Banner background

Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài trong dạng bài Map IELTS Writing Task 1

Viết một bài viết có cấu trúc rõ ràng và logic là một trong những kỹ năng quan trọng trong kỳ thi IELTS Writing Task 1 nói chung và trong dạng bản đồ (Map) nói riêng. Nhiều học viên đã có kiến thức về cách chia bố cục bài viết, được tác giả Xuân Đào trình bày rất chi tiết trong bài viết này, tuy nhiên, một vấn đề phổ biến là họ không biết cách sắp xếp các ý của mình một cách logic và hiệu quả. Kết quả là việc viết bài tốn nhiều thời gian và không đạt được kết quả như mong muốn.
sap xep thong tin trong doan than bai trong dang bai map ielts writing task 1

Bài viết này sẽ giúp các học viên nắm vững cách sắp xếp các ý một cách hợp lý và dễ triển khai, từ đó giúp tăng tốc độ viết và cải thiện kết quả viết bài trong kỳ thi IELTS Writing Task 1 dạng bản đồ (Map).

Phạm vi bài viết này chỉ xử lý dạng bài map phổ biến trong kỳ thi IELTS - đó là dạng bản đồ cho một địa điểm ở hai mốc thời gian.

Key Takeaways

Đối với dạng bài Map có hai mốc thời gian, có ba cách chia bố cục cơ bản bao gồm chia đoạn theo thời gian, chia đoạn theo vị trí, và chia đoạn theo đặc điểm chung. Sắp xếp các thông tin cần viết trong đoạn theo một thứ tự hợp lý lại là một vấn đề quan trọng khác mà người học cần luyện tập.

Ba cách chia bố cục cũng có thể được dùng như ba cách sắp xếp thông tin trong đoạn: sắp xếp theo thời gian, sắp xếp theo vị trí và sắp xếp theo đặc điểm chung. Ngoài ra, người học còn có thể sắp xếp thông tin theo góc nhìn, trải nghiệm của người dùng của toà nhà trong đề bài.

Cách nhóm thông tin và chia bố cục

Phần đầu tiên của bài viết điểm lại các cách chia bố cục khi người học phải xử lý dạng bài Map:Người học có thể tiếp cận bài viết với ba cách chia bố cục cơ bản là chia theo thời gian, chia theo địa điểm, chia theo đặc điểm chung.

Ví dụ một bài Map - so sánh một địa điểm ở hai mốc thời gian.

image-altẢnh: Minh hoạ dạng bài Map (Nguồn ảnh: Zim)

Đối với đề bài này, ta có thể chọn một trong ba cách chia bố cục sau:

  • Chia theo thời gian

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả khu vực này năm 1990

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả các thay đổi và kết quả năm 2010.

  • Chia theo địa điểm/vị trí

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi bên trong toà nhà bảo tàng

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi bên ngoài

  • Chia theo đặc điểm: (không thực sự hay đối với đề bài này)

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi liên quan tới đặc điểm chính của một bảo tàng (phòng trưng bày, bãi gửi xe)

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi còn lại

Vấn đề là, sau khi lựa chọn bố cục như vậy, ví dụ: chia theo địa điểm, người viết sẽ sắp xếp các thông tin cần viết ở mỗi đoạn theo thứ tự như thế nào? Hiển nhiên không phải tất cả các cách sắp xếp đều đem lại kết quả giống nhau, mà một điều hiển nhiên là sẽ có những cách sắp xếp gọi là hợp lý và những cách khác được xem như không hợp lý.

Xét tiêu chí Coherence and cohesion (trích từ writing band descriptors task 1 - public version):

  • Để đạt band 7 người học cần: sắp xếp thông tin và ý tưởng một cách mạch lạc (“arranges information and ideas coherently and there is a clear overall progression”),

  • Ở band 8 người học cần: chia đoạn một cách thích đáng và phù hợp (“uses paragraphing sufficiently and appropriately”)

  • Thí sinh ở band 9 thực hiện việc chia đoạn một cách khéo léo (“skilfully manages paragraphing”.)

Vậy có thể thấy được rằng việc sắp xếp các ý tưởng trong đoạn một cách hợp lý là cực kỳ quan trọng.

Xem thêm: Cách nhóm thông tin và viết body dạng Map trong IELTS Writing task 1

Các cách sắp xếp thông tin trong đoạn văn

Thực tế, ba cách mà người học dùng để chia bố cục bài viết cũng chính là ba cách tiếp cận cực kỳ hiệu quả mà người học có thể dùng để sắp xếp thông tin trong các đoạn văn thân bài. Nói cách khác, người học có thể sắp xếp thông tin trong đoạn văn theo thời gian, sắp xếp theo địa điểm và sắp xếp theo đặc điểm chung. Tuy nhiên, khi người học xác định chọn một cách làm cách để họ chia bố cục bài viết (chia đoạn), thì người học này nên sắp xếp các thông tin trong đoạn văn theo một trong hai cách tiếp cận còn lại.

