Banner background

Mệnh đề độc lập (Independent Clause) | Cấu trúc & cách dùng

Bài viết này sẽ giới thiệu về Mệnh đề độc lập (Independent Clause), bao gồm định nghĩa, thành phần, và cách kết hợp các mệnh đề độc lập trong câu.
menh de doc lap independent clause cau truc cach dung

Giới thiệu

Hãy xem qua những ví dụ sau và chú ý về số lượng chủ ngữ và vị ngữ của từng câu:

  1. Andrew sings.

Andrew hát.

  1. She has done an excellent job.

Cô ấy đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

  1. Ted and Lily are good friends.

Ted và Lily là những người bạn tốt.

  1. The children were singing and dancing.

Những đứa trẻ đã hát hò và nhảy múa.

  1. He did not have enough time, so he could not finish the exam.

Anh ấy không có đủ thời gian, vì vậy anh ấy không thể hoàn thành bài thi.

Trong các ví dụ trên, người đọc thấy rằng những câu trong ví dụ 1 đến 4 đều có một chủ ngữ (subject) và một vị ngữ (predicate), và vì vậy, là ví dụ của một mệnh đề độc lập. Mệnh đề độc lập bao gồm một chủ ngữ và một vị ngữ. Vị ngữ của một mệnh đề độc lập bao gồm ít nhất một động từ và đôi khi có thêm thông tin đi kèm ở dạng tân ngữ (object), bổ ngữ (complement), và trạng ngữ (adverbial). Một mệnh đề độc lập có thể đứng riêng lẻ để tạo thành một câu đơn (simple sentence), và dùng để diễn tả một ý hoàn chỉnh (Farlex International, 2016).

Chủ ngữ

Vị ngữ

Andrew

She

Ted and Lily

The children

sings.

has done an excellent job.

are good friends.

were singing and dancing.

Qua 4 ví dụ này, người học thấy rằng thành phần chủ ngữ của một mệnh đề độc lập có thể bao gồm một danh từ (“Andrew” trong ví dụ 1), một đại từ (“She trong ví dụ 2), hoặc một cụm danh từ (“Ted and Lily” trong ví dụ 3, “the children” trong ví dụ 4). Tương tự, phần vị ngữ của mệnh đề độc lập bao gồm một động từ đã được chia (“sings” trong ví dụ 1, “has done” trong ví dụ 2, “are” trong ví dụ 3), hoặc cụm động từ đã được chia (“were singing and dancing” trong ví dụ 4). Phần vị ngữ của một mệnh đề độc lập cũng có thể bao gồm những thông tin kèm theo động từ (“an excellent job” trong ví dụ 2, “good friends” trong ví dụ 3).

Hơn nữa, hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập cũng có thể kết hợp với nhau để tạo thành một câu ghép. Câu của ví dụ 5 chứa hai mệnh đề độc lập vì câu bao gồm hai vế với đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, và được kết nối với nhau bởi liên từ kết hợp “so” để tạo thành một câu ghép (compound sentence). Các mệnh đề độc lập có thể được kết hợp với nhau trong câu ghép bởi liên từ kết hợp (coordinating conjunction), liên từ tương quan (correlative conjunction), trạng từ liên kết (conjunctive adverb), hoặc dấu chấm phẩy [ ; ].

Chủ ngữ 1

Vị ngữ 1

Liên từ

Chủ ngữ 2

Vị ngữ 2

He

did not have enough time,

so

he

could not finish the exam.

Như vậy, trong tiếng Anh, mệnh đề độc lập có thể tạo thành câu đơn hoặc câu ghép, tuỳ theo số lượng mệnh đề và cách kết hợp các mệnh đề độc lập trong một câu.

Cấu trúc của các mệnh đề trong tiếng Anh có nhiều nét tương đồng với cấu trúc cụm chủ-vị trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt, một cụm chủ-vị cũng bao gồm một chủ ngữ và một vị ngữ và có thể tạo thành một câu đơn. Kết hợp hai hoặc nhiều cụm chủ-vị cũng có thể tạo thành một câu ghép.

Ví dụ:

Chủ ngữ

Vị ngữ

Anh ấy

mỉm cười.

Bình và Minh

nắm tay và đi dạo.

Chủ ngữ 1

Vị ngữ 1

Liên từ

Chủ ngữ 2

Vị ngữ 2

Trời

mưa,

nhưng

tôi

vẫn đến lớp.

