Banner background

Cách làm dạng bài Ratios, rates, proportions trong SAT Math

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính ratios, rates, proportions và làm một số dạng bài sử dụng những chỉ số trên trong bài thi toán SAT.
cach lam dang bai ratios rates proportions trong sat math

Key takeaways

Những câu hỏi yêu cầu tính ratios, rates, proportions rất phổ biến trong bài thi toán SAT.  

Hiểu định nghĩa và các bước làm dạng Ratios, rates, proportions trong bài thi toán SAT:

  1. Ratios: chỉ sự so sánh giữa hai đối tượng có cùng đơn vị, viết ở dạng x to y, x:y hoặc x/y.

    Các bước giải dạng Ratios:

    • Xác định hai đại lượng đang được so sánh.

    • Rút gọn ratio nếu chưa tối giản.

    • Nhân chéo và giải phương trình để tìm ra đại lượng cần tính.

  2. Rates: chỉ sự biến đổi của một chỉ số tương quan với chỉ số khác (thường là theo thời gian). Các bước giải dạng Rates:

    • Xác định đại lượng cần tính và đơn vị (đổi đơn vị nếu cần thiết).

    • Viết rate ở dạng phân số.

    • Nhân/chia phân số để tìm ra đại lượng cần tính.

  3. Proportions: phương trình có hai ratios bằng nhau. Các bước giải dạng Proportions:

    • Thiết lập phương trình gồm 2 ratios.

    • Nhân chéo/quy đồng để được 1 phương trình đơn giản hơn.

    • Cô lập và tìm ra ẩn.

    Thí sinh nên chú ý phân tích đề bài thật kỹ, và chú ý đến đơn vị đo trong đề.

Các thí sinh tham dự kỳ thi SAT có thể bắt gặp các câu hỏi yêu cầu tính chỉ số ratios, rates, proportions trong phần thi Toán. Một số thí sinh vẫn có thể nhầm lẫn ở những câu này do không hiểu tường tận nghĩa của mỗi từ hoặc nhầm lẫn nghĩa của các từ với nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về ba chỉ số này và đưa ra một vài bài toán tham khảo. 

Tổng quan về dạng bài Ratios, rates, proportions

Ratios, rates và proportions là ba khái niệm cơ bản trong bài thi Toán của kỳ thi SAT, thường xuất hiện trong các câu hỏi liên quan đến phân tích số liệu hay tìm ẩn. Tuy nhiên, đây cũng là ba khái niệm rất dễ nhầm lẫn bởi thí sinh Việt Nam thường hiểu đơn giản cả ba đều đồng nghĩa là “tỷ lệ”. Vì vậy, nắm vững các khái niệm này sẽ giúp thí sinh giải quyết hiệu quả hơn các bài toán trong SAT. 

Tổng quan về dạng bài Ratios, rates, proportions

Hướng dẫn giải bài dạng Ratios, rates, proportions trong SAT Maths

Ratios

Định nghĩa

Ratio được định nghĩa là “the relationship between two groups of people or things that is represented by two numbers showing how much larger one group is than the other”[1] theo Oxford.

Nói cách khác, khi đối tượng N1 và N2 có cùng đơn vị đo, “the ratio of N1 to N2” hoặc “the N1 - N2 ratio” chỉ tỷ lệ khi lấy số lượng N1 chia cho N2 và ngược lại. Ratio luôn được biểu thị dưới dạng x to y, x : y hoặc x/y.

Có 2 dạng yêu cầu tính ratio: part - to - partpart - to - whole. Part - to - part là tỷ lệ giữa hai phần nằm trong tổng thể, còn part - to - whole là tỷ lệ giữa một phần nằm trong tổng thể so với cả tổng thể đó.

Ratio có thể được rút gọn thành tối giản, ví dụ 4 : 6 có thể được rút gọn thành 2 : 3.

Ví dụ:

Anna has 10 fruits in her basket. She has 4 apples and 6 bananas. We say:

  • The ratio of apples to bananas is 4 to 6, 4 : 6 or 4/6.

  • The ratio of bananas to apples is 6 to 4, 6 : 4 or 6/4.

  • The ratio of apples to total fruits is 4 to 10, 4 : 10 or 4/10.

  • The ratio of bananas to total fruits is 6 to 10, 6 : 10 or 6/10.

