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu mà người học tiếng Anh có thể tham khảo. Tác giả hy vọng rằng với lộ trình trên, thí sinh có thể có cho mình lộ trình học chuyên nghiệp, hiệu quả nhất, giúp người học trên con đường trinh phục TOEIC.
Bình luận - Hỏi đáp