Banner background

TOEIC® Listening - Cấu trúc bài thi, thang điểm và chiến lược làm bài

Bài viết giới thiệu tổng quan về TOEIC Listening, bao gồm cấu trúc mỗi dạng bài, một số bẫy thường gặp và chiến lược làm bài hiệu quả.
toeic listening cau truc bai thi thang diem va chien luoc lam bai

Key takeaways

Phần thi TOEIC Listening bao gồm 4 phần:

  • Part 1: Nghe và chọn câu mô tả đúng hình ảnh

  • Part 2: Nghe và chọn câu phản hồi phù hợp nhất với câu hỏi/câu nói mở đầu

  • Part 3: Nghe và chọn phương án phù hợp với nội dung của đoạn hội thoại

  • Part 4: Nghe và chọn phương án phù hợp với nội dung của bài nghe 1 người nói

Hiện nay, chứng chỉ TOEIC được công nhận bởi nhiều tổ chức giáo dục và doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Kỳ thi này giúp đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của người học trong môi trường công sở và trong đời sống hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về cấu trúc, các dạng câu hỏi, một số bẫy thường gặp và chiến lược làm bài hiệu quả đối với phần thi TOEIC Listening.

Cấu trúc bài thi TOEIC Listening

Theo tài liệu Examinee Handbook – TOEIC® Listening & Reading Test [1], phần thi TOEIC Listening bao gồm 4 phần với 100 câu hỏi và kéo dài khoảng 45 phút. Sau đay là thông tin chi tiết về mỗi phần trong TOEIC Listening.

Part 1 TOEIC Listening

TOEIC Part 1: Photographs bao gồm 6 câu hỏi xoay quanh bức ảnh của một hoặc nhiều người cũng như sự vật và bối cảnh xung quanh. Thí sinh sẽ nghe 4 câu nói về một hình ảnh trên đề thi và chọn ra câu mô tả hình ảnh đó đúng nhất.

Các dạng bài trong Part 1

Dạng bài ảnh mô tả người

Đối tượng chính trong hình ảnh có thể là 1, 2 người hoặc nhiều hơn 2 người. Các phương án thường tập trung mô tả hoạt động của nhân vật và có cấu trúc “S + is/are + V-ing …”.

Ví dụ:

Dạng bài ảnh mô tả người TOEIC Listening Part 1

Đáp án: Hình ảnh cho thấy một người đàn ông (“a man”) đang chạy bộ thể dục (“jogging”) nên A là đáp án đúng. Phương án B và D chỉ sai đối tượng, phương án C và D chứa bẫy là động từ phát âm gần giống “jogging”.

Dạng bài ảnh mô tả vật

Đối tượng chính trong hình ảnh là các sự vật trong những bối cảnh quen thuộc như nhà ở, nơi làm việc, cửa hàng,… Các phương án thường mô tả về số lượng và vị trí của sự vật với cấu trúc như:

  • There + is/are …

  • S + has/have …

  • S + is/are + prepositional phrase …

Ví dụ:

Dạng bài ảnh mô tả vật TOEIC Listening Part 1

Đáp án: Hình ảnh cho thấy có nhiều loại rau củ quả khác nhau (“many types of vegetables”) nên C là đáp án đúng. Phương án A, B và D đề cập những đối tượng không xuất hiện trong ảnh nhưng có chứa những từ vựng cùng chủ đề với “vegetables” (flowers, farmer, birds) có thể khiến thí sinh nhầm lẫn.

Dạng bài ảnh mô tả cả người và vật

Hình ảnh bao gồm cả đối tượng là người và vật. Các phương án có cấu trúc tương tự dạng bài mô tả người nhưng nhấn mạnh vào sự tương tác của con người với sự vật hơn.

Ví dụ:

Dạng bài ảnh mô tả cả người và vật TOEIC Listening Part 1

Đáp án: Hình ảnh mô tả một cô gái (“a girl”) đang lau tấm gương (“cleaning the mirror”) nên C là đáp án đúng. Phương án A và C mô tả hành động có phần tương tự với hình ảnh nên có thể khiến thí sinh nhầm lẫn. Phương án D xác định đúng đối tượng người và hành động nhưng xác định sai đối tượng đồ vật.

