Chiến thuật làm dạng bài Read Aloud trong PTE Speaking (Academic)

Bài viết muốn giới thiệu đến người học một số chiến thuật để giúp tối ưu điểm số của người học trong bài thi Read Aloud của PTE Speaking.
author
Bùi Minh Trâm
12/06/2023
chien thuat lam dang bai read aloud trong pte speaking academic

Trong phần thi Read Aloud của PTE Speaking, người học sẽ cần nhiều kỹ năng tiếng Anh để đạt điểm mong đợi. Do đó, điều quan trọng là người học cần chuẩn bị tốt và xem xét các cách người học có thể tối đa hóa điểm số của mình. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả đã tổng hợp một số chiến thuật để giúp người học thể tối ưu điểm số của mình.

Giới thiệu dạng bài Read Aloud trong PTE Speaking

Read Aloud

Đối với dạng bài này, người học cần đọc to một đoạn văn bản và có khoảng 6-7 đoạn văn người học cần đọc to.

Hộp trạng thái ghi âm trên màn hình sẽ hiển thị đếm ngược cho đến khi micro mở. Người học có 30 - 40 giây để chuẩn bị, tùy thuộc vào độ dài của đoạn văn. Sau đó, người học sẽ nghe thấy một âm thanh ngắn. Sau âm thanh ngắn này, người học cần bắt đầu nói ngay lập tức. Người học lưu ý đừng bắt đầu nói trước khi micro mở vì giọng nói của người học sẽ không được ghi âm lại.

Người học học nên nói rõ ràng và không cần phải quá vội vàng. Tuy nhiên, người học cần nói xong trước khi thanh tiến trình kết thúc. Trên màn hình sẽ hiển thị từ “Recording” chuyển thành “Completed”. Người học chỉ có thể ghi lại câu trả lời của mình một lần nên người học cần tập trung khi đọc to đoạn văn 1 lần duy nhất.

Xem thêm:

Chiến lược làm dạng bài Read Aloud

  • Sử dụng thời gian trước khi micro mở ra để làm quen với văn bản

Đây là thời gian người học có thể diễn tập và hiểu chủ đề của văn bản. người học cần nhanh chóng lướt qua văn bản và làm quen với nó.

  • Cắt đoạn văn bản trước khi người học nói bằng cách ngắt đoạn văn bản ở các dấu chấm câu

Người học cũng có thể ngắt câu dài hơn ở các dấu hợp lý, chẳng hạn như sau các liên từ. Đặt trong đầu một dấu “/” trước những từ mà người học sẽ tạm dừng. Dấu chấm và dấu phẩy là vị trí tự nhiên cho những khoảng dừng này nhưng người học cũng có thể dừng ở những từ như “and”, “but”, etc. Trong một câu dài, người học có thể ngắt sau 5-6 từ hoặc bất cứ chỗ nào hợp lý.

  • Chọn một số từ mà người học có thể nhấn mạnh vào

Khi nói một cách tự nhiên, người học sẽ cần nhấn mạnh vào những từ chứa nội dung quan trọng này. Đây là một dấu hiệu của khả năng nói tốt vì nó cho thấy rằng người học biết phần nào của câu quan trọng hơn những phần khác và người học cũng có khả năng truyền đạt thông tin đó cho người khác. Người học hãy chọn 3-4 từ có vẻ quan trọng trong câu.

  • Đọc to một số từ trong văn bản để có được trạng thái tinh thần phù hợp

Bằng cách này, người học có thể nói ngay khi micro cho phép. Người học hãy đọc một chút trước khi ghi âm thực tế để làm quen với việc đọc to và làm các cơ miệng trở nên linh hoạt hơn.

  • Bắt đầu đọc ngay khi micro cho phép

Người học sẽ nghe thấy một âm báo và xem trạng thái ghi âm. Đó là dấu hiệu của người học để bắt đầu nói. Nếu người học không nói liền thì có khả năng sẽ không kịp giờ.

  • Đừng dừng lại quá nhiều khi người học đang đọc văn bản

Đừng dừng lại quá nhiều khi người học đang đọc văn bản vì micro sẽ tắt hoặc bài đọc sẽ không tự nhiên. Ngay cả khi người học không tự tin về câu trả lời của mình hoặc người học nghĩ rằng những từ đó khó hoặc người học đã mắc lỗi, hãy tiếp tục. Nếu người học im lặng trong hơn 3 giây, micro sẽ tắt và phản hồi của người học sẽ không được ghi lại nữa.

