Mệnh đề phân từ là gì – phân biệt các loại và ứng dụng trong IELTS Writing Task 2
Khái quát về mệnh đề phân từ
Định nghĩa và chức năng chung của mệnh đề phân từ
Mệnh đề phân từ (participle clause) là một dạng mệnh đề phụ thuộc (không đúng về nghĩa và cú pháp khi đứng độc lập)
Ngữ pháp tiếng Anh Participle clauses được dùng chủ yếu trong văn bản học thuật. Chúng thường được dùng để nối hai vế câu có cùng chủ ngữ, để tạo thành một ý diễn đạt ngắn gọn hơn. Các mệnh đề phân từ thường được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy và có thể được đặt ở đầu, giữa, hoặc cuối câu. Ví dụ:
Feeling exhausted after a long hard-working day, she fell asleep right on his table.
(Cảm thấy kiệt sức sau một ngày dài làm việc vất vả, cô ấy thiếp đi ngay trên bàn.)
Có thể thấy ở ví dụ trên, cả participle clause (in đậm) và mệnh đề chính đều có cùng chủ ngữ là “she”. Participle clause trong ví dụ đã được đặt ở đầu câu và ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy.
Theo trang web Learn English của Hội đồng Anh, bản thân participle clauses không mang một thể thời gian (verb tense) cụ thể nào. Thể thời gian trong câu sẽ phụ thuộc vào thì của động từ chính. Như ở ví dụ trên, “feeling exhausted” không phải ở thì hiện tại tiếp diễn, mà động từ “fell” đã biểu thị rằng câu trên được diễn đạt ở thì quá khứ đơn.
Phân loại mệnh đề phân từ
Sau khi tìm hiểu về khái niệm, tác giả muốn giới thiệu đến người đọc ngữ pháp tiếng Anh về cách phân loại các dạng mệnh đề phân từ. Cụ thể, participle clauses được chia làm ba nhóm chính: hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, và hoàn thành phân từ. Ở phần tiếp theo của bài viết, tác giả sẽ đi sâu phân tích từng loại participle clause trên về cấu trúc, trường hợp sử dụng, và các ví dụ minh họa.
Phân tích từng loại mệnh đề phân từ
Present participle
Participle clause đầu tiên mà bài viết đề cập chính là mệnh đề hiện tại phân từ (Present participle clause). Mệnh đề này được dùng khi động từ ở thể chủ động và được bắt đầu bằng cấu trúc sau:
Verb + -ing …
Ví dụ: Preparing for the party tonight, my mom has cooked a lot of food. (Nhằm chuẩn bị cho buổi tiệc tối nay, mẹ tôi đã nấu rất nhiều đồ ăn.)
Present participle clauses được ứng dụng trong nhiều trường hợp diễn đạt. Thứ nhất, present participle clauses được dùng để diễn đạt kết quả của một hành động trước đó.
Ví dụ: Usain Bolt finished his 100-meter run in 9.58 seconds, making him the fastest athlete. (Usain Bolt hoàn thành lượt chạy 100 mét chỉ trong 9.58 giây, biến anh trở thành vận động viên nhanh nhất. => Việc trở thành vận động viên nhanh nhất là hệ quả của việc hoàn thành lượt chạy trong 9.58 giây.)
Bên cạnh chức năng thể hiện một kết quả, present participle clauses được dùng để diễn tả một lý do cho hành động chính.
Ví dụ: Hoping to pass the final exam, he is studying very hard. (Mong muốn vượt qua kì thi cuối kì, anh ấy đang học hành rất chăm chỉ. => Nguyện vọng vượt qua kì thi chính là lí do dẫn đến việc học hành chăm chỉ.)
Chức năng tiếp theo của present participle clauses chính là chúng được dùng để diễn tả một hành động diễn ra đồng thời với hành động chính.
Ví dụ: Watching Netflix in the living room last night, I suddenly smelt something burning in the kitchen. (Trong lúc đang xem Netflix trong phòng khách tối qua, tôi đột nhiên ngửi thấy có gì đó cháy dưới bếp.)
Ngoài các chức năng trên, present participle clauses còn được dùng để bổ sung thông tin cho chủ thể ở mệnh đề chính.
Ví dụ: Starting his new job since January, Mike has always delivered his best performance. (Bắt đầu công việc mới vào tháng Một vừa rồi, Mike luôn làm việc rất xuất sắc. => Thông tin được bổ sung là Mike chỉ vừa mới nhận công việc này.)
Đặc biệt, chức năng bổ sung thêm thông tin của present participle clauses còn được thể hiện ở chỗ mệnh đề này có thể đóng vai trò là mệnh đề quan hệ rút gọn (thể chủ động). Ở trường hợp này, present participle clause sẽ đứng ngay sau chủ thể sử dụng mệnh đề quan hệ.