Tiếp tục xét ví dụ bên trên về bài Map so sánh bảo tàng:

image-alt

Trường hợp 1, người học lựa chọn chia bố cục theo thời gian (chia đoạn theo thời gian). Thông tin trong đoạn văn này có thể được sắp xếp theo 1 trong 2 cách:

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo vị trí:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả khu vực này năm 1990. Người học lần lượt miêu tả khu vực này năm 1990 từ trong ra ngoài (hoặc ngược lại).

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả các thay đổi và kết quả năm 2010. Người học lần lượt miêu tả những thay đổi xảy ra ở khu vực này cho đến năm 2010 theo thứ tự từ trong ra ngoài (hoặc ngược lại).

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo đặc điểm chung:

    • (không thực sự hay ở đề bài này)

Trường hợp 2, người học chia bố cục theo địa điểm/vị trí (chia đoạn theo đặc điểm/ vị trí) Thông tin trong đoạn văn này có thể được sắp xếp theo 1 trong 2 cách:

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo Thời gian:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi bên trong toà nhà bảo tàng. Người học viết 1-2 câu để miêu tả bên trong bảo tàng năm 1990 và sau đó viết về những sự thay đổi xảy ra bên trong bảo tàng đến năm 2010.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi phía bên ngoài.

      Người học viết 1-2 câu để miêu tả bên ngoài bảo tàng năm 1990 và sau đó viết về những sự thay đổi xảy ra phía bên ngoài bảo tàng đến năm 2010.

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo Đặc điểm chung:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi bên trong toà nhà bảo tàng. Người học viết 1-2 câu về các phòng trưng bày (exhibition rooms) sau đó mới đề cập các đặc điểm còn lại.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi phía bên ngoài.

      Người học viết 1-2 câu về các sự thay đổi đến các khu vườn (gardens) sau đó mới đề cập các đặc điểm còn lại (bãi xe & quán cafe).

Trường hợp 3, người học chia bố cục theo đặc điểm chung (chia đoạn theo đặc điểm chung)

Tuy không thực sự hợp với đề bài này, nhưng có thể sẽ là một cách tiếp cận có ích đối với các đề bài khác.

Bên cạnh ba cách sắp xếp thông tin giống như cách chia bố cục bài viết, có một cách sắp xếp thông tin nữa cũng hữu dụng không kém đó là cách sắp xếp theo góc nhìn thứ nhất. Ví dụ, đối với đề bài tả sân bay, thì người học có thể sắp xếp thông tin cho đoạn văn như thế họ là người khách hàng, là người dùng (visitor) của sân bay đó, và tả theo trình từ tự ngoài vào trong.

image-alt

Tương tự như vậy, ta có thể sắp xếp thông tin theo cách này với các đề bảo tàng, thư viện, phòng học, lớp học, văn phòng …

Tóm lại, có bốn cách mà tác giả đề xuất người học ứng dụng vào việc viết bài IELTS Writing Task 1 dạng Map đó là sắp xếp thông tin trong đoạn văn theo thời gian, theo vị trí, theo đặc điểm chung, hoặc theo góc nhìn của người dùng.

image-altẢnh: Cách sắp xếp thông tin trong các đoạn thân bài dựa trên cách chia bố cục

Một số lưu ý

Để đảm bảo bài viết có tính liên kết và mạch lạc tốt, người học cũng cần đảm bảo rằng mình nhất quán trong cách sắp xếp thông tin. Nói đơn giản, người học nên lựa chọn cách sắp xếp giống nhau cho cả 2 đoạn văn. Bằng cách này, người học tạo ra sự đối xứng (parallelism) phù hợp và qua đó, tạo ra sự cân bằng cho bài viết và giúp nó dễ đọc hơn.

Ví dụ, khi người học chọn cách chia đoạn theo vị trí và sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài 1 theo thời gian, thì họ cũng cần sắp xếp thông tin trong đoạn 2 theo thời gian để tạo ra sự đối xứng khi viết.

Thứ hai, không phải tất cả cách chia đoạn hay sắp xếp thông tin đều phù hợp với mọi đề bài của người học. Thực tế, tồn tại những đề bài rất thích hợp với một cách viết nhất định và việc áp dụng cách chia đoạn, cách sắp xếp thông tin khác sẽ không đem lại kết quả tốt tương tự. Do đó, người học càng làm đa dạng khả năng xử lý của mình, sẽ càng có lợi trong lúc làm bài.