Tuy nhiên, khái niệm mệnh đề độc lập của tiếng Anh cũng có một số điểm khác so với khái niệm cụm chủ-vị của tiếng Việt: Một mệnh đề độc lập trong tiếng Anh cần bao gồm một động từ chính, trong khi cụm chủ vị trong tiếng Việt không nhất thiết có thành phần động từ (Nguyễn Lân Trung, 2006).

Ví dụ:

Chủ ngữ

Tính từ

Hoa

đẹp.

Chủ ngữ

Từ so sánh

Danh từ

Thân em

như

tấm lụa đào

Chủ ngữ

Danh từ

Tính từ

Bố tôi

tóc

đã bạc.

(Lê Thanh Hương & Đỗ Bá Lâm, 2010)

Từ phân tích trên, người học thấy rằng khái niệm mệnh đề độc lập của tiếng Anh và cụm chủ-vị của tiếng Việt có cấu trúc giống nhau, vì cả hai đều bao gồm một chủ ngữ và một vị ngữ và có thể tạo thành câu đơn hoặc kết hợp nhiều mệnh đề độc lập với nhau để tạo thành câu ghép. Tuy nhiên, vị ngữ của mệnh đề độc lập của tiếng Anh yêu cầu có động từ chính, trong khi vị ngữ của cụm chủ-vị trong tiếng Việt không yêu cầu thành phần động từ.

Định nghĩa và cấu trúc của mệnh đề độc lập

Mệnh đề độc lập là gì?

Mệnh đề độc lập là mệnh đề được dùng để diễn tả một ý hoàn chỉnh. Mệnh đề này được cấu tạo bởi một chủ ngữ, là chủ thể của hành động được nhắc đến trong mệnh đề, và một vị ngữ bao gồm một động từ và những thông tin đi kèm để miêu tả hành động hoặc trạng thái của chủ thể của mệnh đề. Vì mệnh đề độc lập không cần các thành phần bổ sung để trở nên hoàn chỉnh, nên nó có thể đứng một mình để tạo thành một câu đơn.

Cấu trúc Mệnh đề độc lập

Đọc thêm: Mệnh đề trong tiếng Anh là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về mệnh đề

Cấu trúc

Chủ ngữ của một mệnh đề độc lập có thể được cấu tạo từ danh từ, đại từ, cụm danh từ, hoặc danh động từ. Vị ngữ của một mệnh đề độc lập có thể được cấu tạo từ động từ, bao gồm động từ thường và động từ to-be. Ngoài ra, vị ngữ cũng có thể bao gồm tân ngữ ở dạng danh từ hoặc cụm danh từ, bổ ngữ ở dạng cụm danh từ hoặc cụm tính từ, và trạng ngữ ở dạng cụm danh từ, cụm trạng từ, hoặc cụm giới từ.

Một mệnh đề độc lập có cấu trúc chung như sau:

Chủ ngữ (Subject)

Vị ngữ (Predicate)

Động từ (Verb)

(bắt buộc)

Tân ngữ

(Object)

(không bắt buộc)

Bổ ngữ (Complement)

(không bắt buộc)

Trạng ngữ (Adverb) (không bắt buộc)

(Cụm) danh từ

Động từ thường

(Cụm) danh từ

(Cụm) danh từ

(Cụm) danh từ

Đại từ

Động từ to-be

(Cụm) tính từ

(Cụm) trạng từ

Danh động từ

(Cụm) giới từ

Các thành phần trong mệnh đề độc lập

Chủ ngữ

Chủ ngữ là thành phần thiết yếu và không thể bị lược bỏ khỏi một mệnh đề độc lập, và đóng vai trò là chủ thể của nội dung trong phần vị ngữ. Chủ ngữ của mệnh đề độc lập có thể được cấu tạo bởi danh từ, đại từ, cụm danh từ, hoặc danh động từ.

Danh từ (noun): Danh từ là từ chỉ người, sự vật, hoặc hiện tượng.

Ví dụ danh từ (được in đậm) làm chủ ngữ của mệnh đề độc lập:

  1. My little sister loves EXO.

Em gái tôi yêu EXO.

  1. Addictions can alter a person’s neurophysiology.

Chứng nghiện có thể làm biến đổi sinh lý thần kinh của một người.

  1. Nietzsche’s ideas revolutionized Western philosophy.

Những tư tưởng của Nitzche đã cách mạng hoá nền triết học phương Tây.

Đại từ (pronoun): Đại từ là những từ ngữ được dùng để xưng hô hoặc thay thế danh từ. 

