Storytelling là gì? và các áp dụng phương pháp vào IELTS Speaking Part 2
Ở IELTS Speaking Part 2 thí sinh sẽ có một phút để chuẩn bị và hai phút để thực hiện bài thi nói của mình. Ngoài việc phải có vốn từ linh hoạt thì cách triển khai ý tưởng để có thể hoàn thành bài nói cũng là một trong những vấn đề được thí sinh cần chú ý tới để đảm bảo độ trôi chảy và mạch lạc. Bài viết này sẽ giới thiệu về một phương pháp triển khai ý trong phần thi này, đó chính là phương pháp Storytelling và cách áp dụng phương pháp này trong IELTS Speaking Part 2.
Phương pháp Storytelling là gì?
Storytelling là phương pháp kể lại một câu chuyện dựa trên một sự vật, sự việc. Phương pháp này sẽ khiến việc kể chuyện mạch lạc và liên kết với nhau bởi phần cấu trúc kết hợp chặt chẽ và logic.
Cấu trúc của phương pháp Storytelling
Cấu trúc storytelling
Mở bài
Ở phần mở bài, thí sinh cần phải giới thiệu được sự vật, sự việc muốn nói tới dựa theo yêu cầu của đề. Câu mở bài nên súc tích và đơn giản nhất có thể để người nghe có thể nắm bắt được ý chính và câu mở bài nên trả lời được câu hỏi:
Sự vật, sự việc thí sinh muốn nhắc đến là gì ?
Ta có thể sử dụng mẫu câu ở thì hiện tại “ I’m going to talk about …’ cho tất cả các đề bài để giới thiệu sự vật, sự việc.
Ví dụ 1: Với đề bài ‘’ Describe an intelligent person you know’’ (Miêu tả một người thông minh mà thí sinh biết), thí sinh sẽ giới thiệu trực tiếp đến người mà mình muốn nói đến bằng cách sử dụng câu mở bài như sau: ‘’ I am going to talk about a person who I think is extremely clever’’
Ngữ cảnh
Với phần ngữ cảnh, thí sinh cần kể về những sự kiện diễn ra trước sự kiện của sự vật, sự việc chính cho nên thí sinh sẽ sử dụng thì quá khứ. Những thông tin ở phần ngữ cảnh được xem là thông tin nền để dẫn dắt người nghe vào phần nội dung chính. Những nội dung ở phần ngữ cảnh nên đáp ứng được các câu hỏi sau:
Sự kiện chính liên quan đến sự vật, sự việc muốn nhắc đến sẽ bao gồm những nhân vật nào? Diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
Nguyên nhân dẫn đến sự kiện chính là gì?
Ở dạng đề bài miêu tả đồ vật hoặc con người thì có chút khác biệt vì đây là miêu tả một vật thể, cho nên thí sinh sẽ lồng ghép một câu chuyện liên quan đến món đồ hoặc người cần miêu tả để làm trả lời cho câu hỏi ở đề bài. Và phần ngữ cảnh sẽ giúp nêu bật lên câu hỏi ở đề bài bằng cách đưa ra tình huống, nguyên nhân để thí sinh xây dựng cốt truyện ở phần nội dung.
Ví dụ 2: Đề bài ‘’Describe a photograph of you that you like’’ (Miêu tả một bức hình mà thí sinh thích) là một đề bài miêu tả đồ vật và thí sinh sẽ kể một câu chuyện về tấm hình đó để nêu bật lên lý do mà thí sinh lại thích bức hình đó.
I used to have a passionate love for photography. That’s why I tended to go outside and seek things out of the ordinary to take pictures. Despite the fact that I had about hundreds of photographs in my collection, the one that I adore the most was not taken by me and that is the picture of my mom and dad on their wedding day.
Với dạng đề bài miêu tả một sự kiện thì đây vốn đã là một dạng bài kể chuyện. Vì vậy, phần ngữ cảnh sẽ là phần giải thích tình huống xảy ra sự kiện chính.
Ví dụ 3: Đề bài ‘’Describe a time you were scared by an animal’’ (Miêu tả một lần mà thí sinh bị một động vật dọa) là một đề bài kể về một sự kiện cho nên thí sinh sẽ đưa ra tình huống dẫn đến sự kiện khiến mình bị dọa ở phần ngữ cảnh.
Honestly, I have an intense dislike of reptiles, especially snakes. The reason why I am so terrified of them is because of their slicky skins and poisonous venoms so I always try my best to avoid them. However, I still remember one time in my school’s field trip to the botanical garden, I was scared to death as a snake attacked me.
Nội dung
Ở phần nội dung của bài kể chuyện, thí sinh sẽ tiếp tục sử dụng thì quá khứ để kể về diễn biến chính của sự vật, sự việc. Những diễn biến này phải làm làm bật được sự vật, sự việc mà thí sinh muốn nhắc đến và phải có sự liên kết với phần thông tin nền ở phần ngữ cảnh. Đồng thời, thí sinh cần đề cập yếu tố cảm xúc của bản thân để câu chuyện thêm phần sinh động và thú vị. Để phần nội dung có đầy đủ các yếu tố trên, thí sinh phải đáp ứng được những câu hỏi sau:
Diễn biến chính của câu chuyện như thế nào?
Cảm xúc của thí sinh khi trải qua câu chuyện là gì?
Với dạng đề miêu tả đồ vật hoặc con người, thí sinh đã nêu được nguyên nhân dẫn đến câu chuyện cho nên phần nội dung sẽ tiếp tục xây dựng cốt truyện để nêu diễn biến của món đồ hoặc người cần tả.