Luyện tập

Phần cuối cùng của bài viết cung cấp cho độc giả một số đề bài dạng Map để luyện tập, vừa sắp xếp bố cục bài viết (hay chia đoạn), và quan trọng hơn là hình dung ra cách để sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài.

Đối với mỗi đề bài, độc giả hãy thử áp dụng phương pháp được đề xuất trong bài viết này để xây dựng dàn ý chi tiết cho bài viết, bao gồm cả cách chia đoạn và cách sắp xếp thông tin trong đoạn.

Bài 1:

image-alt

Phân tích

Người học có thể tiếp cận dạng bài trên với 2 cách chia đoạn khác nhau:

Trường hợp 1, người học lựa chọn chia bố cục theo thời gian (chia đoạn theo thời gian). Thông tin trong các đoạn thân bài có thể được sắp xếp theo 1 trong 3 cách:

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo vị trí / theo góc nhìn người đến thăm bảo tàng (khá giống nhau)

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả khu vực này năm 2010. Người học lần lượt miêu tả từ cổng vào, phía chính diện, phía bên trái rồi bên phải.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả các thay đổi và kết quả năm 2013. Người học lần lượt miêu tả những thay đổi xảy ra ở khu vực này cho đến năm 2010 theo thứ tự từ cổng vào, phía chính diện, phía bên trái rồi bên phải.

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo đặc điểm chung:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả khu vực này năm 2010. Người học lần lượt miêu tả từ cổng vào, các phòng trừng bày và các đặc điểm còn lại.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả các thay đổi và kết quả năm 2013. Người học lần lượt miêu tả những thay đổi xảy ra từ cổng vào, các phòng trừng bày và các đặc điểm còn lại.

Trường hợp 2, người học chia bố cục theo địa điểm/vị trí (chia đoạn theo đặc điểm/ vị trí) Thông tin trong các đoạn thân bài có thể được sắp xếp theo 1 trong 2 cách:

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo Thời gian:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi bên trong toà nhà bảo tàng năm 2010. Người học viết 1-2 câu để miêu tả bên trong bảo tàng năm 2010 và sau đó viết về những sự thay đổi xảy ra bên trong bảo tàng đến năm 2013.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi phía bên ngoài.

      Người học viết 1 câu để miêu tả bên ngoài bảo tàng năm 2010 và sau đó viết về những sự thay đổi xảy ra ở khu vực này đến năm 2013.

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo Đặc điểm chung:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi bên trong toà nhà bảo tàng. Người học viết 1-2 câu về các phòng trưng bày (exhibition rooms) sau đó mới đề cập các đặc điểm còn lại.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi phía bên ngoài.

      Người học viết 1-2 câu về các sự thay đổi đến các khu vườn (gardens) sau đó mới đề cập các đặc điểm còn lại (bãi xe & quán cafe).

Bài viết mẫu

The maps illustrate the changes to a natural museum between 2010 and 2013.

Overall, the museum underwent several changes, with the most noticeable being a major extension to the building, along with several new displays and facilities.

In 2010, the museum housed three main exhibition rooms and a lobby which contained the ticket desk. The dinosaur display was located in the room directly to the left of the lobby area, while the ocean hall was found directly behind the lobby. Meanwhile, the mammal exhibition was located in the room behind the dinosaur display.

By 2013, an extension had been built on the right side of the building, which was previously a garden. The new section of the building contained a new shop and cafe, along with a new display about human origins, and a new mammal display room. The room which previously housed the mammal display was fitted out with a new display on the Ice Age, along with a new room containing an insect display.

(Nguồn: zim.vn/giai-de-ielts-writing-task-1-va-task-2-ngay-29102022-0aef)

Bài 2:

The two maps show an island before and after the construction of some tourist facilities.

image-altNguồn ảnh: Sách The Key to IELTS Writing Task 1 Academic

Phân tích

Người học có thể tiếp cận dạng bài trên với 3 cách chia đoạn khác nhau:

Trường hợp 1, người học lựa chọn chia bố cục theo thời gian (chia đoạn theo thời gian). Thông tin trong các đoạn thân bài có thể được sắp xếp theo 1 trong 2 cách:

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo vị trí:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả khu vực này trước khi xây dựng các cơ sở vật chất du lịch. Người học miêu tả theo từng vị trí trên đảo nhưng nhìn chung không có nhiều đặc điểm trước khi xây dựng các cơ sở vật chất du lịch.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả các thay đổi sau khi xây dựng các cơ sở vật chất du lịch. Người học miêu tả theo từng vị trí trên đảo, có thể miêu tả phần trung tâm sang hai bên. Hoặc tả từ góc nhìn người mới cập bến, từ bến cảng tới khu trung tâm rồi mới tới chỗ ở, …

