Nghe hiểu ý chính, mục đích và ngữ cảnh TOEIC Listening Part 3 Level 550
Key takeaways
Tổng quan về TOEIC Listening Part 3 và tầm quan trọng của việc hiểu ý chính, mục đích, ngữ cảnh.
Kỹ thuật xác định lý do hội thoại: phân tích mở đầu, mối quan hệ nhân vật, từ khóa câu hỏi.
Chiến lược nghe: nhận diện mục đích, tín hiệu ngữ cảnh, thái độ người nói.
Lỗi thường gặp và cách khắc phục: không nắm ý chính, không theo kịp tốc độ.
Bài viết này, ZIM Academy sẽ hướng dẫn người học cách chinh phục bài thi TOEIC Listening – Nghe hiểu ý chính, mục đích và ngữ cảnh trong Part 3 – mức 550 điểm một cách hiệu quả. Nội dung bao gồm kỹ thuật xác định lý do cuộc hội thoại diễn ra, chiến lược nghe hiểu ý chính, cùng những lỗi thường gặp và cách khắc phục. Hy vọng rằng, với những thông tin chi tiết này, người học sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao trong kỳ thi TOEIC.
Giới thiệu về bài thi TOEIC và phần thi TOEIC Listening Part 3
TOEIC (Test of English for International Communication) là một trong những kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay, được thiết kế để phản ánh khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Bài thi gồm 2 phần: Nghe và Đọc, kéo dài trong vòng 2 tiếng. Trong đó:
Phần Nghe: gồm 100 câu hỏi, 45 phút.
Phần Đọc: gồm 100 câu hỏi, 75 phút.
Trong số các phần thi, TOEIC Listening Part 3 đặc biệt quan trọng bởi nó kiểm tra khả năng hiểu các đoạn hội thoại ngắn trong bối cảnh công việc thực tế. Người học không chỉ cần nghe hiểu ý chính mà còn phải xác định được mục đích và ngữ cảnh của cuộc hội thoại – kỹ năng cần thiết để xử lý thông tin nhanh chóng trong môi trường làm việc.
Tầm quan trọng của việc hiểu ý chính, mục đích và ngữ cảnh trong TOEIC Listening
TOEIC Listening Part 3 tập trung vào các đoạn hội thoại ngắn, với ba câu hỏi tương ứng cho mỗi đoạn. Các câu hỏi trong phần này thường xoay quanh các tình huống như cuộc họp, thảo luận công việc, hay trao đổi thông tin giữa đồng nghiệp.
Đây là phần yêu cầu người học không chỉ nghe được các chi tiết mà còn cần nắm bắt ý chính, mục đích và ngữ cảnh. Hiểu ý chính sẽ giúp người học tập trung vào nội dung chính và loại bỏ các thông tin gây nhiễu hoặc chi tiết không liên quan, đặc biệt trong những đoạn hội thoại phức tạp.
Nắm được mục đích giúp người học xác định được lý do của cuộc trò chuyện, ví dụ như giải quyết vấn đề, sắp xếp kế hoạch, hay thảo luận ý tưởng. Ngữ cảnh cung cấp thông tin nền, ví dụ: ai đang nói, họ đang ở đâu, hoặc mối quan hệ giữa các nhân vật.
Hiểu ý chính, mục đích, và ngữ cảnh trong TOEIC Listening Part 3 không chỉ giúp đạt điểm cao mà còn trang bị cho người học kỹ năng giao tiếp và xử lý thông tin cần thiết trong môi trường làm việc quốc tế. Để thành công, người học cần luyện tập kỹ năng nghe có định hướng, phân tích thông tin và nắm bắt từ khóa một cách chính xác.
Kỹ thuật để xác định lý do cuộc hội thoại diễn ra trong TOEIC Listening
Xác định lý do cuộc hội thoại diễn ra là một kỹ năng quan trọng trong TOEIC Listening - Nghe hiểu ý chính, mục đích và ngữ cảnh part 3 - 550. Đây là bước đầu tiên và thiết yếu để hiểu rõ ý nghĩa của đoạn hội thoại. Kỹ thuật này yêu cầu người học tập trung vào từ khóa và ngữ cảnh, kết hợp với việc đọc hiểu câu hỏi để tìm ra câu trả lời đúng.
