Banner background

4 quan niệm sai lầm khi học tiếng Anh của người Việt và cách khắc phục

Chỉ ra những sai lầm khi học tiếng Anh của người Việt, làm rõ lợi ích thực sự và đối tượng phù hợp trong việc cải thiện trình độ tiếng Anh.
4 quan niem sai lam khi hoc tieng anh cua nguoi viet va cach khac phuc

Do tầm quan trọng không thể phủ nhận của Tiếng Anh trong công việc và đời sống ngày nay, rất nhiều người Việt Nam đầu tư thời gian và tâm sức để trau dồi ngoại ngữ này. Mỗi người thường sẽ có những thói quen học Tiếng Anh riêng. Tuy nhiên, xuất phát từ việc nghe theo những phương pháp học tập được truyền miệng mà không thực sự hiểu rõ động lực đằng sau nó, một số người học thường không cải thiện trình độ tiếng Anh như mong muốn, dẫn đến bản thân dễ rơi vào tình trạng hoang mang, chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sai lầm khi học tiếng Anh của người Việt. Đồng thời, tác giả cũng sẽ làm rõ lợi ích thực sự và phạm vi đối tượng phù hợp với những thói quen này.

Học Tiếng Anh thông qua phim ảnh và âm nhạc có thực sự hiệu quả?

Đa số những người học Tiếng Anh đều cho rằng phim ảnh và âm nhạc có thể giúp họ cải thiện trình độ tiếng Anh một cách hiệu quả mà không nhàm chán. Thực tế, không thể phủ nhận những lợi ích mà phương pháp “vừa xả hơi, vừa học" này mang lại như cung cấp vốn từ vựng phong phú và có tính ứng dụng cao, giúp người học lắng nghe và luyện tập theo cách phát âm và thể hiện ngữ điệu của người bản xứ một cách thụ động. 

Tuy nhiên, người học Tiếng Anh bằng phương pháp này cần trải qua một thời gian đủ dài để thực sự nhận thấy được sự tiến bộ của chính mình, do đó không phải ai cũng phù hợp với cách học trên. 

Thông thường, trẻ em dưới 12 tuổi là nhóm đối tượng phù hợp nhất với cách học thụ động này bởi vì chúng có thói quen bắt chước và học theo những gì mà chúng xem hoặc nghe nhanh hơn người lớn. Thêm vào đó, trẻ em không chịu áp lực từ việc phải đạt được tiến bộ sau một thời gian mà chỉ đơn thuần làm vì sở thích nên sẽ kiên trì hơn và sẽ thực sự cải thiện trình độ tiếng Anh hơn trong dài hạn. 

Nhóm đối tượng thứ hai cũng thích hợp với phương pháp học này là những người đã có nền tảng Tiếng Anh ở mức khá giỏi nhưng vẫn mong muốn trau dồi ngoại ngữ và không ngừng hoàn thiện khả năng diễn đạt của mình. Nhờ vào vốn kiến thức sẵn có, khối lượng từ vựng mới cần tiếp thu qua một bộ phim hay bài hát thường không quá nhiều, do đó mà việc học cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ngược lại, phương pháp học này sẽ không phù hợp đối với những người mới bắt đầu học Tiếng Anh, “mất gốc" hoặc những người học để đạt một mục đích nào đó trong ngắn hạn (ôn thi lấy chứng chỉ, phỏng vấn, xin học bổng…). 

Ngoài việc khó nhận thấy tiến bộ gây chán nản, những người không có nền tảng Tiếng Anh tốt thường phải loay hoay với việc tra cứu một khối lượng lớn từ vựng, dẫn đến tình trạng quá tải, không tiếp thu hiệu quả. Một số khác quá lệ thuộc vào bản dịch Tiếng Việt hoặc thậm chí bị cuốn vào tình tiết của phim và quên đi mục đích học tập ban đầu. Hơn nữa, lời thoại hoặc lời bài hát thường không chú trọng vào việc xây dựng ngữ pháp hoàn chỉnh, trong khi đây là một yếu tố nền tảng trong việc học ngoại ngữ. Kết quả là thời gian và tâm sức bị lãng phí mà người học không đạt được kết quả mong muốn.

Như vậy, nếu bản thân bạn thuộc trong nhóm đối tượng không phù hợp trên, nhưng vẫn ưa chuộng việc học ngoại ngữ thông qua nghe nhìn, hãy lựa chọn những videos ngắn với nội dung giới thiệu cô đọng từ vựng/ ngữ pháp phục vụ trực tiếp mục đích học tập của bạn.

Chỉ cần biết nghĩa Tiếng Việt của từ vựng là đủ?

Sai lầm khi học tiếng Anh khi học từ vựng chỉ quan tâm đến ngữ nghĩa Tiếng Việt của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, để thực sự “hiểu" và có thể sử dụng một từ Tiếng Anh một cách chính xác, người học cần biết cả các yếu tố khác bao gồm từ loại (part of speech), các tổ hợp kết hợp từ đi kèm (collocation) được dùng trong câu hay cách phát âm…

Ví dụ, đối với những người vừa bắt đầu học Tiếng Anh, “live" được dịch là “sống”, tuy nhiên họ không quan đến từ loại của nó. Do đó, có thể dẫn đến lỗi khi dịch sát từ Tiếng Việt như sau: Sống ở thành phố thì khó khăn. => Live in the city is hard. 

Giải thích: câu này sai do “live" là động từ nên không thể đứng đầu câu làm chủ ngữ được. Ở đây chúng ta cần một danh từ: live => life

Câu chỉnh sửa là: Life in the city is hard.

Hoặc xét ví dụ sau: I will love her for life. 

Nếu dịch câu sát nghĩa đơn lẻ của từng từ như sau: “Tôi sẽ yêu cô ấy cho cuộc đời”.” sẽ không chính xác vì “for life" là một cụm không thể tách rời mang nghĩa “trọn đời".

Như vậy, có thể thấy, việc biết nghĩa Tiếng Việt đơn lập của một từ là chưa đủ, người học cần khai thác cả những khía cạnh khác của một từ vựng để thực sự hiểu và ứng dụng nó một cách hiệu quả.

Tra cứu bằng từ điển Anh – Anh mới là tốt nhất?

Có thể nói rằng từ điển chính là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong việc học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Đa số người học Việt Nam ưa chuộng sử dụng từ điển Anh - Việt, tuy nhiên một số khác lại phủ định mặt lợi ích của việc sử dụng loại từ điển này và cho rằng từ điển Anh - Anh trong công cụ tra cứu hiệu quả nhất.

Trước khi đi đến kết luận, ta hãy cùng phân tích mặt lợi ích và bất lợi của cả hai loại từ điển:

4-sai-lam-khi-hoc-tieng-anh-cua-nguoi-viet-1

Như vậy, có thể thấy, sự khó khăn đến từ việc tra cứu từ điển Anh - Anh làm cho nó không hẳn là công cụ hỗ trợ hữu ích đối với tất cả mọi đối tượng. Với những người vừa bắt đầu học Tiếng Anh khi mà khả năng đọc hiểu ngoại ngữ của họ còn hạn chế, việc sử dụng từ điển Anh - Anh tưởng chừng như là một giải pháp hỗ trợ, ngược lại, lại trở thành một gánh nặng, khiến người học cảm thấy mơ hồ và mệt mỏi.

Đọc thêm: Cách sử dụng từ điển Anh - Anh

Học Tiếng Anh là việc “mưa dầm thấm đất"?

Không sai khi cho rằng việc học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều sự nỗ lực. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người học “phó mặc cho tự nhiên" mà không tự đặt ra những mục tiêu cho bản thân mình. 

Đơn giản bởi vì khi đứng trước những mục tiêu cần hoàn thành trong một thời gian định sẵn, con người thường có xu hướng tập trung và làm việc hiệu suất hơn để nhằm đạt được mục tiêu đó. Mặt khác, khi nhìn nhận một sự việc trong ngắn hạn cũng giúp con người dễ kiên trì với việc mình đang làm hơn. Do đó, việc chia nhỏ quá trình học Tiếng Anh thành những mục tiêu nhỏ có thể thực hiện trong một giai đoạn ngắn sẽ giúp người học dễ cải thiện trình độ tiếng Anh.

Tổng kết

Việc thành lập cho mình những thói quen học tập là điều vô cùng quan trọng và thiết yếu trong quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên, không phải mọi thói quen đều có thể đem lại lợi ích và sự tiến bộ như mong muốn của người học. 

Như vậy, để tránh lãng phí thời gian và tâm sức cho những thói quen học tập không mang lại kết quả như ý, người học nên cân nhắc kỹ hai vấn đề: Bạn đang ở trình độ nào? Mục tiêu của bạn là gì? và hãy lựa chọn những thói quen phù hợp, giúp bạn đạt được mục tiêu của mình, đồng thời không ngừng tự kiểm tra độ hiệu quả của việc duy trì thói quen đó thay vì nhất mực nghe theo lời khuyên của người khác một cách mù quáng.

→ ĐĂNG KÝ NGAY: Kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí tại ZIM → sắp lớp học theo đúng định hướng và nhu cầu học tập:

Anh ngữ ZIM chuyên luyện thi IELTS, TOEIC, TAGT - Cam kết đầu ra bằng văn bản - Miễn phí học lại nếu không đạt target:

***Xem ngay các khoá học cho người mới

Quyền lợi học viên khi đăng ký học tại ZIM

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...

Hướng dẫn tra từ

Cách 1: Chọn từ hoặc cụm từ cần tra, sau đó nhấn chuột phải và chọn "Tra cứu từ" từ menu.

Cách 2: Nhấn đúp chuột vào từ cần tra.

Lưu ý: Nếu bạn dùng điện thoại hoặc máy tính bảng, hãy giữ ngón tay trên từ cần tra khoảng 1 giây để hiển thị menu và chọn "Tra cứu từ".