Ví dụ: The man who is standing by the bar is a doctor. => The man standing by the bar is a doctor. (Người đàn ông đứng chỗ quầy nước là bác sĩ. => “Who is standing” đã được rút gọn thành “standing”, present participle clause đã được dùng để bổ sung thông tin cho danh từ “the man”.)
Past participle
Sau khi tìm hiểu về present participle clauses, ở phần tiếp theo, tác giả muốn đi đến phân tích dạng mệnh đề phân từ thứ hai: Mệnh đề quá khứ phân từ (Past participle clauses). Trong hầu hết các trường hợp, past participle clauses được dùng khi động từ được biểu thị ở thể bị động (passive voice) và có cấu trúc chung bắt đầu bằng:
Verb + -ed / Irregular verb …
Ví dụ: Annoyed by the noise from the neighbors, my mother closed all the windows. (Bị làm phiền bởi tiếng ồn của nhà hàng xóm, mẹ tôi đóng hết cửa sổ lại.)
Chức năng của Past participle clauses có nhiều điểm tương đồng với present participle clauses. Thứ nhất, past participle clauses có thể được dùng để diễn tả một lý do dẫn đến hành động chính.
Ví dụ: Disappointed by the football team performance, the board of director has sacked the coach. (Thất vọng với màn trình diễn của đội bóng, ban giám đốc đã quyết định sa thải huấn luyện viên. => Việc bị thất vọng chính là lý do dẫn đến quyết định sa thải.)
Thứ hai, tương tự present participle, past participle clauses có thể được dùng để bổ sung thông tin cho chủ thể trong câu. Mệnh đề bổ sung này có thể được đặt ở đầu câu, hoặc được dùng như mệnh đề quan hệ rút gọn và đứng ngay sau chủ thể.
Ví dụ:
Admitted by the Law university, Emily will start her first semester next week. (Được nhận vào trường Đại học luật, Emily sẽ bắt đầu học kì đầu tiên vào tuần tới.)
Emily, who is admitted by the Law university, will start her first semester next week. => Emily, admitted by the Law university, will start her first semester next week. (“who is admitted” đã được rút gọn thành “admitted”.)
Ngoài hai mục đích trên, past participle clauses còn được dùng với chức năng như là một giả thiết trong câu điều kiện.
Ví dụ: Trained properly, young talents can become successful in the future. (Nếu được đào tạo đúng đắn, các tài năng trẻ có thể thành công trong tương lai. => Nếu viết ở dạng đầy đủ, câu trên có thể được diễn đạt như sau: If young talents are trained properly, they can become successful in the future.)
Perfect participle
Mệnh đề phân từ thứ ba mà người viết muốn giới thiệu chính là mệnh đề phân từ hoàn thành (perfect participle clauses). Mệnh đề này có cấu trúc chung bắt đầu bằng:
Having + (been) + Past participle (V3/ed) …
Ví dụ: Having completed all his homework, he went out to play football. (Sau khi hoàn tất hết bài tập của mình, Ryan ra ngoài để chơi bóng đá.)
Perfect participle clauses có hai vai trò chủ yếu. Thứ nhất, mệnh đề này được dùng để diễn tả một sự việc đã hoàn thành trước hành động chính trong câu.
Ví dụ: Having reviewed all her lessons last night, Kim finished her test very well. (Đã ôn tập hết tất cả bài học vào tối hôm qua, Kim đã làm rất tốt bài kiểm tra của mình. => Việc ôn tập đã hoàn thành trước việc tham dự và kết thúc bài kiểm tra.)
Perfect participle clauses còn được dùng để diễn tả một hành động đã diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định trước khi hành động chính bắt đầu.
Ví dụ: Having worked for 15 hours, Lily wants a good sleep tonight. (Làm việc liên tục suốt 15 giờ đồng hồ, Lily muốn đánh một giấc thật ngon tối nay. => Hành động làm việc đã diễn ra trong một khoảng thời gian trước khi ý định muốn ngủ thật ngon xuất hiện.)
Các trường hợp đặc biệt khi sử dụng mệnh đề phân từ
Như vậy, tác giả đã giới thiệu các trường hợp sử dụng phổ biến của 3 loại participle clauses. Tuy nhiên, có những điểm đặc biệt sau mà người học cần lưu ý khi áp dụng participle clauses.
Thứ nhất, mặc dù trong phần lớn trường hợp, participle clauses có cùng chủ thể với mệnh đề chính, trong một vài tình huống chủ thể của participle clauses không chung chủ thể với mệnh đề chính.
Ví dụ: Walking carelessly on the street, a bicycle hit me. (Đi bộ một cách bất cẩn, một chiếc xe đạp đã tông phải tôi.)