Bẫy thường gặp và chiến lược chinh phục Part 1

Trong TOEIC Part 1, thí sinh có thể gặp những yếu tố gây nhiễu như:

  • Các phương án chỉ ra đúng đối tượng trong bức ảnh nhưng mô tả sai về đặc điểm của đối tượng đó.

  • Các phương án chứa những từ phát âm gần giống nhau.

  • Các phương án chứa những từ giống nhau nhưng ý nghĩa thay đổi tuỳ vào bối cảnh.

  • Các phương án đề cập một số từ cùng chủ đề với từ khoá trong đáp án đúng nhưng không mô tả đúng nội dung hình ảnh.

Để tránh những lỗi này và làm tốt TOEIC Part 1, thí sinh có thể thực hiện chiến lược sau:

  • Bước 1: Xác định bối cảnh của bức ảnh.

  • Bước 2: Dự đoán đối tượng chính của bức ảnh và câu mô tả.

  • Bước 3: Loại bỏ phương án ngay khi có thông tin sai.

  • Bước 4: Chốt lại và lựa chọn đáp án trước khi qua câu hỏi tiếp theo.

Ví dụ:

Ví dụ TOEIC Listening Part 1

Bước 1: Hình ảnh bao gồm các vật dụng điện tử.

Bước 2: Các đối tượng chính là máy tính, bàn phím, chuột máy tính và loa. Câu mô tả có thể nói về vị trí hay số lượng của các vật dụng này.

Bước 3:

  • Phương án A có chứa từ “mouse” nhưng được dùng để chỉ một con vật do có ngữ cảnh là chạy trốn khỏi con mèo (“running away from a cat”) → Từ đa nghĩa được dùng với nghĩa không đúng ngữ cảnh → Loại.

  • Phương án B cho biết có một chiếc loa (“speaker”) ở phía trên (“above”) bàn phím (“keyboard”) → Xác định đúng đối tượng nhưng sai vị trí (chiếc loa nằm sau bàn phím) → Loại.

  • Phương án C có chứa từ “speaker” nhưng được dùng để chỉ một người nói hay diễn giả do có ngữ cảnh là đang giảng bài (“giving a lecture”) → Từ đa nghĩa được dùng với nghĩa không đúng ngữ cảnh → Loại.

Bước 4: Hình ảnh cho thấy có một con chuột máy tính (“mouse”) nằm giữa (“between”) bàn phím (“keyboard”) và cái loa (“speaker”). Nội dung này khớp với phương án D nên D là đáp án đúng.

Xem thêm: TOEIC Listening Part 1 - Phương pháp luyện tập và làm bài hiệu quả

Part 2 TOEIC Listening

TOEIC Part 2: Question-Response bao gồm 25 câu. Thí sinh sẽ nghe một câu hỏi hoặc câu nói ngắn kèm với 3 phương án. Thí sinh cần tìm ra phương án nào là lời phản hồi thích hợp nhất cho câu nói ban đầu.

Các dạng bài trong Part 2

Trong phần này, thí sinh cần dựa vào dạng câu hỏi để xác định câu trả lời phù hợp. Một số dạng câu hỏi trong TOEIC Part 2 bao gồm:

Câu hỏi tìm hiểu thông tin

Những câu hỏi này được đặt ra để tìm hiểu về một thông tin mới và thường bắt đầu bằng từ hỏi WH-.

Mỗi từ tương ứng với một dạng thông tin khác nhau:

  • Who: Người

  • Whose: Người sở hữu

  • What: Sự vật, hoạt động

  • When/What time: Thời gian

  • Where: Địa điểm

  • Which: Lựa chọn

  • Why: Lý do

  • How: Đặc điểm, phương pháp

  • How many/much: Số lượng

  • How often: Tần suất

Ví dụ:

Where is the marketing department?

(A) It’s on the second floor.
(B) The market is far from my house.
(C) I visited the marketing department last year.

Câu hỏi chứa từ “Where” yêu cầu thông tin về nơi chốn nên phương án A (Nó ở trên tầng 2) là đáp án đúng. Câu B sử dụng từ “market” (chợ) khác nghĩa với “marketing” (tiếp thị) nhưng có thể khiến thí sinh nghe nhầm. Câu C đưa ra thông tin về thời gian không phù hợp với yêu cầu.