Phân tích nội dung mở đầu của cuộc hội thoại: Đoạn hội thoại trong TOEIC thường bắt đầu bằng một câu nói cung cấp manh mối quan trọng, như mục đích của cuộc gọi, lý do gặp gỡ, hoặc chủ đề cần thảo luận.
Ví dụ: Hi, I’m calling to confirm our meeting schedule. (Xin chào, tôi gọi để xác nhận lịch trình họp mặt của chúng ta) ⇒ Lý do cuộc hội thoại là xác nhận lịch trình.
Hoặc: Can you help me with the new software update? (Bạn có thể hỗ trợ tôi cập nhật phần mềm không?) ⇒ Mục đích là nhờ giúp đỡ liên quan đến phần mềm.
Lưu ý: Các động từ như discuss (bàn bạc), confirm (xác nhận), ask about (yêu cầu thông tin), check (kiểm tra) thường xuất hiện trong câu mở đầu, giúp người học nhận diện nhanh mục đích.
Xác định mối quan hệ giữa các nhân vật: Người học nên chú ý đến cách xưng hô hoặc nội dung trao đổi để suy ra mối quan hệ giữa những người nói. Điều này giúp xác định bối cảnh cuộc hội thoại
Nếu có các từ như client/customer (khách hàng), hoặc supplier (nhà cung cấp), bối cảnh có thể là môi trường kinh doanh.
Ví dụ: Good morning, this is John from Smith & Co. I’m calling to follow up on the order you placed last week. (Chào buổi sáng, tôi là John từ Smith & Co. Tôi gọi để theo dõi đơn hàng bạn đã đặt tuần trước.) ⇒ Cuộc hội thoại giữa một đại diện công ty và khách hàng, nhằm kiểm tra tình trạng đơn hàng.
Nếu hai người nói sử dụng tên riêng hoặc đề cập công việc cụ thể, ngữ cảnh có thể là văn phòng hoặc nhóm làm việc.
Ví dụ: Hi, Sarah. I’ve finished the report on the marketing campaign. Can you take a look at it before I send it to the client? (Chào Sarah! Mình đã hoàn thành báo cáo cho chiến dịch quảng bá rồi. Bạn có thể xem qua trước khi mình gửi cho khách hàng được không?) ⇒ Mối quan hệ là đồng nghiệp thảo luận về báo cáo.
Chú ý đến từ khóa trong câu hỏi: Trước khi nghe, người học nên đọc câu hỏi đi kèm để xác định loại thông tin cần tìm. Từ khóa trong câu hỏi giúp người học xác định phần cần tập trung khi nghe.
Ví dụ: What is the purpose of the conversation? (Mục đích của cuộc trò chuyện là gì?) ⇒ Tìm lý do chính.
Why is the woman calling? (Tại sao người phụ nữ lại gọi?) ⇒ Tập trung vào lời nói của nhân vật nữ.
What are the speakers discussing? (Những người tham gia cuộc trò chuyện đang thảo luận điều gì?) ⇒ Lưu ý ý chính xuyên suốt đoạn hội thoại.
Chiến lược nghe hiểu ý chính, mục đích và ngữ cảnh trong TOEIC Listening
Để làm tốt phần này, người học cần xây dựng một số chiến lược hiệu quả:
Chú ý vào các từ ngữ chỉ mục đích/từ khóa thường xuất hiện ở phần đầu các cuộc hội thoại, như discuss (thảo luận), inform (thông báo), decide (quyết định), confirm (xác nhận).
Ví dụ: We need to confirm the meeting time for next week. (Chúng ta cần xác nhận lại thời gian họp vào tuần sau) ⇒ Mục đích: xác nhận thời gian họp
Lắng nghe các tín hiệu ngữ cảnh: Các từ vựng và tên riêng (như client (khách hàng), supplier (nhà phân phối), manager (quản lý)...) có thể giúp xác định ngữ cảnh cuộc hội thoại. Các cuộc hội thoại trong môi trường công sở hay nhóm làm việc sẽ sử dụng các từ chuyên ngành hoặc tên gọi cụ thể liên quan đến công việc.