Các bước giải dạng Ratios

Bước 1: Xác định hai đại lượng đang được so sánh.

Bước 2: Rút gọn ratio nếu chưa tối giản.

Bước 3: Nhân chéo để tìm ra đại lượng cần tính.

Bước 4: Giải phương trình.

Ví dụ: Tỉ lệ giữa táo và cam là 3:4. Nếu bạn có 12 quả táo, bạn sẽ có bao nhiêu quả cam?

Bước 1: Xác định số lượng chưa biết: Số lượng cam chưa biết. Hãy gọi số lượng cam là x.

Bước 2: Thiết lập tỉ lệ: Có thể thiết lập tỉ lệ:\[\frac34=\frac{12}{x}\]Bước 3: Nhân chéo: Nhân chéo thu được phương trình: 3x = 4 × 12

Bước 4: Giải phương trình x: 3x = 48, vậy nên x = 48 : 3 = 16

Rates

Định nghĩa

Theo Oxford, “rate” nghĩa là “a measurement of the speed at which something happens” hoặc “a measurement of the number of times something happens or something does something during a particular period”[2].

Như vậy, “rate” miêu tả tốc độ phát triển nhanh/chậm của đối tượng trong mối tương quan với đối tượng khác, thường là thời gian, hay rate là tỷ lệ giữa hai đối tượng khác đơn vị đo.

Ví dụ: 

If a car travels 180 kilometers in 3 hours, the rate at which it was traveling will be:

\[\frac{180}{3}=60\]Therefore, the car was traveling at 60 kilometers/hour.

Các bước giải dạng Rates

Bước 1: Xác định đại lượng cần tính và đơn vị (đổi đơn vị nếu cần thiết).

Bước 2: Viết rate ở dạng phân số.

Bước 3: Nhân/chia phân số để tìm ra đại lượng cần tính.

Ví dụ: Bạn lái xe 150 dặm trong 3 giờ. Tốc độ của bạn là bao nhiêu dặm/giờ?

Bước 1: Xác định đại lượng cần tính: tốc độ (đơn vị dặm/giờ)

Bước 2: Thiết lập tỉ lệ: 150 dặm/3 giờ

Bước 3: Rút gọn: 150 : 3 = 50 dặm/giờ

Tốc độ của bạn là 50 dặm/giờ.

Proportions

Định nghĩa

Proportion là một dạng đặc biệt hơn của ratio. Cụ thể, proportion là khi có hai ratio bằng nhau, hoặc khi so sánh hai ratio với nhau.

Ví dụ:

In a group, for each 2 girls, there will be 4 boys. Therefore, for each 4 girls, there will be 8 boys. We have the proportion: \[\frac24=\frac48\]

Các bước giải dạng Proportions

Bước 1: Thiết lập phương trình gồm 2 ratios.

Bước 2: Nhân chéo/quy đồng để được 1 phương trình đơn giản hơn.

Bước 3: Cô lập và tìm ra ẩn.

Các bước giải dạng Proportions, Ratios, Rates

Ví dụ: Một chuyến tàu di chuyển từ Thành phố A đến Thành phố B với tốc độ 60 dặm/giờ. Khi từ A về B, xe di chuyển với tốc độ 90 dặm/giờ. Nếu tổng thời gian di chuyển cho cả hai chuyến là 5 giờ, quãng đường từ Thành phố A đến Thành phố B là bao nhiêu?

Bước 1: Xác định các đại lượng chính:

  • Tốc độ đi từ Thành phố A đến Thành phố B: 60 dặm/giờ.

  • Tốc độ trở về từ Thành phố B đến Thành phố A: 90 dặm/giờ.

  • Tổng thời gian di chuyển cho cả hai chuyến: 5 giờ.

  • Gọi quãng đường từ Thành phố A đến Thành phố B là x (đơn vị: dặm).

Bước 2: Thiết lập các phương trình về thời gian:

  • Gọi thời gian đi từ Thành phố A đến Thành phố B là "thời gian đi".

  • Gọi thời gian về từ Thành phố B đến Thành phố A là "thời gian về".

