10 phút cuối giờ IELTS Writing: Đọc lại bài sao cho hiệu quả? - Phần 1

Đọc - xem lại bài là một trong những bước có thể bị người học xem nhẹ, hay thậm chí là bỏ qua trong khi viết luận nói chung và IELTS Writing nói riêng. Ở các trình độ thấp, người học thường tập trung vào việc làm thế nào để viết xong bài, còn người học ở trình độ cao lại thường mất nhiều thời gian để trau chuốt ý tưởng, từ ngữ và diễn đạt trong lúc viết và viết xong ngay đúng lúc hết giờ.
author
Bùi Minh Hoàng
06/02/2023
10 phut cuoi gio ielts writing doc lai bai sao cho hieu qua phan 1

Tuy nhiên, để có thể tối đa hóa mức điểm có thể đạt được trong IELTS Writing, người học cần phải đảm bảo bài viết không mắc phải những lỗi không đáng có. Vì thế, kĩ năng đọc và kiểm tra lại bài là tối quan trọng. Và như mọi kĩ năng khác, để đọc kiểm hiệu quả trong phòng thi IELTS Writing, bạn cần có một chiến lược hợp lí và sự luyện tập từ trước.

Là phần 1 của hai bài viết về kĩ năng đọc và kiểm tra lại bài IELTS Writing, bài viết này sẽ hướng dẫn và đưa ra chiến lược cụ thể giúp bạn cải thiện kĩ năng đọc kiểm tra nội dung và sắp xếp ý cả trong quá trình học và trong phòng thi.

Key takeaways

  • Nên dành tối thiểu 3 - 4 phút để đọc lại và kiểm tra lỗi bài task 1, và 4 - 6 phút để đọc lại bài viết task 2

  • Đọc lại bài bao gồm đọc kiểm tra nội dung và sắp xếp ý, và đọc kiểm tra từ vựng và ngữ pháp.

  • Đọc kiểm tra nội dung và sắp xếp ý giúp tối đa hóa band điểm Task Achievement/Task Response và Coherence & Cohesion trong IELTS Writing.

  • Người viết cần kiểm tra bài viết đã làm đúng và hoàn thành yêu cầu đề bài hay chưa, và bài viết đã có tính mạch lạc và liên kết về ý và ngôn ngữ sử dụng hay chưa.

đoc-lai-bai-sao-cho-hieu-quaNên dành bao nhiêu thời gian để đọc lại bài?

Trong IELTS Writing, sau khi viết xong bài, người viết nên dành ít nhất từ 3 tới 4 phút cho việc đọc lại và kiểm tra lỗi bài task 1, và ít nhất từ 4-6 phút để đọc lại bài viết task 2. Lý tưởng nhất là khi người viết có thể dành khoảng 10 phút cuối giờ để đọc lại, kiểm tra và chữa lỗi sai trong bài viết của mình.

Tuy nhiên, đảm bảo được điều này trong phòng thi không phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy, người viết nên có chiến lược và luyện tập quản lý thời gian viết trong quá trình ôn thi.

Xem thêm: Làm sao để phân chia thời gian cho IELTS Writing Task 2 hiệu quả?

Trong khoảng thời gian đó, với mỗi bài ở mỗi task, có ba bước chính mà người viết cần làm:

  • (1) Đọc để kiểm tra nội dung và sắp xếp ý.

  • (2) Đọc kiểm ngữ pháp và từ vựng.

  • (3) Sửa lỗi.

Trong đó, bước (1) trực tiếp cải thiện bài viết cho tiêu chí Task achievement/Task responseCoherence & cohesion, còn bước (2) giúp tối đa hóa mức điểm bài viết có thể đạt được cho hai tiêu chí Lexical resourceGrammatical range and accuracy.

Mỗi tiêu chí đều đóng vai trò 25% quan trọng như nhau tới mức điểm IELTS Writing mà người học có thể đạt được, vì vậy không nên lơ là, bỏ qua dù chỉ một trong bốn tiêu chí này.

Bài viết này tập trung bàn về bước đọc kiểm tra nội dung và sắp xếp ý. Ở bài viết phần 2, bước đọc kiểm tra từ vựng và ngữ pháp sẽ được bàn luận chi tiết hơn.

Bổ sung thêm các kiến thức Boost điểm thi writing đạt tối đa:

nen-danh-bao-nhieu-thoi-gian-de-doc-lai-baiĐọc kiểm tra nội dung và sắp xếp ý

Trong viết học thuật nói chung, đọc lại và kiểm tra tính liên kết về mặt ngữ (revise for cohesion) và ý (revise for coherence) là một bước quan trọng để bài viết được mạch lạc và trôi chảy.

