Banner background

3 cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 3

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho thí sinh 3 cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 3 kèm theo việc phân tích ví dụ để thí sinh có thể thực hành và áp dụng vào câu trả lời của bản thân.
3 cach phat trien cau tra loi ielts speaking part 3

Một trong những phần khó khăn khi trả lời IELTS Speaking Part 3 của nhiều thí sinh đó là không biết nên trả lời câu hỏi như thế nào hay chưa phát triển được ý tưởng để trả lời. Bởi vì khác với nội dung của Part 1 và Part 2, các câu hỏi của Part 3 sẽ liên quan đến các vấn đề của xã hội, những vấn đề mà đôi khi thí sinh chưa nghĩ đến bao giờ. Mặc dù đối mặt với khó khăn như vậy, thí sinh không thể lặng im mà cần phải trả lời từng câu hỏi trong phần này. Ngoài ra, một số thí sinh còn có lầm tưởng rằng cần trả lời câu hỏi một cách khoa học và chính xác, do đó tâm lý và tinh thần của thí sinh bị ảnh hưởng khiến cho mạch lạc của câu trả lời chưa được tốt. Nhằm giúp thí sinh tháo gỡ phần nào khó khăn này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho thí sinh 3 cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 3 kèm theo việc phân tích ví dụ để thí sinh có thể thực hành và áp dụng vào câu trả lời của bản thân.

Key takeaways

1. Giới thiệu về IELTS Speaking Part 3: kéo dài trong khoảng 4-5 phút bao gồm 2-3 câu hỏi, là cuộc thảo luận 2 chiều giữa giám khảo và thí sinh về chủ đề ở Part 2 với những câu hỏi có chiều sâu, liên quan đến các vấn đề của xã hội.

2. Các dạng câu hỏi trong IELTS Speaking Part 3 bao gồm: 

  • Opinion: What do you think about ‘this’?

  • Evaluate: What do you think about someone else’s opinion?

  • Future: What do you think will happen in the future?

  • Cause and Effect: What caused ‘this’ and/or what effects have ‘it’ had?

  • Compare and Contrast: Talk about the difference and/or similarities between two things.

  • Past: How were things different in the past and how have they changed?

3. 3 cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 3 kèm theo ví dụ minh hoạ:

  • Phương pháp 5W1H (What, Where, When, Why và How) kèm theo cách áp dụng trả lời câu hỏi “What’s the best way to gain experience in life?”

  • Cấu trúc trả lời: Answer -Illustration - Example - Conclusion (Trả lời - Minh họa - Ví dụ - Kết luận) kèm theo cách áp dụng trả lời câu hỏi “Why do some companies ask their staff to wear uniforms?”

  • Cấu trúc trả lời: Point - Demonstration - Further comment (Luận điểm - Chứng minh - Nhận xét thêm) kèm theo cách áp dụng trả lời câu hỏi “What is the difference between the way children learn and the way adults learn?”

Giới thiệu về IELTS Speaking Part 3

Phần thi này giống như 1 cuộc thảo luận 2 chiều giữa thí sinh và giám khảo, từ đó thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để thảo luận sâu hơn về những vấn đề mang tính xã hội. Nội dung của Part 3 là chủ đề được nhắc tới ở Part 2 nên các câu hỏi trong phần thi này sẽ liên quan đến chủ đề của Part 2. Phần thi này sẽ bao gồm 2-3 câu hỏi và kéo dài trong vòng 4-5 phút.

Tìm hiểu thêm về IELTS Speaking Part 3 nói riêng và bài thi IELTS Speaking nói chung tại bài viết: Cấu trúc đề thi IELTS Speaking và các chủ đề thường gặp

6 dạng câu hỏi phổ biến trong IELTS Speaking Part 3

1. Opinion: What do you think about ‘this’?

Những câu hỏi này yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm cá nhân: đồng ý hoặc không đồng ý đối với một ý kiến, quan điểm nào đó. 

Ví dụ: 

  • In your opinion, do you think adults always make better decisions than children?

  • Do you think cars should be banned from city centers?

2. Evaluate: What do you think about someone else’s opinion?

Thí sinh được yêu cầu trình bày đánh giá về sự cần thiết hay tầm quan trọng, tính khả thi của một vấn đề nào đó.

Ví dụ:

3-cach-phat-trien-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-3-eating-out

  • Why do some people enjoy eating out while others do not?

  • Why do you think some people prefer not to go abroad on holidays?

3. Future: What do you think will happen in the future?

Những câu hỏi này yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm về một vấn đề, sự kiện có thể xảy ra ở tương lai

Ví dụ: 

  • What will cars look like in the future?

  • Do you think the climate will be hotter in the future?

4. Cause and Effect: What caused ‘this’ and/or what effects have ‘it’ had?

Thí sinh được yêu cầu trình bày các ảnh hưởng, tác động của một đối tượng đối với đối tượng khác. Ngoài ra, dạng câu hỏi này còn bao gồm những câu hỏi có nội dung ‘đối tượng A là giải pháp cho 1 vấn đề nào đó’ vì việc tác động/ ảnh hưởng của đối một đối tượng lên đối tượng khác thì mới có thể góp phần giải quyết vấn đề.

Ví dụ: 

  • How does advertising influence children?

  • What are the effects of global warming?

5. Compare and Contrast: Talk about the difference and/or similarities between two things.

Những câu hỏi này yêu cầu thí sinh phân biệt 2 đối tượng khác nhau bao gồm phân tích việc giống và khác nhau.

Ví dụ: 

  • What’s the difference between films and books?

  • What’s the difference between men and women’s conversation?

6. Past: How were things different in the past and how have they changed?

Thí sinh được yêu cầu phải so sánh một hoặc nhiều đối tượng trong quá khứ và hiện tại, nêu ra sự thay đổi theo thời gian của một chủ thể nhất định. 

Ví dụ: 

  • How has teaching changed in your country over the past few decades?

  • What is the difference between the games people play now and in the past?

Đọc thêm: 3 cách thức tư duy câu trả lời IELTS Speaking Part 3

3 cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 3 

1. Phương pháp 5W1H

Phương pháp này là viết tắt của What, Where, When, Why và How. Từ những từ hỏi này, thí sinh có thể áp dụng để đặt những câu hỏi có chiều sâu đối với câu hỏi giám khảo đưa ra. Trong những câu hỏi trên, câu hỏi Why (tại sao) là một trong những hướng đi giúp thí sinh có thể khai thác được ý tưởng của bản thân. 

Áp dụng cách trên để phát triển ý cho câu trả lời:

Câu hỏi: What’s the best way to gain experience in life?

  • What: do some experimentations/ take risks and random decisions (Dịch: thực hiện một số thử nghiệm/ chấp nhận rủi ro và những quyết định ngẫu nhiên)

  • Where: in any situation we face up with (Dịch: trong mọi tình huống chúng ta phải đối mặt với)

  • Who: friends, partners in work, family, lover (Dịch: bạn bè, đối tác trong công việc, gia đình, người yêu)

  • When: real-life situations (Dịch: tình huống thực tế)

  • How: take risks, random decisions even know that we would probably fail (Dịch: chấp nhận rủi ro, quyết định ngẫu nhiên thậm chí biết rằng chúng ta có thể sẽ thất bại)

  • Why: make experimentations or make random decisions -> can reflect on the outcomes or experiences even fail or succeed, when face the same kinds of situation in the future -> exactly know what to do to get the best possible results (Dịch: thực hiện thử nghiệm hoặc đưa ra quyết định ngẫu nhiên -> có thể phản ánh kết quả hoặc trải nghiệm thậm chí thất bại hay thành công, khi đối mặt với những tình huống tương tự trong tương lai -> biết chính xác phải làm gì để đạt được kết quả tốt nhất có thể)

Câu trả lời hoàn chỉnh:  Well, in my opinion, one of the best way to gain experience is to do some experimentations, take some calculated risks and then random decisions even know that we would probably fail in some real-life situations. When we make those little experimentations or random decisions, we can learn from experience, whether we fail or succeed. As a result, when we face the same kinds of situations in the future, we may know exactly from our previous experiences as to what kinds of adjustments are needed, if any at all, in order to get the best possible results. If we never try, we will never know what we are good at and without trying we can never gain any experience. 

(Dịch: Theo tôi, một trong những cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm là thực hiện một số thử nghiệm, chấp nhận một số rủi ro được tính toán và sau đó đưa ra các quyết định ngẫu nhiên, thậm chí biết rằng chúng ta có thể sẽ thất bại trong một số tình huống thực tế. Khi chúng ta thực hiện những thử nghiệm nhỏ hoặc quyết định ngẫu nhiên đó, chúng ta có thể học hỏi từ kinh nghiệm, cho dù chúng ta thất bại hay thành công. Kết quả là, khi đối mặt với những tình huống tương tự trong tương lai, chúng ta có thể biết chính xác từ kinh nghiệm trước đây của mình về những loại điều chỉnh nào là cần thiết, nếu có, để có được kết quả tốt nhất có thể. Nếu chúng ta không bao giờ cố gắng, chúng ta sẽ không bao giờ biết chúng ta giỏi cái gì và nếu không cố gắng chúng ta sẽ không bao giờ có được bất kỳ kinh nghiệm nào.)

