Banner background

Cách ứng dụng phương pháp (TPR) Total Physical Response vào việc học tiếng Anh

Phương pháp Total Physical Response (TPR) là một phương pháp giảng dạy tiếng Anh độc đáo, kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động thể chất.
cach ung dung phuong phap tpr total physical response vao viec hoc tieng anh

Mở đầu

Phương pháp Total Physical Response (TPR) là một phương pháp giảng dạy tiếng Anh độc đáo, kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động thể chất. Trong bài luận này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm TPR, lợi ích của phương pháp này và trình bày các bước ứng dụng TPR trong quá trình học tiếng Anh để giúp người học nắm vững kỹ năng ngôn ngữ và tạo liên kết sâu với ngữ cảnh thực tế.

Key Takeaways

1. Khái niệm phương pháp TPR

Phương pháp Total Physical Response (TPR) là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ được phát triển bởi James Asher. Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng cử chỉ và hoạt động thể chất để giúp người học kết hợp ngôn ngữ với hành động

2. Lợi ích của phương pháp TPR

  • Một trong những lợi ích chính của phương pháp TPR là nó không tạo áp lực cho người mới học ngôn ngữ:

  • Phương pháp Total Physical Response (TPR) giúp học sinh nhận biết các cụm từ hoặc từ

  • Phương pháp Total Physical Response (TPR) có thể giúp cải thiện kỹ năng nghe

  • Phương pháp Total Physical Response (TPR) có thể ứng dụng với tất cả ngôn ngữ, không chỉ tiếng Anh

3. Các bước thực hiện phương pháp TPR trong lớp học tiếng Anh

Bước 1: Chọn hoạt động phù hợp với nội dung dạy

Phương pháp TPR có thể được áp dụng để dạy một số các nội dung như: Động từ, ngữ pháp (ví dụ như các thì căn bản), các ngôn ngữ thường dùng trong lớp học, các câu lệnh/ hướng dẫn, kể chuyện (story-telling). Tương tự, TPR cũng có 4 loại hoạt động: TPR-B (TPR with Body), TPR-O ( TPR with Objects), TPR- P (TPR with Pictures), TPR-S (TPR with Story telling) 

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn

Với những kiến thức mới, giáo viên cần cung cấp thông tin cơ bản và làm mẫu.

Bước 3: Giáo viên đưa yêu cầu và học sinh thực hiện

Sau khi học sinh đã nắm rõ được thông tin cơ bản để tham gia hoạt động, giáo viên đưa ra yêu cầu để người học thực hiện

Phương pháp Total Physical Response là gì?

Khái niệm Phương pháp Total Physical Response

Phương pháp TPR (Total Physical Response) được nghiên cứu và phát triển bởi nhà tâm lý học tại Mỹ - James Asher. Đây là phương pháp học ngoại ngữ dựa vào sự kết hợp giữa lời nói và hành động, điều này có nghĩa là ngôn ngữ sẽ được dạy thông qua các hoạt động thể chất. Trong những lớp học áp dụng phương pháp này, học sinh sẽ phải lắng nghe và thực hiện các chuyển động theo sự yêu cầu của giáo viên. 

Ví dụ: Teacher says: John, please fetch the document from the printer and hand it to Sarah and ask her to read it out loud.

James Asher chia sẻ đã phát triển phương pháp này dựa vào cách trẻ em học tiếng mẹ đẻ. Dựa vào quan sát, ông nhận ra rằng trước khi mà trẻ em có thể nói một ngôn ngữ giỏi, chúng cần phải nghe hiểu giỏi. Những gì chúng nghe được sẽ là dần dần tích lũy tạo thành cơ sở ngôn ngữ để một đứa trẻ có thể nói một cách tự nhiên mà không cần cố. Do vậy, phương pháp TPR cũng đề cao việc chủ động nghe hiểu.

Vai trò của giáo viên và người học trong Phương pháp Total Physical Response

Về người học, trong nghiên cứu “Approaches and Methods in Language Teaching” (1986), Richard và Rodgers đã chỉ ra rằng người học đóng vai trò là người lắng nghe yêu cầu và cũng là người thực hiện yêu cầu. Hay nói cách khác, người học chính là đối tượng mô phỏng lại lời nói của giáo viên bằng hành động, theo Diane Larsen-Freeman (2000). Trong cách lớp học này, việc nói bằng ngôn ngữ đích là không bị bắt buộc, giáo viên sẽ khuyến khích người học nói khi mà họ đã tự cảm thấy vốn cơ sở ngôn ngữ của mình đã tích lũy đủ.

Về giáo viên, theo Larsen and Freeman trong nghiên cứu “Techniques and Principles in Language Teaching” đã chỉ ra rằng “Teacher was the director of all students’ behavior” - giáo viên chính là “đạo diễn” cho tất cả những hành vi của học sinh trong lớp học. Có nghĩa là giáo viên sẽ là người quyết định tất cả những gì diễn ra trong lớp học mà không có sự ảnh hưởng đến từ phía người học.

Lợi ích của Phương pháp Total Physical Response

Một trong những lợi ích chính của phương pháp TPR là nó không tạo áp lực cho người mới học ngôn ngữ: 

  • Phương pháp TPR khuyến khích người học tham gia vào các hoạt động tương tác và khám phá. Thay vì chỉ ngồi và nghe giảng, người học được tham gia vào việc thực hiện các hành động và đưa ra phản ứng thích hợp.

  • Phương pháp TPR cho phép người học tiếp cận ngôn ngữ thông qua hoạt động thể chất, giúp hình thành một liên kết mạnh giữa ngôn ngữ và hành động. Khi người học có thể dễ dàng hiểu và thực hiện các hành động, họ sẽ cảm thấy tự tin và thành công

Phương pháp Total Physical Response (TPR) giúp học sinh nhận biết các cụm từ hoặc từ thông qua việc kết hợp ngôn ngữ với hoạt động thể chất:

  • Học kết hợp giữa cả hoạt động của não trái và não phải: Khi ngôn ngữ được kết hợp với hoạt động thể chất, não bộ của học sinh nhận được sự kích thích từ nhiều khu vực khác nhau. Điều này giúp tạo ra một kết nối mạnh mẽ giữa từ ngữ và hình ảnh, giúp học sinh nhớ từ và cụm từ một cách hiệu quả hơn

  • TPR tạo ra một mô hình học tập mà học sinh có thể quan sát và mô phỏng. Khi giáo viên thực hiện các hành động và yêu cầu học sinh làm theo, học sinh có cơ hội nhìn thấy ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế và cảm nhận nghĩa của từ hoặc cụm từ đó. Điều này giúp gắn kết ngôn ngữ vào bộ nhớ dài hạn của học sinh một cách hiệu quả.

Phương pháp Total Physical Response (TPR) có thể giúp cải thiện kỹ năng nghe vì TPR yêu cầu người học lắng nghe và hiểu các chỉ thị và hướng dẫn từ người hướng dẫn. Việc thực hiện các hành động thể chất đòi hỏi sự tập trung và chú ý đối với ngôn ngữ được sử dụng. Khi người học phải nghe và hiểu các chỉ thị một cách chính xác để thực hiện đúng hành động, kỹ năng nghe của họ sẽ được đào tạo và cải thiện. Trong quá trình thực hiện các hành động thể chất, người hướng dẫn sẽ cung cấp phản hồi trực tiếp về hiệu suất của người học. Việc nhận phản hồi trực tiếp giúp người học nhận ra và sửa chữa các sai sót ngôn ngữ, từ đó cải thiện khả năng nghe hiểu.

Phương pháp Total Physical Response (TPR) có thể ứng dụng với tất cả ngôn ngữ, không chỉ tiếng Anh: TPR tạo ra một môi trường học tập mà ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế. Điều này giúp người học kết nối ngôn ngữ với các tình huống và hành động cụ thể, không bị giới hạn bởi ngôn ngữ. Dù là tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, TPR có thể áp dụng để giúp học viên nhận biết và sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh thực tế.

Hạn chế của Phương pháp Total Physical Response

Mặc dù Phương pháp Total Physical Response đem tới nhiều lợi ích cho người học ngôn ngữ, đặc biệt là với đối tượng mới bắt đầu. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là phương pháp phù hợp cho việc tự học. Bởi lẽ để thực hiện phương pháp, bắt buộc cần có người hướng dẫn/ giáo viên - đối tượng đóng vai trò trung tâm trong Total Physical Response, đây sẽ là người đưa ra các câu lệnh, và điều phối tất cả các hoạt động học tập.

Cách ứng dụng Phương pháp Total Physical Response vào việc học tiếng Anh

Các bước thực hiện Phương pháp Total Physical Response trong lớp học tiếng Anh

Bước 1: Chọn hoạt động phù hợp với nội dung dạy

Phương pháp TPR có thể được áp dụng để dạy một số các nội dung như: Động từ, ngữ pháp (ví dụ như các thì căn bản), các ngôn ngữ thường dùng trong lớp học, các câu lệnh/ hướng dẫn, kể chuyện (story-telling)

Tương tự, TPR cũng có 4 loại hoạt động: 

  • TPR-B (TPR with Body) để dạy các ngôn ngữ cơ bản như đứng lên, ngồi xuống,.. 