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo đặc điểm chung:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả khu vực này trước khi xây dựng các cơ sở vật chất du lịch. Người học miêu tả đảo nói chung, không có nhiều đặc điểm trước khi xây dựng các cơ sở vật chất du lịch.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả các thay đổi sau khi xây dựng các cơ sở vật chất du lịch. Người học lần lượt miêu tả theo các nhóm đối tượng, các thay đổi liên quan đến chỗ ở, đến các tiện nghi du lịch, đến đường xá…

Trường hợp 2, người học chia bố cục theo địa điểm/vị trí (chia đoạn theo đặc điểm/ vị trí). Thông tin trong các đoạn thân bài có thể được sắp xếp theo 1 trong 2 cách:

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo Thời gian:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi bên trong toà nhà bảo tàng. Người học viết 1-2 câu để miêu tả bên trong bảo tàng năm 1990 và sau đó viết về những sự thay đổi xảy ra bên trong bảo tàng đến năm 2010.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi phía bên ngoài.

      Người học viết 1-2 câu để miêu tả bên ngoài bảo tàng năm 1990 và sau đó viết về những sự thay đổi xảy ra phía bên ngoài bảo tàng đến năm 2010.

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo Đặc điểm chung:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi bên trong toà nhà bảo tàng. Người học viết 1-2 câu về các phòng trưng bày (exhibition rooms) sau đó mới đề cập các đặc điểm còn lại.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi phía bên ngoài.

      Người học viết 1-2 câu về các sự thay đổi đến các khu vườn (gardens) sau đó mới đề cập các đặc điểm còn lại (bãi xe & quán cafe).

Trường hợp 3, người học chia bố cục theo đặc điểm chung (chia đoạn theo đặc điểm chung). Thông tin trong các đoạn thân bài có thể được sắp xếp theo cách sau:

  • Sắp xếp thông tin trong đoạn thân bài theo Thời gian:

    • Đoạn thân bài 1: Miêu tả những thay đổi liên quan đến chỗ ở và đường đi. Người học viết 1 câu nói về hòn đảo trước khi xây dựng và sau đó viết về những sự thay đổi xảy ra bên trên hòn đảo này về chỗ ở và đường đi sau khi xây dựng các đặc điểm du lịch.

    • Đoạn thân bài 2: Miêu tả những thay đổi liên quan đến tiện nghi du lịch.

      Người học viết về những sự thay đổi xảy ra bên trên hòn đảo này về các tiện nghi du lịch sau khi xây dựng các đặc điểm du lịch.

Bài viết mẫu tham khảo

The two maps show an island both before and after it was developed as a tourist destination. Overall, most development took place on the western and central areas of the island, where a small number of tourist amenities have been built, while the eastern coast has been left in its natural state.

Prior to development, this relatively small island was uninhabited. In terms of its natural features, there was a beach area on the west coast, and some vegetation, which was more dense on the eastern part of the island. As part of the development programme, this vegetation has largely been retained, with some building work fitting around existing trees.

Following construction, although the island is now more developed, the style of the buildings is generally sympathetic to the natural environment, with relatively simple, single-storey accommodation and only two larger, two-storey buildings. The main structures are a central reception building and a restaurant just north of this. Visitors can stay in hut-style accommodation, which is grouped on either side of the reception. In terms of access, while tracks have been created for vehicles, these are limited to the main buildings. However, there are footpaths linking the accommodation to the swimming beach and other facilities. Reaching the island has been made easier with the addition of a pier on the south coast, which also allows for sailing.

Nguồn: Sách The Key to IELTS Writing Task 1 Academic

Tổng kết

Thông qua bài viết này, tác giả hy vọng các học viên còn gặp vấn đề khi sắp xếp thông tin đoạn thân bài có thể tận dụng các cách mà họ thường dùng để chia bố cục bài viết, cho việc sắp xếp thông tin một cách hợp lý, từ đó đạt kết quả tốt trong bài thi Writing.


Tài liệu trích dẫn

Cullen, Pauline.The Key to IELTS Writing Task 1 Academic. 2022.

"Parallelism – Advanced English." BCcampus Open Publishing – Open Textbooks Adapted and Created by BC Faculty, 20 Aug. 2021, opentextbc.ca/advancedenglish/chapter/parallelism/.

Writing Task 1: Band Descriptors (Public Version). www.ielts.org/-/media/pdfs/writing-band-descriptors-task-1.ashx?la=en.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...