Chúng ta có:

1.Thời gian đi (= quãng đường/tốc độ khi đi) được biểu diễn dưới dạng:

\[\frac{x}{60}\]2. Thời gian về (= quãng đường/tốc độ khi về) được biểu diễn dưới dạng:

\[\frac{x}{90}\]3. Tổng thời gian di chuyển = thời gian đi + thời gian về = 5 giờ

Từ 1, 2 và 3 suy ra:\[\frac{x}{60}+\frac{x}{90}=5\] Bước 3: Giải phương trình để tìm quãng đường từ Thành phố A đến Thành phố B:

\[\frac{x}{60}+\frac{x}{90}=5\]\[\frac{3x}{180}+\frac{2x}{180}=5\]\[\frac{5x}{180}=5\]\[5x=900\]\[x=\frac{900}{5}=180\]Vậy, quãng đường từ Thành phố A đến Thành phố B là 180 dặm.

Một số lưu ý khi làm bài về Ratios, rates, proportions

Phân tích đề bài

Việc đọc kỹ đề bài là một bước vô cùng quan trọng. Trước hết, thí sinh cần tìm những từ khóa. Khi gặp các từ như “ratio”, “compare,” hoặc “proportional”, “positive/ negative relationship”, thí sinh có thể xác định rằng bài toán có liên quan tới tính ratio giữa hai đối tượng. Các từ như “speed”, “time” và “distance” thường xuất hiện trong các bài toán liên quan đến rates. 

Tiếp theo, thí sinh cần xác định và ghi tóm tắt những thông tin cần thiết, ví dụ như tỷ lệ cụ thể giữa nam và nữ và tổng số học sinh nếu bài toán yêu cầu tính số học sinh mỗi giới tính. Thí sinh cần xác định đúng yêu cầu bài toán, ví dụ đối với bài toán yêu cầu tính ratio, thí sinh cần đọc kỹ xem đề bài yêu cầu tính part - to part ratio hay part - to - whole ratio.

Ngoài ra, một số bài toán có điều kiện kèm theo, yêu cầu thí sinh chia bài toán thành nhiều trường hợp khác nhau để giải.

Đơn vị đo

Thí sinh cần chú ý đến đơn vị đo khi làm bài, đặc biệt khi tính rates. Đây là bởi đề bài đôi khi cung cấp dữ kiện với nhiều đơn vị khác nhau, thí sinh cần quy đổi lại các đơn vị cho nhất quán. Ví dụ, nếu một bài toán yêu cầu bạn tính tốc độ và đã cho khoảng cách bằng km và thời gian bằng giờ, thí sinh cần đảm bảo sử dụng cùng một đơn vị khi tính toán mỗi đại lượng.

Dưới đây là bảng quy đổi một vài đơn vị đo thông dụng:

Đổi đơn vị đo độ dài  

1 mm

0.001 m

1 cm

0.01 m

1 km

1000 m

1 inch

2.54 cm

1 foot

30.48 cm

1 mile

1.61 km

Đổi đơn vị đo diện tích

1 mm2

0.01 cm2

1 cm2

0.0001 m2

1 hectare

10000 m2

1 km2

100 hectares

1 km2

1000000 m2

Đổi đơn vị đo thể tích

1 mm3

0.001 cm3

1 cm3

0.001 liters

1 liter

0.001 m3

1 oz

0.0296 liters

1 gallon

3.78 liters

lưu ý khi làm bài về Ratios, rates, proportions

Bài tập ứng dụng Ratios, rates, proportions

Question 1

Two positive numbers have a ratio of 7 : 3 and differ by 16, what are these two numbers?

Câu hỏi: Hai số dương có tỉ số là 7 : 3 và chênh nhau 16 đơn vị. Tính hai số trên.

Lời giải:

Tỉ số của hai số là 7 : 3. Hiệu giữa hai số là 16.

Gọi 2 hai số là 7x và 3x, trong đó x là bội chung.

Theo đề bài, ta có:

7x - 3x = 16

→ 4x = 16

→ x = 16 : 4 = 4

Với x = 4, tính được hai số:

  • Số thứ nhất = 7 × 4 = 28.

  • Số thứ hai = 3 × 4 = 12.

Vậy hai số cần tìm là 28 và 12.

Question 2

Samuel can read 30 pages in 50 minutes. How many pages can Samuel read in 5 hours?

Câu hỏi: Samuel có thể đọc 30 trang trong 50 phút. Vậy Samuel có thể đọc bao nhiêu trang trong 5 tiếng?