Lưu ý: Thí sinh không cần phải trả lời câu hỏi IELTS Speaking Part 3 có chứa tất cả các câu hỏi dạng 5W1H, đây chỉ là cách giúp thí sinh phát triển ý tưởng tốt hơn. Thí sinh chỉ nên lựa chọn ý tưởng phù hợp, việc trả lời quá dài sẽ khiến cho câu trả lời trở nên dài dòng, lan man. Thậm chí giám khảo sẽ cắt ngang câu trả lời khi cần thiết làm ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh trong lúc thi.

Phương pháp này cũng được áp dụng cho bài thi IELTS Speaking Part 2, đọc thêm: 

2. Cấu trúc Answer - Illustration - Example - Conclusion

Cách áp dụng cấu trúc như sau:

  • Answer (trả lời): Trả lời ý kiến trực tiếp đối với câu được hỏi

  • Illustration (minh họa): Diễn đạt, mở rộng câu trả lời bằng những luận điểm, quan điểm hoặc hướng đến một đối tượng cụ thể liên quan đến câu hỏi.

  • Example (ví dụ): Cung cấp ví dụ để trực quan để chứng minh và minh hoạ cho câu trả lời, ví dụ cần cụ thể vào một nhóm đối tượng nhất định để dễ liên hệ và theo dõi cho cả thí sinh lẫn giám khảo chấm thi.

  • Conclusion (kết luận): Đây là bước không bắt buộc dùng để đóng lại câu trả lời. Ở câu này, thí sinh có thể dùng giọng điệu trầm và từ từ nhằm thông báo về sự kết thúc câu trả lời của mình dành cho ban giám khảo.

Áp dụng cách trên để phát triển ý cho câu trả lời:

Câu hỏi: Why do some companies ask their staff to wear uniforms? 

 3-cach-phat-trien-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-3-wear-uniforms

  • Answer: ensure uniformity across all levels of their staff (Dịch: đảm bảo tính đồng nhất trên tất cả các cấp độ nhân viên của họ)

  • Illustration: identify, boost morale at all levels of their staff (Dịch: nhận diện, thúc đẩy tinh thần ở tất cả các cấp của nhân viên của họ)

  • Example: lower and high level employee wear the same kinds of clothes -> they both contribute equally for the profit of the company (Dịch: nhân viên cấp dưới và cấp cao mặc những loại quần áo giống nhau -> cả hai đều đóng góp như nhau cho lợi nhuận của công ty)

  • Conclusion: one of the most important reasons (Dịch: một trong những lý do quan trọng nhất)

Câu trả lời hoàn chỉnh: Companies generally ask their staff to wear uniforms mainly since they desire to ensure uniformity across all levels of their staff. This is done either to help employees identify with their companies or to boost morale at all levels of their staff. For example, if a lower-level employee at a company finds that he and the CEO are wearing the same kinds of clothes, the lower-level staff feel that he is no less than his CEO and that both contribute equally to the profit of the company. That is one of the most important reasons why many companies want their employees to wear uniforms at work. 

(Dịch: Các công ty thường yêu cầu nhân viên của họ mặc đồng phục chủ yếu vì họ muốn đảm bảo sự đồng nhất giữa tất cả các cấp của nhân viên. Điều này được thực hiện để giúp nhân viên nhận diện với công ty của họ hoặc thúc đẩy tinh thần ở tất cả các cấp của nhân viên của họ. Ví dụ: nếu một nhân viên cấp dưới của một công ty thấy rằng anh ta và Giám đốc điều hành mặc cùng một loại quần áo, thì nhân viên cấp dưới cảm thấy rằng anh ta không kém gì Giám đốc điều hành của mình và cả hai đều đóng góp như nhau vào lợi nhuận của Công ty. Đó là một trong những lý do quan trọng nhất tại sao nhiều công ty muốn nhân viên của họ mặc đồng phục tại nơi làm việc.)

3. Cấu trúc Point - Demonstration - Further comment

Cách áp dụng cấu trúc như sau:

  • Point (Luận điểm): Đưa ra quan điểm của bản thân đối với câu hỏi

  • Demonstration (chứng minh): Diễn giải những lý do bảo vệ quan điểm của bản thân, bằng các luận có liên quan trực tiếp.

