Banner background

Độ phức tạp của ngữ pháp và ảnh hưởng tới tiêu chí Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Writing

Giải thích và phân tích cụ thể về độ phức tạp của ngữ pháp và ảnh hưởng tới tiêu chí Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Writing.
do phuc tap cua ngu phap va anh huong toi tieu chi grammatical range accuracy trong ielts writing

Độ phức tạp của ngữ pháp là một khái niệm thường xuyên bị hiểu sai và cũng có nhiều “lời đồn” xoay quanh nó. Bài viết sau đây sẽ giải thích và phân tích cụ thể về độ phức tạp của ngữ pháp và ảnh hưởng tới tiêu chí Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Writing như thế nào cũng như cách sử dụng ngữ pháp phù hợp để tăng điểm.

Tham khảo thêm:

Tìm hiểu về tiêu chí Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Writing

Grammatical range là gì?

Trong Band descriptor của IELTS Writing Task 1 và Task 2, tiêu chí GRA ở các band được miêu tả như sau: 

  • Band 4, 5: use only a limited range of structures (chỉ sử dụng hạn chế một vài cấu trúc câu)

  • Band 6: use a mix of simple and complex sentence forms (sử dụng kết hợp câu đơn giản và phức tạp)

  • Band 7, 8: use a variety of complex structures (sử dụng nhiều loại cấu trúc phức tạp)

Có thể thấy, càng ở những band điểm cao hơn, người học cần sử dụng đa dạng hơn các cấu trúc phức, nhưng vẫn phải kết hợp với các cấu trúc đơn giản. Đây chính là Range “sự đa dạng về cấu trúc ngữ pháp mà người làm bài thi sử dụng” (Haddad et al.). 

Yếu tố Range (độ đa dạng) trong GRA yêu cầu người học có thể kết hợp và sử dụng đa dạng cấu trúc đơn giản với cấu trúc phức tạp. 

Accuracy là gì?

Xem xét các đặc điểm của Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Writing ở từng band

  • Band 4,5: make frequent grammatical errors and faulty punctuations  (thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp và dấu câu)

  • Band 6: make some errors in grammar and punctuation (mắc một vài lỗi ngữ pháp và dấu câu)

  • Band 7,8: have good control of grammar and punctuations but may make a few errors (kiểm soát tốt ngữ pháp và dấu câu nhưng vẫn mắc một vài lỗi)

Ở đây, tiêu chí GRA nhấn mạnh về lỗi ngữ pháp và dấu câu, người viết càng mắc ít lỗi ngữ pháp và dấu câu thì điểm càng cao. Đây chính là Accuracy (độ chính xác) “control of structures and freedom from error” (Rimmer, 2006) (“sự kiểm soát cấu trúc và không mắc lỗi sai” (Rimmer, 2006)).

Yếu tố “Accuracy” trong GRA đánh giá việc sử dụng ngữ pháp chính xác.

Tổng kết lại, ngữ pháp trong bài viết IELTS sẽ được đánh giá dựa trên Range (độ đa dạng) và Accuracy (độ chính xác). Cụ thể, ngữ pháp đảm bảo được tiêu chí Accuracy (độ chính xác) sẽ có thành phần và cấu trúc chính xác. Bên cạnh đó, ngữ pháp nên đa dạng nhưng không nên ảnh hưởng đến truyền đạt: dễ hiểu (người đọc có thể hiểu nội dung của câu) và hiệu quả (người viết sử dụng ngữ pháp phù hợp với mục đích diễn đạt).  

Độ phức tạp của ngữ pháp (Grammatical complexity)

Độ phức tạp của ngữ pháp là gì? 

Theo nghiên cứu của Francesca Di Garbo, độ phức tạp của ngữ pháp (grammatical complexity) được đánh giá dựa trên ba tiêu chí: 

cach-tang-diem-grammatical-range-accuracy-trong-ielts-writing-phuc-tap

Dựa vào ba tiêu chí trên, ngữ pháp được coi là phức tạp sẽ có nhiều hơn về thành phần trong cấu trúc, truyền đạt nhiều ý hơn và có hình thức phức tạp hơn. 

Qua đó, người học nên chú ý rằng độ phức tạp của ngữ pháp thực chất xét đến số lượng của thành phần, nghĩa và hình thức của cấu trúc. Vì vậy, ngữ pháp phức tạp vẫn phải đảm bảo được yếu tố Accuracy (chính xác) và dễ hiểu, hiệu quả như đã giải thích ở phần I.

Các hình thái ngữ pháp phức tạp

Ngữ pháp phức tạp bao gồm ngữ pháp phức về số mệnh đề và ngữ pháp phức tạp về mục đích biểu đạt.