Trong văn bản học thuật yêu cầu tính rõ ràng và chính xác, các trường hợp participle clauses không cùng chủ thể với mệnh đề chính cần được hạn chế. Với ví dụ trên, người đọc có thể viết lại thành: “Walking carelessly on the street, I was hit by a bicycle”. Như vậy, không những ý nghĩa của câu không thay đổi mà tính rõ ràng cũng được củng cố.
Thứ hai, khi muốn diễn đạt ý nghĩa phủ định trong participle clauses, thông thường từ “not” sẽ được đặt phía trước phân từ (V-ing hoặc V-ed). Tuy nhiên vẫn có trường hợp “not” đứng sau phân từ, tùy thuộc vào ý nghĩa của câu.
Ví dụ:
Not decorated properly, the room looks like a mess. (Không được trang trí hợp lý, căn phòng trông thật hỗn độn.)
Telling my daughter not to wait for me for dinner, I left some note on the table. (Nói với con gái đừng đợi cơm tối, tôi để lại lời nhắn trên bàn.)
Cuối cùng, participle clauses, đặc biệt là present participle clauses, có thể được sử dụng chung với một giới từ (on, by, with, before, …) hoặc một liên từ (when, while, …) khác.
Ví dụ:
By using electricity, people can run many powerful machines. (Bằng cách dùng điện năng, con người có thể vận hành nhiều loại máy móc mạnh mẽ.)
When watching the news, I saw my teacher on TV. (Trong lúc đang xem tin tức, tôi thấy thầy tôi trên tivi.)
Ứng dụng mệnh đề phân từ vào bài IELTS Writing Task 2 sample
Như đã đề cập ở phần định nghĩa, mệnh đề phân từ chủ yếu được dùng trong ngôn ngữ viết, các văn bản học thuật đòi hỏi văn phong trang trọng. Trong bài kiểm tra IELTS Writing task 2 – Academic module, văn phong trang trọng luôn được nhấn mạnh. Chính vì vậy, ở phần tiếp theo của bài viết, tác giả sẽ áp dụng participle clauses trong IELTS Writing Task 2 sample để người đọc có thể hình dung cách ứng dụng các mệnh đề này trong thực tế.
Some people think the increasing business and cultural contact between countries brings many positive effects. Others say it causes the loss of national identities.
Discuss both sides and give your opinion. Give reasons for your answer and include any relevant examples from your own knowledge or experience.
While many believe the increase in international exchange of business and culture is advantageous, some are concerned about the threat of losing traditional values posed by this global contact. In my opinion, despite negative impacts on national identities, business and cultural exchange can bring significant benefits.
First of all, perhaps the biggest downside of international contact is that it might cause younger generations to over-adapt foreign values, resulting in fading native traditions. Living in a globalized world, young people tend to be more willing to absorb new knowledge. Consequently, extrinsic factors, such as new fashion, music, or technology, can easily penetrate and influence host countries’ lifestyle. While attracted to foreign culture, young citizens seem to show less interest in traditional values. For example, fashionable Western dress codes are becoming more and more widespread, making traditional costumes less common in modern life. It can be said that business and cultural contact between nations can have a negative influence on host countries’ identities.
Despite raising worries about preserving national identities, global exchange is believed to be the main trigger to national economic development and cultural enrichment. Firstly, from an economic perspective, cross-border business exposure enables companies to expand their potential markets, increasing their total sales and revenue. When a foreign firm enters one domestic market, not only does it increase competitiveness in the industry, but it also provides customers with a wider range of choices. In addition to economic benefits, global exchange can also bring great values to host countries’ cultures. In particular, they can self-reflect and self-improve by selectively absorbing new knowledge from other cultures. For instance, Vietnam has adopted various sports such as football, basketball, or skateboarding from different countries. Consequently, Vietnamese citizens now have many options of improving their health status and entertaining as well. It is apparent that business and cultural exchange can bring great benefits to the host countries.
In conclusion, I firmly believe that if done properly, business and cultural contact between countries can have major positive influences. In the era of globalization, this contact is inevitable and a great opportunity for national development.
(348 words)
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết này, tác giả đã giới thiệu với người đọc khái niệm về mệnh đề phân từ, phân loại, cũng như các chức năng cụ thể của từng loại participle clauses. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày cách dùng mệnh đề phân từ vào IELTS Writing Task 2 sample để người đọc có thể hình dung rõ hơn tác dụng của điểm ngữ pháp này trong văn bản học thuật. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thể làm quen và áp dụng được participle clauses vào các hoạt động học tập và rèn luyện tiếng Anh trong tương lai.
Trần Hoàng Thắng
Bình luận - Hỏi đáp