Câu hỏi xác nhận thông tin

Câu hỏi xác nhận thông tin hay còn gọi là câu hỏi Yes/No có thể bắt đầu bằng trợ động từ như is/are, was/were, do/does, did, have/has, will hoặc dạng phủ định của chúng như wasn’t, didn’t, or won’t.

Câu trả lời cho dạng câu hỏi này thường bắt đầu bằng Yes/No. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói có thể trả lời trực tiếp mà không xác nhận bằng từ Yes/No.

Ngoài ra, câu hỏi xác nhận thông tin còn được thể hiện qua dạng câu hỏi đuôi. Dạng này có phần đầu là một lời khẳng định hoặc phủ định và phần sau có cấu trúc “trợ động từ + chủ ngữ?”, trong đó trợ động từ có dạng phủ định nếu câu trước là khẳng định và ngược lại.

Ví dụ:

Did you send the email yesterday?

(A) Yes, I sent it in the afternoon.
(B) Yes, I received it yesterday.
(C) It’s about the meeting schedule.

Câu hỏi bắt đầu bằng “Did” nên là dạng câu hỏi Yes/No. Phương án A bao gồm hai phần “Yes” đúng cấu trúc câu trả lời và “I sent it in the afternoon” cung cấp thêm thông tin liên quan đến câu hỏi nên là đáp án đúng. Câu B dùng động từ “receive” không đúng với hành động được đặt ra trong câu hỏi là “send”. Câu C nói về nội dung email nên không đúng yêu cầu câu hỏi.

Câu hỏi lồng ghép

Một số câu hỏi có dạng Yes/No nhưng chứa một câu hỏi lồng ghép khác trong đó. Câu hỏi lồng ghép thường thuộc dạng tìm hiểu thông tin. Do đó, câu trả lời phù hợp cho dạng này cần đáp ứng được thông tin trong câu hỏi lồng ghép phía sau.

Ví dụ:

Do you know why the meeting was cancelled?

(A) Because the manager is sick.
(B) I think the meeting will start at 3 PM.
(C) No, the meeting won’t be cancelled.

Câu hỏi bao gồm 2 phần “Do you know” thuộc dạng Yes/No và “why the meeting was cancelled” là câu hỏi mở được lồng ghép vào nên câu trả lời cần đáp ứng nội dung của phần sau. Phương án A đưa ra lý do (“because”) phù hợp với yêu cầu của câu hỏi (“why”). Câu B đưa ra thông tin về thời gian nên không đúng yêu cầu. Câu C trả lời sai nội dung và dùng sai thì.

Lời đề nghị

Dạng này có cấu trúc giống với câu hỏi Yes/No nhưng được dùng với mục đích đưa ra một yêu cầu, đề nghị đối với người nghe. Câu trả lời thường chứa các cụm từ thể hiện tính lịch sự như “Of course, Certainly, I ’d be glad to, I’d be happy to, I’m sorry, I wish I could”. Người trả lời cũng có thể đề cập lý do chấp nhận hay từ chối lời đề nghị và giải thích cách làm hoặc thời gian thực hiện đề nghị đó.

Ví dụ:

Could you send me the updated report by the end of the day?

(A) Of course, I’ll do it right away.
(B) No, I don’t know how to write a report.
(C) Yes, I’ll read the report later.

Câu hỏi bắt đầu bằng “Could you” là dấu hiệu của lời đề nghị. Phương án A chứa “Of course” thể hiện sự đồng ý và lời đề cập thời gian thực hiện đề nghị đó (“right away”) nên là đáp án đúng. Phương án A và B trả lời sai nội dung, không phù hợp với lời đề nghị.

Lời phát biểu

Bên cạnh các câu hỏi, đề bài có thể là câu nói đưa ra ý kiến hoặc trình bày một vấn đề. Khi đó, câu trả lời có thể thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó hay đưa ra một giải pháp.

Ví dụ:

We can’t complete the project today.

(A) We had to ask for more time.
(B) Let’s discuss it with the manager.
(C) No, I won’t join that project.