Lời giải:

Samuel đọc được 30 trang trong 50 phút, vì vậy tốc độ đọc của Samuel là:

\[\frac{30}{50}=0.6\]Đổi: 5 tiếng = 60 × 5 = 300 phút

→ Trong 5 tiếng, Samuel có thể đọc: 300 × 0,6 = 180 trang.

Vậy Samuel đọc được 180 trang trong 5 tiếng.

Question 3

Find the length of IK knowing that JM = 3, IJ = 4 and KL = 4.

Câu hỏi: Tìm độ dài của IK biết rằng JM = 3, IJ = 4 và KL = 4.

image-altLời giải:

Gọi độ dài của cạnh IK là x.

Vì JM song song với KL nên theo định lý Ta - lét ta lập được phương trình tỷ lệ:

\[\frac{JM}{KL}=\frac{IJ}{IK}\]Thay độ dài các cạnh vào phương trình trên ta được:

\[\frac34=\frac{4}{x}\]Nhân chéo mẫu số của phân số này với tử số của phân số kia ta được phương trình:

3x = 16 → x = 16/3.

Vậy cạnh IK có độ dài là 16/3.

Question 4

If there are 12 inches in a foot, convert 35 inches into feet.

Câu hỏi: Nếu một foot bằng 12 inch thì 35 inch bằng bao nhiêu feet?

Lời giải:

Gọi số feet cần tính là x.

Ta lập được phương trình tỷ lệ:

\[\frac{12}{1}=\frac{35}{x}\]Nhân chéo mẫu số của phân số này với tử số của phân số kia ta được: 12x = 35

Giải phương trình và làm tròn ta được: x = 2.9 feet ~ 3 feet

Vậy 35 inch bằng xấp xỉ 3 feet (khoảng 2.9 feet)

Question 5

A car travels 240 miles in 3 hours. If the car continues at the same speed, how far will it travel in 5 hours?

Câu hỏi: Một chiếc ô tô đi được 240 dặm trong 3 giờ. Nếu ô tô tiếp tục chạy với tốc độ như vậy thì sẽ đi được bao nhiêu trong 5 giờ?

Lời giải:

Có tốc độ = quãng đường/thời gian

→ Tốc độ của ô tô = 240 dặm/3 giờ = 80 dặm/giờ

Có quãng đường = tốc độ × thời gian

→ Quãng đường ô tô đi được trong 5 giờ = 80 dặm/giờ × 5 giờ = 400 dặm

Vậy ô tô đi được 400 dặm trong 5 giờ.

Question 6

In a recipe, the ratio of ingredients A, B, and C is 3:2:4. If you have 24 cups of ingredient C, how many total cups of ingredients A, B, and C do you have?

Câu hỏi: Trong một công thức, tỷ lệ các nguyên liệu A, B,C là 3:2:4. Nếu có 24 cốc nguyên liệu C, thì tổng cộng có bao nhiêu cốc nguyên liệu A, B, C?

Lời giải:

Gọi lượng nguyên liệu là:

  • Nguyên liệu A: 3x

  • Nguyên liệu B: 2x

  • Nguyên liệu C: 4x

Có 24 cốc nguyên liệu C

→ 4x = 24 → x = 6

→ Tính được lượng các loại nguyên liệu:

Nguyên liệu A: 3x = 3 × 6 = 18 cốc

Nguyên liệu B: 2x = 2 × 6 = 12 cốc

Nguyên liệu C: 24 cốc (theo đề bài)

→ Tổng số cốc nguyên liệu: 18 + 12 + 24 = 54 cốc

Vậy tổng số cốc các nguyên liệu A, B, C là 54.

Xem thêm:

Tổng kết

Như vậy, ratios, rates, proportions là ba khái niệm được sử dụng phổ biến trong SAT Maths. Tuy nhiên, thí sinh cần phân biệt, ratio là tỷ lệ ở dạng [số]:[số], rate là tỷ lệ giữa hai đại lượng khác đơn vị (thường là vận tốc), và proportion chỉ hai ratios bằng nhau. Nắm vững những khái niệm trên cùng cách áp dụng SAT Maths sẽ giúp thí sinh nâng cao khả năng tư duy và hiệu quả làm bài.

Ngoài Ratios, rates, proportions đã nêu trên, SAT Maths vẫn còn đặt ra khó khăn cho nhiều thí sinh. Thí sinh có thể tham khảo qua trang web ZIM helper để có lời giải đáp cho thắc mắc của mình: https://zim.vn/forum

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...