Ví dụ:

  1. They enjoyed the musical last night.

Họ thích vở nhạc kịch tối qua.

  1. Taylor cannot come to the phone right now.

Taylor không thể đến nghe điện thoại ngay bây giờ.

  1. Harry’s best friend is drinking butterbeer.

Bạn thân của Harry đang uống bia bơ.

Cụm danh từ (noun phrase): Cụm danh từ được cấu tạo từ một danh từ hoặc đại từ cùng hạn định từ (determiner) tính từ liên quan để bổ sung ý nghĩa (Eastwood, 1994). Các hạn định từ bao gồm mạo từ (ví dụ: a, an, the), từ chỉ định (ví dụ: this, that, those), tính từ sở hữu (ví dụ: his, their, our), số đếm (ví dụ: four, two million, a thousand and one) và từ chỉ số lượng (ví dụ: many, a lot, every). Cụm danh từ diễn đạt nhiều thông tin hơn danh từ, và có thể tạo thành chủ ngữ của một mệnh đề độc lập. 

Ví dụ:

  1. Only a few lucky singers rise to fame.

Chỉ một số ca sĩ may mắn mới có được danh tiếng.

  1. An extremely talented artist will teach me how to paint.

Một người nghệ sĩ cực kỳ tài năng sẽ dạy tôi cách vẽ tranh.

  1. John’s three daughters left the house early in the morning.

Ba cô con gái của John đã rời khỏi nhà từ sáng sớm.

Danh động từ (gerund): Danh động từ được hình thành khi thêm -ing vào động từ. Danh động từ có thể được sử dụng như một danh từ và làm chủ ngữ của một mệnh đề độc lập.

Ví dụ:

  1. Remembering the exact value of pi is impossible.

Nhớ giá trị chính xác của số pi là bất khả thi.

  1. Having mental illnesses should not be stigmatized.

Việc mắc rối loạn tâm thần không nên bị mang định kiến.

  1. Learning a new language requires hard work.

Việc học một ngôn ngữ mới yêu cầu sự chăm chỉ.

Ví dụ mệnh đề độc lập

Một mệnh đề độc lập cũng có thể bao gồm cụm chủ ngữ bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều chủ ngữ với nhau, sử dụng liên từ kết hợp như and, or, và but

Ví dụ:

  1. Jake and Amy loved each other.

Jake và Amy yêu nhau.

  1. This red T-shirt or that white crop top would suit your outfit.

Chiếc áo thun đỏ này hoặc chiếc crop-top trắng kia sẽ phù hợp với bộ đồ của bạn.

  1. Trying my best but still failing the subject frustrates me.

Việc cố gắng hết sức nhưng vẫn rớt môn làm tôi rất bực bội.

Vị ngữ

Thành phần vị ngữ của mệnh đề độc lập cần chứa ít nhất là một động từ thường hoặc một động từ to-be để miêu tả hành động của chủ thể được nhắc đến trong chủ ngữ. 

  • Khi vị ngữ được cấu tạo bởi động từ thường, động từ có thể được bổ sung ý nghĩa bởi tân ngữ và trạng ngữ. 

  • Khi vị ngữ được cấu tạo bởi động từ to-be, động từ có thể được bổ sung ý nghĩa bởi bổ ngữ và trạng ngữ. 

Tuy nhiên, một mệnh đề độc lập không bắt buộc bao gồm tân ngữ, bổ ngữ, hoặc trạng ngữ nếu động từ chứa đủ thông tin về chủ ngữ để diễn đạt một ý hoàn chỉnh.

Động từ thường

Động từ thường (ordinary verb): Từ dùng để chỉ hành động, quá trình, trạng thái, hoặc điều kiện của người hoặc sự vật, hiện tượng (Farlex International, 2016). Vị ngữ của mệnh đề độc lập cần ít nhất một động từ để có thể diễn tả một ý hoàn chỉnh. Động từ cần được chia theo thì tương ứng với chủ ngữ và nội dung của mệnh đề, nên đôi khi vị ngữ cũng sẽ chứa trợ động từ (modal verb) để bổ sung ý nghĩa cho động từ chính.

Ví dụ mệnh đề độc lập chỉ bao gồm một động từ thường: 

  1. I agree.

Tôi đồng ý.

  1. He will lose this race.

Anh ấy sẽ thua cuộc đua này.

  1. The flight is leaving.

Chuyến bay đang chuẩn bị cất cánh.

Ví dụ mệnh đề độc lập 2

Trong ví dụ 1, vì nội dung mệnh đề ở thì hiện tại đơn, nên động từ “agree” được giữ nguyên mẫu và không cần thêm trợ động từ. Tuy nhiên, trong ví dụ 2, vì mệnh đề ở thì tương lai đơn, nên trợ động từ “will” đứng trước động từ “lose” để diễn tả thời gian diễn ra hoạt động được nhắc đến trong mệnh đề. Tương tự, trong ví dụ 3, vì mệnh đề ở thì hiện tại tiếp diễn, nên động từ chính “leave” được thêm đuôi -ing và thêm trợ động từ “is” ở trước vì chủ ngữ “the flight” là ngôi số ít.

Như vậy, cấu trúc ngữ pháp của những ví dụ trên như sau:

Chủ ngữ (Subject)

Trợ động từ (Modal Verb)

Động từ chính (Verb)

I

-

agree.

He

will

lose.

The flight

is

leaving.

Vị ngữ của mệnh đề độc lập cũng có thể bao gồm hai hoặc nhiều động từ được chia. Những động từ có thể được kết nối bằng liên từ kết hợp and, or, và but.

Ví dụ:

  1. Bob and Charlotte ate, drank, and talked all night.

Bob và Charlotte ăn, uống, và nói chuyện cả đêm.

  1. They lost the battle but won the war.

Họ thua một trận chiến nhưng thắng cả cuộc chiến tranh.

  1. You adapt, evolve, compete, or die.

Bạn có thể thích nghi, tiến hoá, cạnh tranh, hoặc chết.

Ngoài động từ chính được chia, phần vị ngữ của mệnh đề độc lập cũng có thể bao gồm các thông tin khác ở dạng tân ngữ (object) và trạng ngữ (adverb). 

  • Tân ngữ (object): những danh từ và đại từ bổ sung ý nghĩa cho động từ chính của vị ngữ. Ngoài ra, những loại từ có thể sử dụng như danh từ cũng có thể làm tân ngữ, như cụm danh từ, mệnh đề danh từ, danh động từ, hoặc động từ nguyên mẫu (Farlex International, 2016).

  • Trạng từ (adverb): thành phần trong câu được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác, hoặc thậm chí, cả một mệnh đề. Trạng từ bao gồm nhiều loại: trạng từ đơn (single-word adverbs), cụm phó từ (adverbial phrases), và mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses) (Farlex International, 2016). Những loại trạng từ này có thể có dạng cụm trạng từ (adverb phrase), cụm danh từ (noun phrase), hoặc cụm giới từ (prepositional phrase) (Eastwood, 1994).

Ví dụ mệnh đề độc lập bao gồm động từ, tân ngữ, và trạng từ:

  1. I was reading the newspaper.

Tôi đã đang đọc báo.

  1. Mental health can affect all aspects of people’s lives.

Sức khoẻ tinh thần có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống con người.

  1. The stock market has dropped drastically.

Thị trường chứng khoán đã giảm mạnh.

  1. It will rain tomorrow, according to the weather forecast.

Ngày mai trời sẽ mưa, dựa theo tin dự báo thời tiết.

  1. Captain Rogers and his crew welcome you and your family on board.

Cơ trưởng Rogers và phi hành đoàn chào đón bạn và gia đình trên máy bay.

  1. My students must submit the final essay at 6pm tonight.

Những học sinh của tôi phải nộp bài luận cuối cùng vào 6 giờ tối nay.

Chủ ngữ (Subject)

Trợ động từ
(Modal verb)

Động từ (Verb)

Tân ngữ (Object)

Trạng ngữ (Adverb)

I

was

reading

the newspaper.

-

Mental health

can

affect

all aspects of people’s life.

-

The stock market

has

dropped

-

drastically.

It

will

rain

-

tomorrow, according to the weather forecast.

Captain Rogers and his crew

-

welcome

you and your family

on board.

My students

must

submit

the final essay

at 6pm tonight.

Hơn nữa, động từ thường bao gồm hai dạng: động từ giới hạn (finite verb) và động từ không giới hạn (non-finite verb). Động từ giới hạn là động từ có thể được chia thì tuỳ theo chủ ngữ của mệnh đề. Động từ không giới hạn bao gồm động từ nguyên mẫu có “to” (to infinitive) và danh động từ, và không thể là động từ chính của vị ngữ trong một mệnh đề độc lập (Eastwood, 1994).

Ví dụ mệnh đề với động từ nguyên mẫu có “to”:

  1. John and Mary wanted to leave the party early.

John và Mary đã muốn rời khỏi bữa tiệc sớm.