Câu nói đề cập vấn đề không thể hoàn thành dự án vào hôm nay. Phương án B đưa ra giải pháp là đề xuất thảo luận với quản lý (“Let’s discuss it with the manager”) nên là đáp án đúng. Câu A có nội dung phù hợp nhưng dùng sai thì. Câu C nói về cùng chủ đề nhưng không phù hợp với nội dung trong câu ban đầu.

Cách làm bài TOEIC Listening Part 2

Bẫy thường gặp và chiến lược chinh phục Part 2

Bên cạnh các bẫy như từ phát âm gần giống nhau hay từ đa nghĩa, một số yếu tố gây nhiễu khác trong Part 2 bao gồm:

  • Phương án chứa từ đã được nhắc đến hoặc liên quan đến từ khoá trong câu hỏi/câu nói ban đầu nhưng không trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi.

  • Phương án có dạng Yes/No đối với câu hỏi yêu cầu khai thác thông tin.

  • Phương án có nội dung phù hợp với câu hỏi nhưng dùng sai thì.

Để trả lời các câu hỏi Part 2 một cách hiệu quả, thí sinh cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Lắng nghe câu hỏi, xác định dạng câu, từ khoá, thì động từ

  • Bước 2: Dự đoán cấu trúc và nội dung lời phản hồi.

  • Bước 3: Loại bỏ phương án ngay khi nhận ra nội dung hoặc cấu trúc không phù hợp.

  • Bước 4: Chốt lại và lựa chọn đáp án trước khi qua câu hỏi tiếp theo.

Ví dụ:

Đáp án:

Who is in charge of the project?

(A) It’s Mr. Anderson.
(B) The charge for this service is very high
(C) Yes, I will complete the task right away.

Bước 1:

  • Who: câu hỏi về đối tượng là người

  • is: thì hiện tại

  • in charge, project: người này chịu trách nhiệm cho một dự án

Bước 2: Câu trả lời cần đề cập tên hay chức danh của một hay một nhóm người nào đó.

Bước 3:

  • Phương án B dùng từ “charge” với nghĩa là chi phí (chi phí của dịch vụ rất cao) → Từ đa nghĩa được dùng với nghĩa sai ngữ cảnh → Loại.

  • Phương án C mặc dù có nội dung liên quan (“task” và “project”) nhưng có cấu trúc là lời đáp lại một lời đề nghị (“Yes” và đề cập thời gian thực hiện lời đề nghị là “right away”) → Loại.

Bước 4: Phương án A trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, chỉ ra người chịu trách nhiệm dự án là “Mr. Anderson” nên là đáp án đúng.

Lưu ý:

Đề bài Part 1 chỉ cung cấp gồm hình ảnh và thí sinh phải lắng nghe các phương án. Tương tự, thí sinh chỉ có thể nghe câu hỏi/câu nói mở đầu và các phương án trong Part 2 mà không được đọc.

Do đó, thí sinh cần nhanh chóng loại bỏ phương án gây nhiễu và tập trung tìm ra đáp án đúng nhất. Nếu phân vân hay đắn đo quá lâu, thí sinh có thể quên hoặc nhầm lẫn giữa các phương án dẫn đến lựa chọn sai và ảnh hưởng đến tâm lý khi làm những câu tiếp theo.

Xem chi tiết: Các dạng bài TOEIC Listening Part 2 và phương pháp xử lý

TOEIC Listening Part 2

Part 3 TOEIC Listening

Part 3 trong kỳ thi TOEIC bao gồm 39 câu hỏi tương ứng với 13 đoạn audio khác nhau. Mỗi đoạn audio là một cuộc hội thoại giữa 2-3 người. Thí sinh cần trả lời lần lượt 3 câu hỏi trắc nghiệm A, B, C, D về nội dung của mỗi đoạn hội thoại.

Các dạng bài trong Part 3

Trong Part 3, thí sinh có thể gặp những dạng câu hỏi sau:

Câu hỏi về chủ đề, ý chính

Dạng câu hỏi này thường có dạng:

  • What is the problem?

  • What issue are the speakers discussing?

  • What are the people talking about?