  • Further comment (Nhận xét thêm): Đưa ra nhận xét tổng quan, khái quát về vấn đề được hỏi. 

Áp dụng cách trên để phát triển ý cho câu trả lời:

Câu hỏi: What is the difference between the way children learn and the way adults learn?

3-cach-phat-trien-cau-tra-loi-ielts-speaking-part-3-learn

  • Point: fundamentally different ways (dịch: những cách khác nhau về cơ bản)

  • Demonstration: Adults: self-learners and decide what is important to be learned/challenge information and accept them ; Children: depend on teachers/ accept the information presented to them (dịch: Người lớn: tự học và quyết định điều gì là quan trọng cần học/thách thức thông tin và chấp nhận chúng; Trẻ em: phụ thuộc vào giáo viên/chấp nhận thông tin được trình bày cho chúng)

  • Further comment: children are usually motivated to learn but adults are more interested in what they learn. (dịch: trẻ em thường có động lực để học nhưng người lớn quan tâm hơn đến những gì chúng học được.)

Câu trả lời hoàn chỉnh: 

Children and adults learn in fundamentally different ways. Adults are self-learners and decide what is vital to be learned next while young students are dependent on their teachers for the next lessons, assignments, and subjects. Usually, children tend to accept the information presented to them, based on their face values because they have no or very little experience upon which to draw (any conclusion) while adults often try to challenge information and accept them only after validating them in the light of their beliefs and experience. Finally, children are usually motivated to learn due to rewards or punishment, but adults tend to learn because of their interests.

(Dịch: Trẻ em và người lớn học theo những cách cơ bản khác nhau. Người lớn là những người tự học và quyết định điều gì quan trọng sẽ được học tiếp theo trong khi học sinh nhỏ tuổi phụ thuộc vào giáo viên của họ cho các bài học, bài tập và môn học tiếp theo. Thông thường trẻ em có xu hướng chấp nhận thông tin được trình bày cho chúng, dựa trên các giá trị của chúng bởi vì chúng không có hoặc có rất ít kinh nghiệm để rút ra (bất kỳ kết luận nào) trong khi người lớn thường cố gắng thách thức thông tin và chỉ chấp nhận sau khi xác nhận chúng dưới góc độ niềm tin và kinh nghiệm của họ. Cuối cùng, trẻ em thường có động cơ học tập do phần thưởng hoặc hình phạt, nhưng người lớn có xu hướng học vì hứng thú của họ.)

Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo thêm cách trả lời IELTS Speaking Part 3 theo cấu trúc A.R.E.A, cụ thể là:

  •  A= Answer (trả lời): Trả lời ý kiến trực tiếp đối với câu được hỏi, không nhất thiết phải paraphrase (diễn đạt lại ý) câu hỏi một cách dài dòng.

  • R = Reason (lý do): Trình bày lý do bảo vệ quan điểm của bản thân, bằng các luận có liên quan trực tiếp, không nên đưa các ví dụ gián tiếp hay sử dụng lối diễn đạt ẩn dụ và dài dòng làm cho câu trả lời trở nên khó hiểu.

  • E  = Example (ví dụ): Cung cấp ví dụ để trực quan để chứng minh và minh hoạ cho câu trả lời, ví dụ cần cụ thể vào một nhóm đối tượng nhất định để dễ liên hệ và theo dõi cho cả thí sinh lẫn giám khảo chấm thi.

  • A = Alternatives (thay thế): Đây là bước không bắt buộc, thí sinh có thể linh hoạt sử dụng tuỳ vào nội dung câu hỏi. Thí sinh có thể đưa ra ý kiến tranh luận hoặc phản bác cho câu hỏi. 

Đọc thêm: Phương pháp A.R.E.A là gì và ứng dụng vào câu trả lời IELTS Speaking Part 3

Tổng kết

Bên cạnh việc trau dồi từ vựng, ngữ pháp và phát âm tốt, việc xây dựng cách trả lời sao cho logic, hợp lý sẽ giúp thí sinh nâng cao band điểm trong tiêu chí trôi chảy và mạch lạc của mình. Hy vọng rằng 3 cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 3 được đề cập trong bài sẽ giúp thí sinh xây dựng được các câu trả lời với hệ thống quan điểm rõ ràng và dễ hiểu.

Thí sinh có thể tham khảo thêm những câu trả lời mẫu cũng như thực hành trả lời các câu hỏi IELTS Speaking Part 3 tại bài viết: IELTS Speaking Part 3: Questions with Answers

Đoàn Thị Huyền Trâm

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...