  1. I am waiting to pay for my taco.

Tôi đang đợi để trả tiền cho cái bánh taco của tôi.

  1. Amy tried to improve her grades.

Amy đã cố gắng để cải thiện điểm số của mình.

Ví dụ mệnh đề với danh động từ:

  1. He kept talking.

Anh ấy cứ tiếp tục nói.

  1. John denied having knowledge of the accident.

John phủ nhận việc có bất cứ thông tin gì về vụ tai nạn.

  1. I can’t imagine living in such a big house.

Tôi không thể tưởng tượng được việc sống trong một căn nhà rộng như thế.

Qua những ví dụ trên, người học thấy rằng khi vị ngữ có hơn một động từ thì động từ chính của vị ngữ là động từ được chia (động từ giới hạn) và động từ không giới hạn chỉ được dùng để bổ sung ý nghĩa cho động từ chính.

Động từ to-be

Động từ to-be (to-be verb): Từ thường được sử dụng kết nối chủ thể và nội dung của một mệnh đề độc lập. Mục đích của động từ to-be là để xác định hiện tượng, tuổi tác, công việc của chủ thể, hoặc miêu tả tính chất, cảm xúc, số lượng, tính đúng/sai của chủ thể (Eastwood, 1994). Động từ to-be có thể làm thành phần chính của vị ngữ của mệnh đề độc lập và thường đi kèm bổ ngữ. Động từ to-be cần được chia dạng tương ứng với chủ ngữ ngôi số ít hoặc số nhiều (e.g., am, is, are), và chia thì tuỳ theo thời gian xảy ra nội dung được nhắc đến trong mệnh đề. Động từ to-be thường đi kèm bổ ngữ (complement) trong mệnh đề độc lập.

Bổ ngữ (complement): Từ hoặc cụm từ cần thiết để hoàn thành ý nghĩa của một mệnh đề. Khác với trạng ngữ, bổ ngữ không đóng vai trò bổ sung thêm ý nghĩa cho những thành phần trước trong câu, mà nó cung cấp thông tin thiết yếu để hoàn thành ý nghĩa của mệnh đề (Farlex International, 2016). Nói cách khác, bổ ngữ là từ hoặc cụm từ trong vị ngữ mà khi lược bỏ sẽ làm mất đi ý nghĩa của mệnh đề.

Ví dụ:

  1. Peter is a high school student.

Peter là một học sinh trung học.

  1. Writing has always been Alice’s favorite activity.

Viết đã luôn luôn là hoạt động yêu thích nhất của Alice.

  1. Global warming is the most serious environmental issue of this century.

Nóng lên toàn cầu là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất trong thế kỷ này.

Chủ ngữ (Subject)

Động từ to-be (To-be verb)

Bổ ngữ (Complement)

Peter

is

a high school student.

Writing

has always been

Alice’s favorite activity.

Global warming

is

the most serious environmental issue of this century.

Kết hợp các mệnh đề độc lập trong một câu

Mỗi mệnh đề độc lập có thể tạo thành một câu đơn. Nhiều mệnh đề độc lập cũng có thể được kết hợp với nhau để tạo thành câu ghép (compound sentence) bằng cách sử dụng liên từ kết hợp (coordinating conjunction), liên từ tương quan (correlative adverb), trạng từ liên kết (conjunctive adverb), hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ câu ghép:

  1. Sheldon cannot sleep, so Penny sang him a lullaby.

Sheldon không thể ngủ, nên Penny hát ru cho anh ấy.

  1. Either he comes here on time, or he does not come at all.

Hoặc là anh ấy đến đây đúng giờ, hoặc anh ấy không đến luôn.

  1. She loves cats; hence, she adopted three of them.

Cô ấy yêu mèo; vì vậy, cô ấy nhận nuôi ba con mèo.

  1. You are an amazing person; I like being around you.

Bạn là một người tuyệt vời; tôi thích khi ở bên cạnh bạn.

Cấu trúc câu ghép:

Mệnh đề độc lập 1

Mệnh đề độc lập 2

Sheldon cannot sleep,

so

Penny sang him a lullaby.

Either

he comes here on time,

or

he does not come at all.

She loves cats;

hence,

she adopted three of them.

You are an amazing person

;

I always have fun when I am with you.

Liên từ kết hợp

Liên từ kết hợp (coordinating conjunction): Từ dùng để kết hợp hai hoặc nhiều từ, cụm từ, hoặc mệnh đề độc lập. Hai thành phần được liên kết cần có cấu trúc ngữ pháp tương đồng. (Farlex International, 2016).