  • TPR-O ( TPR with Objects) dạy các ngôn ngữ tương tác với với vật

  • TPR- P (TPR with Pictures) dạy ngôn ngữ sử dụng flashcards

  • TPR-S (TPR with Story telling) dạy ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn

Với những kiến thức mới, giáo viên cần cung cấp thông tin cơ bản và làm mẫu. Ví dụ khi muốn thực hiện hoạt động yêu cầu học sinh giơ thẻ màu tương ứng với yêu cầu từ giáo viên, trước hết giáo viên phải giới thiệu cho học sinh biết tên của từng thẻ màu như: A blue card, A yellow card,.....

Bước 3: Giáo viên đưa yêu cầu và học sinh thực hiện

Sau khi học sinh đã nắm rõ được thông tin cơ bản để tham gia hoạt động, giáo viên đưa ra yêu cầu để người học thực hiện. Quay lại ví dụ trên, ở bước này giáo viên có thể yêu cầu học sinh giơ cao thẻ màu theo lệnh của mình như sau: If you have a yellow card, please raise it up. Trong 1 đến 3 lần đưa ra yêu cầu đầu tiên, giáo viên cần làm mẫu cho học sinh bắt nhịp.

Giáo viên yêu cầu tất cả người học cùng thực hiện hành động và sau đó có thể đưa ra yêu cầu riêng lẻ đến từng học sinh.

Ví dụ cách thực hiện Phương pháp Total Physical Response trong lớp học tiếng Anh

Mục đích: dạy thì hiện tại đơn

Từ mới: wake up early, brush my teeth, wash my face, read a newspaper, get dressed, comb my hair, do some exercises, check the weather forecast, pack my bag

Cách thực hiện:

Bước 1: Chọn hoạt động phù hợp với nội dung dạy

Với mục đích là dạy thì hiện tại đơn và các hoạt động vào buổi sáng, giáo viên chọn hoạt động TPR-B và TPR-O. 

  • Với TPR-B, giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu và người học thực hiện bằng các hành động bắt chước, hay những cử chỉ khuôn mặt.

  • Với TPR-O, giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu và người học thực hiện hành động cùng đạo cụ được cung cấp như bàn chải đánh rằng, khăn mặt, báo, lược, cặp sách, áo,...

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh/ video về các hoạt động tương ứng với từ vựng và giới thiệu lần lượt từng hình ảnh:

  • He wakes up early every morning

  • She brushes her teeth every morning

  • He washes his face every morning

  • She reads a newspaper every morning

  • She gets dressed every morning

  • He combs his hair every morning

  • She does some exercises every morning

  • He checks the weather forecast every morning

  • She packs her bag every morning

Bước 3: Giáo viên đưa yêu cầu và học sinh thực hiện

Giáo viên sẽ đưa ra mệnh lệnh bằng các câu như sau sử dụng hiện tại đơn và các từ vựng cần học, theo sau các câu mệnh lệnh của giáo viên, học sinh sẽ thực hiện hành động:

  • I wake up early every morning

  • I brush my teeth every morning

  • I wash my face every morning

  • I read a newspaper every morning

  • I get dressed every morning

  • I comb my hair every morning

  • I do some exercises every morning

  • I check the weather forecast every morning

  • I pack my bag every morning

Tham khảo thêm:

Tổng kết

Bài viết trên đã trình bày nhưng nghiên cứu về Phương pháp Total Physical Response bao gồm khái niệm, lợi ích và cách thức ứng dụng vào việc học tiếng Anh. Hy vọng rằng các giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp TPR vào quá trình dạy và học, tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả, đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ trong việc nắm bắt và sử dụng tiếng Anh một cách tự tin và thành thạo.

Tài liệu tham khảo:

  1. Richards, Jack C., and Theodore S. Rodgers. Approaches and Methods in Language Teaching: A Decription and Analysis. Cambridge University Press, 1986.

  2. Larsen-Freeman, Diana. Techniques and Principles in Language Teaching. Oxford University Press, 2004.

  3. Handoyo Puji Widodo. “Teaching Children Using a Total Physical Response (TPR) Method: Rethinking”, no. 2, 2005 https://sastra.um.ac.id/wp-content/uploads/2009/10/Teaching-Children-Using-a-Total-Physical-Response-TPR-Method-Rethinking-Handoyo-Puji-Widodo.pdf

  4. Fuentes, Elena Moreno. “TPR, Total Physical Response Approach and Activities in the Language Classroom”, https://www4.ujaen.es/~gluque/TPR_Presentation.pdf


Học sinh được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, chữa bài tập trên diễn đàn ZIM Helper bởi các Giảng viên chuyên môn đang giảng dạy tại ZIM.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
GV
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...