Thông tin trả lời cho câu hỏi về chủ đề hay ý chính thường được nhắc đến vào đầu đoạn hội thoại

Câu hỏi về thông tin chi tiết

Câu hỏi chi tiết yêu cầu thí sinh xác định được một thông tin cụ thể về một trong các yếu tố như:

  • Thời gian

  • Địa điểm

  • Đối tượng

  • Số lượng

  • Lý do

  • Kế hoạch

  • Vấn đề

  • Đề xuất

  • Ý kiến

Câu hỏi suy luận

Câu hỏi suy luận yêu cầu thí sinh kết hợp nhiều thông tin khác nhau để đưa ra kết luận về một đối tượng, hành động hay sự việc nào đó. Câu hỏi suy luận thường chứa những từ dự đoán khả năng xảy ra như “likely” hay “probably”.

Thí sinh cần lưu ý rằng câu trả lời cho dạng câu hỏi này không được khẳng định trực tiếp.

Bẫy thường gặp và chiến lược chinh phục Part 3

Thí sinh cần lưu ý những bẫy sau trong Part 3:

  • Phương án mô tả đúng hoạt động có trong audio nhưng sai đối tượng so với câu hỏi.

  • Phương án đúng không chứa chính xác từ khoá trong audio mà paraphrase thành cụm từ khác.

Để trả lời các câu hỏi Part 3 một cách hiệu quả, thí sinh cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Xác định ngữ cảnh chung của đoạn hội thoại dựa trên các câu hỏi

  • Bước 2: Chú ý từ khoá trong các câu hỏi và phương án

  • Bước 3: Lắng nghe để tìm từ khoá/dạng paraphrase của từ khoá và xác định đáp án đúng.

  • Bước 4: Kiểm tra bài làm

Ví dụ:

1. What are the students talking about?

(A) The presentation on pollution.
(B) Ways to protect the environment.
(C) The local environmental campaign.
(D) Asking for more time to finish the project.

2. What has been changed?

(A) The deadline.
(B) The presentation date.
(C) The time for Q&A section.
(D) The duration of the presentation.

3. What is the boy likely to do next?

(A) Finish the slides.
(B) Remove unnecessary content.
(C) Discuss with their teacher.
(D) Hand in the assignment right away.

Audio script:

A: Ann, we need to finish the presentation on environmental pollution by next week. Can you take care of the slides?

B: Sure. But you know, the teacher just said the presentation time has been shortened. It's only 7 minutes instead of 10.

A: Then we need to make the content more concise. I’ll rewrite the outline, and you handle the slides.

Bước 1: Các từ khoá students, presentation, project, deadline, teacher, assignment gợi ý đây là đoạn hội thoại giữa hai học sinh/sinh viên về một bài tập hay dự án nào đó.

Bước 2:

1. What are the students talking about?

(A) The presentation on pollution.
(B) Ways to protect the environment.
(C) The local environmental campaign.
(D) Asking for more time to finish the project.

2. What has been changed?

(A) The deadline.
(B) The presentation date.
(C) The time for Q&A section.
(D) The duration of the presentation.

3. What is the boy likely to do next?

(A) Finish the slides.
(B) Remove unnecessary content.
(C) Discuss with their teacher.
(D) Hand in the assignment right away.

Bước 3:

Câu 1: Ở đầu đoạn hội thoại, người nói đề cập đến bài thuyết trình (“presentation”) về vấn đề ô nhiễm môi trường (“environmental pollution”) khớp với phương án A. Câu B, C, D đề cập một số từ khoá liên quan nhưng không đúng nội dung.

Câu 2: Người nói cho biết giáo viên nói rằng thời gian thuyết trình (“presentation time” khớp với “duration of the presentation”) đã bị rút ngắn lại (“shortened” khớp với “changed”) nên D là đáp án đúng. Câu A, B, C đề cập một số từ khoá liên quan nhưng không đúng nội dung.

Câu 3: Học sinh nam cho biết họ cần làm nội dung cô đọng hơn (“make the content more concise”). Cụ thể, anh ấy sẽ viết lại dàn ý (“rewrite the outline”) và bạn học sinh nữ sẽ làm trang trình chiếu (“handle the slides”). Như vậy, người học sinh nam cần loại bỏ những nội dung không cần thiết (“remove unnecessary content”) khi viết lại dàn ý để cô đọng nội dung nên B là đáp án đúng. Câu A là hành động của học sinh nữ nên không đúng. Câu C không được đề cập. Câu D chứa từ “hand in” có thể khiến thí sinh nhầm lẫn với “handle” trong audio.