Vì vậy, trong lượt đọc lại bài đầu tiên, ngoài kiểm tra lại bài viết của mình đã đạt tiêu chí Task achievement cho Task 1/Task response cho Task 2 hay chưa, người viết cũng nên chú ý tới tính liên kết về mặt ý nghĩa (Coherence) và ngôn ngữ (Cohesion) từ cấp độ câu cho tới đoạn.

đoc-kiem-tra-noi-dung-va-sap-xep-yKiểm tra Task achievement/Task response

Với bài IELTS Writing Task 1, để đảm bảo tiêu chí Task achievement, người viết cần kiểm tra bài viết đã:

  • Đạt độ dài tối thiểu (150 từ) hay chưa?

  • Đã có một bố cục rõ ràng và chia đoạn phù hợp hay chưa?

  • Đã nêu rõ được những điểm nổi bật nhất từ dữ liệu được cho hay chưa?

  • Đã tóm tắt, cung cấp đầy đủ, chính xác số liệu hoặc thông tin từ đề bài kèm lời giải thích rõ ràng hay chưa?

Với bài IELTS Writing Task 2, /Task response, người viết cần soi chiếu vào bài viết của mình để tự trả lời các câu hỏi:

  • Bài viết đã đạt độ dài tối thiểu (250 từ) hay chưa?

  • Đoạn mở bài (introduction) đã nêu rõ chủ đề và quan điểm được chứng minh trong bài hay chưa? Đoạn kết đã chốt lại quan điểm đó một cách rõ ràng hay chưa?

  • Bài viết đã trả lời đầy đủ các phần của câu hỏi, hay các vấn đề được đưa ra trong đề bài hay chưa?

  • Bài viết đã đưa ra luận điểm liên quan tới câu hỏi hay chưa?

  • Ngoài ra, người viết

    thường có đưa ra những ý chính liên quan tới câu hỏi nhưng một số ý chưa được triển khai rõ ràng và cụ thể. Vì vậy, để đạt mức điểm cao, người viết cũng cần kiểm tra: Với mỗi luận điểm

    đã có lý lẽ, dẫn chứng hay ví dụ cụ thể để chứng minh cho luận điểm hay chưa?

Kiểm tra Cohesion

Tính liên kết về mặt ngôn ngữ (cohesion) là khi các phương tiện ngôn ngữ (ngữ pháp và từ vựng) được sử dụng một cách phù hợp, linh hoạt và hiệu quả để kết nối và đảm bảo sự mạch lạc giữa các đơn vị ngôn ngữ, cụ thể là giữa các mệnh đề, giữa các câu, và giữa các đoạn văn lại thành một bài hoàn chỉnh.

Khi đọc lại bài, người viết cần kiểm tra xem các câu văn trong bài viết của mình được kết nối với nhau bằng các từ nối và quan hệ từ, hoặc từ thay thế và từ trích dẫn một cách chính xác và hợp lý hay chưa.

Ví dụ:

One of the biggest benefits of living in urban areas is having easier access to more educational opportunities. As a matter of fact, the majority of good schools, universities, and training centers are located in the cities. People living in a city can thus have a wide range of choices in terms of their education. For example, young people can either choose to attend university or a short vocational training course to prepare themselves to work immediately. This also explains why a lot of young people migrate from rural areas to cities.

ikiem-tra-cohesionMột lưu ý nhỏ được gợi ý từ tài liệu của Duke Writing Studio mà người học có thể áp dụng để tăng tính liên kết về ngôn ngữ chính là nhắc đến nội dung cũ ở đầu câu, và đưa ra nội dung mới ở cuối mỗi câu.

Ví dụ:

Another benefit of living in the cities is good healthcare services. These include the many hospitals and clinical centers with great medical staff and equipment. Skilled doctors and nurses also tend to prefer working in cities rather than in other areas.

Kiểm tra Coherence

Tính liên kết về mặt ý nghĩa (Coherence) là khi bài viết được xây dựng một cách logic và thống nhất, các câu và đoạn được phát triển theo một chiều tư duy rõ ràng, kết nối.

Cụ thể hơn, trong một bài luận có tính liên kết về mặt ý nghĩa, các đoạn văn đều phải có một vai trò nhằm đưa ra và làm rõ chủ đề, quan điểm chính của bài viết.

Mỗi đoạn văn thường nên tập trung giải quyết một luận điểm, và mỗi câu trong đoạn đó phải được sắp xếp sao cho thông tin và ý tưởng sao cho logic, đóng góp vào chứng minh luận điểm chính của đoạn.

Khi đọc lại bài, người viết cần kiểm tra xem các câu văn trong bài viết của mình đã có ý nghĩa (topic/point) rõ ràng chưa, và các ý của các câu đã được sắp xếp theo một trình tự logic hay chưa. Nếu những tiêu chí đó được đảm bảo, người đọc có thể nhanh chóng hiểu được chủ đề - luận điểm của đoạn văn.

Một đoạn văn với những câu văn rời rạc về ý nghĩa sẽ khiến người đọc bị phân tán sự chú ý tới những thông tin không quan trọng, và cảm thấy khó hiểu được thông điệp chính mà người viết muốn truyền tải qua đoạn văn đó.

Tài liệu của Duke Writing Studio đã đưa ra một đoạn văn bản ví dụ cho trường hợp tính liên kết về mặt ngữ được đảm bảo, nhưng tính liên kết về mặt nghĩa lại bị “bỏ quên”:

Ví dụ:

“As a reminder, please promptly return the lecture notes you borrowed. Slide the notes under my door if I’m not there. I may become agitated if you are late, much like my uncle Chester after several eggnogs on Christmas Eve. Most Christmases I liked to stay up and open my stockings after midnight. Staying up late was very exciting and would be repeated a week later at New Year’s. So would Uncle Chester’s disgraceful behavior.”

Trong ví dụ này, mỗi câu văn được liên kết với câu trước và câu sau nó (bằng từ nối, từ thay thế và lặp lại, cũng như ứng dụng mẹo mở đầu câu bằng thông tin cũ và kết thúc câu với thông tin mới).

Tuy nhiên, đoạn văn bản lại thiếu tính liên kết về mặt nội dung, khi mà mỗi câu lại đề cập tới những ý rời rạc với nhau. Sau khi đọc xong, người đọc không hiểu được người viết muốn nói gì - đòi lại tài liệu, kể về thói quen dịp giáng sinh, hay than thở về ông chú tên Chester.

kiem-tra-coherenceTổng kết

Tóm lại, khi đọc kiểm tra nội dung và sắp xếp ý, người viết có thể đặt cho mình những câu hỏi sau:

  • Bài viết đã đề cập trực tiếp tới chủ đề trong câu hỏi và giải quyết các yêu cầu trong đề hay chưa?

  • Mỗi đoạn văn của bài đã đảm bảo tính thống nhất và liền mạch về ý chưa?

  • Mỗi câu văn đã liên quan tới chủ đề của bài và chứng minh luận điểm của từng đoạn hay chưa?

  • Giữa các câu văn đã có sử dụng từ nối/quan hệ từ/từ thay thế/từ trích dẫn để kết nối các ý hay chưa?

  • Trong bài có đang lặp ý ở đâu không?

  • Thông tin và ý đưa ra có bị diễn đạt lòng vòng, khó hiểu, hay đã rõ ràng, trực tiếp, súc tích rồi?

tong-ket-đoc-lai-bai-sao-cho-hieu-quaKhi đọc lại bài trong phòng thi, người viết có thể nhanh chóng sửa và cải thiện tính mạch lạc về ngôn ngữ (Cohesion), nhưng để cải thiện yếu tố Task achievement cho Task 1/Task response cho Task 2 và tính liên kết về ý (Coherence) lại khó hơn vì hạn chế thời gian.

Vì thế, những tips trên nên được người học áp dụng ngay trong quá trình học và chuẩn bị cho bài thi IELTS Writing.

Sự hoàn hảo đến từ luyện tập (Practice makes perfect!), một khi người học đã chú tâm cải thiện khả năng giải quyết yêu cầu của đề viết và tự nhìn ra - sửa lỗi để cải thiện tính coherence ngay từ khi học và luyện viết, thì về sau bài viết sẽ thường đạt được những tiêu chí này ngay từ khi viết ra. Bước đọc lại trong phòng thi sẽ chỉ mang tính chất xác nhận mà không cần quá nhiều chỉnh sửa nữa.

Bài viết phần hai của series 10 phút cuối giờ IELTS Writing: Đọc lại bài sao cho hiệu quả? sẽ tập trung phân tích và đưa ra phương pháp thực hiện bước Đọc kiểm tra ngữ pháp và từ vựng, cũng như chỉ ra mười lỗi thường gặp nhất trong IELTS Writing, từ đó tối ưu hóa band điểm các tiêu chí Lexical resource và Grammatical range and accuracy.

Nguồn tham khảo:

Improving Cohesion.” The University of Melbourne, https://students.unimelb.edu.au/academic-skills/explore-our-resources/essay-writing/improving-cohesion

Revising for Style: Cohesion and Coherence.” Writing Studio - Duke University, https://twp.duke.edu/sites/twp.duke.edu/files/file-attachments/cohesion-coherence.original.pdf

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS, việc ôn luyện đúng và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Tham khảo khóa học IELTS để đẩy nhanh quá trình học hiệu quả nhất.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu