Banner background

Tăng cường tương tác trong lớp học bằng phương pháp Thumbs-up

Mục tiêu của bài viết này là phân tích kỹ hơn về vấn đề sau đó giới thiệu một phương phương pháp thay thế cho cách hỏi và giơ tay truyền thống này.
tang cuong tuong tac trong lop hoc bang phuong phap thumbs up

Key takeaways

  • Phương pháp truyền thống khi giáo viên muốn kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh đó là đặt câu hỏi và học sinh giơ tay trả lời. Phương pháp này có rủi ro không phản ánh chính xác thông tin bởi nhiều học sinh cần nhiều thời gian hơn để xử lý hoặc cân nhắc nhiều thứ trước khi giơ tay trả lời. Nhiều học sinh cũng thấy không thoải mái khi giơ tay và trả lời trước nhiều người do đặc tính về tính cách của họ.

  • Phương pháp thay thế có thể cân nhắc là phương pháp thumbs-up của cô Ann Young. Thay vì giơ cao tay như trong phương pháp truyền thống, cô yêu cầu học sinh đặt tay trước bụng và chỉ giơ lên ngón cái. Bằng cách này nhiều học sinh sẽ thấy thoải mái khi “giơ tay” để có cơ hội đóng góp vào bài học.

Giới thiệu

Trong môi trường học tập ngày nay, việc học sinh tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên trong lớp học đã trở thành một phần thiết yếu trong quá trình học tập và phát triển của học sinh. Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống ở Việt Nam như yêu cầu học sinh giơ cao tay để trả lời câu hỏi có thể không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác sự hiểu biết hoặc mong muốn tham gia trả lời của tất cả học sinh. 

Thực tế, có nhiều học sinh sẽ suy nghĩ rất nhanh, và thường chỉ mất rất ít thời gian trước khi họ giơ tay trả lời các câu hỏi của giáo viên nhưng những học sinh khác có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể do họ cần nhiều thời gian để suy nghĩ hoặc họ thích cân nhắc nhiều khía cạnh của vấn đề trước khi trả lời. Một số học sinh thì lại có một sự ít nói nhất định và thường ít tham gia trả lời miệng và tham gia vào lớp học vì e ngại việc nói trước nhiều người hoặc trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Nghiên cứu trong giáo dục cho thấy rằng cần phải tìm kiếm các phương pháp thay thế để khuyến khích một sự tham gia rộng rãi hơn, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh. Mục tiêu của bài viết này là phân tích kỹ hơn về vấn đề sau đó giới thiệu một phương phương pháp thay thế cho cách hỏi và giơ tay truyền thống này. 

Vấn đề với phương pháp truyền thống

Trong nhiều thập kỷ, phương pháp giơ tay để trả lời đã được sử dụng như một cách chính để học sinh thể hiện sự hiểu biết hoặc sẵn lòng tham gia. Tuy nhiên, chuyên trang giáo dục Edutopia cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp này có thể tạo ra một môi trường học đầy áp lực và cạnh tranh, nơi chỉ một số ít học sinh cảm thấy thoải mái khi nêu bật ý kiến của mình (2019). Những học sinh vừa suy nghĩ nhanh và vừa thoải mái chia sẻ ý kiến này chắc chắn sẽ không đại diện cho toàn bộ học sinh trong lớp học. Vì vậy, phương pháp truyền thống này sẽ có thể sẽ khiến các học sinh còn lại cảm thấy bị “đứng ngoài” nếu họ không nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài học, hoặc họ có thể ngần ngại tham gia do lo sợ bị đánh giá khi trả lời sai hoặc giơ tay bị chậm.

Phương pháp giơ tay truyền thống

Thực tế, giáo viên sử dụng phương pháp hỏi và giơ tay truyền thống này để có thể nhanh chóng đánh giá được khả năng hiểu bài và ứng dụng kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, những học sinh cần nhiều thời gian xử lý thông tin hoặc như đã nói, họ e ngại khi giơ tay trả lời không đồng nghĩa với việc họ không hiểu bài. Do đó nếu giáo viên sử dụng và dựa vào phương pháp đánh giá nhanh này để đi đến kết luận thì có thể hiểu sai tình hình lớp học. 

Nghiên cứu của Filade và đồng nghiệp (2019) chỉ ra rằng, kết quả học tập của học sinh có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ảnh hưởng từ bạn bè. Một trường hợp nên được cân nhắc đó là học sinh khi học với một vài bạn có xu hướng áp đảo trong lớp học, luôn giơ tay trả lời các câu hỏi rất nhanh thì sẽ cảm thấy tự ti về bản thân và từ đó ít tham gia vào các hoạt động học tập hoặc câu hỏi của giáo viên. Điều này không chỉ hạn chế sự tham gia của tất cả người học trong lớp, mà từ đó còn ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh, khiến họ mất cơ hội tương tác và phản biện.

Phương pháp “Thumbs-Up”

Bằng cách giảm thiểu sự cạnh tranh trực tiếp và áp lực từ bạn bè, có thể giúp giảm bớt những tác động tiêu cực này. Một trong những phương pháp để cân nhắc là Phương pháp “Thumbs-Up”, đề xuất và chia sẻ bởi nhà giáo dục Ann Young tại edutopia (2019). Về cơ bản, phương pháp này dùng cách khác, ít nổi bật hơn, để học sinh tham gia vào các hoạt động học tập. Đối với các lớp học của mình, cô Ann Young cho học sinh đặt tay vào bụng và chỉ giơ ngón cái lên thay cho hành động giơ tay trước lớp mỗi khi cô muốn học sinh tham gia vào hoạt động học tập hoặc trả lời câu hỏi CCQ. Bằng cách này, cô đã đạt được mục tiêu đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh hiệu quả hơn, khi nhiều học sinh trong lớp thực hiện “giơ tay” hơn. 

Phương pháp Thumbs-Up

Cô cũng gọi việc trả lời câu hỏi là “đóng góp” cho lớp học để học viên cảm nhận được vai trò của mình và từ đó tham gia nhiều hơn. Học sinh sẽ cảm thấy mình có vai trò trong lớp học và khi thiết lập được điều này ngay từ đầu, học sinh của cô sẽ có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học tập và từ đó có thể đạt được kết quả học tập tốt hơn. 

Phương pháp này được cho thấy có thể đem đến nhiều lợi ích cho người học, từ việc giảm bớt lo lắng cho các bạn ít nổi bật trong lớp cho đến việc tạo điều kiện cho các phong cách học tập khác nhau cùng tham gia. Khi nghĩ về áp lực từ bạn bè trong môi trường trường học, phương pháp “Thumbs-Up” này giúp tạo ra một không gian học tập thoải mái, khuyến khích sự tham gia của tất cả các em học sinh mà không tạo ra sự so sánh trực tiếp giữa các em với nhau, từ đó giảm thiểu lo lắng và tăng cường tự trọng cho tất cả học sinh.

Bên cạnh đó, phương pháp “Thumbs-Up” tạo điều kiện cho một môi trường học tập đa dạng và tự do, nơi mỗi học sinh có thể chia sẻ ý kiến và kiến thức của mình mà không sợ bị đánh giá. Bằng cách khuyến khích mọi học sinh tham gia mà không cần phải đối mặt với áp lực của việc được so sánh trực tiếp với người khác, các giáo viên có thể đặt câu hỏi và chậm rãi đợi các bạn học sinh lần lượt đặt tay vào bụng và giơ cao ngón cái và khuyến khích tất cả các bạn học sinh “đóng góp” cho buổi học. Lần lượt những bạn học sinh xử lý chậm hay các bạn mang đặc tính hướng nội sẽ có cơ hội trao đổi thoải mái, từ đó giúp nâng cao kết quả học tập. Nghiên cứu của Lei và đồng nghiệp (2018) chỉ ra rằng việc tham gia nhiều vào các hoạt động học tập trong lớp chính là một yếu tố dự báo sự thành công.

Để tạo ra sự tham gia liên tục như một thói quen, cô Ann Young đã thiết lập và sử dụng phương pháp này liên tục trong mỗi buổi học. Cụ thể, như được chia sẻ trên trang Edutopia, cô thường bắt đầu bài mới bằng một câu hỏi cần các học sinh tham gia trả lời. Cô yêu cầu học sinh sử dụng tín hiệu đặt tay lên bụng và giơ ngón cái để bắt đầu buổi học. Cô thường sẽ tạo điều kiện để tất cả học sinh được tham gia ngay từ đầu và từ đó họ sẽ vào guồng và tham gia nhiều hơn trong phần còn lại của buổi học.

Như vậy, thông qua việc áp dụng phương pháp “Thumbs-Up”, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập an toàn và tích cực, nơi tất cả học sinh đều có cơ hội và không gian để đóng góp, từ đó giúp họ phát triển kỹ năng học tập và xây dựng sự tự tin trong một cộng đồng học thuật hỗ trợ và khuyến khích.

Đọc thêm: Xây dựng sự tự tin cho học viên thông qua học tập cá nhân hóa.