Có tổng cộng 7 liên từ kết hợp trong tiếng Anh:

Liên từ
kết hợp

Ý nghĩa/Cách dùng

Cấu trúc

Ví dụ

For
(bởi vì)

Được dùng để đưa lý do cho một việc gì đó. Khi nối hai mệnh đề độc lập, từ for được dùng để thể hiện rằng mệnh đề thứ hai là nguyên nhân của mệnh đề thứ nhất.

Mệnh đề độc lập 1, + for + mệnh đề độc lập 2.

The plant died, for Lily forgot to water it.
Cái cây đã chết, bởi vì Lily đã quên tưới nước cho nó.

And (và)

Kết nối một thành phần với thành phần khác.

Mệnh đề độc lập 1, + and + mệnh đề độc lập 2.

Rosa likes tea, and Charles likes coffee.
Rosa thích trà, và Charles thích cà phê.

Nor (cũng không)

Bổ sung thêm một ý phủ định đằng sau ý phủ định của mệnh đề trước.

Mệnh đề độc lập 1 (dạng phủ định), + nor + mệnh đề độc lập 2 (dạng phủ định, đảo ngữ.)

I have never read Harry Potter, nor do I plan to do it.
Tôi chưa bao giờ đọc Harry Potter, và tôi cũng không có kế hoạch làm điều đó.

But (nhưng)

Từ but được thêm vào mệnh đề sau để thể hiện sự tương phản với mệnh đề trước đó.

Mệnh đề độc lập 1, + but + mệnh đề độc lập 2.

He could have read a book, but he didn’t.
Anh ấy đã có thể đọc sách, nhưng anh đã không làm vậy.

Or (hoặc)

Được dùng để giới thiệu một sự lựa chọn.

Mệnh đề độc lập 1, + or + mệnh đề độc lập 2.

We could have spaghetti for dinner, or we could have sushi.
Chúng ta có thể ăn spaghetti cho bữa tối, hoặc chúng ta có thể ăn sushi.

Yet (tuy nhiên)

Cũng như but, yet được dùng để thể hiện sự tương phản. Tuy nhiên, yet thể hiện hơi hướng đáng ngạc nhiên của thông tin tương phản.

Mệnh đề độc lập 1, + yet + mệnh đề độc lập 2.

She has tried her best, yet she still did not succeed.
Cô ấy đã cố gắng hết sức, tuy nhiên cô ấy vẫn không thành công.

So (vì vậy)

Từ so được thêm vào mệnh đề sau để thể hiện rằng mệnh đề sau là kết quả của mệnh đề đi trước.

Mệnh đề độc lập 1, + so + mệnh đề độc lập 2.

Charlie is sick, so he needs more sleep than usual.
Charlie bệnh, nên anh ấy cần ngủ nhiều hơn bình thường.

Lưu ý: Khi dùng liên từ kết hợp để nối hai mệnh đề độc lập, người học cần thêm dấu phẩy (,) trước liên từ kết hợp để ngăn cách hai mệnh đề. Nếu không, người học sẽ mắc lỗi fused sentence.

Liên từ tương quan

Liên từ tương quan (correlative conjunction): Cặp liên từ thường được sử dụng chung với nhau để kết hợp hai từ, cụm từ, hoặc mệnh đề độc lập với cấu trúc ngữ pháp tương đồng với nhau (Farlex International, 2016).

Một số liên từ tương quan phổ biến để kết hợp hai mệnh đề độc lập là:

Liên từ tương quan

Ý nghĩa/Cách dùng

Cấu trúc

Ví dụ

Either … or (hoặc … hoặc)

Trình bày hai sự lựa chọn, và nhấn mạnh rằng chỉ có hai lựa chọn.

Either + mệnh đề độc lập 1, + or + mệnh đề độc lập 2. 

Either you take the bus to work, or you call a taxi. 

Hoặc là bạn bắt xe buýt đi làm, hoặc bạn gọi taxi.

Just as … so

(như … giống vậy)

Thể hiện sự tương đồng giữa mệnh đề trước và sau.

Just as + mệnh đề độc lập 1, so + mệnh đề độc lập 2 (đảo ngữ)

Just as you love soccer, so does he love basketball.

Như việc bạn yêu bóng đá, anh ấy yêu bóng rổ giống vậy. 