Luyện nghe TOEIC Listening Part 3

Xem thêm: TOEIC Listening Part 3 - Cấu trúc & Chiến lược làm bài

Part 4 TOEIC Listening

Part 4 trong bài thi TOEIC có cấu trúc tương tự Part 3. Thí sinh nghe 10 bài nói, mỗi bài nói tương ứng với 3 câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án.

Tuy nhiên, trong khi các đoạn hội thoại trong Part 3 xoay quanh những tình huống trong đời sống hằng ngày, bài nghe Part 4 chỉ có một người nói và có nội dung là một bài quảng cáo, báo cáo, thông báo, giới thiệu, hướng dẫn, tin nhắn thoại,…

Các dạng bài trong Part 4

Part 4 cũng bao gồm 3 dạng câu hỏi như Part 3 bao gồm:

  • Câu hỏi về chủ đề, ý chính

  • Câu hỏi về thông tin chi tiết

  • Câu hỏi suy luận

Bẫy thường gặp và chiến lược chinh phục Part 4

Trong TOEIC Part 4, thí sinh có thể lựa chọn đáp án sai do những yếu tố sau:

  • Người nói đề cập nhiều thông tin liên quan đến câu hỏi trước khi kết luận lựa chọn cuối cùng.

  • Người nói sử dụng các từ chuyển hướng thông tin như: however, unfortunately, instead, conversely,…

Vì Part 4 có cấu trúc và các dạng câu hỏi giống với Part 3 nên thí sinh có thể áp dụng chiến lược làm bài tương tự.

Ví dụ:

1. What is the purpose of the message?

(A) Changes to a cleaning appointment
(B) A request to pay for a service
(C) An issue with carpet cleaning
(D) Information about a cancellation policy

2. What is the rescheduled date?

(A) Friday afternoon
(B) Friday morning
(C) Saturday afternoon
(D) Saturday morning

3. Who is most likely speaking?

(A) A hotel receptionist
(B) A cleaning service representative
(C) An apartment manager
(D) A repair technician

Audio script:

Hi Mr. Anderson, this is Sarah from FreshHome Cleaning Services calling to update you on your booking. The deep cleaning for your apartment was originally scheduled for Friday afternoon, but we’ve had a cancellation, and we can now come by tomorrow morning if that works for you. Let us know if you’d like to reschedule. Otherwise, we’ll stick with the original time. Also, please confirm if you’ll need additional carpet cleaning services, as that wasn’t included in your initial request.

Bước 1: Các từ khoá appointment, service, cancellation, rescheduled,… cho biết đây là bài nói liên quan đến cuộc hẹn của một dịch vụ nào đó.

Bước 2:

1. What is the purpose of the message?

(A) Changes to a cleaning appointment
(B) A request to pay for a service
(C) An issue with carpet cleaning
(D) Information about a cancellation policy

2. What is the rescheduled date?

(A) Friday afternoon
(B) Friday morning
(C) Saturday afternoon
(D) Saturday morning

3. Who is most likely speaking?

(A) A hotel receptionist
(B) A cleaning service representative
(C) An apartment manager
(D) A repair technician

Bước 3:

Câu 1: Ở đầu đoạn hội thoại, người nói giới thiệu rằng cô ấy gọi để cập nhật về việc đặt lịch dọn dẹp (“update you on your booking”), khớp với phương án A nên A là đáp án đúng. Câu C chỉ đề cập về dịch vụ vệ sinh thảm (“carpet cleaning”) là một chi tiết nhỏ, và câu D không được đề cập dù có từ khoá tương tự (“service” và “cancellation”).

Câu 2: Người nói cho biết việc dọn dẹp sâu (“cleaning”) ban đầu được lên lịch vào chiều thứ Sáu (“Friday afternoon”), nhưng họ có thể dọn vào sáng ngày mai do có một lịch hủy (“we’ve had a cancellation, and we can now come by tomorrow morning”). Như vậy, đáp án đúng là B (“Friday morning”). Câu A là thời gian ban đầu, không phải thời gian đã điều chỉnh. Câu C và D trộn lẫn thông tin giữa ngày ban đầu và ngày được dời nên không đúng.