Ví dụ: John, have you finished reviewing the report for the client? (Này John, bạn đã hoàn thành việc kiểm tra báo cáo cho khách hàng chưa?) ⇒ Bối cảnh: môi trường công sở, công việc liên quan đến khách hàng.
Chú ý đến cảm xúc và thái độ của người nói: Trong các đoạn hội thoại, người nói thường bộc lộ cảm xúc hoặc thái độ qua ngữ điệu hoặc từ ngữ. Điều này giúp nhận diện mục đích và ngữ cảnh của cuộc hội thoại.
Ví dụ: Một người nói với giọng lo lắng: I’m not sure if we can meet the deadline. (Tôi không chắc chắn liệu chúng ta có hoàn thành đúng hạn chót được không) ⇒ Bối cảnh: Cuộc trao đổi về một vấn đề trong công việc, có thể là khó khăn trong việc hoàn thành công việc đúng hạn.
Sử dụng ghi chú: Người học có thể nhanh tay ghi lại các từ khóa hoặc những thông tin quan trọng liên quan đến mục đích và ngữ cảnh của cuộc hội thoại. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn cần nhớ lại thông tin trong phần thi nghe hiểu để lựa chọn đáp án.
Ví dụ:
A: So, we need to finalize the report by Friday. Can you review the numbers and make sure everything aligns with the budget? (Vậy là chúng ta cần hoàn thành báo cáo vào thứ Sáu. Bạn có thể kiểm tra lại số liệu và đảm bảo mọi thứ khớp với ngân sách không?)
B: Yes, I'll go over it. I'll need to check the expense details again to ensure there's no discrepancy. (Vâng, tôi sẽ kiểm tra lại. Tôi cần kiểm tra chi tiết chi phí lần nữa để đảm bảo không có sự sai lệch.)
A: Great. And don’t forget, we’re presenting this to the board on Monday. (Tuyệt vời. Và đừng quên, chúng ta sẽ trình bày báo cáo này với hội đồng vào thứ Hai.)
Bạn có thể ghi lại các ý chính như sau:
Finalize (hoàn thành), report (báo cáo), review (kiểm tra)⇒ Ý chính: hoàn thành báo cáo
report (báo cáo), number (số liệu), budget (ngân sách) ⇒ Bối cảnh: liên quan đến công việc văn phòng
present (trình bày), board (hội đồng) ⇒ Mục đích: trình bày với hội đồng
Người học có thể tham khảo thêm các phương pháp luyện tập TOEIC Listening tại:
Phân tích bẫy & các phương pháp tránh bẫy trong TOEIC Listening Part 3
Xác định từ khóa trong TOEIC Listening Part 3, 4: Hướng dẫn chi tiết và cụ thể các bước
Các lỗi thường gặp và cách khắc phục trong TOEIC Listening
Để khắc phục các lỗi phổ biến khi làm bài TOEIC Listening Part 3, người học có thể áp dụng những chiến lược sau để cải thiện khả năng nghe hiểu và đạt điểm cao hơn.
Không nắm bắt được ý chính: Nhiều người học cố gắng ghi nhớ từng chi tiết nhỏ mà vô tình bỏ qua nội dung chính. Để khắc phục, người học nên rèn luyện kỹ năng nghe tổng quát trước khi đi sâu vào chi tiết.
Không theo kịp tốc độ nói: Điều này thường xảy ra do người học chưa quen với cách nói tự nhiên. Giải pháp là luyện nghe với tốc độ nói bình thường, phù hợp với trình độ hiện tại, sau đó tăng dần độ khó bằng cách nghe các tài liệu thực tế có tốc độ nói nhanh hơn như podcast hoặc hội thoại phim bằng tiếng Anh.
Bị đánh lừa bởi từ khóa giống nhau: Đôi khi, các đáp án sai có chứa từ khóa giống với những gì nghe được trong bài hội thoại, nhưng ý nghĩa lại khác biệt. Điều này gây ra sự nhầm lẫn và dẫn đến việc người học chọn sai đáp án. Người học cần chú ý hơn đến ngữ cảnh và lắng nghe toàn bộ câu để hiểu được ý của người nói.