Neither … nor

(cũng không)

Thể hiện sự phủ định của hai sự lựa chọn

Neither + mệnh đề độc lập 1 (đảo ngữ), + nor + mệnh đề độc lập 2 (đảo ngữ)

Neither do I want to watch a movie, nor do I want to eat out.

Tôi không muốn xem phim, và tôi cũng không muốn đi ăn ngoài.

Not … but

(Không … mà)

Thể hiện sự mâu thuẫn, bằng cách phủ nhận mệnh đề trước và nhấn mạnh mệnh đề sau.

Not + mệnh đề độc lập 1, but + mệnh đề độc lập 2

Not a single animal was harmed, but ten animals were nourished in this laboratory.

Không một con vật nào bị tổn hại, mà mười con vật còn được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm này.

Not only … but also

(Không chỉ … mà còn)

Nhấn mạnh rằng thông tin bổ sung trong mệnh đề sau là đáng ngạc nhiên hoặc mâu thuẫn với thông tin đã biết.

Not only + mệnh đề độc lập 1 (đảo ngữ), + but + chủ ngữ mệnh đề 2 + also vị ngữ mệnh đề 2. 

Not only did he win the race, but he also set a new world record.

Anh ấy không chỉ thắng cuộc đua mà còn thiết lập một kỷ lục thế giới mới. 

Whether … or

(Liệu … hay)

Thể hiện sự nghi ngờ giữa hai lựa chọn, và có thể mang ý nghĩa như if (nếu).

Whether + mệnh đề độc lập 1, + or + mệnh đề độc lập 2

I’m not sure whether the answer is A, or it is B. 

Tôi không chắc rằng liệu câu trả lời là A, hay nó là B. 

Trạng từ liên kết

Trạng từ liên kết (conjunctive adverb): Từ dùng để kết nối hai mệnh đề độc lập với nhau và thể hiện mối liên hệ về ngữ nghĩa giữa hai mệnh đề đó.

Ví dụ:

  • Hai mệnh đề độc lập:

Rachel felt angry during the argument. She tried to remain calm.

Rachel cảm thấy tức giận trong cuộc tranh cãi. Cô đã cố gắng giữ bình tĩnh.

  • Sử dụng trạng từ liên kết để kết hợp hai mệnh đề:

Rachel felt angry during the argument; however, she tried to remain calm.

Rachel cảm thấy tức giận trong cuộc tranh cãi; tuy nhiên, cô đã cố gắng giữ bình tĩnh.

Như vậy, cấu trúc để sử dụng trạng từ liên kết để kết hợp hai mệnh đề độc lập thành một câu ghép như sau:

Mệnh đề độc lập 1; trạng từ liên kết, mệnh đề độc lập 2.

Lưu ý: Khi sử dụng trạng từ liên kết để kết hợp hai mệnh đề độc lập, người học cần sử dụng dấu chấm phẩy (;) trước trạng từ liên kết và dấu phẩy (,) sau trạng từ liên kết.

Một số trạng từ liên kết phổ biến và công dụng của chúng:

Trạng từ liên kết

Công dụng

Ví dụ

Accordingly

As a result

Consequently

Hence

Therefore

Thus

Thể hiện rằng mệnh đề sau là kết quả của mệnh đề trước.

  • George’s work was consistently unsatisfactory; as a result, he lost his job.  

Công việc của George đã liên tục không đạt yêu cầu; kết quả là, anh ấy đã mất việc.

  • Elaine did not enjoy the food at that restaurant; hence, she did not recommend it to her friends.

Elaine không thích đồ ăn ở nhà hàng đó; vì vậy, cô ấy đã không giới thiệu nó cho bạn cô ấy. 

Comparatively

Equally

Likewise

Similarly

Thể hiện sự so sánh giữa hai mệnh đề độc lập.

  • Cơm tấm is a dish from Southern Vietnam; similarly, bún đậu is from Northern Vietnam. 

Cơm tấm là món ăn đến từ miền Nam Việt Nam; tương tự vậy, bún đậu đến từ miền Bắc

  • Dogs are popular domestic pets; likewise, cats are most commonly raised in homes.

Chó là thú nuôi phổ biến; cũng giống như vậy, mèo thường được nuôi nhiều nhất trong nhà.

Contrarily

Conversely

However

In comparison

In contrast

Instead

On the other hand

Rather 

Thể hiện sự tương phản giữa hai mệnh đề.

  • Timothy is good at humanities subjects; in contrast, his little brother is good at the natural sciences. 

Timothy giỏi các môn xã hội; ngược lại, em trai của anh ấy giỏi những môn tự nhiên.