Ví dụ 4: Với đề bài cũ ‘’Describe a photograph of you that you like’’, thí sinh sẽ kể câu chuyện về tấm hình mình thích dựa trên phần ngữ cảnh ở trên.
That picture was extremely precious to me as my mom and dad had a strong aversion to taking pictures. Therefore, I could hardly find any photos of them in our family albums. But one day, when I was tidying up the living room, I found a photo of my parents on their wedding day. There was nothing glamorous like I imagined, in fact, it was pretty simple. In the picture, my mom was wearing a long gown and a veil covering her hair, and my dad was looking dapper with a black tuxedo. They were looking at each other lovingly which filled my heart with admiration. The picture was smudged and blurry at some details but it still not fully damaged.
Và ở dạng đề miêu tả một sự kiện, thí sinh sẽ nêu sự kiện chính cần kể đến ở phần nội dung.
Ví dụ 5: Tiếp tục với đề bài ‘’Describe a time you were scared by an animal’’ thí sinh sẽ kể đến sự kiện chính là lần thí sinh bị dọa bởi một loài động vật.
I still remember vividly that I was exploring a botanical garden to immerse in nature and we stopped at gorgeous lush scrubs to take some photos. Suddenly, a black snake appeared out of nowhere and jumped right at me. I was taken aback and yelled on top of my lungs to get everyone’s attention. Luckily, the snake did not wrap around my body so I could get out of the garden immediately. I was so frightened by the event that my face turned pale and my hands kept shaking uncontrollably.
Kết bài
Sau khi đã hoàn thành việc kể về sự vật, sự việc thì thí sinh có thể kết thúc câu chuyện bằng các cách sau:
Nêu cảm xúc hiện tại khi nhớ về câu chuyện vừa kể và đưa ra bài học của bản thân (nếu có).
Nêu ý định tương lai dựa trên trải nghiệm của câu chuyện vừa kể
Đây là phần kết bài vì thế các loại đề miêu tả các đối tượng khác nhau vẫn có thể sử dụng chung cấu trúc.
Ví dụ 6: Với đề bài cũ ‘’Describe a time you were scared by an animal’’, ta có thể có kết bài như sau:
I am still scared when I think about that terrifying experience and that prevents me from getting back to nature. I always encourage myself to overcome this fear but I always fail to do so. In the future, I hope that this fear of mine will disappear so I can join a trip to explore nature again.
Bài mẫu IELTS Speaking part 2 áp dụng phương pháp Storytelling trong
Describe a memorable journey you have made.
Đề bài trên đang yêu cầu mô tả về một chuyến đi đáng nhớ mà thí sinh đã từng trải qua. Dưới đây là một ví dụ minh họa cho việc áp dụng phương pháp Storytelling trong một đề bài IELTS Speaking part 2.
Mở bài: I am going to talk about a trip that I took to Vung Tau beach when I was 12 years old.
Ngữ cảnh: At that time, I was living with my family in Ho Chi Minh city, and I had never been to the sea before. I really wanted to visit the seaside because my friends always told me about how idyllic the beach was, but my family could not afford to travel in those days. I kept on dreaming about the opportunity to step foot in the golden sandy beach, and my wish finally came true as one day my dad told us that he was taking us to the beach for a weekend trip.
Nội dung: We set off at dawn and I was really excited. When we got to the beach I was overwhelmed by its beauty. Everything was absolutely amazing– the weather, the scenery, the feel of the sand. There were a lot of activities I could do on the beach from sunbathing to diving. In the evening, my family also spent time eating seafood, walking along the beach and gazing at the stars. On top of that, we also got great enjoyment out of taking pictures of the picturesque landscape. It was the happiest moment of my childhood life, and in fact, it still is.
Kết bài: Until this day, I always pay a visit to the sea once a year, and when I’m older and settled down, I’d love to live in a beach house for a change of scenery.
Những ưu điểm khi sử dụng phương pháp Storytelling trong IELTS Speaking part 2
Những ưu điểm khi sử dụng phương pháp Storytelling trong IELTS Speaking part 2
Tối ưu hóa được khoảng thời gian một phút chuẩn bị
Trong phần thi này, thí sinh sẽ có một phút để chuẩn bị cho bài nói hai phút của mình. Đây là một khoảng thời gian quan trọng để thí sinh liệt kê các ý tạo thành một bài nói hoàn chỉnh. Việc có dàn bài và các bước có sẵn sẽ khiến thí sinh dễ dàng triển khai ý tưởng của mình.
Có sự linh hoạt trong việc sử dụng ngữ pháp
Với việc sử dụng phương pháp Storytelling, thí sinh đã sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp khi sử dụng thì hiện tại ở mở bài, thì quá khứ ở phần ngữ cảnh và nội dung, thì hiện tại (hoặc tương lai) cho phần kết bài. Grammatical range and accuracy là một trong bốn tiêu chí để chấm điểm cho phần thi Speaking của thí sinh, và bằng việc sử dụng đa dạng, chính xác các cấu trúc sẽ giúp thí sinh ghi điểm cho phần thi nói của mình.
Bài viết trên đã đưa ra định nghĩa, cấu trúc và cũng như mặt lợi của phương pháp Storytelling khi áp dụng vào IELTS Speaking part 2. Khi sử dụng phương pháp này, người học cần phải nắm rõ cấu trúc để có thể vận dụng vào bài thi của mình một cách hiệu quả.
Đọc thêm: IELTS Speaking Tips: Tìm hiểu và khắc phục những lỗi gây mất điểm tiêu chí Fluency (trôi chảy)
Đoàn Ngọc Phúc Anh
Bình luận - Hỏi đáp