Bài tập vận dụng
Bài 1. Listen and fill in the gaps (Nghe và điền từ phù hợp vào chỗ trống)
John: Good morning, Clara. Have you seen the (1) _____for the meeting later?
Clara: Yes, I just received it. It looks like we’ll be discussing some important (2) _____for the new project. Are you ready to present your ideas?
John: I think so. I’ve been working on a few (3) _____. There’s one I’m particularly excited about. It could help us (4) _____our workflow significantly.
Clara: That sounds promising. I’m sure the team will be interested. Have you discussed with James about the presentation details?
John: Yes, I spoke to him yesterday. He suggested we include a (5) _____element to make the data easier to understand. I think that’s a good idea.
Clara: Absolutely. It will make the information more (6) _____. How long do you think the presentation will take?
John: If we (7) _____everything in detail, it might take about 20 minutes. But we’ll leave some time for questions at the end.
Clara: Sounds perfect. We’ll need to ensure everyone is (8) _____to participate. Have you confirmed the time with the team?
John: I’ve already sent out the (9) _____. Everyone should be there on time. I’ll remind them again before the meeting.
Clara: Great! I’ll see you there. Let’s make sure we’re (10) _____with our time.
Bài 2. Listen and choose the best answer. (Nghe và chọn đáp án đúng nhất)
1. What is the main topic of the conversation?
A) A product launch
B) A marketing plan
C) A social media campaign
D) A meeting schedule
2. When does Mark suggest he is available to talk?
A) In the morning
B) In the afternoon
C) In the evening
D) The following day
3. What is Anna’s suggestion for attracting more customers?
A) A TV commercial
B) A social media campaign
C) A product giveaway
D) A new product design
4. Who does Anna think they could collaborate with?
A) Customers
B) Employees
C) Influencers
D) Competitors
5. What additional idea does Mark suggest?
A) Launching a website
B) Offering a discount
C) Hosting an event
D) Starting a newsletter
6. How does Anna feel about Mark’s suggestion?
A) She disagrees
B) She agrees
C) She is confused
D) She is not interested
7. What is Anna planning to do next?
A) Meet with influencers
B) Create a budget
C) Wait for feedback
D) Start working on a plan
8. What will they do after Anna finishes the plan?
A) Review the plan together
B) Launch the campaign
C) Start a meeting
D) Present the plan to the boss
9. How does Mark respond to Anna’s plan?
A) He is not interested
B) He thinks it will fail
C) He is excited to see it
D) He offers no opinion
10. What does Anna promise to do?
A) Keep Mark updated
B) Work on the plan alone
C) Wait for more information
D) Discuss it later with the team
Bài 3. Listen and choose the best answer. (Nghe và chọn đáp án đúng nhất).
1. What is the purpose of the conversation?
A) Playing games
B) Recommending and buying a laptop
C) Updating software
D) Buying a phone
2. What kind of work does the customer primarily do?
A) Gaming
B) Office work
C) Graphic design
D) Video editing
3. What is the customer’s preference for the laptop's price?
A) Expensive
B) Not too cheap
C) Affordable
D) Very expensive
4. What specifications does the employee recommend for the laptop?
A) 8GB of RAM and a hard disk drive
B) 4GB of RAM and a solid-state drive
C) 8GB of RAM and a solid-state drive
D) 16GB of RAM and a hard disk drive
5. What kind of discount is being offered for the laptop models?
A) 10% off
B) Models on sale this week
C) 50% off
D) No discount
6. What does the employee offer to the customer regarding the discounted models?
A) A detailed comparison of prices
B) A list of all discounted products
C) Free shipping for all models
D) A special gift with purchase
7. What is the warranty coverage on the laptop?
A) One year
B) Two years
C) Three months
D) Six months
8. What is the return policy for the laptop?
A) Return only if defective
B) Return within 30 days if you change your mind
C) No returns allowed
D) Return only within 7 days
9. What does the customer decide to do at the end of the conversation?
A) Leave the store without purchasing
B) Ask for more models
C) Buy the laptop recommended by the employee
D) Change the laptop's specifications
10. What is the purpose of the customer’s visit to the store?
A) To purchase a phone
B) To buy a laptop for both work and entertainment
C) To inquire about warranty services
D) To ask for a refund
Đáp án
Bài 1. Listen and fill in the gaps (Nghe và điền từ phù hợp vào chỗ trống)
agenda
strategies
proposals
improve
visual
engaging
cover
prepared
invitation
efficient
(Dịch nghĩa:
John: Chào buổi sáng, Clara. Cô có xem qua lịch trình cho cuộc họp sắp tới chưa?
Clara: Vâng, tôi vừa nhận được nó. Có vẻ như chúng ta sẽ thảo luận về một số chiến lược quan trọng cho dự án mới. Anh đã sẵn sàng để trình bày ý tưởng của mình chưa?
John: Tôi nghĩ là có. Tôi đã nghĩ một vài đề xuất. Có một cái mà tôi đặc biệt hào hứng. Nó có thể giúp chúng ta cải thiện quy trình làm việc một cách đáng kể.
Clara: Nghe có vẻ hứa hẹn đấy. Tôi chắc chắn đội ngũ sẽ quan tâm. Anh đã thảo luận với James về chi tiết buổi thuyết trình chưa?
John: Vâng, tôi đã nói chuyện với anh ấy hôm qua. Anh ấy đề xuất chúng ta nên thêm yếu tố hình ảnh để làm cho dữ liệu dễ hiểu hơn. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng hay.
Clara: Chắc chắn rồi. Nó sẽ làm cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn. Anh nghĩ buổi thuyết trình sẽ mất bao lâu?
John: Nếu chúng ta đề cập đầy đủ chi tiết, có thể sẽ mất khoảng 20 phút. Nhưng chúng ta sẽ để lại một chút thời gian cho các câu hỏi ở cuối.
Clara: Nghe thật tuyệt. Chúng ta sẽ cần đảm bảo mọi người đều chuẩn bị sẵn sàng tham gia. Anh đã xác nhận giờ cuộc họp với nhóm chưa?
John: Tôi đã gửi lời mời rồi. Mọi người sẽ có mặt đúng giờ. Tôi sẽ nhắc lại họ trước cuộc họp.
Clara: Tuyệt vời! Tôi sẽ gặp anh ở đó. Hãy chắc chắn rằng chúng ta sử dụng thời gian một cách hiệu quả.)
Bài 2. Listen and choose the best answer. (Nghe và chọn đáp án đúng nhất)
B
B
B
C
B
B
D
A
C
A
Transcript:
Anna: Hi, Mark! Do you have time to discuss the new project today? (Chào Mark! Bạn có thời gian để bàn về dự án mới hôm nay không?)
Mark: Hi, Anna! Yes, I have some time this afternoon. What would you like to talk about? (Chào Anna! Có chứ, tôi có thời gian vào buổi chiều. Bạn muốn bàn về vấn đề gì?)
Anna: Great! I was thinking about the marketing plan for the new product. We need to come up with some fresh ideas to attract more customers. (Tuyệt vời! Tôi đang nghĩ về kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. Chúng ta cần nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ để thu hút khách hàng hơn.)
Mark: That sounds exciting! Do you have any specific ideas in mind? (Nghe có vẻ thú vị đấy! Bạn có ý tưởng cụ thể nào không?)
Anna: Well, I was thinking we could start by launching a social media campaign. Maybe we can collaborate with influencers to get the word out. (À, tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu bằng cách triển khai chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội. Có thể hợp tác với những người có sức ảnh hưởng để lan tỏa thông tin.)
Mark: That could work well. We should also consider offering discounts for early purchases. What do you think? (Ý tưởng này có thể hoạt động tốt đấy. Chúng ta cũng nên nghĩ đến việc cung cấp mã giảm giá cho những khách hàng mua trước. Bạn nghĩ sao?)
Anna: I agree. Offering a discount could encourage more people to try the product. I’ll start working on a plan and we can review it together later. (Tôi đồng ý. Mã giảm giá có thể khuyến khích mọi người thử sản phẩm. Tôi sẽ bắt đầu làm một kế hoạch và chúng ta có thể cùng xem xét lại sau.)
Mark: Perfect. I’ll look forward to seeing it. Let me know if you need any help. (Tuyệt vời. Tôi rất mong được xem kế hoạch của bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ gì, hãy cho tôi biết nhé.)
Anna: Thanks, Mark! I’ll keep you updated. (Cảm ơn Mark! Có gì tôi sẽ báo cho bạn sau nhé.)
Bài 3. Listen and choose the best answer. (Nghe và chọn đáp án đúng nhất).
B
B
C
C
B
A
A
B
C
B
Transcript:
Customer: Good afternoon. I’m looking for a laptop that’s good for both work and entertainment. Could you help me find the right one? (Chào buổi chiều. Tôi đang tìm một chiếc laptop phù hợp cho cả công việc và giải trí. Bạn có thể giúp tôi tìm chiếc laptop phù hợp không?)
Employee: Of course! We have several options for you. What kind of work do you do? Are you into gaming or just general use? (Tất nhiên rồi! Chúng tôi có một vài lựa chọn cho bạn. Bạn làm công việc gì? Bạn có chơi game không hay chỉ sử dụng cho các công việc thông thường?)
Customer: Mostly office work, but I also watch movies and sometimes play games. I need something with good performance but not too expensive. (Hầu hết là công việc văn phòng, nhưng tôi cũng xem phim và thỉnh thoảng chơi game. Tôi cần một chiếc laptop có hiệu suất tốt nhưng không quá đắt.)
Employee: I would recommend a laptop with at least 8GB of RAM and a solid-state drive. That will help with performance for both work and entertainment. (Tôi sẽ đề xuất một chiếc laptop có ít nhất 8GB RAM và ổ cứng thể rắn. Điều đó sẽ giúp cải thiện hiệu suất cho cả công việc và giải trí.)
Customer: Sounds good. Are there any models on sale right now? (Nghe có vẻ ổn. Hiện tại có mẫu nào đang giảm giá không?)
Employee: Yes, we have a few models on discount this week. I can show you the details and compare the prices. (Vâng, chúng tôi có một vài mẫu đang giảm giá trong tuần này. Tôi có thể cho bạn xem chi tiết và so sánh giá cả.)
Customer: Great! Can you also tell me about the warranty and return policy? (Tuyệt quá! Bạn có thể cho tôi biết về bảo hành và chính sách trả hàng không?)
Employee: Sure! The warranty covers one year, and you can return the laptop within 30 days if you change your mind. (Chắc chắn rồi! Bảo hành kéo dài một năm, và bạn có thể trả lại laptop trong vòng 30 ngày nếu thay đổi ý định.)
Customer: Perfect. I think I’ll go with the one you recommended. (Hoàn hảo. Tôi nghĩ tôi sẽ chọn chiếc bạn đề xuất.)
Tổng kết
Việc chinh phục bài thi TOEIC Listening – Nghe hiểu ý chính, mục đích và ngữ cảnh trong Part 3 – mức 550 điểm đòi hỏi người học không chỉ cần hiểu ngữ pháp và từ vựng mà còn phải rèn luyện kỹ năng nghe hiểu và phân tích ngữ cảnh. Bằng cách áp dụng các kỹ thuật phù hợp và luyện tập thường xuyên, người học sẽ tự tin hơn khi đối mặt với bài thi thật.
Phần thi TOEIC Listening Part 3 yêu cầu thí sinh nghe hiểu các đoạn hội thoại có nội dung phong phú và tốc độ nói tự nhiên. Sách TOEIC UP Part 3 cung cấp phương pháp tiếp cận hiệu quả, giúp người học nhận diện các dạng câu hỏi thường gặp và nâng cao khả năng nghe hiểu thông qua bài tập thực hành đa dạng. Liên hệ ngay hotline 1900-2833 nhánh số 1 hoặc truy cập website để được tư vấn chi tiết.
Bình luận - Hỏi đáp