  • Lên và hạ giọng đúng chỗ

Ngữ điệu rất quan trọng. Nếu có một danh sách các từ hoặc cụm từ trong câu được phân tách bằng dấu phẩy, thì người học nên cao giọng khi nói từng từ trong danh sách. Khi người học bắt đầu một câu mới – đó cũng là chỗ để nâng cao ngữ điệu. Khi người học đang kết thúc một câu thì nên hạ giọng xuống. Có ngữ điệu phù hợp thì sẽ tự nhiên hơn.

  • Hiểu tốc độ mà người học nên nói

Người học cần hiểu tốc độ phù hợp với người học là gì – người học nên nói nhanh hay chậm. Đôi khi nếu người học nói quá nhanh, người học có thể nói lẫn lộn – các từ của người học có thể trộn lẫn vào nhau và trở nên rất không rõ ràng.

Vì vậy, trước kỳ thi, người học cần tìm ra tốc độ phù hợp là gì. Hãy thử nói ở các tốc độ khác nhau – chậm, nhanh, nhanh hơn và ghi lại chính mình. Sau đó người học lắng nghe và quyết định điều gì phù hợp nhất với mình.

  • Chuyển sang câu hỏi tiếp theo nếu bạn hoàn thành sớm

Nếu người học hoàn thành trước thời gian nhanh chóng bấm vào nút Tiếp theo và chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Đừng đợi bộ đếm thời gian ghi kết thúc. Người học không cần thiết lấp đầy câu trả lời của mình bằng những khoảng lặng dư thừa.

  • Thực hành đọc to bằng cách bắt đầu với những câu nhỏ và dần dần đi đến những câu dài hơn.

Một cách tốt để xây dựng sự lưu loát của người học là thực hành điều này mỗi ngày. Lấy bất kỳ câu học thuật nào và chọn 10-20 câu ngắn, trung bình và dài từ đó. Người học cần bắt đầu với những câu ngắn. Khi đã nói tốt, người học hãy chuyển sang câu trung bình và sau đó là câu dài.

  • Tìm hiểu từ vựng học thuật phổ biến nhất và cách sử dụng nó trong câu

Người học nên tìm hiểu ý nghĩa và cách phát âm của tất cả các từ trong danh sách từ vựng học thuật phổ biến nhất. Sau đó, cũng cố gắng sử dụng chúng trong các câu khác nhau. Điều này sẽ giúp người học tự tin hơn khi nhìn thấy bất kỳ văn bản phức tạp nào trong bài thi.

  • Ghi lại chính mình và tìm ra lỗi sai

Người học nên ghi lại câu trả lời của mình cho những câu hỏi luyện tập và lắng nghe tất cả chúng, tập trung vào việc tìm ra lỗi sai và những điểm cần cải thiện thêm.

Những lưu ý khi làm dạng bài Read Aloud

  • Hãy chắc chắn rằng người học sẽ không thay thế bất kỳ từ nào, bỏ bất kỳ từ nào hoặc thêm bất kỳ từ nào. Nếu người học mắc lỗi và cố gắng sửa nó, thì bài đọc sẽ được tính là thêm từ vào đoạn văn.

  • Sau khi được nhắc bởi một âm thanh ngắn, người học phải nói vào micro ngay lập tức và đọc với tốc độ tự nhiên và trôi chảy. Người học cố gắng không nói quá nhanh hoặc quá chậm.

  • Người học cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với đoạn và trọng âm trong câu cần được sử dụng chính xác.

  • Người học cố gắng không ngập ngừng hoặc lặp lại các từ vì người học sẽ bị mất điểm.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu đến người học tổng quan về bài thi Read Aloud trong PTE Speaking (Academic) và những chiến thuật để cải thiện điểm số người học cho dạng bài này. Tác giả cũng tổng hợp những lưu ý người học cần chú ý khi làm dạng bài này.

Qua bài viết này, tác giả mong muốn người học có thể áp dụng những chiến thuật này khi luyện tập và khi tham gia kỳ thi PTE để đạt điểm số mình mong muốn.


Nguồn tham khảo:

“Read Aloud.” PTE PEARSON STUDY MATERIAL, http://www.pearson-pte.com/read-aloud/.

“Speaking: Self-Improvement Part 1: Pearson PTE.” Pearson English Language Tests, https://www.pearsonpte.com/articles/speaking-self-improvement-part-1.

“Pte Read Aloud Tips and Tricks: Top 12 Tips: Updated for 2022.” PTE Mock Tests, https://ptemocktests.com/pte-read-aloud-tips-tricks/.

Tham khảo thêm khóa học luyện thi PTE tại ZIM, giúp học viên có lộ trình học hiệu quả nhất, chinh phục mục tiêu du học, tạm trú, định cư và lao động tại nước ngoài.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu