Tìm câu đồng nghĩa và kết hợp câu trong tiếng Anh THPT Quốc gia
Tìm câu đồng nghĩa và kết hợp câu là hai trong 8 dạng bài thường gặp trong bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia. Hai dạng bài này đòi hỏi thí sinh phải có vốn từ vựng cũng như nắm vững và ứng dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách hiệu quả.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm dạng bài tìm câu đồng nghĩa và kết hợp câu trong bài thi môn tiếng Anh THPT Quốc gia, chuẩn bị thật tốt cho các thí sinh bước vào kỳ thi sắp tới.
Key takeaways |
---|
|
Dạng bài tìm câu đồng nghĩa trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia
Cấu trúc câu hỏi tìm câu đồng nghĩa
Trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia, đề bài sẽ có 03 câu hỏi yêu cầu thí sinh tìm, trong số các đáp án A, B, C, hoặc D, một câu được viết theo cấu trúc khác nhưng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với câu văn cho trước. Cấu trúc câu hỏi như sau:
Mark the letter A, B, C, or D in your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Dịch: Đánh dấu vào chữ cái A, B, C, hoặc D trong tờ giấy làm bài để chọn câu văn có ý nghĩa gần nhất với câu văn trong mỗi câu hỏi sau đây.
Ví dụ: (Trích Đề thi minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc gia năm 2023)
Mark the letter A, B, C, or D in your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Question 26: It is compulsory for all road users to follow the traffic rules.
A. All road users needn’t follow the traffic rules.
B. All road users shouldn’t follow the traffic rules.
C. All road users must follow the traffic rules.
D. All road users may follow the traffic rules.
Tham khảo thêm: Giải đề minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc gia 2023 chi tiết.
Các cấu trúc cần lưu ý và cách làm
Một số cấu trúc câu thường được sử dụng để viết lại câu mang nghĩa không đổi bao gồm các cấu trúc sau.
Câu chủ động - bị động
Câu chủ động (Active voice) là câu văn có chủ ngữ là chủ thể thực hiện một hành động gì đó tác động vào một tân ngữ.
Câu bị động (Passive voice) là câu văn có chủ ngữ là tân ngữ trong câu chủ động; tân ngữ đó bị tác động bởi hành động của một chủ thể.
Trong bài thi, nếu câu văn cho sẵn là câu chủ động thì câu đồng nghĩa / gần nghĩa có thể sẽ được viết ở thể bị động. Cấu trúc câu bị động như sau:
Subject + be + V-ed / V3 + by + someone… |
---|
Lưu ý: Động từ “be” sẽ thay đổi dựa vào thì của động từ trong câu chủ động. Nếu trong câu có sử dụng động từ khiếm khuyết (can, should, must,…) thì “be” giữ nguyên sau động từ khiếm khuyết đó.
Ví dụ:
Mary has locked the door. (Mary đã khóa cửa.) → Câu chủ động.
The door has been locked by Mary. (Cửa đã được khóa bởi Mary.) → Câu bị động.
Câu trực tiếp - gián tiếp
Câu trực tiếp thường là lời nói trực tiếp của một người. Dấu hiệu bắt đầu câu trực tiếp là dấu hai chấm (:), còn câu trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (“ ”).
Câu gián tiếp (Indirect speech) còn được gọi là câu trần thuật (Reported speech). Câu gián tiếp dùng để thuật lại lời nói trực tiếp của một người.
Trong bài thi, nếu câu văn cho sẵn ở dạng lời nói trực tiếp thì câu đồng nghĩa / gần nghĩa sẽ được viết ở dạng câu trần thuật. Cấu trúc của câu trần thuật như sau:
S + say/said/tell/told + (that) + S + V |
---|
Lưu ý: Khi chuyển lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp:
Nếu động từ tường thuật chia ở các thì hiện tại (say/tell) thì thí sinh giữ nguyên động từ chính, đại từ chỉ định và trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn của câu trực tiếp.
Nếu động từ tường thuật chia ở các thì quá khứ thì thí sinh lùi một thì của động từ chính, đại từ chỉ định và trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn theo các nguyên tắc sau:
Về động từ:
Lời nói trực tiếp
Lời nói gián tiếp
present simple
past simple
present continuous
past continous
present perfect
past perfect
past simple
past perfect
past continuous
past perfect continous
am/is/are going to
was/were going to
must
had to
can/may/shall/will
could/might/should/would
Về trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, đại từ chỉ định:
Lời nói trực tiếp
Lời nói gián tiếp
today
that day
tonight
that night
tomorrow
the next day / the following day
yesterday
the day before / the previous day
next/on Thursday
the next / the following Thursday
last Thursday
the previous Thursday
the day after tomorrow
two days later / in two days’ time
ago
before
now
then
this/these
that/those
here
there
Ví dụ:
Mary said: “I’m flying to the USA on a business trip next month.” → Câu trực tiếp.
Mary said that she was flying to the USA on a business trip the following month. → Câu gián tiếp.
Câu đảo ngữ
Đảo ngữ là việc đảo ngược vị trí của chủ ngữ và động từ trong câu văn nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa của câu.
Các cấu trúc đảo ngữ dùng để viết lại câu thường gặp gồm:
Đảo ngữ câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3:
Loại 1: Should + S1 + (not) V(inf)/V-s/es , S2 + will/may/… + V(inf)
Loại 2:
Were + S1 + (not) O, S2 + would/might + V(inf)
Were + S1 + (not) to V(inf), S2 + would/might + V(inf)
Loại 3: Had + S1 + (not) V3/V-ed, S2 + would + have + V3/V-ed
Đảo ngữ với so và such:
So + Adj / Adv + V + S + that + S + V
Such + V (to be) + N + that + S + V
Đảo ngữ với trạng từ chỉ tần suất: hardly / never / rarely / seldom …
Hardly / Never / Rarely / Seldom… + trợ động từ + S + V
Đảo ngữ với not only … but also…
Not only + trợ động từ + S + V, but + S + also + V
Ví dụ:
1/ She hardly skips her meals.
→ Hardly does she skip her meals.
2/ He was so exhausted that he forgot to do the homework.
→ So exhausted was he that he forgot to do the homework.
Câu điều kiện
Câu điều kiện diễn tả một sự việc sẽ xảy ra khi điều kiện được nhắc đến xảy ra. Câu điều kiện được phân thành các loại tương ứng với mốc thời gian mà điều kiện xảy ra. Các trường hợp như sau:
Câu văn cho sẵn diễn đạt tình huống có thật trong cuộc sống, chân lý → Viết lại bằng câu điều kiện loại 0.
Câu văn cho sẵn diễn đạt sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai → Viết lại bằng câu điều kiện loại 1.
Câu văn cho sẵn diễn đạt sự việc không có thật, không thể xảy ra, giả định kết quả nếu có thể xảy ra → Viết lại bằng câu điều kiện loại 2.
Câu văn cho sẵn diễn đạt sự việc đã không xảy ra trong quá khứ → Viết lại bằng câu điều kiện loại 3.
Ví dụ: You should not believe whatever they say.
→ If I were you, I wouldn’t believe whatever they say.
Động từ khiếm khuyết (Modal verbs)
Câu đồng nghĩa có thể được viết lại bằng cách sử dụng các động từ khiếm khuyết. Các dấu hiệu, từ vựng nhận biết như sau:
Câu văn có từ chỉ sự bắt buộc: compulsory, obligatory, obligation, mandatory, required, imperative,…
→ sử dụng Must (phải làm gì).
Câu văn có từ chỉ sự khuyên nhủ: advise, recommend, suggest, advisable,…
→ sử dụng Should, had better (nên làm gì).
Câu văn có từ chỉ khả năng: able, capable,… → sử dụng Can, could (có thể làm gì) hoặc May, might (có lẽ).
Dạng bài kết hợp câu trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia
Cấu trúc câu hỏi kết hợp câu
Trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia, đề bài sẽ có 02 câu hỏi yêu cầu thí sinh tìm, trong số các đáp án A, B, C, hoặc D, một câu được viết theo cấu trúc khác mà kết hợp 02 câu văn cho trước một cách phù hợp nhất.
Mark the letter A, B, C, or D in your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions.
Dịch: Đánh dấu vào chữ cái A, B, C, hoặc D trong tờ giấy làm bài để chọn câu văn kết hợp hai câu văn theo cách hợp lý nhất trong mỗi câu hỏi sau đây.
Ví dụ: (Trích Đề thi minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc gia năm 2023)
Mark the letter A, B, C, or D in your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions.
Question 32: Nam is not here. He can’t give you any advice.
A. If only Nam had been here, he could have given you some advice.
B. If Nam were here, he couldn’t give you any advice.
C. Provided that Nam is here, he can’t give you any advice.
D. If Nam were here, he could give you any advice.
Các cấu trúc cần lưu ý
Một số cấu trúc câu thường được sử dụng để kết hợp câu bao gồm các cấu trúc sau.
Các liên từ
Sử dụng các liên từ thường là cách phổ biến nhất để kết hợp câu văn trong tiếng Anh. Các liên từ thường gặp trong dạng bài kết hợp câu này bao gồm:
Liên từ kết hợp
Liên từ kết hợp FANBOYS: For, And, Nor, But, Or, Yet, So.
Cách dùng:
Liên từ | Cách dùng | Ví dụ |
---|---|---|
For | Đưa ra mục đích hoặc lý do | She runs every morning for she wants to keep in shape. |
And | Thêm / bổ sung thông tin | Youngsters want to become professional gamers - and while it is possible, they should not forget their responsibilities. |
Nor | Bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định trước đó | He can neither sing nor dance. |
But | Diễn tả sự đối lập | They can hang out with friends, but they have to finish their homework first. |
Or | Trình bày một lựa chọn khác | People can choose between physical shops or online shopping websites. |
Yet | Diễn tả sự đối lập | They can hang out with friends, yet they have to finish their homework first. |
So | Diễn tả kết quả của hành động trước đó | The employees did not complete their tasks on time, so the boss was angry. |
Liên từ phụ thuộc
Liên từ phụ thuộc: Although, Even though, Though, Despite, In spite of, Because, Since, While, Whereas,…
Although/Even though/Though
Cách dùng: Diễn tả sự tương phản giữa hai mệnh đề.
Ví dụ: Although it rained heavily, they still practiced outdoors yesterday. (Mặc dù trời mưa to nhưng họ vẫn tập luyện ngoài trời ngày hôm qua.)
Despite/In spite of
Cách dùng: Diễn tả sự tương phản giữa hai mệnh đề.
Ví dụ: Despite the heavy rain, they still practiced outdoors yesterday. (Mặc dù trời mưa to nhưng họ vẫn tập luyện ngoài trời ngày hôm qua.)
Because/Since
Cách dùng: diễn tả nguyên nhân, lý do
Ví dụ: We couldn’t practice because it rained heavily yesterday. (Chúng tôi không thể luyện tập vì hôm qua trời mưa to.)
While/Whereas
Cách dùng: diễn tả sự trái ngược.
Cách dùng: While it is possible to start a career as a gamer, the career is short-lived. (Mặc dù có thể bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một game thủ, nhưng sự nghiệp này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.)
Liên từ tương quan
Liên từ tương quan: both … and …; not only … but also …; either … or …; neither … or …
Cách dùng:
Liên từ | Cách dùng | Ví dụ |
---|---|---|
both … and … | diễn tả lựa chọn kép | He can both sing and dance. |
not only … but also … | diễn tả lựa chọn kép | He can not only sing but also dance. |
either … or … | lựa chọn cái này hoặc cái kia | He can either sing or dance. |
neither … nor … | không lựa chọn cả hai | He can neither sing nor dance. |
Câu đảo ngữ
Ngoài tác dụng dùng để viết lại câu văn mà không thay đổi nghĩa, một số cấu trúc đảo ngữ còn được dùng để kếp hợp câu văn trong tiếng Anh.
Các cấu trúc đảo ngữ thường dùng để kết hợp câu:
Đảo ngữ với not only … but also …
Đảo ngữ câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3.
Ví dụ 1: He not only works for a bank, but he also teaches English to children.
→ Not only does he work for a bank, but he also teaches English to children.
Ví dụ 2: If I were you, I would do that work.
→ Were I you, I would do that work.
Mệnh đề quan hệ
Trong tiếng Anh, sử dụng mệnh đề quan hệ cũng là một cách hiệu quả để kết hợp câu văn. Các mệnh đề quan hệ thường gặp gồm: who, where, whose, which, that, in which,…
Khi câu văn kết hợp có sử dụng mệnh đề quan hệ, thí sinh cần chú ý đến ngữ nghĩa sao cho phù hợp với câu văn cho sẵn, từ đó chọn lựa đáp án phù hợp nhất.
Ví dụ: The woman is my neighbor. She works as a professional ballerina.
→ The woman who is my neighbor works as a professional ballerina.
Lưu ý khi làm bài tìm câu đồng nghĩa và kết hợp câu
Ngoài cách sử dụng các cấu trúc như đã nêu ở trên, các đáp án của câu hỏi tìm câu đồng nghĩa và kết hợp câu còn có thể được viết lại bằng cách sử dụng các từ đồng nghĩa với câu văn cho trước.
Do đó, thí sinh nên nắm rõ ý nghĩa của câu văn cho sẵn, chú ý về tính chính xác của ngữ pháp, từ vựng để tránh rơi vào các bẫy và đưa ra lựa chọn đáp án phù hợp.
Bài tập vận dụng
Bài tập 1
Mark the letter A, B, C, or D in your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Question 1: I was busy so I didn’t come to the station to see her off.
A. If I had been busy, I would have come to the station to see her off.
B. If I had been busy, I wouldn’t have come to the station to see her off.
C. If I hadn’t been busy, I would have come to the station to see her off.
D. If I hadn’t been busy, I should come to the station to see her off.
Question 2: “I last spoke to him 3 weeks ago“ - Linh said.
A. Linh said that the last time she spoke to him had been 3 weeks before.
B. Linh said that the last time she spoke to him had been 3 weeks ago.
C. Linh said that she hadn’t spoken to him since 3 weeks ago.
D. Linh said that she had spoken to him since 3 weeks ago.
Question 3: You are under an obligation to wear uniform at school.
A. You may wear uniform at school.
B. You must wear uniform at school.
C. You can wear uniform at school.
D. You don’t need to wear uniform at school.
Question 4: I went to work late because the traffic was heavy.
A. Despite the heavy traffic, I got to work early.
B. Due to the heavy traffic, I got to work early.
C. Despite the heavy traffic, I got to work late.
D. Due to the heavy traffic, I got to work late.
Question 5: You shouldn’t have gone to that party.
A. Were I you, I wouldn’t have gone to that party.
B. Were I you, I would have gone to that party.
C. Were I you, I would go to that party.
D. Were I you, I wouldn’t go to that party.
Đáp án
|
|
|
|
|
Hướng dẫn
Question 1:
Dịch nghĩa: Vì tôi bận nên tôi đã không thể đến nhà ga để tiễn cô ấy.
A. Nếu tôi bận thì tôi đã đến nhà ga để tiễn cô ấy.
B. Nếu tôi bận thì tôi đã không đến nhà ga để tiễn cô ấy.
C. Nếu tôi không bận thì tôi đã đến nhà ga để tiễn cô ấy.
D. Nếu tôi không bận thì tôi nên đến nhà ga để tiễn cô ấy.
→ Đáp án C mang nghĩa gần nhất với câu cho sẵn.
→ Chọn C.
Question 2:
Dịch nghĩa: “Tôi nói chuyện với anh ấy lần cuối cùng vào 3 tuần trước“ - Linh nói.
A. Linh nói rằng lần cuối cô ấy nói chuyện với anh ấy là vào 3 tuần trước.
B. Linh nói rằng lần cuối cô ấy nói chuyện với anh ấy là vào 3 tuần trước.
C. Linh nói rằng cô ấy đã không nói chuyện với anh ấy từ 3 tuần trước.
D. Linh nói rằng cô ấy đã nói chuyện với anh ấy từ 3 tuần trước.
→ Đáp án A và B có nghĩa gần với câu cho trước; tuy nhiên, trong câu trần thuật, “ago“ phải được chuyển thành “before“. Vì vậy đáp án là A phù hợp.
→ Chọn A.
Question 3:
Dịch nghĩa: Bạn bắt buộc phải mặc đồng phục ở trường.
A. Bạn có lẽ phải mặc đồng phục ở trường.
B. Bạn phải mặc đồng phục ở trường.
C. Bạn có thể mặc đồng phục ở trường
D. Bạn không cần mặc đồng phục ở trường
→ Đáp án B có nghĩa gần nhất với câu cho trước.
→ Chọn B.
Question 4:
Dịch nghĩa: Tôi đã đi làm muộn vì giao thông rất đông.
A. Mặc dù giao thông rất đông, tôi đã đi làm sớm.
B. Vì giao thông rất đông, tôi đã đi làm sớm.
C. Mặc dù giao thông rất đông, tôi đã đi làm muộn.
D. Vì giao thông rất đông, tôi đã đi làm muộn.
→ Đáp án D có nghĩa gần nhất với câu cho sẵn.
→ Chọn D.
Question 5:
Dịch nghĩa: Đáng lẽ bạn không nên đến buổi tiệc đó.
A. Nếu tôi là bạn, tôi đã không đến buổi tiệc đó.
B. Nếu tôi là bạn, tôi đã đến buổi tiệc đó.
C. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đến buổi tiệc đó.
D. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không đến buổi tiệc đó.
→ Đáp án A gần nghĩa nhất với câu cho sẵn.
→ Chọn A.
Bài tập 2
Mark the letter A, B, C, or D in your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions.
Question 1: He is a good singer. He is also a skillful pianist.
A. He is not a good singer, but he is a skillful pianist.
B. Not only is he a good singer, but he is also a skillful pianist.
C. He is either a good singer or a skillful pianist.
D. He is neither a good singer nor a skillful pianist.
Question 2: They made a lot of mistakes in their exam. Their teacher did not scold them for that.
A. Because they made a lot of mistakes in their exam, their teacher did not scold them for that.
B. They made a lot of mistakes in their exam so their teacher scolded them for that.
C. Although they made a lot of mistakes in their exam, their teacher did not scold them for that.
D. They made a lot of mistakes in their exam so their teacher did not scold them for that.
Question 3: The family has been to New York before. They chooses a different city for this vacation.
A. Having been to New York before, the family chooses a different city for this vacation.
B. Be to New York before, the family chooses a different city for this vacation
C. The family has been to New York before but the family chooses a different city for this vacation.
D. Although the family has been to New York before, the family chooses a different city for this vacation.
Question 4: I’m planning to buy a house. It’s in the countryside.
A. I’m planning to buy a house that it’s in the countryside.
B. I’m planning to buy a house which is in the countryside.
C. I’m planning to buy a house who’s in the countryside.
D. I’m planning to buy a house where is in the countryside.
Đáp án
|
|
|
|
Hướng dẫn
Question 1:
Dịch nghĩa: Anh ấy là một ca sĩ giỏi. Anh ấy còn là một nghệ sĩ piano điêu luyện.
A. Anh ấy không là một ca sĩ giỏi, nhưng anh ấy là một nghệ sĩ piano điêu luyện.
B. Anh ấy không những là một ca sĩ giỏi, anh ấy còn là một nghệ sĩ piano điêu luyện.
C. Anh ấy hoặc là một ca sĩ giỏi, hoặc là một nghệ sĩ piano điêu luyện.
D. Anh ấy không là một ca sĩ giỏi, cũng không là một nghệ sĩ piano điêu luyện.
→ Đáp án B phù hợp nhất về ngữ nghĩa.
→ Chọn B.
Question 2:
Dịch nghĩa: Họ làm sai rất nhiều trong bài thi. Giáo viên đã không trách mắng họ vì điều đó.
A. Bởi vì họ làm sai rất nhiều trong bài thi, giáo viên đã không trách mắng họ vì điều đó.
B. Họ làm sai rất nhiều trong bài thi, nên giáo viên đã trách mắng họ vì điều đó.
C. Mặc dù họ làm sai rất nhiều trong bài thi, giáo viên đã không trách mắng họ vì điều đó.
D. Họ làm sai rất nhiều trong bài thi, nên giáo viên đã không trách mắng họ vì điều đó.
→ Đáp án C phù hợp về ngữ nghĩa nhất.
→ Chọn C.
Question 3:
Dịch nghĩa: Gia đình đã đi đến New York trước đây. Kỳ nghỉ này họ chọn một thành phố khác.
A. Đã đi đến New York trước đây, gia đình đã chọn một thành phố khác cho kỳ nghỉ này.
B. Đã đi đến New York trước đây, gia đình đã chọn một thành phố khác cho kỳ nghỉ này.
C. Gia đình đã đi đến New York trước đây nhưng kỳ nghỉ này họ chọn một thành phố khác.
D. Mặc dù gia đình đã đi đến New York trước đây, kỳ nghỉ này họ chọn một thành phố khác.
→ Câu A và B cùng nghĩa nhưng câu B sai về ngữ pháp.
→ Chọn A.
Question 4:
Dịch nghĩa: Tôi dự định mua một căn nhà. Nó ở vùng nông thôn.
Các đáp án đều cùng mang ý nghĩa: Tôi dự định mua một căn nhà ở vùng nông thôn.
Tuy nhiên, đáp án B phù hợp nhất về ngữ nghĩa và chính xác về ngữ pháp.
→ Chọn B.
Tổng kết
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách làm dạng bài tìm câu đồng nghĩa và kết hợp câu trong bài thi môn tiếng Anh THPT Quốc gia. Mong rằng qua bài viết, các thí sinh sẽ luyện tập được cách làm bài, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Bình luận - Hỏi đáp