  • I could have gone outside; instead, I stayed home and watched movies.

Tôi đã có thể đi ra ngoài; thay vì vậy, tôi ở nhà và xem phim.

Also

Besides

In addition 

Thể hiện rằng mệnh đề sau bổ sung thông tin cho mệnh đề trước.

  • I have all the ingredients to make this cake; also, I have a good oven. 

Tôi có đủ nguyên liệu để làm cái bánh này; ngoài ra, tôi có một cái lò nướng tốt. 

  • She doesn’t like dogs; besides, she is allergic to them.  

Cô ấy không thích chó; vả lại, cô ấy bị dị ứng với chúng. 

Further

Furthermore

Moreover

Nhấn mạnh việc mệnh đề sau bổ sung thông tin cho mệnh đề trước.

  • Amy passed high school’s graduation exam with flying colors; furthermore, her results are the highest in her school. 

Amy đã vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học một cách xuất sắc; hơn nữa, kết quả của cô ấy cao nhất trường. 

  • James is handsome; moreover, he is rich.

James đẹp trai; hơn nữa, anh ấy giàu.

Nevertheless

Nonetheless

Surprisingly

Still

Thể hiện kết quả ngoài mong đợi

  • I did not study for the test; nonetheless, I passed. 

Tôi đã không ôn bài kiểm tra; tuy vậy, tôi (vẫn) đậu.

  • The coat is of the highest quality; surprisingly, it is relatively cheap. 

Cái áo khoác này có chất lượng cao; đáng ngạc nhiên rằng nó khá rẻ. 

In fact

Indeed

Nhấn mạnh nội dung của mệnh đề theo sau 

  • You should not tell me her secrets; in fact, I don’t want to know. 

Bạn không nên kể tôi nghe về những bí mật của cô ấy; thật ra, tôi cũng không muốn biết. 

  • She felt worried about her exam performance; indeed, she failed.

Cô ấy cảm thấy lo lắng về phần thi của mình; thật vậy, cô ấy đã trượt.

Otherwise

Thể hiện điều kiện để nội dung của mệnh đề đi trước xảy ra

Leonard needs to do laundry today; otherwise, he will have nothing to wear tomorrow. 

Leonard cần giặt đồ vào hôm nay; nếu không, anh ấy sẽ không có gì để mặc vào ngày mai. 

Tham khảo thêm: Các liên từ trong tiếng Anh (Conjunctions) phân loại và cách dùng

Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy (;): Hai mệnh đề độc lập với nội dung liên quan đến nhau có thể được kết hợp thành câu ghép, sử dụng dấu chấm phẩy. Cấu trúc:

Mệnh đề độc lập  ; + Mệnh đề độc lập 2

Ví dụ:

  1. The sky is clear; the stars are twinkling.

Bầu trời thì trong; những vì sao đang lấp lánh.

  1.  My dog eats a lot; she asks for food every 3 hours.

Con chó của tôi ăn nhiều lắm; em ấy đòi đồ ăn 3 tiếng một lần.

  1.  Sheldon and Leonard are best friends; they are inseparable.

Sheldon và Leonard là bạn thân; họ không thể tách rời.

Lưu ý: Khi kết hợp hai mệnh đề độc lập để tạo thành câu ghép, người học cần sử dụng dấu chấm phẩy (;) thay vì dấu phẩy (,). Nếu người học sử dụng dấu phẩy thì sẽ mắc lỗi comma splices vì sử dụng dấu câu không chính xác trong câu ghép.

Bài viết cùng chủ đề:

Tổng kết

Bài viết trên đã giải thích rõ mệnh đề độc lập là gì, cách thành lập cấu trúc mệnh đề độc lập trong tiếng Anh. Hy vọng người học có thể vận dụng các kiến thức trong bài viết này trong quá trình học tiếng Anh một cách hiệu quả.

Nguồn tham khảo

  • Eastwood, J. (1994). Oxford Guide to English Grammar. Oxford University Press.

  • Farlex International. (2016). Complete English Grammar Rules: Examples, Exceptions, Exercises, and Everything You Need to Master Proper Grammar. CreateSpace Independent Publishing Platform.

  • Nguyễn Lân Trung (2006). Suy nghĩ về khái niệm mệnh đề trong Pháp ngữ và Việt ngữ học. http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/6445

  • Lê Thanh Hương & Đỗ Bá Lâm (2010). Tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho câu đơn thông thường. In Đào Minh Thu (Eds), Tập quy tắc cú pháp tiếng Việt (62 - 73)

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...