Triển khai phương pháp “Thumbs-Up” trong lớp học

Triển khai phương pháp Thumbs-Up trong lớp học

Để triển khai phương pháp “Thumbs-Up” một cách hiệu quả trong lớp học, giáo viên có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu và thiết lập quy tắc

  • Giới thiệu ý nghĩa và mục đích của tín hiệu “Thumbs-Up” cho học sinh, đảm bảo rằng tất cả học sinh đều hiểu rằng mục tiêu là tạo ra một môi trường học tập an toàn và thoải mái, nơi mà tất cả học sinh trong lớp đều cần đóng góp cho buổi học được thành công. Giáo viên thiết lập một quy tắc tương tự như của cô Ann Young, đặt tay sát bụng và giơ ngón cái. Tín hiệu này đủ để cung cấp cho giáo viên thông tin rằng mình muốn đóng góp cho bài học mà còn không làm lo lắng các học sinh khác trong lớp.

  • Luyện tập làm quen với việc sử dụng tín hiệu này trong các tình huống học tập khác nhau thay cho việc giơ cao tay truyền thống. Giáo viên có thể thử trong một số tình huống nhất định sau khi giới thiệu.

Bước 2: Áp dụng và Hỗ trợ

  • Bắt đầu áp dụng phương pháp “Thumbs-Up” trong các hoạt động học tập, khuyến khích học sinh sử dụng tín hiệu một cách chủ động và tích cực. Khoảng thời gian đầu có thể học sinh sẽ chưa quen nhưng giáo viên cần hỗ trợ các bạn. Nhiều học sinh vốn đã quen với cách học thụ động và có thể giáo viên sẽ cần phải khuyến khích họ nhiều hơn.

  • Quan sát và cung cấp phản hồi tích cực cho học sinh khi họ tham gia, nhấn mạnh việc đánh giá cao mọi ý kiến và sự đóng góp. Đặc biệt đối với các bạn trước đây ít khi giơ tay, những lời khuyến khích tích cực sẽ giúp họ quen với việc tham gia các hoạt động học tập.

Bước 3: Đánh giá và Tinh chỉnh

  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả của phương pháp, lắng nghe phản hồi từ học sinh và điều chỉnh cách tiếp cận nếu cần.

  • Thiết lập thói quen sử dụng tín hiệu đã quy định và áp dụng ở mỗi buổi học.

  • Chia sẻ kinh nghiệm và mẹo hay với các giáo viên khác, tạo ra một cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau trong việc triển khai phương pháp này trong lớp học và trong trường học.

Tổng kết

Việc áp dụng phương pháp “Thumbs-Up” trong lớp học có thể mang lại nhiều lợi ích, từ việc cải thiện sự tham gia của học sinh đến việc tạo ra một môi trường học tập an toàn và bao dung. Bằng cách giảm thiểu áp lực và lo lắng liên quan đến việc phải nhanh chóng đưa ra câu trả lời, phương pháp này khuyến khích sự đóng góp của tất cả học sinh, đặc biệt là những người có thể cảm thấy bị lạc lõng hoặc bị áp đảo trong lớp học có kiểu giơ cao tay truyền thống và có sự áp đảo từ một vài bạn học sinh có năng lực tốt.

Các giáo viên nên được khuyến khích thử nghiệm và áp dụng phương pháp “Thumbs-Up” trong lớp học của mình để khám phá những lợi ích mà nó mang lại. Bằng cách tạo điều kiện cho sự tham gia của mọi học sinh, chúng ta có thể phát triển một cộng đồng học tập tích cực, nơi mỗi học sinh đều cảm thấy được trân trọng và khuyến khích chia sẻ ý kiến của mình.

Đọc thêm: Phương pháp dạy dịch ngữ pháp là gì?


Works Cited

  • ERIC - Education Resources Information Center, files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1221210.pdf.

  • International Journal on New Trends in Education and Their Implications, ijonte.org/FileUpload/ks63207/File/19.gunuc.pdf.

  • "Inviting Participation With Thumbs-Up Responses." Edutopia, 14 Jan. 2019, www.edutopia.org/video/inviting-participation-thumbs-responses.

  • Liu, Ngar-Fun, and William Littlewood. "Why do many students appear reluctant to participate in classroom learning discourse?" sciencedirect, Sept. 1997, www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0346251X97000298.

  • Lei H, Cui Y, & Zhou W. "Relationships between student engagement and academic achievement...: Ingenta connect." Home: Ingenta Connect, www.ingentaconnect.com/content/sbp/sbp/2018/00000046/00000003/art00014.

  • Tetteh, Samuel, et al. "Peer Pressure and Educational Achievement: Balancing for Better Classroom Dynamics." Educational Researcher, vol. 50, no. 7, 2021, pp. 456-472.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...