Câu 3: Người nói tự giới thiệu là Sarah từ FreshHome Cleaning Services và nội dung cuộc gọi liên quan đến đặt lịch dọn dẹp. Điều này khớp với phương án B (“A cleaning service representative”). Câu A (“A hotel receptionist”), C (“An apartment manager”), và D (“A repair technician”) không đúng vì không liên quan đến ngữ cảnh.

Đọc thêm: Các dạng câu hỏi trong Listening TOEIC Part 4 và cách giải quyết

Thang điểm TOEIC Listening

Điểm TOEIC Listening được tính dựa trên dựa trên số câu trả lời đúng của thí sinh. Tổng số câu đúng được quy đổi thành một điểm số trên thang 5-495, bài làm sẽ không bị trừ điểm nếu đáp án sai.

Các bài thi có thể có độ khó khác nhau nên phương pháp quy đổi điểm cũng được điều chỉnh dựa trên mỗi đợt thi để đảm bảo điểm số của toàn bộ thí sinh là tương đương nhau cũng như phản ánh đúng năng lực tiếng Anh của thí sinh. Vì vậy, ban tổ chức của kỳ thi không công bố cách quy đổi điểm số chính thức.

Theo sách New Economy TOEIC LC 1000 của tác giả Lee Ki Taek (2018) [2], người học có thể tham khảo bảng quy đổi sau, qua đó ước tính số lượng câu cần trả lời đúng để đạt được điểm số mục tiêu của mình:

Bảng điểm quy đổi TOEIC Listening
Bảng quy đổi điểm TOEIC Listening

Theo ETS® [3], cùng với phần Reading, điểm TOEIC Listening có thể được quy đổi theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR), với điểm số tối thiểu của mỗi phần như sau:

Tổng điểm tối thiểu

Điểm TOEIC Listening tối thiểu

Điểm TOEIC Reading tối thiểu

CEFR

945

490

455

C1

785

400

385

B2

550

275

275

B1

225

110

115

A2

120

60

60

A1

Xem chi tiết: Thang điểm TOEIC - Hướng dẫn cách tính & quy đổi điểm TOEIC mới nhất 2025

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu tổng quan về bài thi TOEIC Listening cũng như cấu trúc chi tiết của mỗi phần. Người học có thể tham khảo những phương pháp làm bài trên và thang điểm quy đổi để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp nhất cho bản thân.

Nếu người học mong muốn nâng cao điểm số TOEIC một cách hiệu quả, khóa học TOEIC tại ZIM chính là lựa chọn phù hợp. Với lộ trình học cá nhân hóa, khóa học giúp tiết kiệm 80% thời gian tự học và cam kết đầu ra cho cả 4 kỹ năng. Liên hệ hotline 1900-2833 (nhánh số 1) hoặc chat tư vấn nhanh ở góc dưới màn hình để được giải đáp chi tiết.


ETS and TOEIC are registered trademarks of ETS. This product is not endorsed or approved by ETS.

Tham vấn chuyên môn
Võ Thị Hoài MinhVõ Thị Hoài Minh
GV
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngôn ngữ Anh. Điểm chứng chỉ: TOEIC LR 990/990, TOEIC SW 360/400. Có 8 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh (từ năm 2016). Trong thời gian làm việc tại ZIM, đã và hiện đang giảng dạy và tham gia các dự án nghiên cứu và thiết kế chương trình học TOEIC, TAGT, sản xuất đề thi thử và viết các đầu sách về TOEIC. Triết lý giáo dục chú trọng vào việc nhận diện và phát huy năng lực của mỗi học viên, khám phá những điểm mạnh và điểm yếu của họ để từ đó có thể hỗ trợ họ đạt mục tiêu mà họ muốn. Tôi hướng đến tạo một không gian học tập thân thiện và cởi mở, nhưng cũng duy trì tính kỷ luật và sự tổ chức. Phương pháp giảng dạy của tôi là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của vấn đề để áp dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...