Ngữ pháp phức

Hãy xét ví dụ sau đây

  • Câu 1: I would play basketball after school.

  • Câu 2: I would play basketball after school if I finished my homework.

Xét về thành phần của câu:

Câu 1 có một chủ ngữ, động từ và trạng ngữ, tức có một mệnh đề (clause). Loại câu này được gọi là câu đơn (simple sentence).

Trong khi đó câu 2 có hai mệnh đề , mệnh đề 1 “I would play basketball after school” là mệnh đề chính, mệnh đề 2 “if I finished my homework” là mệnh đề phụ. Loại câu này gọi là câu phức (Complex sentence)

Từ đó, có thể thấy câu 2 tăng về số lượng mệnh đề tức số thành phần trong câu nhiều hơn.

  • Xét về nghĩa

Câu 1 truyền đạt một ý, còn câu 2 truyền đạt 2 ý, ý 1 là ý chính còn ý 2 dùng để bổ trợ, giải thích cho ý 1: lý do tại sao tôi sẽ chơi bóng rổ sau giờ học. 

  • Xét về hình thức

Câu 2 sử dụng liên từ “if” nên có hình thức phức tạp hơn câu 1.

-> Câu 2 là một ví dụ điển hình của ngữ pháp phức.

-> Dựa trên ba tiêu chí của Francesca Di Garbo, ngữ pháp phức là ngữ pháp có nhiều hơn một thành phần (mệnh đề), truyền đạt nhiều hơn một nghĩa và có hình thức phức tạp hơn ngữ pháp đơn giản. 

cach-tang-diem-grammatical-range-accuracy-trong-ielts-writing-phuc-tap-ngu-phap

Ngữ pháp phức tạp

Hãy xét ví dụ sau đây:

  • Câu 1: We have never witnessed such cruel behaviour by one child to another. 

  • Câu 2: Never have we witnessed such cruel behaviour by one child to another. 

Xét về thành phần của câu

Câu 1 và câu 2 có số thành phần trong câu bằng nhau, bao gồm một mệnh đề duy nhất.

  • Xét về nghĩa

Câu 1 và câu 2 đều truyền đạt một ý: chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một đứa trẻ lại có hành vi độc ác như vậy với một đứa trẻ khác. 

Tuy nhiên, câu 2 mang nghĩa nhấn mạnh hơn câu 1, nhấn mạnh đây là hiện tượng chưa từng thấy.

  • Xét về hình thức

Câu 2 sử dụng có hình thức phức tạp hơn câu 1 khi trạng từ (never) và trợ động từ (have) được đảo lên trước chủ ngữ (we). Đây gọi là đảo ngữ (inversion). 

-> Câu 2 là một ví dụ của ngữ pháp phức tạp. 

-> Dựa trên ba tiêu chí của Francesca Di Garbo, ngữ pháp phức tạp là ngữ pháp có thể có số thành phần, nghĩa không nhiều hơn nhưng hình thức sẽ phức tạp hơn. 

Lúc nào nên và không nên sử dụng ngữ pháp phức và ngữ pháp phức tạp để tăng điểm tiêu chí Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Writing

Xét đến tiêu chí GRA, ngữ pháp phức và phức tạp có thể giúp người học đạt được tiêu chí Range (độ đa dạng) khi sử dụng đan xen các ngữ pháp đơn giản.

Tuy nhiên, người học cũng cần quan tâm đến Accuracy (độ chính xác) khi sử dụng các ngữ pháp phức và phức tạp, tức chính xác về hình thức.

Bên cạnh đó, trong quá trình viết bài, người học vẫn phải đảm bảo sự dễ hiểu và hiệu quả truyền đạt khi sử dụng ngữ pháp phức và phức tạp. Cụ thể:

  • Câu phức truyền đạt một ý chính và các ý còn lại phải bổ sung cho ý chính, tránh sự không liên quan. 

  • Câu ghép có thể truyền đạt nhiều hơn một ý chính nhưng các ý phải liên quan đến nhau.

  • Các loại câu phức tạp khác chỉ sử dụng khi có mục đích truyền đạt rõ ràng. Ví dụ như đảo ngữ chỉ dùng khi có mục đích nhấn mạnh.

Vì vậy, những trường hợp nên tránh sử dụng các ngữ pháp phức tạp bao gồm:

  • Không hiểu và biết rõ cách sử dụng các ngữ pháp (dùng sai hoặc khó hiểu).

  • Khi viết luận điểm chính hoặc những ý súc tích, nhấn mạnh (diễn đạt một ý duy nhất nên không cần sử dụng ngữ pháp phức tạp).

  • Khi đã sử dụng quá nhiều trong bài viết (ảnh hưởng đến độ đa dạng).

Hướng dẫn sử dụng các cấu trúc phức và phức tạp hiệu quả

  • Câu phức (complex sentence)

  • Câu ghép (compound sentence)

  • Câu bị động (passive structure)

Câu phức (complex sentence)

Định nghĩa

Complex sentences have a main clause and one or more subordinate clauses, introduced by a subordinating conjunction. (Câu phức là câu có một mệnh đề chính và một hoặc hơn một mệnh đề phụ, được nối bởi một liên từ phụ thuộc)

(Theo từ điển Cambridge)

Cấu trúc

Mệnh đề chính liên từ phụ thuộc/đại từ quan hệ Mệnh đề phụ thuộc.

Liên từ phụ thuộc Mệnh đề phụ thuộc, Mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • You can call me if you have any problems.

  • Although it hurt when she bent her wrist, she could still move her fingers.

Mục đích sử dụng:

  • Câu phức sẽ được sử dụng để mở rộng ý do câu bao gồm một mệnh đề chính (ý chính) và các mệnh đề phụ (bổ sung, giải thích cho ý chính).

  • Người học không nên sử dụng câu phức cho những câu có mục đích truyền đạt một ý ngắn gọn, súc tích. Thay vào đó, người đọc nên sử dụng câu đơn.

Câu ghép (Compound sentence)

Định nghĩa

Compound sentences have two or more main clauses, joined by a coordinating conjunction.

(Câu ghép có hai hoặc hơn hai mệnh đề chính, nối với nhau bởi liên từ kết hợp.)

Cấu trúc

Mệnh đề 1, liên từ kết hợp Mệnh đề 2.

Ví dụ: 

cach-tang-diem-grammatical-range-accuracy-trong-ielts-writing-phuc-tap-ngu-phap-cau-truc-1

Mục đích sử dụng:

  • Câu ghép dùng để nối các ý với nhau thành một câu do câu ghép được tạo thành từ hai mệnh đề độc lập trở lên. Thay vì sử dụng các câu đơn khiến cho các ý bị rời rạc, cấu trúc bị lặp, câu ghép sẽ giúp người học nhóm ý và tạo sự liên kết cho ý. 

  • Giống với câu phức, người học không nên sử dụng câu ghép khi có mục đích truyền đạt súc tích, ngắn gọn.

Câu bị động (Passive structure)

Định nghĩa

“We use the terms..passive voice to talk about ways of organising the content of a clause.” (Chúng ta sử dụng khái niệm bị động để nói về cách sắp xếp ý trong một mệnh đề)

In the passive, the person or thing that the action was done to becomes the topic or theme.  (Ở thể bị động, người hoặc vật mà chịu tác động của hành động sẽ làm chủ ngữ của câu)

(Theo từ điển Cambridge)

Cấu trúc

S + Be + V-ed. (Động từ “to be” sẽ chia theo thì)

tense

be form

 

present simple

am

are

is

+ -ed form

present continuous

am

are

is

being

past simple

was

were

past continuous

was

were

being

present perfect simple

have

has

been

past perfect simple

had

been

modal simple

can

will

might

be

modal continuous

could

may

must

be being

modal perfect simple

could

must

have been

Ví dụ: 

  • Mr Lloyd and Mrs James teach Geography. (present simple active)

  • Geography is taught by Mr Lloyd and Mrs James. (present simple passive)

Mục đích sử dụng

Câu bị động được sử dụng nhằm nhấn mạnh người hoặc vật chịu tác động.

Khi không biết người tạo ra hành động là ai, người học nên sử dụng câu bị động để lược bỏ hoặc giảm bớt sự chú ý vào người tạo ra hành động.

Câu bị động còn được dùng nhằm mục đích tạo ra sự khách quan. Trường hợp này thường được sử dụng với chủ ngữ giả (bị động với chủ ngữ giả).

Người học không nên sử dụng câu bị động khi câu nhấn mạnh chủ thể tạo ra hành động. Bên cạnh đó, với những câu chủ động có động từ chính là nội động từ (hành động không tác động lên ai/vật nào) thì sẽ không có tân ngữ để chuyển thành câu bị động.

Tổng kết

Qua bài viết trên, người viết hi vọng đã giúp người học hiểu thêm về độ phức tạp của ngữ pháp trong IELTS Writing và sự cần thiết của nó. Đồng thời, người viết cũng cung cấp cho người học cách sử dụng của 3 cấu trúc phức tạp, nhằm giúp người học tăng điểm tiêu chí Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Writing

Hồ Thị Minh Anh

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...